Cuối cùng là vấn đề thẩm quyền của cuốn Thánh Kinh, nghĩa là cuốn Thánh Kinh có phải là những lời mạc khải không thể sai lầm của Thiên Chúa hay không, và nội dung cuốn Thánh Kinh ra sao, ngoài những câu vụn vặt mà các tín đồ thường hay trích dẫn làm hậu thuẫn cho niềm tin của mình.
Ngày nay, những ai còn nói chuyện mạc khải, hay thẩm quyền của Thánh Kinh, thật ra chỉ là những người còn sống trong bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ. Bởi vì, thực tế là, Thánh Kinh có phải là do Thiên Chúa mạc khải hay không thì trong Thánh Kinh, những chuyện loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học v..v… Và trong Thánh Kinh, chúng ta phải thành thực mà công nhận rằng, không thiếu gì những chuyện thuộc những loại này. Thật vậy, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác ngày nay.
Chắc có độc giả, nhất là những tín đồ Ki Tô, những người chưa từng đọc Thánh Kinh, không thể tin được như vậy. Xin hãy mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc, đọc từ đầu đến cuối, đừng bỏ sót phần nào. Đọc xong sẽ thấy rằng tất cả những chuyện không nên đọc như trên đều nằm trong Thánh Kinh. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong Thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:
- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.
- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.
- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.
- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.
- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.
- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.
- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.
- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.
Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên mà tác giả đều là những người sống trong quốc gia phần lớn theo đạo Giê-su, Mỹ, đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. Vì thế nên Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:
“Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh. Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó – đừng nói là đọc cả cuốn.
Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi.”
(Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it – much less reads all of it.
If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)
Nhưng rõ ràng hơn cả là những đoạn sau đây của Jack Bays viết trong cuốn Hình Bóng Của Quỷ (The Shadow Of The Demon), trg. 6-7, về những điều độc ác phi lý trong Thánh Kinh, những điều đã làm nguồn cảm hứng cho những hành động của Giáo hội Ca Tô sau này:
“Theo Thánh Kinh, hơn 99% những sự trừng phạt của Chúa Cha là đổ lên đầu những người vô tội – những người không hề dính líu gì tới những trường hợp để Chúa phải trừng phạt.
Vì Adam ăn một trái táo mà cả nhân loại bị đày đọa: “Vì sự xúc phạm của một người, cả nhân loại bị kết án và luận phạt” (Rom: 5:18). Những tư tưởng như vậy là từ đầu óc của một người man rợ không hề có một mảy may ý niệm nào về công lý.
Chúng ta được biết Thần Ki Tô mang 10 tai họa đến cho dân Ai Cập vì tim của Vua Ai Cập (Pharaoh) trai cứng (nghĩa là tàn nhẫn. TCN). Những người dân này không liên quan gì tới việc Pharaoh có trái tim trai cứng. Tuy vậy, gia súc của họ bị chết hết, mùa màng hư hại, vườn tược suy sụp, nhà cửa đổ nát, và tất cả những đứa con sinh đầu lòng đều bị giết. Nếu là lỗi của Pharaoh thì chỉ mình Pharaoh phải gánh chịu tai họa mà thôi. Và chúng ta cũng biết, chính Thiên Chúa đã làm cho trái tim của Pharaoh trai cứng.
Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa đã dạy dân mà Ngài đặc biệt chọn (Do Thái) làm tội ác và giúp dân này thực hiện những tội ác. Thiên Chúa giúp Jacob lừa dối cậu của hắn ta (Gen: 30: 27-43), và Thiên Chúa dạy dân ngài chọn (Do Thái) đi lừa dối dân Ai Cập trong một cuộc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử (Exo: 11: 2-4). Dân Ai Cập không trả công đủ cho dân Do Thái (đang làm nô lệ ở Ai Cập. TCN), cho nên, bài học luân lý vĩ đại của Thiên Chúa là: nếu chủ ngươi không trả công xứng đáng cho ngươi thì ngươi hãy ăn cắp của chủ để bù vào sự thiệt hại này.
Những chuyện này trong Thánh Kinh chứng tỏ những người viết Thánh Kinh có đầu óc của những dân man rợ, không có một ý niệm nào về công bằng và bác ái. Trong những cuộc chiến tranh chiếm đất phát động bởi “dân được Thiên Chúa chọn”, lệnh truyền ra là phải giết sạch mọi người, già hay trẻ. Ít ra là trẻ thơ không có tội tình gì và tội lỗi duy nhất của những người lớn tuổi là họ có đất đai và con gái mà những kẻ man dại, liều lĩnh, muốn chiếm hữu. Những nạn nhân này cũng là người có tín ngưỡng khác, và sự khoan nhượng tín ngưỡng của người khác là điều mà Thiên Chúa quyết định cấm, theo như Thánh Kinh. Dân “thánh Chúa” được lệnh phải tiêu diệt tất cả những ai không cùng tín ngưỡng. Thánh Kinh dạy chúng ta là phải giết ngay cả con trai, con gái, cha, mẹ chúng ta nếu những người này không theo tôn giáo của chúng ta. (Phục Truyền 13: 6-10).”
(More than 99% of all the punishment meted out by God, according to the Bible, was upon innocent people – people not even accused of having anything to do with the incidents that brought on the punishment.
Because Adam ate a certain apple all mankind is doomed: “By the offense of one, judment came upon all men to condemnation” (Rom: 5:18). Such thoughts came from the mind of a savage who never had the slightest conception of justice.
We are told that God brought the ten scourges upon the Egyptians because Pharaoh’s heart was hardened. These people had nothing to do with the hardening of Pharaoh’s heart. Yet their stock was killed, their crops ruined, their orchards destroyed, their buildings broken down, and their first born killed. If it was Pharaoh’s fault then he alone should have suffered. As the story goes it was God who hardened his heart..
According to the Bible, God taught his chosen people crime and aided them in it. He helped Jacob cheat his uncle (Gen: 30: 27-43), and he taught and helped his chosen people defraud the Egyptians in the largest con game in history (Exo: 11: 2-4). The Egyptians did not pay the Israelites enough, so the great moral lesson seems to be that if your boss does not pay you enough you are supposed to steal from him to make up for it.
These stories show that the Bible writers had the minds of barbarians with no conception of mercy or justice. In the wars of conquest waged by the “chosen people of God”, the command was for slaughter of old and young. At least the children were innocent of anything wrong and the only sin for which adults were being punished was that they had lands and young daughters that these wild, ruthless barbarians wanted. The victims had different religious ideas, too, and religious tolerance was positively forbidden by God according to the Bible. The “holy people” were to exterminate all who had a different religion. The Bible commands that son, daughter, father or mother be killed if they differ with us in religion. (Deut: 13: 6-10)).
Với nội dung cuốn Thánh Kinh như trên, chúng ta không lấy gì làm lạ khi gần đây, ở Hồng Kông đang có phong trào đòi Ủy Ban Đạo Đức Hồng Kông phải xếp lại Kinh Thánh của Ki Tô Giáo vào loại sách tục tĩu, khiêu dâm, tàn bạo, loạn luân, và Kinh Thánh phải bọc kỹ và bên ngoài phải khuyến cáo độc giả về nội dung, và không được bán cho trẻ em dưới 18 tuổi. [http://news.yahoo.com: More than 800 Hong Kong residents have called on authorities to reclassify the Bible as “indecent” due to its sexual and violent content.. The complaints said the holy book “made one tremble” given its sexual and violent content, including rape and incest. If the Bible is similarly classified as “indecent” by authorities, only those over 18 could buy the holy book and it would need to be sealed in a wrapper with a statutory warning notice.]
Nhà Nước Việt Nam cũng nên theo gương Hồng Kông để ra điều luật về sự truyền bá công khai cuốn Thánh Kinh, công bố rộng rãi trong quần chúng, đó không phải là vi phạm tự do tín ngưỡng, mà là nội dung cuốn Thánh Kinh không thích hợp với nền văn hóa của Việt Nam. Nếu cần, có thể tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” để quyết định về đạo luật này sau khi bố cáo cho quần chúng biết đại cương về nội dung cuốn Thánh Kinh.
Trước những sự thực về cuốn Thánh Kinh, và trước những sự tiến bộ của khoa học trong việc tìm hiểu vũ trụ và nhân sinh, con người trong thời đại này không còn thể nào tiếp tục tin vào những điều hoang đường, phi lý và không thể đọc được trong Thánh Kinh và trong những giáo lý của Ca Tô Giáo Rô-ma nữa. Điều này phản ánh sự suy thoái trầm trọng của Ki Tô Giáo đang xẩy ra ở phương trời Âu Châu, cái nôi của Ca-Tô Giáo Rô-ma và Tin Lành trước đây. Tuy nhiên, điều đáng nói là, không phải là các giáo hội con không biết đến những sự kiện này, mà vì những quyền lợi thế tục về quyền lực cũng như về kinh tế, các giáo hội con ở các địa phương kém phát triển vẫn tiếp tục lùa đám giáo dân thấp kém vào những ốc đảo ngu dốt (từ của linh mục Trần Tam Tĩnh), bưng bít và dấu kín mọi tiến bộ của con người. Tín đồ Ca Tô quả là những người đáng thương chứ không đáng trách. Họ bị nhào nặn từ nhỏ để tin vào những điều không còn giá trị gì trong thế giới tiến bộ vì chúng cực kỳ phi lý, phản khoa học, chỉ phù hợp với đầu óc của những tín đồ Âu châu trong thời Trung Cổ. Bởi vậy, ở Việt Nam chúng ta còn thấy xuất hiện những tấm bảng đề “Dòng Tỳ Nữ Của Chúa Giê-su”; “Kính mừng Tông đồ Phê-rô”, hay “Chúa Giê-su Chết Thay Cho Tôi” v.. v.. phản ánh một niềm tin không cần biết, không cần hiểu như ông Giáo sư theo đạo Giê-su Đỗ Mạnh Tri đã viết không chút ngượng ngùng trong cuốn “Ngón Tay Và Mặt Trăng” trước đây. Cho nên, theo tôi, mọi người chúng ta cần phải nỗ lực giải hoặc cho họ, giúp họ theo kịp đà tiến bộ của nhân loại, giúp họ biết rõ sự thật về bản chất của tôn giáo họ, để từ đó họ có thể tự mình giải thoát ra khỏi mớ xiềng xích tâm linh vô hình. Trong thế giới Tây phương, không thiếu gì những bậc lãnh đạo Ca Tô, từ những nhà Thần học, các hồng y, giám mục, linh mục, cho đến các học giả trí thức v..v.. đã làm công việc này. Và viết bài này, tôi cũng không đi ra ngoài mục đích trên, một hành động mà theo tôi, trong thời đại này, vì sự tiến bộ của quốc gia trên mọi mặt, chúng ta không thể tự cho phép lơ là trước những vấn đề trọng đại của đất nước.
Nhưng tại sao trên thế giới ngày nay vẫn có hàng triệu người, không phải là Do Thái, thờ phụng Giê-su, tin vào sự cứu chuộc của Giê-su? Nguyên nhân chính là Ki-tô Giáo đã ngự trị ở Âu Châu với thế quyền và thần quyền tuyệt đối ở Âu Châu trên ngàn năm, từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 16, đã áp dụng chính sách khủng bố, tra tấn, thiêu sống người ngoại đạo cũng như lạc đạo (không tin những gì giáo hội Ca-tô muốn con người phải tin) để cưỡng bách mọi người phải theo đạo, và sau này, từ thế kỷ 18, đã làm tiên phong hay đồng hành với các thế lực thực dân Âu Châu đi xâm chiếm và “mang tin lành” [thật ra là “tin dữ”(bad news), theo giáo sư David Voas trong cuốn The Bad News Bible : The New Testament] đến các quốc gia nhỏ bé, kém phát triển, đặc biệt là ở Nam Mỹ, Phi Châu và Á Châu. Ở những nơi đây, Ki Tô Giáo tập trung sự truyền đạo trong những cộng đồng nghèo khổ, thấp kém, ít học hay vô học. Điều này thật rõ ở khắp nơi, kể cả ở Việt Nam. Đây là những môi trường thích hợp nhất để mê hoặc đầu óc những con người cùng đinh trong xã hội vào trong vòng mê tín, dị đoan.
Trong những cộng đồng nghèo khổ, thấp kém, ít học hay vô học này, lòng “tin Chúa” của các tân tòng đạo Giê-su là tin theo những lời giảng của các linh mục, mục sư trong các nhà thờ về Giê-su qua những đoạn chọn lọc một chiều rất kỹ trong Tân ước để chỉ đưa ra một khía cạnh về con người của Giê-su mà họ tôn lên làm Chúa. Vì không đọc Thánh Kinh, và phần lớn vì kém hiểu biết nên tuyệt đại đa số tín đồ không có khả năng để biết là những điều họ nghe giảng trong nhà thờ, hay những đoạn trích dẫn vụn vặt trong Thánh Kinh nhiều khi rất mâu thuẫn với những đoạn khác trong Thánh Kinh, không nhất quán, và thường không đúng với những sự thực về Giê-su như được viết rõ trong Thánh Kinh. Vả chăng lòng cả tin hầu như tiềm ẩn trong mọi con người, cho nên họ rất dễ tin vào những điều hứa hẹn về một thiên đường của giới truyền đạo nhất là khi họ được nhồi sọ để mà tin, không cần biết, không cần hiểu. Họ không có khả năng để nhận biết Giê-su có xứng đáng để cho họ kính ngưỡng hay không. Hơn nữa, vì đầu óc yếu kém nên họ sợ hãi trước sự hù dọa về sự đầy đọa trong hỏa ngục nếu không chịu tin những lời các nhà truyền giáo giảng dạy. Và cũng vì đầu óc yếu kém nên họ đi theo con đường dễ dãi, chỉ cần tin là có thể lên được thiên đường như họ được hứa hẹn. Và nhất là, họ không biết đến những sự thật trong thế giới tiến bộ ngày nay mà chính Giáo hoàng cũng như nhiều bậc lãnh đạo trong Ca Tô Giáo Rô Ma cũng như Tin Lành đã phải chính thức thú nhận trước quần chúng là: Chẳng làm gì có thiên đường cũng như chẳng làm gì có hỏa ngục. Đã không có thiên đường thì họ hi vọng ở cái gì? và đã không có hỏa ngục thì họ còn sợ hãi ở cái gì? Nhưng điều đáng buồn là, họ vẫn hi vọng, vẫn sợ hãi, và kết quả là vẫn cần một cặp nạng.
Ở Á Châu sự truyền đạo của Ki Tô Giáo chỉ thành công ở Phi Luật Tân vì nước này đã bị Tây Ban Nha xâm chiếm và áp dụng chính sách khủng bố, diệt trừ mọi nền văn hóa bản địa. Nhưng khi gặp phải các nền văn hóa cao hơn và thuần nhất như ở Trung Hoa, Nhật Bản, thì Ki Tô Giáo hoàn toàn thất bại. Cho tới ngày nay, ở Trung Quốc chưa tới 1% người theo đạo, và ở Nhật Bản, dù Nhật đã thất trận trong Đệ Nhị Thê Chiến và Ki Tô Giáo được tự do truyền đạo ở đó, số người theo đạo cũng chưa lên tới 2%. Riêng ở Việt Nam, sự truyền đạo của Ca Tô Giáo Rô Ma thành công phần nào, chiếm được khoảng 7% dân số, phần lớn là do sách lược truyền đạo vào những cộng đồng nghèo khổ, thấp kém, ít học hay vô học trong xã hội Việt Nam ngày xưa, và bành trướng được về sau, từ hậu bán thế kỷ 19, vì đã có công làm tay sai, hỗ trợ cuộc xâm chiếm Việt Nam bằng quân sự của thực dân Pháp.. Đây là những sự kiện lịch sử không ai có thể chối cãi, nếu chúng ta đã đọc những nhận định và tài liệu của Giám mục Puginier, Toàn Quyền De Lanessan, và Linh mục Trần Tam Tĩnh v..v.. Về những tài liệu này, xin đọc CHƯƠNG VIII: XUNG QUANH VẤN ĐỀ THIÊN CHÚA GIÁO VÀO VIỆT NAM trong cuốn Công Giáo Chính Sử Của Trần Chung Ngọc trên http://sachhiem.net:
Chúng ta thấy rằng, những huyền thoại về Giê-su được giáo hội bịa đặt và đưa ra rõ ràng là để khai thác tính tình nhạy cảm và khuynh hướng cả tin, mê tín của con người ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta cũng không thể phủ nhận là, trong các giáo hội Ki Tô có rất nhiều người thông minh, hiểu nhiều. Nhưng thay vì dùng cái thông minh của mình để khai sáng cho đám tín đồ thấp kém, dẫn dắt họ trên con đường mở mang trí tuệ, thì họ lại cố vận dụng trí óc của mình để nghĩ ra những lý luận thần học hoang đường, để nhồi sọ tín đồ từ khi còn nhỏ tuổi, huyễn hoặc những tín đồ thấp kém và nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín, song song với những thủ đoạn nhơ bẩn, lừa dối, cùng phát minh ra những dụng cụ tra tấn dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử loài người để chiêu dụ, cưỡng ép những người ngoại đạo phải tin theo những điều mà họ cho là “chân lý mạc khải”, không thể sai lầm. Đó là khổ nạn của thế giới ngày nay, nhất là thế giới của những quốc gia kém phát triển, nghèo khó, dân trí chưa mở mang. Người dân chất phác đâu có đủ khả năng để hiểu những lý luận thần học ngụy biện. Họ đặt tất cả lòng tin vào những bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo mà họ yên trí đó là những người có ăn học, thông thái, lương thiện, thành thật. Họ có biết đâu, vì tin vào vài hứa hẹn huyền hoặc mà họ không đủ lý trí để suy luận và đánh giá, nên họ đã bị lùa vào trong một định chế tôn giáo toàn trị mà mục đích chính chỉ để duy trì quyền lợi vật chất và tinh thần của một số nhỏ. Và tệ hơn nữa, vì ở trong định chế tôn giáo toàn trị với tâm cảnh “quên mình trong vâng phục” nên họ trở thành phi-dân tộc và khó tránh khỏi phản dân tộc. Đây là những kinh nghiệm lịch sử khá đau lòng.
Với mục đích làm sáng tỏ hơn những điều tôi viết trong phần trên, tôi nghĩ trích dẫn thêm một số tài liệu thời đại về Thánh Kinh, về Giê-su của các bậc thức giả trong thế giới Tây Phương không phải là vô ích.
Trong một phần trên, chúng ta đã biết là Giám Mục James A. Pike coi Giê-su không gì khác hơn một người thường và có một kiến thức giới hạn. Học giả Colin Wilson còn đi xa hơn nữa, sau khi nghiên cứu về nhiều nhân vật tự xưng là Đấng Cứu Thế trong lịch sử cổ xưa của loài người, ông ta đã viết một cuốn sách với nhan đề: Những Đấng Cứu Thế Lừa Đảo: Những Chuyện Về Những Đấng Cứu Thế Tự Phong (Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors) trong đó có chương nói về Giê-su. Sau đây là vài đoạn ngắn, trang 18-25:
Đấng Cứu Thế duy nhất trong thời kỳ đó mà ngày nay người ta còn nhớ đến, tên là Joshua, được biết nhiều hơn dưới tên Hi Lạp, Giê-su… Ông ta đọc Cựu Ước và tin rằng ngày tận thế sẽ đến ngay trong thời đại của những người sống cùng thời với ông ta; khi đó sẽ có chiến tranh, nạn đói, động đất, và người chết sẽ được làm cho sống lại. Mặt Trời sẽ trở nên tối tăm và Mặt Trăng sẽ đỏ ngầu như máu, và các ngôi sao sẽ từ trên trời rơi rụng xuống. [Như được viết trong sách Khải Huyền. TCN]
Thông điệp làm cho chúng ta nhớ tới Giê-su – hãy yêu người láng giềng và làm cho người ta những điều mà mình muốn người ta làm cho mình – đã là một phần trong truyền thống Do Thái. Hơn 1000 năm bị áp bức – người Do Thái đã bị nô lệ hóa bởi Vua Ai Cập từ 1250 năm trước thời đại thông thường này – đã tạo nên cho người dân một tâm cảnh hòa bình và tuân phục ý Chúa; do đó khi Giê-su dạy hãy yêu kẻ thù là ông ta chỉ nhắc lại điều Moses dạy…
Một trong những niềm tin căn bản của Do Thái là những sự đau khổ của người Do Thái bắt nguồn từ tội lỗi của ông tổ Adam của họ. Phao-Lồ rao truyền rằng cái “tội tổ tông” này đã được hóa giải bởi cái chết của Giê-su trên thập giá, cho nên người nào trở thành tín đồ Ki-Tô thì nay cái tội tổ tông họ mang trên người đã được cứu chuộc. [Đây chỉ là một luận điệu thần học ấu trĩ của thời bán khai, vì nếu quả thật cái chết của Giê-su trên thập giá có thể chuộc được tội thì đó là chuộc cái “tội tổ tông” cho cả dân Do Thái (Giới trí thức trong thời đại này coi chuyện “tội tổ tông” là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, không những tầm bậy mà còn nói lên cái tâm địa tàn nhẫn độc ác và phủ nhận trách nhiệm của chính Thiên Chúa), chứ không phải chỉ chuộc tội cho những người Do Thái nào trở thành tín đồ Ki Tô.]…
Đến năm 100 của thời đại thông thường này, mọi người đều thấy rõ là lời tiên tri của Giê-su sẽ không thực hiện được. Nhưng khi đó thì Ki Tô Giáo đã lan rộng cho nên đó không thành vấn đề. Sự mong đợi ngày tận thế nay được hoãn lại một thiên niên kỷ, tới năm 1000 – và từ ngữ “thiên niên kỷ” trở thành đồng nghĩa với “Ngày Phán Xét”. Ki Tô Giáo đạt được chiến thắng lớn năm 313 khi hoàng đế Constantine – một tên ngông cuồng ngu xuẩn khát máu và sa đọa như nhiều hoàng đế La Mã – tuyên dương Ki Tô Giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã…
Làm sao mà những “Đấng Cứu Thế” này lại hấp dẫn như vậy. Thứ nhất, họ đều là những người có năng khướu thuyết giảng. Nhưng không phải chỉ có vậy. Chúng ta đã biết, Giáo hội Ki Tô, mới đầu là một tổ chức nghèo nàn và bị bạo hành, nhiều người lãnh đạo bị ném cho những con sư tử ăn thịt, đột nhiên trở thành tôn giáo chính thức của La Mã năm 313, dưới triều hoàng đế Constantine.
Khi có được quyền lực rồi, những tín đồ Ki Tô bắt đầu xử sự ngay một cách tệ hại hơn kẻ thù của họ rất nhiều: phá hủy những đền đài của dân gian, thiêu sống những kẻ ngoại đạo, và cãi vã với nhau. Thực chất là, Giáo hội đã trở thành một tổ chức siêu độc tài. Và dân nghèo, được lệnh phải đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, rên xiết dưới gánh nặng thuế má, và bắt buộc phải trả lệ phí để cho tội lỗi của họ được tha thứ, càng ngày càng trở nên bất mãn với những lãnh đạo tinh thần của họ. Nhưng họ không thể làm gì được; Giáo hội đã đặt họ vào trong gọng kìm sắt như là Đức Quốc Xã (Nazis) ở Đức hoặc Cọng Sản dưới thời Stalin ở Nga.
[Wilson, Colin, Rogue Messiahs: Tales of Self-Proclaimed Saviors, pp. 18-25: The only messiah of that period who is remembered today was called Joshua, better known by the Greek form of his name, Jesus… Study of the scriptures had led him to believe the world would end within the lifetime of people then alive; there would be wars, famines, and earthquakes, and the dead would be brought back to life. The sun would be turned to darkness and the moon to blood, and the stars would fall from the sky.
The message by which we remember Jesus – love one’s neighbor and do to others as you’d have them do unto you – was already a part of the Jewish tradition. More than a thousand years of oppression – the Jews had been enslaved by the pharaoh Rameses II as long ago as 1250 B.C. – had developed a spirit of pacifism and submission to the will of God; so Jesus’s injunction to love your enemy was merely a restatement of the Mosaic teaching…
…One of the most fundamental beliefs of Judaism was that the sufferings of the Jews were caused by the sin of their forefather Adam. Paul announced that this “original sin” had been canceled out by the death of Jesus on the cross, so that anyone who became a Christian was now redeemed…
Before 100 A.D. it was clear to everyone that Jesus’ prophecy was not going to be fulfilled. But by that time, Christianity had became widespread that this made no difference. The expectation of the end of the world was now transferred to the Millennium itself – the year 1000 A.D. – and the word Millennium became a synonym for the Day of Judgement. Christianity achieved its greatest triumph so far on 313 A.D. when the Emperor Constantine – as blodthirsty and vicious a maniac as many of the Roman emperors – declared it the official religion of the empire…
How did these “messiahs” become so powerful? To begin with, all of them had the gift of preaching. But it was more than that. As we have seen, the Christian Church, which began as as poor and persecuted organization whose leaders were thrown to the lions, suddenly became the official religion of Rome in 313 A.D., under the Emperor Constantine.
As soon as they gained power, the Christians began to behave far worse than their enemies, destroying pagan temples, burning heretics, and squabbling among themselves. In effect, the Church became the supreme dictator. And the poor, ordered to go to church every Sunday, groaning under heavy taxes, and forced to pay to have their sins forgiven, became increasingly disenchanted with their spiritual masters. But there was nothing they could do; the Church exerted the same iron grip as the Nazis in Germany or the Communists in Stalin’s Russia.]
Tuyệt đại đa số các tín đồ Ki-Tô Giáo không biết đến lịch sử tàn bạo của các giáo hội Ki Tô, không biết đến những thủ đoạn “trí thức” nhằm nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín tối tăm của giới chăn chiên, không biết đến những sự thay đổi trong não trạng của các cấp lãnh đạo tôn giáo, và nhất là không biết đến những thú nhận sai lầm thần học của giáo hội trước những sự kiện bất khả phủ bác của khoa học và thực tế ở ngoài đời. Do đó, đức tin của họ vẫn thuộc đức tin của thời Trung Cổ, tin vào những chuyện không thể tin được trong thời đại mới. Theo Robert W. Funk, chủ tịch Hội Nghiên Cứu Nhân Vật Giê-su (President of the Jesus Seminar), một Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh và nhân vật Giê-su gồm hàng trăm học giả, chuyên gia, ở trong các giáo hội Ki Tô, thì “thời đại mới” (New age) có nghĩa quan trọng nhất là sự chấm dứt của thời đại Ki Tô (The “new age” refers first and foremost to the end of the Christianized era). Trong cuốn Honest to Jesus, trang 297, ông viết: “Định nghĩa “thời đại mới” như trên, tôi không bảo rằng Ki Tô Giáo đã hết thời; tôi chỉ cho rằng Tây phương được Ki-Tô hóa và kỹ nghệ hóa không còn giữ vai trò chỉ đạo trò chơi duy nhất trên trái đất” (I am not thereby claiming that Christianity has come to an end; I am only proposing that the Christianized, industrialized West can no longer pretend to sponsor the only game on the planet)
Ông viết tiếp, trang 298:
…Ở Tây phương, cái biểu tượng của vũ trụ cổ xưa đang trên đà suy thoái. Chắc chắn là, nó còn lay lắt, dưới một dạng thức yếu kém, trong nhiều ốc đảo, nơi đây một hoạt động của đoàn quân hậu vệ [giới chăn chiên] được tung ra để chống lại ảnh hưởng của những đầu óc hiện đại có tác dụng soi mòn và phá hoại của những chất a-cít. Những ai còn bám víu vào những quan niệm cổ xưa càng ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc làm cho những câu trong Thánh Kinh như “ông ta bay lên trời” có ý nghĩa. Những sự hấp dẫn về một Thiên Chúa mà ta xác nhận, về thiên đường và hỏa ngục, về một đấng cứu chuộc thần thánh, về Chúa Ki-Tô như là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, đã bắt đầu mất đi tác dụng và thường là rơi vào những cặp tai không còn ai muốn nghe.
(.. in the West, the old symbolic universe is on the decline. It lingers on, to be sure, in weakened form, in many pockets where a rearguard action is being waged against the erosive and corrosive acids of the modern mind. Those who cling to the old are having increasing difficulties in assigning meaning to such biblical statements as “he ascended into heaven”. Appeals to an endorsing God, to heaven and hell, to a divine redeemer, to Christ as the sole mediator between God and humankind, have begun to lose their bite and more frequently fall on unhearing ears.)
Tuy rằng về phương diện trí thức và hiểu biết, tôi nghĩ không có lý do gì chính đáng để người Việt Nam theo đạo Giê-su, nhưng về phương diện tín ngưỡng thuộc vấn đề tâm linh, tôi không thể nói được điều gì. Do đó tôi tuyệt đối không ngăn cản, không phản đối bất cứ người Việt Nam nào muốn theo đạo Giê-su. Đó là quyền tự do tuyệt đối của họ. Để cho vấn đề được đầy đủ, tôi nghĩ cũng nên duyệt qua vài lý luận quen thuộc biện minh cho việc theo đạo Giê-su của một số người Việt Nam theo đạo.
Người theo đạo Giê-su cho rằng “Đạo nào cũng tốt, cũmg dạy con người làm lành, tránh ác”, vậy thì họ đâu có vấn đề gì khi theo đạo Giê-su. Họ cũng tin rằng, một khi gia nhập đạo Giê-su là họ được ở trong một “Hội Thánh”, do đó đương nhiên là họ ở một vị thế cao hơn, thánh thiện hơn, những người ngoại đạo. Họ được các “bề trên” dạy như vậy. Họ cũng được dạy để tin rằng, Kinh Thánh là những lời mạc khải của Thiên Chúa, và vì đã là những lời mạc khải của Thiên Chúa thì không thể sai lầm. Vì vậy chúng ta thường thấy những người Ki-Tô Giáo hay trích dẫn một vài câu trong Kinh Thánh mà họ cho là những “chân lý mạc khải” để bảo đảm niềm tin của mình chứ không phải để thuyết phục người đối thoại.. Chúng ta hãy thử phân tích những chủ đề trên để xem đâu là sự thực.
Dạy con người “làm lành tránh ác” không phải là giáo lý đặc thù của bất cứ một tôn giáo nào, mà là một điều rất phổ quát trong dân gian, trong tôn giáo cũng như ngoài tôn giáo. Bố mẹ nào mà chẳng dạy con cái “làm lành tránh ác”. Nhưng nếu trong một tôn giáo, ngoài những điều dạy “làm lành tránh ác” lại có những điều dạy “làm ác” thì chúng ta tính sao? Vấn đề đặt ra với đạo Giê-su là có phải đạo này chỉ dạy con người làm lành tránh ác, hay ngoài ra, còn cái gì khác nữa không. Để nhìn một cách đứng đắn vào bất cứ một tôn giáo nào, chúng ta không thể chỉ lượm lặt ra vài điều thuộc loại “làm lành tránh ác” ở trong đó, mà phải nhìn vào toàn bộ tôn giáo đó: a) tư cách giáo chủ; b) cốt tủy giáo lý; và c) nhất là những hành xử của tín đồ trong xã hội, trong cộng đồng thế giới, bởi vì những hành xử của tín đồ thường bắt nguồn từ niềm tin vào giáo lý.
1. Tư Cách Giáo Chủ: Trong phần khảo luận Mục V ở trên, chúng ta đã xét đến Trí Tuệ Và Đạo Đức Của Giê-su, Giê-su, theo Ca-Tô Giáo Rô-ma, là Giáo chủ của Ca-Tô Giáo Rô-ma. Dựa trên những điều viết trong Tân Ước và những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su của các học giả và các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo, chúng ta đã đi tới kết luận: “Trí tuệ và đạo đức của Giê-su không có gì đáng để chúng ta kính ngưỡng, khoan nói đến chuyện đáng để cho chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa” [Xin đọc lại Mục V ở trên].
2. Cốt Tủy Giáo Lý Và Thực Chất “Hội Thánh” Ki Tô Giáo: Chúng ta đã biết, Giê-su không hề có một giáo lý nào mà tất cả những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những điều mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ… như học giả Ca Tô Joseph L. Daleiden đã nghiên cứu và khẳng định. Tôi cũng đã chứng minh là Giê-su chỉ có cái Ta như Giáo sư George Dennis O’Brien đã nhận định dựa trên những điều viết trong Tân ước. Tuy nhiên, về phương diện giáo lý thì ai cũng biết giáo lý bắt nguồn từ kinh điển của mỗi tôn giáo. Ki-Tô Giáo thì có cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng trước khi đi vào nội dung cuốn Thánh Kinh, chúng ta hãy đi thêm vào chủ đề này với nhiều chi tiết để cho vấn đề được rõ ràng hơn.
Cốt tủy giáo lý của Ki Tô Giáo nằm ở đâu, nếu không phải là ở trong cuốn Thánh Kinh? Nhưng đọc Thánh Kinh chúng ta thấy trong đó điều cốt yếu không phải là dạy tín đồ làm lành tránh ác như một số giáo dân thường đưa ra luận điệu “tôn giáo nào cũng tốt, cũng dạy người ta làm lành tránh ác”. Thật vậy, cả Ca-Tô giáo cũng như Tin Lành đều dạy tín đồ là họ được Chúa “chọn” không phải vì đã làm lành tránh ác, mà sự lựa chọn này tùy thuộc hứng của Thiên Chúa, muốn ban ân sủng cho ai thì cho. Trong cuốn “Chứng Nhân Hi Vọng”, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Chúng ta không được lựa chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng từ bi (sic) của Chúa.” Và trong cuốn “Protestantism and Repression”, mục sư Tin Lành Rubem Alves viết, trang 34, là Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi, và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.). Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con người chỉ có một cách: chấp nhận Giê-su Ki-Tô là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior). Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục Giê-su Ki-Tô (The formula calls not for doing good but for surrendering to Christ). Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion). Chúng ta thấy rõ, “làm lành tránh ác” không phải là giáo lý căn bản của Ca-tô Giáo Rô-ma cũng như của Tin Lành.
Hơn nữa, Tân Ước đã viết rất rõ: Điều kiện cần và đủ để được Chúa chọn là phải tin Chúa, nếu không tin thì dù làm lành tránh ác cách mấy đi chăng nữa thì cũng bị Chúa đầy xuống hỏa ngục để bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng. Trong thời Trung Cổ, những thập ác quân, vì tin Chúa và nghe lệnh của giáo hoàng làm theo “Ý Chúa”, đi tàn sát những người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ki-Tô lạc đạo, nghĩa là những người không tin theo giáo lý Ca-Tô, không thần phục Ca-Tô Giáo, cho nên được được giáo hoàng giải mọi tội lỗi và cấp vé cho lên thiên đường sau khi chết. Vậy thì “làm lành tránh ác” có giá trị nào trong Ca-Tô Giáo Rô–ma?
Theo định nghĩa tôn giáo (Religion) của Tây phương trong Tự Điển thì đó là một “Niềm tin và tôn kính vào một quyền lực siêu nhiên được biết là đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ” (Belief in and reverence for a supernatural power recognized as the creator and governor of the universe); hoặc “thái độ tâm linh và tình cảm của một người chấp nhận sự hiện hữu của một quyền lực siêu nhân” (The spiritual or emotional attitude of one who recognizes the existence of a superhuman power). Ki Tô Giáo là tôn giáo đúng như định nghĩa này. Một tôn giáo thường có ba mục đích chính. “Thứ nhất, tôn giáo là để dạy và khuyến khích đạo đức cho con người.” (First, religion is there to teach and encourage morality.) “Thứ nhì, tôn giáo hiện hữu như là một gia đình thứ hai để hỗ trợ cho nhóm người có cùng đức tin trong cách sống lành thiện” (Second, it exists as a extra familiar support group of people with similar, or at least compatible, beliefs in how to live life correctly.) Và “Thứ ba, tôn giáo giúp chúng ta khai sáng tâm linh” (Third, it helps us achieve spiritual enlightenment.)
Ki Tô Giáo không những không thực hiện ba mục đích trên mà còn làm trái lại. Thật vậy, Lịch sử đẫm máu của Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng như của Tin Lành đã chứng tỏ hơn gì hết các tôn giáo này, thay vì dạy và khuyến khích đạo đức con người, đã khuyến khích con người làm những việc đại ác như đi giết người cho Chúa trong những cuộc Thập Ác Chinh, thiết lập những Tòa Án Xử Dị Giáo để tra tấn, giết chóc và cướp của của các nạn nhân, cùng phát động những chiến dịch săn lùng phù thủy thiêu sống vô số người vô tội, thiêu sống luôn cả khoa học gia Bruno, nạn nhân của sự ngu xuẩn của Giáo hội Ca Tô Rô-ma về vũ trụ học, nhưng lại nắm quyền sinh sát trong tay. Tất cả những việc đại gian, đại ác như trên đều được thực hiện nhân danh đức tin vào một Thiên Chúa của Do Thái mà nền thần học Ki Tô Giáo đôn lên làm Thiên Chúa của cả loài người. Thứ đến, một tôn giáo mà các con chiên phải tuyệt đối tuân phục các “bề trên” và được dạy để mà tin không cần biết, không cần hiểu, có nghĩa là một tôn giáo trong đó lý trí trở nên thừa thãi, thì không thể gọi là một tôn giáo giúp tín đồ khai sáng tâm linh.
Một tôn giáo như vậy mà vẫn tự nhận là một “hội thánh”, và các tín đồ cũng vẫn tin như vậy. Theo giáo hội Ca-Tô Rô-ma dạy thì một đứa con nít mới sinh ra được một tuần, bị bố mẹ vác đi “rửa cái tội không hề có” [theo Giám mục John Shelby Spong] của nó là đứa bé đương nhiên ở trong “hội thánh” rồi. Các giáo hội Ki Tô Giáo tự nhận là các “hội thánh” tuy rằng trên thực tế đều là các “hội phàm”, rất phàm, phàm hơn cả phàm tục, xét đến lịch sử, cấu trúc, và những hoạt động rất thế tục của chính các giáo hội và những bậc lãnh đạo trong giáo hội.
Thật vậy, ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, một tuần lễ trước ngày đi hành hương nơi “Thánh địa” Jerusalem, trong một cuộc “Thánh lễ” công cộng tại “Thánh đường” Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người Chủ Chiên, Đức “Thánh cha” Gion Pôn Hai (John Paul II), đại diện cho “hội Thánh” Gia Tô gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu tín đồ Việt Nam, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Ca Tô Giáo Rô ma, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại”, “hiền thê của Chúa Giê-su” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những hành động phi Thánh phi phàm, đặc thù Ca Tô, của những con cái giáo hội Ca Tô “thánh thiện”. Những hành động này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Hình Án xử Dị Giáo, kỳ thị phái nữ, xâm lăng văn hóa, ý muốn thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo khác, bách hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, liên kết với những thế lực thực dân, phát xít v…v… như đã được nhắc tới hết sức đại cương trong những lời xưng thú 7 núi tội ác của Ca Tô Giáo Rô ma (Công Giáo). Xin đọc chi tiết những núi tội ác của Ca Tô Giáo Rô-ma đối với nhân loại trong:
Tại sao một giáo hội do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là “thánh thiện”, “duy nhất”, “tông truyền”, là “ánh sáng của nhân loại”, quán quân về “công bằng và bác ái”, được “thánh linh hướng dẫn” v…v… lại có thể phạm những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như vậy?
Chúng ta không thể không đặt ra một câu hỏi: “Giáo lý của mỗi tôn giáo là để làm gì, nếu không phải là để cho tín đồ theo đó mà ăn ở hay tu tập. Nhưng tại sao, lịch sử đạo Giê-su lại là một lịch sử ô nhục đẫm máu nhất trên thế gian, mang trên bờ vai trên dưới 200 triệu sinh mạng vô tội gồm già trẻ lớn bé? Người Tây phương vẫn tự nhận là văn minh tiến bộ nhất, mang Ki Tô Giáo đi khắp thế giới, đặc biệt là Á Châu, để Ki Tô hóa những dân tộc mọi rợ theo các đạo dân gian. Nhưng họ giải thích làm sao cho sự kiện là chính Ki Tô Giáo lại là tôn giáo duy nhất trên thế gian đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại. “
Những câu hỏi này sẽ luôn luôn ám ảnh những tín đồ Ca Tô có đầu óc, còn đôi chút lương tri và óc suy luận. Vì một tôn giáo mà gây ra nhiều tội đại ác như tra tấn, tù đầy, thiêu sống v..v.., giết hại hàng trăm triệu sinh mạng vô tội, gồm cả đàn bà và trẻ con, bất cứ vì lý do nào, thì không thể được coi là một tôn giáo nữa. Đó chẳng qua chỉ là một tổ chức núp sau bình phong tôn giáo để duy trì những quyền lực thế tục. Lương tâm trí thức của họ bắt họ phải trực diện với sự thực này. Phải chăng họ đã bị lừa dối từ bao thế kỷ nay bởi một cái bánh vẽ trên trời mà không cần đếm xỉa gì tới vấn đề đạo đức, luân lý? Phải chăng họ đã bị nhào nặn từ nhỏ để có một tâm cảnh vô cùng ích kỷ, chỉ ham hố một sự “cứu rỗi” tưởng tượng cho riêng mình mà không cần biết đến cái cộng đồng tôn giáo của mình ra sao? Phải chăng họ đã bị nhồi sọ từ nhỏ đến độ chỉ còn có thể tin một cách mù quáng, không còn khả năng suy nghĩ để tìm ra lẽ thật? v..v..
“Nhân danh chúa Ki Tô, hàng triệu nam nữ đã bị tù đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ. Nhân danh hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm, và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái, giỏi nhất. Nhân danh hắn, sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng cả ngàn năm. Trong Phúc Âm của hắn chúng ta thấy cái tín lý về sự đau khổ vĩnh viễn (đày hỏa ngục. TCN), và những lời của hắn đã thêm vào sự chết sự kinh khủng vô tận. Phúc Âm [Tin mừng] của hắn chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình yêu thương như là thấp hèn và như súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt tự do của con người. Nhân loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra – chúa Ki Tô theo quan niệm thần học chưa từng được sinh ra.”
(In Christ name millions of men and women have been imprisoned, tortured and killed. In his name millions and millions have been enslaved. In his name the thinkers, the investigators, have been branded criminals, and his followers have shed the blood of the wisest and the best. In his name the progress of many nations was stayed for a thousand years. In his gospel was found the dogma of eternal pain, and his words added an infinite horror to death. His gospel filled the world with hatred and revenge, made intellectual honesty a crime,, made happiness here the road to hell, denounced love as base and bestial, canonized credulity, crowned bigotry and destroyed the liberty of man. It would be far better had the New Testament never been written – far better had the theological Christ never lived.)
Về phương diện thực hành giáo lý thì chúng ta đã biết lịch sử của CaTô Giáo Rô-ma đã mang tới bao nhiêu bất hạnh cho nhân loại qua 1000 năm của thời kỳ đen tối (Dark Ages) ở Âu Châu với 9 cuộc Thánh Chiến, 400 năm của các tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy v..v.. và song hành với các thế lực thực dân ở Âu Châu đi xâm chiếm các dân tộc ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ, Á Châu để truyền đạo với những sách lược như dựa vào quyền thế vua chúa, dựa vào những thế lực thực dân hay dùng bả vật chất để cưỡng ép những người ngoại đạo phải vào đạo, cùng phá hủy chùa chiền, miếu mạo của những người dân bản xứ. Cái lịch sử ô nhục đầy máu và nước mắt này đã được giáo hoàng chính thức cáo thú cùng thế giới một cách đại cương vào ngày 12 tháng 3 năm 2000 tại tòa thánh Vatican. Cả thế giới đều biết trừ những tín đồ sống trong bóng tối nên vẫn tin rằng giáo hội Ca-tô Rô-ma là một hội thánh “thánh thiện”.
Lịch sử cận đại Việt Nam đã chứng tỏ Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam, qua những hành động vì một tín ngưỡng mù quáng, đã là một tập thể “vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc”. Đây là một sự kiện bất khả phủ bác như đã được chứng minh qua một số tài liệu ở phần trên. Phi dân tộc ở đây chúng ta cần hiểu là không tương hợp với truyền thống dân tộc, và phản dân tộc là theo lệnh ngoại bang hay hỗ trợ ngoại bang bằng những hành động phản bội quốc gia, có phương hại đến chủ quyền của dân tộc, hoặc đặt quyền lợi dân tộc sau quyền lợi tín ngưỡng riêng tư. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng, đa số tín đồ Ca-Tô Việt Nam không biết là mình ở trong một tập thể như vậy. Vì cấu trúc quyền hành trong Ca-Tô Giáo nên những tín đồ thấp kém được dạy là phải tuyệt đối vâng phục các “bề trên” nếu họ muốn được một vé lên thiên đường sau khi chết, và vì thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội nên không ý thức được việc mình làm là những hành động phản bội quốc gia, gây tổn hại đến nền độc lập và chủ quyền của quốc gia. Cho nên, trách nhiệm tạo ra một tập thể “vừa phi dân tộc, vừa phản dân tộc” như trên là trách nhiệm của “giới chăn chiên”, nghĩa là của tập đoàn giám mục, linh mục v..v.., trách nhiệm tiếp tục lùa những người thiếu hiểu biết vào trong một ngục tù tâm linh.
Đây là một sự kiện lịch sử không ai có thể chối cãi. Cũng vì vậy mà Charlie Nguyễn, một trí thức Ca Tô Giáo Rô-ma đã viết trong bài “VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC” như sau:
Nhưng sự thật lịch sử xưa và nay đều chứng minh rằng tập thể Công Giáo Việt Nam chỉ là một bầy cừu hèn hạ luôn nép mình dưới cái gậy chỉ huy độc đoán và cực kỳ nham hiểm của Vatican. Vì cuồng tín, họ đã tự biến mình thành một tập thể Việt gian luôn luôn có hành động đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. Trách nhiệm hàng đầu thuộc về cái gọi là Hội Đồng Giám Mục. Xét cho cùng, mọi hành vi xuẩn động phản quốc của tập thể Công Giáo là do hậu quả của những bài kinh cầu xin Chúa cho làm súc vật: "Xin Chúa hãy lùa tôi vào một đoàn cùng các con chiên Chúa." NK 721). "Vì công nghiệp Đức Mẹ chuyển cầu, xin cho cả dân Đông Dương (Indochine Francaise) thảy nên một ràn cùng một kẻ chăn" (NK 170-172). Thiên Chúa là đấng thiêng liêng chẳng thấy đâu, cho nên đoàn chiên gọi là của Chúa trong thực tế chỉ là một bầy cừu khờ dại của Vatican!.
Trong thời đại này, nếu còn có đôi chút lương thiện trí thức, các tín đồ đạo Giê-su cần phải chấp nhận những sự kiện lịch sử về tôn giáo của mình như trên, và nhận thức được rằng những sự kiện lịch sử đó, dù muốn dù không, cũng đã tạo thành những vết nhơ không sao tẩy xóa được trên khuôn mặt của một tôn giáo tự nhận là thiên khải, thánh thiện, tông truyền mà những tín đồ trong đó tin rằng mình đang ở trong một “hội Thánh”. Dù muốn dù không các tín đồ cũng bị ràng buộc vào một giáo hội, về vật chất cũng như về tinh thần. Và đó là trách nhiệm tập thể. Không ai có thể nói rằng, lịch sử đẫm máu của giáo hội chẳng liên quan gì đến tôi, đó chỉ là sự sai lầm của một số cá nhân trong giáo hội.
Một cá nhân theo một tôn giáo nào đó có thể vì bản tính, cho nên đã có những hành động ác, vô đạo đức v.. v.. . Nhưng một tôn giáo, đúng nghĩa là một tôn giáo, như một tập thể, thì không thể có những chủ trương tàn ác, phi luân, vô đạo đức v..v.. trong kinh điển, giáo lý của mình. Những tôn giáo Đông phương như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, tuy không phải là những tôn giáo theo đúng định nghĩa tôn giáo của Tây Phương, đều chủ trương hòa bình, nâng cao phẩm giá, thắng tiến trí tuệ của con người. Phật Giáo có “thiên kinh, vạn quyển”, nhưng chúng ta không thể tìm thấy trong đó bất cứ một lời lẽ độc ác nào, tất cả đều là “khuyến thiện, trừng ác” và đề ra những phương pháp tu tập với mục đích phát triển trí tuệ, khai sáng tâm linh, đưa con người đạt tới một cảnh giới cao hơn. Do đó, lịch sử truyền bá Đạo Phật trong hơn 25 thế kỷ không hề cưỡng bách bất cứ ai phải theo đạo Phật, không hề làm đổ một giọt máu vì truyền đạo, không hề có ý đồ xâm lăng văn hóa, và không hề khuyến khích con người đi vào một niềm tin mù quáng, không cần biết, không cần hiểu.
Nhưng đối với Ca-Tô Giáo Rô-ma thì có khác. Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của Tiến sĩ Loraine Boettner trong cuốn “Roman Catholicism”, trang 27:
Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tự khoác lên mình từ “thánh”, nhưng thật ra qua các thời đại và trong quyền lực của giáo hội Rô-ma, sự kiện là giáo hội đã phạm phải những tội ác khủng khiếp nhất, thực hành nhân danh tôn giáo, gồm có giết người, cướp bóc, bạo hành đủ mọi hình thức, hối lộ, gian xảo, lừa dối, và hầu hết mọi tội ác mà con người biết đến. Những tội ác như vậy không phải là chỉ do những giáo dân của giáo hội gây ra, mà là do các giáo hoàng, hồng y, giám mục, và linh mục, mà như sự nghiên cứu về lịch sử của giáo hội sẽ chứng tỏ, không còn chối cãi gì được nữa, họ đều là những kẻ ác.
John Calvin đã từng gọi giáo hội Rô-ma là con điếm điên dại thay vì là hiền thê của Chúa, vì mức tiêu chuẩn đạo đức quá thấp mà các linh mục của giáo hội hành xử và dung dưỡng.
[Loraine Boettner, Roman Catholicism, p. 27: The Roman Catholic Church applies to herself the term “holy”, but the fact is that through the ages and in he official capacity the Roman Church has been guilty of the most atrocious crimes, practiced in the name of religion, including murder, robbery, persecution of all kinds, bribery, fraud, deception, and practically every other crime known to man. Such crimes have been practiced not merely by church members, but by popes, cardinals, bishops, and priests who, as a study of church history will show, undeniably were evil men…
John Calvin called the church of Rome in his day a foul harlot rather than the spouse of Christ, because of the low moral standard practiced and tolerated by her priests.]
Cho nên, các tín đồ Ca-Tô muốn tôn vinh quyền năng của Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, và Giáo hoàng thế nào thì tôn vinh, nhưng họ không bao giờ có thể xóa bỏ được những sự thực lịch sử về Ca Tô Giáo, những sự thực đã làm cho cả thế giới phải ghê sợ, và đã bị phanh phui đến mức độ giáo hội không thể làm gì khác là đưa giáo hoàng ra xưng tội cùng thế giới loài người về những tội ác của Giáo hội Ca Tô để xoa dịu dư luận thế giới. Những tội lỗi của Ca Tô Giáo đối với nhân loại, qua lời xưng thú tội lỗi của giáo hoàng, sẽ ám ảnh lương tri của người Ca Tô suốt đời, không phải vì họ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của giáo hội trong quá khứ, mà vì dù muốn dù không, họ cũng thuộc một đoàn thể có một lịch sử quá đen tối, trái ngược với những lời tuyên truyền giả dối đã tạo thành niềm tin của họ. Từ nay, họ không còn có thể tự đề cao mà không ngượng miệng những điều họ được nhồi vào đầu óc từ khi còn nhỏ, ví dụ như Ca Tô Giáo là một tôn giáo thánh thiện, duy nhất thiên khải, văn minh, tiến bộ, cao quý hơn tất cả các tôn giáo khác, hoặc như, người trong đạo là những người lành thiện, đạo đức hơn tất cả những người “ngoại đạo” v…v… Thế giới đã thấy rõ từ lâu, tất cả những lời tự tôn, tự ca tụng, tự tôn vinh v..v.. của Giáo hội Ca Tô chỉ là những lời tuyên truyền huênh hoang giả dối cho đám tín đồ thấp kém, trái hẳn với bản chất mê tín, hoang đường, thấp kém, tàn ác v..v.. của giáo hội Ca Tô.
Có những sự kiện ngay trước mắt mà các tín đồ đạo Giê-su ở Việt Nam không bao giờ biết đến, vì không bao giờ được các “bề trên” nói đến, và vì không có phương tiện và khả năng để tìm hiểu. Hiện nay, Âu Châu, trước là thành trì của Ca Tô giáo Rô Ma, nay hầu hết theo Tin Lành. Nước Pháp, trước là “trưởng nữ” của giáo hội Ca Tô Rô Ma mẹ với 94% dân chúng được rửa tội theo Ca-Tô giáo, chỉ có 2% là thường đi lễ nhà nhờ ngày chủ nhật. Cũng trong thế kỷ 16, Giáo hội Ca Tô Rô Ma tại Anh quốc đã tách ra thành Anh Giáo, không công nhận quyền hạn của Giáo Hoàng cũng như không theo các giáo điều của Tòa Thánh Vatican đưa ra. Điển hình là gần đây Giáo hội Anh đã tấn phong chức linh mục cho phái nữ bất kể sự phản đối của John Paul II. Ngoài ra, từ thế kỷ 16, sau cuộc cải cách của Martin Luther, nhiều quốc gia Ca Tô ở châu Âu như Na-Uy, Thụy-Điển, Ích-Lan, Đan Mạch, Phần-Lan, Anh Quốc, Tô-Cách-Lan và Thụy-Sĩ [Norway, Sweden, Iceland, Denmark, Finland, England, Scotland and Switzerland..] cũng chống chế độ Giáo hoàng và bỏ đạo Ca Tô Rô Ma.
Hơn nữa, số Linh Mục và tín đồ CaTô bỏ đạo càng ngày càng nhiều trên khắp thế giới, điển hình là hiện nay ở châu Mỹ La Tinh, số tín đồ bỏ đạo để theo Tin Lành lên tới 8000 người mỗi ngày, làm cho Giáo Hoàng John Paul II lo sợ, không tự kiềm chế được, phải thốt ra những lời chỉ trích các nhà truyền giáo Tin Lành là “những con chó sói đói mồi, gây bất hòa chia rẽ trong cộng đồng Ca Tô của chúng ta” (John Paul denounces the Protestants as “ravenous wolves..causing discord and division in our (catholic) communities” Newsweek, Feb. 12, 1996). Câu này nay đã đi vào lịch sử cùng với vô lượng những lời tuyên bố cùng hành động phi đạo đức tôn giáo của các Giáo Hoàng trong lịch sử Ca Tô Giáo Rô Ma.
Hiện nay hơn 70% tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-ma thuộc các nước Phi Châu, Nam Mỹ , Phi Luật Tân ở Á Châu, và một số ốc đảo ở Việt Nam. Vài nhận xét sau đây cho chúng ta thấy rõ vấn đề.
Philip Jenkins, trong cuốn nghiên cứu về những phong trào chống Ca Tô Giáo Rô ma trên thế giới, đã viết về một thủ đoạn dạy giáo dân trong cuốn Giáo lý của Ca-Tô Giáo Rô-ma như sau [Philip Jenkins, Baltimore Catechism, Question 514-15; http//bible.crosswalk.com/]:
Đối với giới ưu tú trong xã hội, đạo Ca-Tô hiển nhiên là tôn giáo của kẻ ngu dốt và cuồng tín, những khối dân dơ dáy thấy rõ ở Boston và New York. Cho đến thế kỷ 20, chính người Ca Tô cũng không thể phủ nhận là số người nghèo khổ chiếm đa số trong Giáo hội Ca Tô Mỹ. Trong sách Giáo Lý xuất bản ở Baltimore, giáo dân Ca Tô được dạy để trả lời nhận định là “có quá nhiều người nghèo và ngu dốt trong Giáo hội Ca-Tô”. Giáo dân được dạy là chấp nhận sự kiện căn bản trên, nhưng diễn giảng nó thành một đức tính. Giáo dân phải lý luận như sau: “Bảo rằng có nhiều người nghèo và ngu dốt trong Giáo hội Ca Tô là khẳng định đó là Giáo hội của Chúa Ki Tô; vì Chúa luôn luôn dạy người nghèo và ngu dốt, và chỉ thị cho Giáo hội phải tiếp tục công việc dạy dỗ người nghèo và ngu dốt.”
(For the social elite, Catholicism was evidently the religion of the ignorant and fanatical, the unwashed masses who were visibly annexing cities such as Boston and New York. Well into the 20th century, Catholics themselves could scarcely deny that the very poor were overrepresented in the American Church. In the Baltimore Catechism, ordinary Catholics are taught to answer the statement that “there are too many poor and ignorant people in the Catholic Church.” In response, Catholics were told to concede the basic fact, but to make virtue of it. They should go on to argue that “to say there are many poor and ignorant in the Catholic Church is to declare that it is Christ’s Church; for He always taught the poor and ignorant and instructed His Church to continue the work.”)
Điều hiển nhiên là người nghèo và ngu dốt thì không có mấy người có đủ đầu óc sáng suốt, đủ hiểu biết để mà phân biệt chân giả, cho nên rất dễ bị đưa vào vòng mê tín và cuồng tín. Giáo Hội Ca Tô Rô-ma vẫn hãnh diện về số giáo dân đông đảo của mình, gần một tỷ người. Và đây là một thành công nhất của Giáo hội. Còn thực chất của giáo dân ra sao không phải là điều giáo hội quan tâm. Ngu dân dễ trị vốn là tiêu chuẩn hành đạo từ xưa của tập đoàn chỉ đạo Ca Tô giáo Rô-ma ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, ngồi ở trên cai trị đám giáo dân ở dưới. Tập đoàn ở Vatican đâu có nghèo khổ và ngu dốt. Tài sản của Vatican lên tới cả ngàn tỷ đô-la, và tập đoàn ở Vatican rất thông minh trong những thủ đoạn để lùa người dân ngu dốt vào cái thòng lọng của Vatican. Tiền ở đâu mà Giáo hội Ca-Tô Rô-ma ở Mỹ có để trả tiền bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các “Cha cũng như Chúa”, nay đã lên tới trên 2 tỷ đô-la. Ai dám phủ nhận điều này xin lên tiếng.
Cùng một ý tưởng, Bruce Bawer viết trong cuốn Stealing Jesus, Three Rivers Press, New York, 1998, p. 164:
Trong thế kỷ 19, những người thuộc giai cấp cao, có học, và nhiều người thuộc mọi giai cấp, đã hàng loạt thôi không dự các lễ ở nhà thờ, để lại đàng sau một Giáo hội gồm hầu hết những kẻ ít học. Để xoa dịu tình cảm mê tín của những người còn lại này, Vatican đưa vào thêm những giáo lý mới về Mary đồng trinh, nghĩa là giáo lý về Thụ Thai Vô Nhiễm (1854) và Thăng Thiên của Mary (1950). Cả hai ý tưởng này – đối với một tín hữu có đầu óc thì thật là vô nghĩa – không có căn cứ trên phúc âm mà chỉ là lòng mộ đạo dân gian.
(During the 19th century, members of the educated upper classes, and men of all classes, ceased attending service in droves, leaving behind a church composed mostly of the under-educated. To appease these members’ sentimental superstitions, the Vatican added new doctrines about the Virgin Mary, namely the Immaculate Conception (1854) and the Assumption (1950). Both ideas – “which, to a thingking believer, were meaningless – had their basis not in scripture but in folk piety.)
Khi trí tuệ nhân loại chưa mở mang thì những giáo lý và “tín lý” (dogma) mà Giáo hội đưa ra đều được tín đồ tin theo, không bàn cãi. Nhưng tiến hóa là một định luật của vũ trụ trong đó có con người, cho nên, với trình độ hiểu biết của con người ngày nay, những niềm tin mù quáng vào những điều vô căn cứ, hoang đường, phi lôgic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. trong Ca Tô Giáo Rô Ma không còn chỗ đứng nữa, ít ra là trong giới có học, trí thức và khoa học, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Trong những xã hội Âu Mỹ, số người đi lễ nhà thờ giảm sút một cách rõ rệt. Điều này chứng tỏ quần chúng không còn sợ hãi sự hù dọa của Giáo hội về một trọng tội nếu không đi lễ nhà thờ mỗi tuần, không còn thấy hấp dẫn trước những lời giảng đạo tẻ nhạt đã lỗi thời của các Linh mục mà nhiều khi sự hiểu biết về tôn giáo còn kém giáo dân, ít ra là đối với những tín đồ có một trình độ hiểu biết nào đó. Hiện tượng nhà thờ vắng khách ở Âu Châu là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Trong khi đó, tại những nước chậm tiến như Phi Châu, Nam Mỹ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và một số ốc đảo ở Việt Nam cũng như trong những cộng đồng đông đảo người Việt di cư, trình độ dân trí còn thấp, cho nên tín đồ Ca Tô Giáo vẫn còn đi lễ nhà thờ đông đảo và tin vào những cái gọi là “bí tích” mà Giáo hội dạy các tín đồ là do Chúa đặt ra, nhưng thực ra chỉ là Giáo hội đặt ra để tạo quyền lực tự ban cho giới chăn chiên trong việc kiểm soát và nắm giữ đầu óc tín đồ. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều dấu hiệu cho thấy các quốc gia Phi Châu, Nam Mỹ và ngay cả trong những ốc đảo Ca Tô ở Việt Nam, con người đã bắt đầu thức tỉnh, song song với sự mở mang dân trí trong những quốc gia này. Người Ca Tô Việt Nam cần phải biết rõ nhiều hơn nữa về chính tôn giáo của mình để có thể thấy rằng, lệ thuộc Vatican, dù là về tâm linh là chuyện phi lý, không có cơ sở trong Thánh Kinh, khoan kể như vậy là tự đặt mình ra khỏi cộng đồng dân tộc, vì Vatican, như một quốc gia, là một ngoại bang, và như một tôn giáo, chỉ là một giáo hội ngụy tạo mượn danh Giê-su, đã có một lịch sử đẫm máu hàng triệu người vô tội và một lịch sử không mấy tốt đẹp khi truyền vào Việt Nam, biến các tín đồ Ca Tô Việt Nam thành tập đoàn những kẻ phản bội quốc gia, và gây nên sự bất hòa giữa Lương và Giáo mà theo Linh Mục Lương Kim Định, xem ra không sao xóa sạch được. Ngày nay, người Ca Tô Việt Nam có khuynh hướng trở về với Dân Tộc, ít nhất là theo sự tuyên truyền của Giáo hội Ca Tô, nhưng nếu còn lệ thuộc Vatican, còn không chịu chấp nhận những sự thực lịch sử, thì con đường này khó có thể thực hiện với thành tâm. Đây là một vấn nạn mà người Ca Tô Việt Nam nên để tâm suy nghĩ kỹ.
Đến đây, bài viết này kể ra cũng đã dài nhưng không thể gọi là đầy đủ. Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang cho rằng muốn viết tạm đủ về Ca-Tô Giáo Rô-ma, chúng ta cần ít ra là một cuốn sách trên 4000 trang, một cuốn sách mà giáo sư đang thực hiện. Chúng ta hãy đón coi tác phẩm đồ sộ này. Vì cuốn Thánh Kinh là cuốn mà Ki Tô Giáo nói chung dựa vào đó, nói đúng ra là dựa vào một phần rất nhỏ trong đó, để truyền đạo. Cho nên tôi muốn đưa ra hai tài liệu có thể nói là khá tổng quát về cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo.
Trước hết là nhận xét tổng quát sau đây của một học giả Ca Tô về cuốn Thánh Kinh:
Trong cuốn “Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu” (“Mythology’s Last Gods: Yahweh and Jesus”, p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ CaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng “bí tích” ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích rùng rợn này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thần hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the “god-eating” ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus’ birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies), đã viết:
“Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái – KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi. [Quần chúng càng ngày càng biết nhiều hơn về sự kiện này. TCN]
Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ CaTô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái – KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là “Thần học”…
Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái – KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng.”
(One by one the various books of the bible were discovered to contain errors of fact; inaccurate guesses; rationalizations; prophecies ex-post-facto, usually combined with prophecies of the future that proved inaccurate; and unmistakable, deliberate lies. Had this discovery been allowed to reach general public, Judeo-Christian mythology would have suffered a blow from which it could not have hoped to recover.
Facing elimination, the current Pope appointed his own historians to examine the secular historians’ conclusions and find the flaw in their evidence that he believed must be there. The outcome was that the Papal historians confirmed that their bible really was falsifiable fantasy. They presented the Pope with their reports and, when he promptly suppressed them, they all ceased to be Catholics. So the Pope ordered his propaganda machine to invent an alternative methodology to combat that of the historians, a methodology created for the specific purpose of reaching the conclusion that the Judeo-Christian bible is nonfiction, no matter how severely the evidence had to be distorted in order to achieve that objective. That methodology was ‘theology’..
…Such was the power of the world’s theocracies that, despite the publication of thousands of scholarly books and articles refuting every part of the Judeo-Christian bible, to this day the existence of unchallengeable proof that the bible is a work of fiction is unknown to ninety percent of the population of Christian-dominated societies.)
Thứ đến là bài “Những Lời Châu Ngọc về Thánh Kinh” (Gems Concerning the Holy Bible) của Robert G. Ingersoll trong cuốn “Ingersoll: Con Người Kỳ Diệu” (Ingersoll, the Magnificient), biên tập bởi Joseph Lewis, trg. 59-85. Qua bài này, chúng ta sẽ thấy thực chất cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo là như thế nào, và hi vọng mọi tín đồ của đạo Giê-su sẽ nhận thức được “chân giá trị” của một cuốn sách mà họ tin đó là những lời mạc khải không thể sai lầm của Thiên Chúa, và nhất là ảnh hưởng tác hại của cuốn Thánh Kinh trên nhân loại. Xin quý độc giả ghi nhận, tất cả những gì Ingersoll viết đều dựa trên nội dung Thánh Kinh và lịch sử Ki Tô Giáo. Cũng như những bài tôi đã dịch về các chủ đề liên hệ đến Ki Tô Giáo, để tránh bài dịch quá dài, tôi đã lược bớt một số đoạn thuộc triết lý cá nhân của Ingersoll mà tôi cho là đã đi xa đầu đề của bài viết, tuy trong những đoạn này có những tư tưởng rất hay của Ingersoll về nhân chủ và nhân bản. Xin mời quý độc giả thưởng thức một bài viết ở cuối thế kỷ 19 của một danh nhân Hoa Kỳ: Đại Tá Robert G. Ingersoll, một chính trị gia, một luật sư, một diễn giả, một nhà hùng biện, và nhất là, một nhà tư tưởng tự do (Freethinker) lỗi lạc của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ông có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử (CD-ROM, Grolier Electronic Publishing, 1997) và những tác phẩm của ông có trong mọi thư viện ở Hoa Kỳ. Tượng đài ghi công ông hiện nay còn ở Peoria, tiểu bang Illinois. Sau đây là những lời đanh thép của ông về cuốn Thánh Kinh, có thể coi như là một bản án trong tài hùng biện của một luật sư.
“Một người nào đó phải nói lên sự thực về cuốn Thánh Kinh. Những nhà giảng đạo [trong nước Mỹ. TCN] không dám vì họ sẽ bị đuổi khỏi các bục giảng. Những giáo sư đại học không dám, vì họ sẽ mất đi đồng lương. Các chính trị gia không dám. Họ sẽ bị đánh bại. Các chủ biên không dám. Họ sẽ mất độc giả. Các thương gia không dám, vì họ có thể mất khách hàng. Ngay cả những công chức thường cũng không dám, vì họ có thể bị đuổi. Vậy thì tôi nghĩ chính tôi sẽ phải làm việc này. [Xin nhắc lại, Ingersoll viết bài này vào cuối thế kỷ 19]
Có nhiều triệu người [do nền thần học ngụy tạo của các giáo hội Ki Tô] tin rằng Thánh Kinh là lời mặc khải của Thiên Chúa – nhiều triệu người nghĩ rằng cuốn sách này là cây gậy dẫn đường, là nguồn cố vấn và an ủi; rằng nó chứa đầy hòa bình trong hiện tại, hi vọng trong tương lai – nhiều triệu người tin rằng đó là suối nguồn của luật pháp, công lý và tình thương, và nhờ có những giáo lý thông thái và lành tốt mà thế giới có được tự do, thịnh vượng, và văn minh – nhiều triệu người tưởng tượng rằng cuốn sách này là sự mặc khải từ trí tuệ và lòng thương yêu của Thiên Chúa đến với tâm thức con người – nhiều triệu người coi cuốn sách này như là ngọn đuốc chinh phục được sự tối tăm của chết chóc, và tỏa ánh sáng trên một thế giới khác – một thế giới không có nước mắt.
Họ quên đi cái sự ngu tối và man rợ, sự thù ghét tự do, sự tàn sát tôn giáo ở trong Thánh Kinh; họ nhớ tới Thiên đường, nhưng quên đi những ngục tù tăm tối và sự đau khổ vĩnh viễn ở dưới hỏa ngục.
Họ quên rằng cuốn sách này giam hãm đầu óc con người và làm cho lòng người đồi bại. Họ quên rằng cuốn sách này là kẻ thù của tự do trí thức.
Các linh mục, mục sư phân vân là làm sao tôi lại có thể tồi tệ đến độ công kích cuốn Thánh kinh.
Tôi sẽ nói cho họ biết:
Cuốn sách này, cuốn Thánh Kinh, đã truy tố cho đến chết những người thông thái nhất và tốt nhất. Cuốn sách này đã chặn đứng sự tiến bộ của loài người. Cuốn sách này đã đầu độc những nguồn kiến thức và lạc dẫn năng lực của con người.
Cuốn sách này là kẻ thù của tự do, là cột chống của chế độ nô lệ. Cuốn sách này đã gieo những hạt giống thù hận trong gia đình và quốc gia, nhúm ngọn lửa chiến tranh, và làm cho thế giới nghèo khổ. Cuốn sách này là công sự của hôn quân bạo chúa – là chủ nhân của các nô lệ phụ nữ và trẻ em. Cuốn sách này đã làm đồi bại nghị viện và triều chính. Cuốn sách này đã biến các trường đại học [Ki Tô Giáo] thành thầy dạy của sự sai trái và kẻ thù ghét khoa học. Cuốn sách này chất đầy những nước theo KiTô giáo với những tông phái thù hận, độc ác, ngu tối, chém giết lẫn nhau. Cuốn sách này dạy con người giết đồng loại vì tôn giáo. Cuốn sách này đã lập nên Tòa Hình Án xử dị giáo, phát minh ra những hình cụ tra tấn, thiết lập những ngục tù tối tăm trong đó người lương thiện và nhân từ mai một dần; rèn những chuỗi xích trở thành rỉ xét trong da thịt họ, dựng lên những đoạn đầu đài để chặt đầu họ. Cuốn sách này đã xếp những đống củi dưới chân của người lành. Cuốn sách này đã trục lý trí ra khỏi đầu óc của nhiều triệu người và đưa những kẻ khùng vào đầy nhà thương điên.
Cuốn sách này đã gây nên cảnh cha mẹ làm đổ máu những trẻ sơ sinh. Cuốn sách này đã là trường bán đấu giá trên đó người mẹ nô lệ đứng nhìn đứa con nhỏ phải bị chia lìa khi bà được bán đi. Cuốn sách này chứa đầy thuyền kẻ buôn nô lệ và làm da thịt con người thành món hàng hóa. Cuốn sách này đã nhúm lửa thiêu sống những “mụ phù thủy” và những “thầy pháp”. Cuốn sách này chứa đầy tối tăm với những quỷ và ma [Satan và Holy Ghost], và thân thể con người với những ác quỷ [demons]. Cuốn sách này đã làm ô nhiễm đầu óc con người với giáo điều ô nhục về hình phạt đầy đọa vĩnh viễn [của Giê-su]. Cuốn sách này coi sự cả tin như là đức tính cao nhất, và sự tìm tòi hiểu biết như là tội ác lớn nhất. Cuốn sách này đã đặt kẻ ngu dốt và những vị Thánh nhơ bẩn lên trên triết gia và người nhân đức. Cuốn sách này dạy con người coi thường những niềm vui của đời sống này, để có thể sung sướng ở đời sau – bỏ phí thế giới này vì thế giới sau.
Tôi công kích cuốn sách này vì nó là kẻ thù của sự tự do của con người – là sự cản trở lớn nhất của sự tiến bộ của con người.
Tôi xin hỏi các linh mục, mục sư một câu: làm sao mà các ông có thể tồi tệ đến mức bào chữa cho cuốn sách này.
Cuốn Thánh Kinh đã là thành trì chống đỡ của hầu hết các tội ác.
Ngang qua cuốn Thánh kinh mở là thanh gươm (để giết người) và bó củi (để thiêu sống người).
Chúng ta hãy thoát ra khỏi sự tàn bạo của một cuốn sách, ra khỏi sự nô lệ của sự ngu tối cùng cực, của cái không khí quý tộc thống trị [của các giáo sĩ].
Một trong những việc đầu tiên mà tôi (Ingersoll) muốn làm là giải phóng giới giáo sĩ. Tôi là bạn tốt của họ, và mặc dù tất cả những gì họ có thể nói về tôi, tôi sẽ giúp họ một đại sự lâu dài. Trên cổ họ là những vết hằn của cái cổ áo linh mục, và sau lưng họ là những vết roi. Họ không được phép đọc và tự mình suy nghĩ. Họ được dạy như những con vẹt, và những người giỏi nhất là những người có thể nhắc lại đúng những câu mà họ được dạy. Họ ngồi như những con cú vọ [Người Việt Nam dùng danh từ “quạ đen” (corbeau noir)] trên một cành cây khô của cái cây hiểu biết và phát ra những tiếng cú kêu giống y như những tiếng cú kêu đã kêu trong 1800 năm nay. (They sit like owls upon some dead limb of the tree of knowledge, and hoot the same old hoots that have been hooted for eighteen hundred years). [Những luận điệu thần học cũ kỹ, hoang đường đã lỗi thời. TCN]
Có một ông bác sĩ giải phẫu đến thăm một người tàn tật đáng thương và đề nghị giúp anh ta trong khả năng của ông ta. Ông bác sĩ bắt đầu phân tích về bản chất và nguồn gốc chứng tật của người kia, về những loại thuốc có thể giúp anh ta, về sự lợi ích của tập luyện, của không khí trong lành và ánh sáng, và nhiều điều khác có thể giúp chữa lành được chứng tật của người kia. Tất cả những hành động này đều do thiện ý của một bác sĩ có những kiến thức chính xác. Nhưng người kia hoảng sợ và kêu lên, “Tôi xin ông, đừng lấy đi cặp nạng của tôi. Đó là cái tôi phải tựa vào, nếu không thì tôi sẽ khốn khổ.” Ông bác sĩ giải phẫu nói: “Tôi không có lấy đi cặp nạng của anh, tôi sẽ chữa lành cho anh, và rồi tự anh sẽ vứt bỏ cái cặp nạng ấy đi.” [Đây chính là chủ trương của Ingersoll đối với giới giáo sĩ Ki Tô Giáo vào cuối thế kỷ 19, và ngày nay, TCN cũng chỉ đi theo con đường này để giúp các đồng bào đáng thương vứt đi những cặp nạng không cần thiết của họ].
Lấy cái gì để thay thế cho một sự trừng phạt vĩnh viễn? Chỉ cần chứng tỏ là sự trừng phạt đó không hề có. Một người có bệnh tật muốn gì? Sức khỏe.
Bất kể sự kiện là những người ngoại đạo trong mọi thời đại đã chiến đấu cho nhân quyền, và đã là những người ủng hộ tự do và công lý, nhưng chúng tôi thường xuyên bị giáo hội Ki Tô cáo buộc là chỉ biết phá đổ mà không biết xây dựng.
Tôi không chống con người. Tôi chống những giáo lý mà tôi cho là sai lầm. Không cần thiết phải chống con người – chúng ta hãy chống sự sai lầm.. Chúng ta hãy làm hết sức để cung cấp sự hiểu biết, giáo dục, vì sự lợi ích của đồng bào chúng ta.
Những người tin vào Thánh Kinh ồn ào tố cáo những cái mà họ gọi là văn phẩm phi luân của thế giới. Nhưng thật ra thì ít có cuốn sách nào đã được xuất bản mà chứa những sự dơ dáy về luân lý đạo đức nhiều hơn là những lời mạc khải của Thiên Chúa. Những chuyện trong Thánh Kinh không loé lên một điểm thông minh dí dỏm nào. Chúng không bao giờ lên quá được mức buồn tẻ về những chi tiết của những thói xấu ngu đần. Tôi là người không muốn làm nhơ những trang giấy của tôi với những câu trích dẫn từ Thánh Kinh. (I cannot afford to soil my pages with extracts from them); và tất cả những đoạn đó trong Thánh Kinh, tôi để cho giới giáo sĩ xem xét, bình luận và giải thích. Các ông giáo sĩ đó có thể kiếm ra cách nào đó để lấy mật ong ra từ những bông hoa đó.
Cuốn Thánh Kinh không phải là cuốn sách để cho già cũng như trẻ đáng đọc. Nó chứa những trang sách mà không một ông mục sư nào ở Mỹ dám đọc trước cộng đồng dân Chúa bất kể là phần thưởng dành cho ông ta là cái gì. Có những chương mà không một người cha nào muốn đọc cho con nghe. Có những câu chuyện không thể kể; và sẽ có ngày cả nhân loại sẽ phân vân là sao mà một cuốn sách như vậy lại có thể gọi là được Thiên Chúa mạc khải.
Chúng ta thường xuyên được bảo rằng Thánh Kinh là nền tảng của sự khiêm tốn và đạo đức; trong khi thật ra thì những trang sách trong đó chẳng có gì là khiêm tốn và đạo đức [Xin dọc những lời tự nhận rất huênh hoang và những lời vô đạo đức của Giê-su trong Tân Ước. TCN], mà nếu một mục sư đọc chúng trên bục giảng thì ngay lập tức ông ta sẽ bị tố cáo là đồ khốn nạn dơ dáy (unclean wretch). Mọi phụ nữ sẽ bước ngay ra khỏi nhà thờ, và nếu nam giới có ở lại thì chỉ với mục đích là nghiêm khắc trừng phạt ông mục sư đó (chastising that minister).
Có phải tốt hơn là hãy coi Thánh Kinh như là được viết bởi những người man rợ trong một thời đại man rợ, thô thiển không? Có phải đúng hơn là có những tên Do Thái ngu đần nào đó đã viết lên những lời tầm thường đó. Những Ki Tô hữu bảo tôi rằng chính Thiên Chúa là tác giả của những điều đê tiện và ngu xuẩn (vile and stupid) này.
Sự kiện là, những điều hay trong một cuốn sách không chứng minh được là cuốn sách đó đã được Thiên Chúa mạc khải, nhưng những điều xấu xa và sai lầm trong đó đích thực đã chứng minh rằng đó không phải là một cuốn sách đã được mạc khải.
Vấn đề thực sự không phải là cuốn Thánh Kinh có được mạc khải hay không, mà là nó có đúng hay không. Nếu nó đúng, nó không cần phải được mạc khải. Nếu nó đúng thì không có gì khác biệt là nó đã được viết bởi một người hay một ông thần; và nếu nó không đúng thì không thể bảo nó là do sự mạc khải của thần mà viết lên. Một bản cửu chương (multiplication table) thì cũng có ích, cũng đúng như là một thần đã xếp đặt những con số trong đó. Nếu Thánh Kinh thực sự đúng, không cần phải đề cao nó là do sự mạc khải của thần.
Thật ra thì, chân lý không cần phải được mạc khải. Không có gì phải cần đến sự mạc khải trừ sự giả mạo hay sai lầm [nghĩa là muốn sự giả mạo trở thành chân thật, sự sai lầm trở thành đúng bằng cách khoác cho nó bộ áo “do Thiên Chúa mạc khải”. TCN]. Ở đâu mà sự thật chấm dứt, ở đâu mà xác suất (probability) ngưng lại, thì ở đó sự mạc khải bắt đầu. Một sự kiện không bao giờ đi cùng với một phép lạ. Chân lý không bao giờ cần đến sự trợ giúp của phép lạ.
Sự mạc khải của cuốn Thánh Kinh tùy thuộc sự cả tin của người đọc. Đã có một thời, những điều viết trong đó về địa chất, về thiên văn, lịch sử thiên nhiên, đều được cho là do sự mạc khải của thần và do đó không thể sai lầm; thời đại đó đã qua. Đã có một thời, những quan niệm về luân lý đạo đức trong đó đã làm hài lòng những con người nắm quyền thống trị tư tưởng của nhân loại; thời đại đó đã qua.
Có một người thông minh nào trên thế giới ngày nay còn có thể tin được câu chuyện vườn Eden? Nếu bạn thấy người nào còn tin như vậy, hãy gõ lên trán anh ta, bạn sẽ nghe thấy một tiếng vang [vì đầu óc hắn ta rỗng tuếch. TCN]. Có một người thông minh nào mà ngày nay còn có thể tin là Thiên Chúa đã tạo ra người đàn ông từ đất sét, và người đàn bà từ một cái xương sườn, rồi đặt hai người vào trong một cái vườn, và đặt một cái cây ở giữa vườn? Không có chỗ nào ngoài cái vườn để đặt cái cây đó hay sao, nếu ông ta không muốn cho họ ăn trái cây trên cây đó? Có còn người nào ngày nay còn có thể tin vào chuyện con rắn (xúi Adam và Eve ăn trái cấm)? Tôi thật thương hại bất cứ ai, trong thế kỷ 19 này, còn tin vào những chuyện trẻ con như vậy.
Tại sao Adam và Eve bất tuân điều cấm của Thiên Chúa? Tại sao họ bị cám dỗ? Bởi ai? Bởi quỷ (hiện thân thành con rắn). Ai tạo ra quỷ? Thiên Chúa. Ông ta tạo ra quỷ để làm gì? Tại sao ông ta không nói cho Adam và Eve biết về con rắn? Tại sao ông ta không canh chừng con quỷ mà lại đi canh chừng Adam và Eve? Tại sao ông ta không gây ra nạn hồng thủy trước, và dìm chết con quỷ, trước khi ông ta tạo ra Adam và Eve?
Vậy mà, những người tự cho là mình thông minh – giáo sư đại học và viện trưởng các học viện [Ki Tô ở Mỹ trong thế kỷ 19] danh tiếng – đã dạy trẻ con và lớp trẻ rằng chuyện vườn Eden là một sự kiện lịch sử tuyệt đối. Cái ông Thiên Chúa này của họ, đứng chờ xung quanh cái vườn Eden – biết rằng cái gì sẽ xảy ra – đã tạo nên Adam và Eve với mục đích duy nhất là điều xảy ra sẽ phải xảy ra, rồi sao nữa? Bắt tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm, và chúng ta không hề có mặt ở đó. Adam và Eve là đại diện của những người chưa được sinh ra. Trước khi tôi bị ràng buộc vào một đại diện, tôi muốn có cơ hội để bỏ phiếu chọn anh ta hay không? Và nếu tôi ở đó (vườn Eden), và biết mọi trường hợp đã xảy ra, tôi đã bỏ phiếu “không chấp nhận”. Tuy vậy, trách nhiệm vẫn về phần tôi.
Chúng ta được Thánh Kinh và Giáo hội dạy, vì sự “sa ngã” này của Adam và Eve, “tội lỗi và cái chết đã đi vào nhân loại”. Theo như vậy thì, ngay sau khi Adam và Eve ăn trái cấm, Thiên Chúa bắt đầu bày đặt ra những phương pháp để tiêu diệt sự sống của các con cái của ông ta. Ông ta đã “sáng tạo” ra mọi bệnh tật – nóng sốt, ho hắng và cảm cúm – tất cả những sự đau đớn cho thể xác và sự truyền nhiễm của bệnh dịch hạch, bệnh sốt rét và những vi khuẩn, để cho khi thở chúng ta hít vào những tên sát nhân mà chúng ta không thể nhìn thấy; và, sợ rằng có người sống thọ, Thiên Chúa phát minh ra động đất và núi lửa, bão tố và sấm sét; và các vi sinh vật tràn ngập vào tim óc, quá nhỏ đến nỗi mắt không nhìn thấy được.. Tất cả chỉ vì Adam và Eve không nghe lời ông ta.
Với lòng tốt vô tận (infinite goodness), Thiên Chúa phát minh ra bệnh nhức xương và đau khớp xương, chứng khó tiêu (dyspepsia), ung thư và chứng đau thần kinh, và vẫn còn tiếp tục phát minh ra những chứng bệnh mới. Như vậy cũng chưa đủ, ông ta còn làm cho các bà mẹ phải đau đớn (khi sinh đẻ), và qua lòng thương yêu của ông ta, sự chết sẽ đến với mọi người. Ông ta nguyền rủa cả thế giớ. (He cursed the world). Nhưng tất cả những cái này chỉ là bước mở đầu cho sự trả thù của một ông Thiên Chúa chí thiện (Good God). Quý vị có thể nói đến một cách không rõ ràng, nhưng không bao giờ có thể quan niệm nổi những sự khủng khiếp vô cùng tận của cái giáo lý gọi là “Sự sa ngã của con người”. (the infinite horrors of the doctrine called “The fall of man”).
Theo Thánh Kinh thì Thiên Chúa đã chọn lựa dân tộc Do Thái để loan báo một sự kiện vĩ đại: rằng ông ta là ông Thần duy nhất trên thế gian. Để đạt được mục đích này, ông ta hiện ra nhiều lần trước mặt Môi-se (Moses) – từ trên mây xuống núi Sinai, trong bụi cây bốc lửa, và làm hàng ngàn phép lạ để giáo dục và giữ dân Do Thái. Ông ta rẽ nước biển ngay trước mắt họ. Ông ta làm cho bánh rơi từ trên trời xuống để nuôi họ. Ông ta làm cho nước phọt ra từ tảng đá để cho họ uống cho đỡ khát. Những kẻ thù của ông ta đều bị tiêu diệt một cách rất lạ lùng; và trong 40 năm, cái ông Thiên Chúa này đích thân cai trị dân Do Thái. Tuy nhiên, sau tất cả những phép lạ này, một số người trong dân của ông ta lại vẫn cứ tin vào các Thần Cây, Thần Đá hơn là tin vào ông ta.
Cái ông Thiên Chúa này, với tất cả quyền năng và sự sáng suốt, lại không thể thuyết phục được một số dân du mục man rợ rằng ông ta thì mạnh hơn là các hình tượng của dân Ai Cập. Ông Thiên Chúa này không muốn cho dân Do Thái của ông ta có đầu óc suy tư và óc tìm hiểu. Đối với những người có đầu óc, sự trừng phạt là tử hình. Ở đâu mà ông Thiên Chúa này trị vì, sự tự do trí thức không được biết đến. Ông ta chỉ trông cậy vào bạo lực; đòi hỏi sự thờ phụng ông ta bằng gươm giáo và ngọn lửa thiêu đốt; ông ta xử sự như một điệp viên (spy), một phán quan của tòa án xử dị giáo (inquisitor), một quan tòa (judge), và một đao phủ (executioner).
Khi tôi đọc lịch sử của dân tộc Do Thái, từ nô lệ đến chết chóc, với những bạo chúa v..v.., tôi phải thú nhận là tôi thật thương xót họ. Họ bị gian lận, lừa dối và đối đãi rất tệ hại. Cái ông Thiên Chúa của họ rất dễ nổi nóng, vô lý, tàn ác, hận thù và bất lương. (Their God was quick-tempered, unreasonable, cruel, revengeful and dishonest). Ông ta luôn luôn hứa hẹn nhưng không bao giờ giữ lời. Ông ta phí thì giờ về những chi tiết nhỏ nhặt, trẻ con, và phóng đại những việc ông ta làm. Tôi không thể quan niệm được một cá tính nào đáng ghét hơn là cá tính của cái ông Thiên Chúa của người Do Thái. Ông ta long trọng hứa với dân Do Thái là mang họ ra khỏi Ai Cập đến một nơi tràn đầy sữa và mật ong.
Ông ta làm cho họ tin tưởng rằng trong tương lai gần, mọi khổ nạn của họ sẽ qua đi, và họ sẽ trở về vùng đất Canaan với vợ con, quên đi những sự cực khổ ở Ai Cập. Sau khi hứa hẹn đi, hứa hẹn lại (again and again) với đám dân du mục Do Thái khốn khổ là ông ta sẽ dẫn họ đến vùng đất hứa tràn đầy thực phẩm và vui sướng, cái ông Thiên Chúa này, quên hết mọi điều hứa hẹn của mình, và nói với đám dân khốn khổ đang ở dưới quyền ông ta: “Súc vật của các ngươi sẽ cùng các ngươi đi vào vùng sa mạc hoang dại và con cái các ngươi sẽ lang thang cho đến khi súc vật của các ngươi chết hết”. Lời nguyền rủa trên là kết luận của mọi vấn đề. Trong vùng sa mạc của thần chết và tối tăm, tất cả những lời hứa hẹn của Thiên Chúa đều phai nhạt. Trong sự cực khổ và thất vọng của đám dân du mục, tất cả những hi vọng về tự do và định cư đều biến mất [cho đến năm 1947. TCN]. Hàng triệu dân Chúa bỏ thây trong sa mạc, và mỗi xác chết là một nhân chứng của sự bất lương của Thiên Chúa (each corpse certified to the dishonesty of God). Những điều quá độc ác và vô tâm như vậy thật đã ra ngoài mọi ý niệm về công lý của tôi.
Khi chúng ta nghĩ tới những người Do Thái khốn nạn, sợ hãi, giết nhau, bị giết chóc, rắn cắn, bệnh truyền nhiễm, lừa dối, lột hết của cải…chúng ta phải cám ơn trời đất là chúng ta đã không phải là dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa (how thankful we should be that we are not the chosen people of God) [Việt Nam ta, trừ một số mất gốc, nhờ hồng phúc tổ tiên, cho nên không rơi vào số phận của những kẻ nô lệ tin tưởng và thờ phụng Thiên Chúa, một vị Thần độc ác ngoài sức tưởng tượng của con người tiến bộ ngày nay. TCN]. So sánh với Thiên Chúa (Jehovah), Pharaoh (vua Ai Cập) là kẻ nhân từ, và cách hành xử độc đoán của Ai Cập là sự giải thoát cho những người phải chịu đựng ý tưởng về tự do của Thiên Chúa.
Đọc Ngũ Kinh, tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ, ghê sợ và đầy sự thương hại. Không có gì đáng buồn thảm hơn là lịch sử của một dân tộc du mục thiếu ăn, lang thang trong sa mạc, làm mồi cho đói khát, bệnh tật. Cực kỳ ngu đần và mê tín, bị thống trị bởi sự lừa dối, đạo đức giả, họ là trò chơi của giới giáo sĩ. Thiên Chúa là kẻ thù lớn nhất của họ, và họ chỉ có một người bạn, đó là cái chết. Chúng ta không thể nào quan niệm nổi một sinh vật nào quá chừng đê tiện, đáng ghét, và kiêu căng hơn là Thiên Chúa của người Do Thái. (It is impossible to conceive a more thoroughly despicable, hateful, and arrogant being, than the Jewish God) [Thảm thay, đây cũng lại là chính Thiên Chúa mà những người Ki Tô Giáo Việt Nam, Ca Tô cũng như Tin Lành thờ phụng. TCN] Trong những huyền thoại của dân gian, không có Thần nào như hắn ta. Chỉ có hắn là chưa từng bị đau khổ cùng cực về thể xác cũng như tinh thần, chưa từng chảy nước mắt. Hắn chỉ thích thú với máu đổ và sự đau đớn của con người. Tình cảm con người không nghĩa lý gì đối với hắn. Hắn ta không biết gì là tình yêu thương, ca nhạc, hạnh phúc. Là một người bạn giả dối, một quan tòa bất công, một kẻ khoác lác (a braggart), đạo đức giả, độc đoán, hận thù, ghen tuông, ưa trả thù, hứa hão, ưa nguyền rủa, ngu đần, đồng bóng, đồi bại và ghê tởm (infamous and hideous) – đó là Thiên Chúa trong Ngũ Kinh. [Chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy trong Tân Ước, Thiên Chúa Con, alias Giê-su, cũng có không ít cùng những đặc tính được mô tả ở trên. Cũng giả dối, khoác lác, đạo đức giả, độc đoán, ác độc, hận thù, ưa trả thù, hứa hão, ưa nguyền rủa, ngu đần v..v.. Việc chứng minh rất dễ dàng. Chỉ cần mở cuốn Tân Ước ra là thấy ngay. Tôi sẽ trình bày chi tiết dẫn chứng từ Tân Ước trong một bài khác. TCN]
Trong nhiều năm, (trong thế giới Ki Tô) người ta đã cho rằng 10 điều răn trong Cựu Ước là nền tảng của mọi ý tưởng về công lý và luật pháp. Nhiều nhà luật học nổi danh đã phải cúi đầu trước thành kiến phổ thông, và đã méo mó nghề nghiệp đến độ cho rằng luật của Môi-se là suối nguồn của mọi ý tưởng về công chính. Không có gì sai lầm một cách ngu đần hơn. Hàng ngàn năm trước khi Môi-se sinh ra đời, dân Ai Cập đã có một bộ luật. Họ đã có những luật chống phỉ báng, giết người, ngoại tình, ăn trộm, ăn cướp, luật đòi nợ, tôn trọng hợp đồng, bồi thường, chuộc đồ, và hầu như về mọi khía cạnh của đời sống xã hội.
Người ta thường bảo với tôi rằng, nếu không có cuốn Thánh Kinh thì không làm gì có nền văn minh nào. Người Do Thái có một Thánh Kinh. Người La Mã không có. Nhưng dân nào có một chính quyền tốt hơn? Chúng ta hãy lương thiện. La Mã không có Thánh Kinh, Thiên Chúa không quan tâm đến đế quốc La Mã. Ông ta không có thì giờ. Tất cả thì giờ ông ta để cho người Do Thái. Nhưng La Mã đã chinh phục thế giới, kể cả dân Thần lựa chọn. Dân tộc có Thánh Kinh bị dân tộc không có Thánh Kinh đánh bại. [Điều này cũng đúng trong thời hiện đại. Mỹ và Pháp đều có Thánh Kinh, Việt Nam không có Thánh Kinh, nhưng đã đánh bại cả hai]. Và chúng ta có thể nói gì về Hi Lạp? Không Thánh Kinh. Hãy so sánh Athens với Jerusalem. Athens là trung tâm nghệ thuật và trí thức của thế giới. [Có lẽ tác giả chỉ biết đến lịch sử Trung Đông và Tây Phương]. Hãy so sánh những huyền thoại của Hi Lạp với những huyền thoại của Do Thái. Huyền thoại Hi Lạp đẹp đẽ biết bao, còn huyền thoại Do Thái thì đầy những hận thù và bất công.
Do Thái đã trở thành thế nào vì có Thánh Kinh? Đền thờ Thần của họ bị phá hủy, thành thị bị chiếm cứ; và họ chưa bao giờ trở nên thịnh vượng cho đến khi họ bị Thần bỏ rơi.
Nền tảng văn minh của chúng ta đã khởi đầu từ nhiều thế kỷ trước khi Ki Tô Giáo xuất hiện. Tất cả những gì đóng góp cho nền văn minh: sự tiến bộ trí thức, lòng can đảm, tổ chức chính phủ, kỹ nghệ v..v.. không đến từ Ki Tô Giáo mà là do sự đóng góp của mọi quốc gia trên thế giới từ xưa.
Có nhiều người cho rằng chính phủ của chúng ta là một chính phủ Ki Tô, đặt nền tảng trên Thánh Kinh, và người nào coi Thánh Kinh như là sai lầm và điên rồ (false and foolish) là phá hủy nền tảng của đất nước. Sự thực là, chính phủ của chúng ta không đặt nền tảng trên quyền của Thiên Chúa mà là trên quyền của con người. Hiến pháp của chúng ta được đóng khung trên sự thiêng liêng của nhân loại chứ không tuyên bố và không ủng hộ tư cách thần thánh của Giê-su. Chính phủ của chúng ta là chính phủ đầu tiên do dân và vì dân. Đây là quốc gia duy nhất mà Thiên Chúa không có quyền gì trong đó. Tuy vậy mà cũng còn có một số người bất lương và hèn nhát đến độ (dishonest and cowardly enough) long trọng quyết định đây là một quốc gia Ki Tô, và định chế tự do của chúng ta được đặt căn bản trên những luật ô nhục của Thần Gia-vê (infamous laws of Jehovah).
Và ở đây, tôi xin nói dứt khoát, khi tôi nói đến Thiên Chúa có nghĩa là tôi muốn nói đến Thần mà Moses mô tả trong Thánh kinh, Thần Gia-vê của người Do Thái. Tôi muốn nói đến Thiên Chúa đã ngăn chận sự tiến bộ của con người; đã tăng gấp bội sự cực kỳ đau đớn về tinh thần cũng như thể xác của phái nữ; và trong cơn giận đã nhận chìm cả thế giới – Thiên Chúa mà trên bàn thờ hắn có đầy máu, Thiên Chúa đã phanh thây những trẻ sơ sinh, cưỡng hiếp gái trinh, nô lệ hóa con người và chất đầy thế giới với những tội ác và sự ác độc; Thiên Chúa đã lập lên thiên đường cho một số nhỏ và hỏa ngục cho tuyệt đại đa số nhân loại..
Sự thật là, Môi-se (Moses) coi bầu trời như là một vòm cứng, nơi Thiên Chúa trú ngụ, và nước được giữ ở trên đó. Đó là tại sao họ thường ngẩng mặt cầu nguyện cho trời mưa. Họ cho rằng có vài thiên thần nào ở trên đó mở ra những cánh cửa để cho lượng nước mà họ mong muốn rơi xuống.
Họ không có cách nào để biết thế nào là mưa. Nước từ đâu mà rơi xuống? Họ không biết gì về sự bốc hơi của nước. Họ không hề tưởng tượng ra được rằng, ánh sáng mặt trời đã âu yếm hôn (amorous kisses) những làn sóng biển, từ đó hơi nước bốc lên để gặp người yêu ở trên không, nhưng rồi thất vọng nên đã biến thành nước mắt rơi xuống thành mưa. [Very poetic]
Tôi có thể bị đọa đầy xuống hỏa ngục, nhưng tôi không bao giờ tin là cây cỏ hoa lá trên trái đất lại có trước mặt trời [như đã được mạc khải trong Thánh Kinh] với những tia nắng lung linh, xua đi bóng tối của đêm trường.
Ngày nay, người ta thường cho rằng, trong khi Cựu Ước có nội dung man rợ của thời đại đó, Tân Ước thì hoàn toàn đạo đức, không có một tì vết nào trên những trang Tân Ước. Thật ra, Tân Ước còn ủng hộ chế độ nô lệ hơn là Cựu Ước. Về phần tôi, tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ có thể (I never will, I never can) thờ phụng một Thiên Chúa chấp thuận chế độ nô lệ. Một Thiên Chúa như vậy, tôi thật là ghét và không thèm đếm xỉa gì đến ông ta. Tôi chẳng muốn cái thiên đường của ông ta, cũng như chẳng sợ cái hỏa ngục của ông ta.
Chúng ta được bảo rằng, trong Ngũ Kinh, Thiên Chúa, vị Cha chung của chúng ta, đã trao hàng ngàn thiếu nữ còn trinh, sau khi đã giết cha mẹ anh em họ, để cho những con người man rợ thỏa mãn lòng dục của họ [Ingersoll quên rằng chính Thiên Chúa cũng có phần].
Đó là sự “tự do tôn giáo” (religious freedom) của Thiên Chúa; lòng khoan nhượng của Thần Gia-vê (Jehovah). Nếu tôi sống ở Palestine vào thời đại đó, và vợ tôi, mẹ của những con tôi, nói với tôi rằng: “Tôi chán cái ông thần Gia-vê này quá đi; ông ta luôn luôn đòi nợ máu; không bao giờ chán ghét sự giết chóc; luôn luôn nói về quyền năng của ông ta; luôn luôn khoe những việc ông ta làm cho người Do Thái; luôn luôn đòi hỏi sự hi sinh tế thần – chim cu và chiên non – máu, không có gì ngoài máu. Chúng ta hãy thờ Thần Mặt Trời. Thần Gia-vê đầy lòng hận thù, xảo quyệt và quá đòi hỏi. Chúng ta hãy thờ Thần Mặt Trời. Mặt trời soi sáng những vẻ đẹp của trái đất, giúp cho hoa tươi nở; nhờ có ánh sáng mặt trời mà em được thấy anh, thấy các con của chúng ta..”
Nếu tôi theo đúng lệnh của Thiên Chúa, tôi sẽ phải giết vợ tôi. Bàn tay của tôi là người đầu tiên, và rồi bàn tay của bao nhiêu người khác, sẽ phải ném đá vợ tôi cho đến chết. Về phần tôi, tôi không bao giờ giết vợ, ngay cả khi một ông Thiên Chúa thực sự của vũ trụ này ra lệnh.
Nếu Thần Gia-vê sống như những thần dân mà ông ta cai trị, và nếu ông ta theo đúng những luật mà ông ta đặt ra, thì ông ta sẽ là người nuôi nô lệ, là kẻ buôn bán trẻ con, đánh đập phụ nữ. Ông ta sẽ phát động những cuộc chiến tranh diệt chủng. Ông ta sẽ là người đa thê, và sẽ phanh thây (butchered) vợ ông ta nếu bà ta theo một tôn giáo khác với ông ta.
Nếu Gia-vê thực sự là Thiên Chúa toàn trí, ông ta phải biết những gì sẽ xảy ra về sau. Ông ta phải biết Thánh Kinh của ông ta là một công sự mà sự đạo đức giả và độc đoán sẽ nằm trong đó, nó sẽ được dẫn chứng bởi những bạo chúa; được dùng để biện hộ cho những tên ăn cướp gọi là Vua, những kẻ đạo đức giả gọi là linh mục hay mục sư v..v..
Ông ta phải biết là ông ta không bao giờ thực hiện lời hứa của ông ta đối với dân Do Thái.. Ông ta hứa hẹn cho họ cả thế giới nhưng chỉ cho họ có sa mạc. Ông ta hứa hẹn cho họ sự tự do nhưng lại cho họ sự nô lệ.. Khi chúng ta đọc xong Cựu Ước, chúng ta bắt buộc phải nói rằng: “Không có một dân tộc nào khốn khổ như là dân tộc mà vua của họ là Thần Gia-vê.”
Nếu chúng ta muốn xét đến những gì đã là ảnh hưởng của Thánh Kinh, chúng ta phải xét đến tình trạng ở Âu Châu khi mà Thánh Kinh được coi là tuyệt đối đúng và có ảnh hưởng nhiều nhất. Ki Tô Giáo là tôn giáo đã chiếm ngự Âu Châu trong thời Trung Cổ. Trong thời đó, nó có quyền lực tuyệt đối.
Sự thật là, trong thời đó, con người vì đã nghiên cứu kỹ Thánh Kinh nên đã giết vợ, giết con. Họ đọc Thánh Kinh rồi dùng những kìm cặp nung đỏ để hành hạ xác thịt con người. Họ đặt Thánh Kinh xuống để có thì giờ đổ chì nóng vào tai đồng loại. Họ ngưng đọc cuốn Thánh Kinh thiêng liêng đó để có thì giờ xâu xé đồng loại, trói chặt họ trong xiềng xích, và rồi lại trở lại để đọc Thánh Kinh, để mặc cho nạn nhân của họ chết rục trong ngục tù tối tăm với sự thất vọng. Họ ngưng đọc Cựu Ước để có thì giờ đóng cọc xuống đất, đi kiếm những bó củi và thiêu sống người lành và người lương thiện. Ngay cả những linh mục cũng đã ngưng đọc Thánh Kinh đủ lâu để nói lên những lời giả dối xuyên tạc về đồng bào của họ. Không có một tội ác nào mà những người đọc Thánh Kinh, tin Thánh Kinh, thờ phụng Thánh Kinh không làm. Không có một điều ác ôn nào mà một số người đọc Thánh Kinh, tin Thánh Kinh, và bảo vệ Thánh Kinh không làm. Những người tin Thánh Kinh và bảo vệ Thánh Kinh đã chất đầy thế giới này với những sự vu khống (calumnies and slanders).
Tôi không nói rằng đọc Thánh Kinh nhất định phải làm cho người đọc trở thành bất lương, nhưng tôi phải nói rằng, đọc Thánh Kinh không có ngăn ngừa họ khỏi phạm tội [những giáo hoàng, linh mục, mục sư cuồng sát, loạn dâm, và phạm đủ thứ tội là những người đọc và giảng Thánh Kinh nhiều nhất. TCN]. Tôi không nói rằng tin ở Thánh Kinh sẽ khiến cho con người trở thành trộm cướp, nhưng tôi phải nói rằng, vì tin ở Thánh Kinh nên con người đã bạo hành, cầm tù và thiêu sống đồng loại.
Hàng ngàn, hàng ngàn các bà mẹ đã đưa Thánh Kinh cho con cái mà không hề biết trong đó có những gì. Họ chỉ theo truyền thống, và như là một quy luật, con cái họ tiếp tục tôn kính cuốn Thánh Kinh, không phải là họ biết gì về cuốn đó nhưng vì đó là món quà của người mẹ.
Sự kiện là các bà mẹ giới thiệu cuốn Thánh Kinh với con cái không chứng minh được rằng đó là cuốn sách được viết ra do sự mạc khải của Thiên Chúa. Sự kiện này chỉ có thể chứng minh một điều, đó là các bà mẹ đã tin rằng cuốn sách đó là do sự mạc khải của Thiên Chúa Ki Tô. Điều này cũng không chứng minh được những phép lạ trong đó là những sự thực. Dù tất cả các bà mẹ trên thế gian đều trao cho con cái cuốn Thánh Kinh cũng không chứng minh được là những chuyện giết mẹ, giết con, nô lệ hóa các bà mẹ, bán đi con cái, như được viết trong Thánh Kinh, là đúng.
Edmund About đã kể một câu chuyện minh họa niềm tin Chúa của một người Ý hiện đại. Một thanh niên ham mê đánh bạc và luôn luôn thua. Trong phòng hắn ta có một bức hình của bà đồng trinh bồng đứa con nhỏ. Quỳ trước tấm hình, anh ta đưa tay làm dấu cộng mà người ta thường gọi là làm dấu thánh giá, và cầu sự trợ giúp của đứa bé. Nhưng anh ta lại vẫn cứ thua. Trở lại trước tấm hình, anh ta nói với đứa bé là anh ta đã thua hết, chỉ còn lại đồng tiền cuối cùng, và cầu xin đứa bé hãy dùng quyền năng thần thánh giúp anh ta thắng trong canh bạc cuối cùng này. Nhưng rồi anh ta lại thua. Trở lại trước tấm hình, anh ta đưa nắm tay lên mặt đứa bé và hét: “Thằng bé khốn nạn, tao rất vui là mày đã bị người ta đóng đinh trên thập giá” (Miserable bambino, I am glad they crucified you).
Sự tin cậy vào một hình ảnh, một thánh tích, một cuốn sách, tất cả đều từ một nguồn gốc – thờ vật (fetishism) - Tin rằng một da con rắn, một hình ảnh, một cuốn sách có những thuộc tính siêu nhiên, về phương diện trí thức đều như nhau.
Đối với tôi, muốn thuyết phục những người có đầu óc là cuốn Thánh Kinh chỉ là sản phẩm của con người – những con người man rợ – là bảo họ hãy đọc nó. Hãy đọc nó như mọi cuốn sách khác, nghĩ tới nó như mọi cuốn sách khác, bỏ đi cái băng kính ngưỡng Thánh Kinh đang che mắt, dẹp bỏ mọi sự sợ hãi trong lòng, loại ra khỏi đầu óc sự mê tín, rồi hãy đọc cuốn Thánh Kinh, và các bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng là tại sao có một thời mình đã cho rằng một đấng siêu nhiên với trí tuệ siêu việt, lòng thiện vô tận, lại là tác giả của những điều ngu xuẩn và bạo tàn như vậy (the author of such ignorance and of such atrocity)? [Ingersoll đã nhận định rất đúng. Lẽ dĩ nhiên, theo đúng những tiêu chuẩn đọc Thánh Kinh của Ingersoll không phải là dễ vì trước hết phải tẩy hết các độc tố Ki Tô ra khỏi đầu óc như Ingersoll đã đề nghị. TCN]
Trong hầu hết các nền thần học, các huyền thoại và tôn giáo độc thần, các con quỷ còn nhân đạo và nhân từ hơn các Thiên Chúa nhiều. Không có môt con quỷ nào đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình giết trẻ con và phanh thây người đàn bà có mang. Tất cả những điều man rợ này đều luôn luôn là lệnh của Thiên Chúa chí thiện. Bệnh dịch cũng do Thiên Chúa nhân từ tạo ra. Nạn đói đáng sợ, với những trẻ sơ sinh bờ môi nhợt nhạt bú người mẹ hấp hối không còn sữa, cũng là tác phẩm của Thiên Chúa đầy lòng thương yêu. Không có một con quỷ nào đã bị lên án là tác giả của những sự tàn bạo ác ôn như trên (such fiendish brutality).
Thiên Chúa, theo Thánh Kinh, đã nhận chìm cả thế giới trừ tám người. Già, trẻ, lớn, bé đều bị sóng nước vô bờ nuốt chửng. Cái thảm họa đáng sợ này, trong sự tưởng tượng của đám linh mục ngu đần (ignorant priests), là tác phẩm không phải của quỷ, mà là của cái mà người ta gọi là Thiên Chúa, và tiếp tục thờ phụng một cách ngu đần cho đến ngày nay. (ignorantly worship unto this day).
Không có một người thông minh nào, không có một người nào mà đầu óc chưa bị nhiễm độc bởi mê tín, tê liệt bởi sợ hãi, có thể đọc Cựu Ước mà không bắt buộc phải đi đến kết luận: Thiên Chúa của chúng ta là một con thú hoang dại (that our God was a wild beast).
Cho tới bao giờ, than ôi! Cho tới bao giờ con người còn thờ phụng một cuốn sách? Cho tới bao giờ con người còn quỳ phục xuống đất trước những truyền thuyết ngu đần của cái quá khứ man rợ? (How long will they grovel in the dust before the ignorant legends of the barbaric past). Cho tới bao giờ họ còn theo đuổi những hồn ma trong sự tăm tối sâu thẳm hơn là cái chết.
Cho tới bao giờ, than ôi! cho tới bao giờ con người còn nghe lời đe dọa của Thiên Chúa, nhắm mắt lại trước thiên nhiên huy hoàng ngoạn mục? Cho tới bao giờ con người còn là nô lệ, bám víu vào một giáo thuyết sai lầm và độc ác? (a false and cruel creed).
Ngày nay, cả thế giới nên biết rằng cuốn Thánh Kinh chân thật (the real Bible) chưa đã được viết ra mà còn đang viết, tiếp tục viết, và không bao giờ hoàn thành cho đến khi nhân loại không còn tồn tại nữa./.
Có thể có người, nhất là các tín đồ đạo Giê-su, không tin những tài liệu trên là đúng. Tôi khuyên họ hãy mở cuốn Thánh Kinh ra đọc từ dòng đầu tới dòng cuối, rồi đọc lại lịch sử Ca Tô giáo Rô-ma trên hoàn cầu, họ sẽ thấy ngay sự tương quan giữa những điều dạy trong Thánh Kinh và hành động của giáo hội CaTô. Họ sẽ thấy ngay là những hành động của giáo hội CaTô trong suốt 20 thế kỷ nay là bắt nguồn từ những giáo lý trong Thánh kinh chứ không phải là do một vài giáo hoàng, như lời biện hộ gần đây của một đại trí thức CaTô Việt Nam, bị cái “chước cám dỗ làm điều thiện”. Bản chất các giáo lý đã không thiện rồi và chính những giáo lý không thiện này đã đưa đến những hành động bất thiện. Khi đó họ có thể phối kiểm những điều mà những tác giả kể trên đã viết về Thánh kinh và sẽ thấy họ không viết sai sự thực, dù bản Thánh Kinh bằng tiếng Việt đã được lược bớt một số mâu thuẫn và những đoạn “không thể đọc được” so với bản tiếng Anh, King James.. Tôi cũng cần phải ghi ở đây là những tài liệu dẫn chứng trong bài viết này chẳng qua chỉ là một phần rất nhỏ của toàn bộ những tài liệu đã được xuất bản về lịch sử CaTô giáo và Thánh kinh CaTô.
Một câu hỏi được đặt ra: “Thế trong Thánh kinh không có đạo lý hay sao?” Câu trả lời là: “Hơn 90% cuốn Thánh Kinh là những chuyện thuộc vùng đất Do Thái, thuộc lịch sử Do Thái và là những chuyện chém giết, vô luân, độc ác v..v.. cùng những tín lý chứ không phải là đạo lý.” Phần còn lại, như bài giảng trên núi, cũng không có gì đặc biệt, không có gì mới lạ, không có gì theo kịp, khoan nói đến chuyện vượt qua, được những tư tưởng, giáo lý của Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo. Tôi thách đố bất cứ ai có thể đưa ra bất cứ đạo lý nào, tôi xin nhấn mạnh: đạo lý chứ không phải là tín lý, trong Thánh Kinh mà ta không thể tìm thấy trong Nho, Thích, Lão, và có thể minh xác cho độc giả thấy cái đạo lý trong Thánh Kinh là cái đạo lý như thế nào, có nhất quán hay không, hay là mâu thuẫn với rất nhiều điều vô đạo ở trong cuốn Thánh Kinh?
Những tín đồ CaTô giáo thường không đọc Thánh Kinh, và thường là những người các linh mục “bảo sao nghe vậy”, mà linh mục lại là những người Tòa Thánh “bảo sao nghe vậy”, cho nên họ vẫn tin rằng Thánh Kinh là những lời mặc khải của Thượng đế, do đó không thể sai lầm và tất nhiên phải chứa những lời khuyên răn về tình thương, luân lý, đạo đức v…v…Ngoài ra, theo lời “Giáo hội dạy rằng”, họ tin rằng CaTô giáo là cái đạo chân thật duy nhất, cao quý nhất trên hoàn cầu. Họ bị một cái guồng máy nhồi sọ tinh vi của Giáo hội đưa vào đầu óc họ từ lúc còn nhỏ tuổi những thông tin sai lầm thí dụ như: nền văn minh tiến bộ ở Âu Mỹ là nền văn minh KiTô giáo, và rằng giáo hội CaTô đứng đầu trong việc tôn trọng nhân quyền, bảo vệ tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, là bạn của dân nghèo, là quán quân trong các việc thiện, là tiền phong trong vấn đề giáo dục mở mang đầu óc con người. Các học giả nghiên cứu về Ca Tô Giáo Rô-ma đã coi những điều tuyên truyền trái ngược với sự thực của Giáo hội như trên là “Học Thuật Ca Tô” (Catholic scholarship), và “Học Thuật Ca Tô” đã nổi tiếng trên thế giới không phải là “học thuật” (scholarship) theo đúng nghĩa của một “học thuật lương thiện”.
Kết Luận Cho Mục VI: Kinh điển tôn giáo là để cho tín đồ áp dụng nhưng lời dạy trong đó. Nội dung và tác hại của cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo trên nhân loại đã rõ ràng.
Vậy thì, người Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-ma hay đạo Giê-su là vì cái gì?
Sau đây, xin mời quý độc giả đọc sang Phần II của Giáo sư Sử học Nguyễn Mạnh Quang...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét