22/07/2010
|
|||
"Nếu như bất kỳ
nước nào hay tổ chức nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Trung Quốc, quân đội có quyền "bắn phát súng đầu tiên".
|
|||
"Nếu
như bất kỳ nước nào hay tổ chức nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Trung Quốc, quân đội có quyền "bắn phát súng đầu tiên". Điều
này nghĩa là cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành đòn đánh phủ đầu ở
cấp độ chiến thuật! Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết:
Chiến
tranh nhân dân không phải là một học thuyết "tĩnh" hay "đã chết". Khi
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành hiện đại hóa thông
qua các tiến trình cơ giới hóa và thông tin hóa, "Trung Quốc đã cố gắng
tiến hành các đổi mới về nội dung và hình thức của chiến tranh nhân dân"
(Sách Trắng Quốc phòng năm 2008 của Trung Quốc). Trái với nhận thức cho
rằng chiến tranh nhân dân phụ thuộc vào 'súng trường và hạt kê' và với
số lượng áp đảo (ví dụ các cuộc tấn công dùng biển người), với trọng tâm
là chiến tranh du kích và cuộc chiến trường kỳ, theo Khoa học Chiến
lược Quân sự, chiến tranh nhân dân là "một hình thức tổ chức chiến
tranh, và vai trò của nó không có gì liên quan đến mức độ công nghệ quân
sự". Để bù lại một phần cho điểm yếu về công nghệ, việc huy động nhân
dân là chìa khóa để ủng hộ các nỗ lực chiến tranh của đất nước với các
phương tiện chính trị, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa và đạo đức. Cuộc họp
thường niên mới kết thúc gần đây của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu
Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) đã ký Luật huy động phòng thủ
quốc gia, đạo luật đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc kết hợp các nguồn
lực dân sự vào các hoạt động quân sự khi mà "chủ quyền, sự thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ hay an ninh của dân tộc bị đe dọa". Luật này đã đề ra
các nguyên tắc và cơ chế tổ chức đối với việc huy động phòng thủ quốc
gia, dự trữ nhân sự và tài sản chiến lược, và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào
ngày 1/7/2010. Văn bản của bộ luật này đã được phổ biến một cách rộng
rãi bằng tiếng Trung Quốc trên mạng Internet. Việc thông qua luật huy
động phòng thủ quốc gia đã nhấn mạnh đến sự tiếp tục gắn kết của hình
thức chiến tranh nhân dân trong tư duy chiến lược của Trung Quốc. Để
hiểu rõ được các lực lượng vũ trang của Trung Quốc chiến đấu như thế nào
trong các cuộc chiến tranh cục bộ với các điều kiện thông tin hóa, cần
phải xem xét khái niệm chiến tranh nhân dân trong các điều kiện hiện đại
ngày nay.
Chiến tranh nhân dân
Từ
năm 1998 đến nay, tất cả các Sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc đều
tuyên bố rằng PLA tuân thủ "khái niệm chiến lược" của chiến tranh nhân
dân như là một phần của "chiến lược quân sự" phòng thủ chủ động. Thậm
chí sau khi một học thuyết cập nhật về tác chiến trong chiến tranh được
đưa ra vào năm 1999, chiến tranh nhân dân vẫn là nguyên lý trong tư duy
quân sự của Trung Quốc. Khái niệm này càng được nêu bật trong các tác
phẩm như Kiến thức Chiến dịch và Kiến thức Chiến lược Quân sự, trong đó
chiến tranh nhân dân được miêu tả như là "một chiến lược cơ bản...để
giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại". Về bản chất, chiến
tranh nhân dân là một chiến lược nhằm tối đa hóa sức mạnh của Trung Quốc
(quy mô và con người) để bảo vệ lục địa khỏi các cuộc tấn công của kẻ
thù trong nước và nước ngoài. Trong nhiều thập kỷ, chiến lược quân sự
của Trung Quốc tập trung vào việc phòng thủ lục địa. Vào giữa những năm
1980, PLA bắt đầu đẩy mạnh phạm vi phòng thủ ra bên ngoài và thông qua
"chiến lược phòng thủ ngoài khơi". Mặc dù không có khoảng cách cụ thể
nào được xác định trong những tài liệu chính thức, "phòng thủ ngoài
khơi" thường chồng lấn với các cuộc thảo luận về việc bảo vệ các vùng
đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (EEZ) ra xa 200 hải lý. Trong một sự
tiết lộ đáng chú ý, Sách trắng Quốc phòng năm 2006 tuyên bố: "Hải quân
Trung Quốc... đang xem xét chiến lược và các chiến thuật của chiến tranh
nhân dân trên biển trong các điều kiện hiện đại". Chỉ vài tuần sau một
loạt vụ đụng độ trên biển giữa các tàu dân sự và quân sự của Trung Quốc
với các tàu thăm dò USNS Impeccable và Victorious của Mỹ vào mùa Xuân
năm 2009, mà được coi là một ví dụ về hình thức chiến tranh nhân dân
trên biển, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã nói rằng:
"Trung Quốc sẽ không xây dựng một lực lượng hải quân tấn công tuần tiễu
khắp toàn cầu, mà chỉ tập trung vào khu vực ngoài khơi của nước này.
Thậm chí nếu như hải quân được hiện đại hóa trong tương lai, bản chất
phòng thủ của chiến lược hải quân cũng sẽ không thay đổi". Các giới hạn
địa lý được đề ra bởi các tuyên bố truyền thống về chủ quyền Trung Quốc:
"nhằm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc, đảm bảo các lợi ích
và quyền hàng hải, hải quân quyết định đề ra phạm vi phòng thủ là Hoàng
Hải, Đông Hải (Hoa Đông) và Nam Hải (Biển Đông). Phạm vi này sẽ bao phủ
vùng lãnh thổ trên biển cần phải được quản lý bởi Trung Quốc, theo như
Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Phòng thủ chiến lược, nhưng tấn công là quyết định
Mặc
dù chiến tranh nhân dân bắt đầu từ một vị thế phòng thủ chiến lược, các
nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc hiểu rõ bản chất quyết định của
cuộc tấn công. Học thuyết của Trung Quốc tìm cách nắm thế chủ động và
tiến hành tấn công sau khi kẻ thù tấn công trước. Tuy nhiên, học thuyết
này cũng cho phép Trung Quốc tiến hành đòn đánh phủ đầu ở cấp độ chiến
thuật: "Nếu
như bất kỳ nước nào hay tổ chức nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Trung Quốc, quân đội có quyền "bắn phát súng đầu tiên".
Sau khi cuộc xung đột bắt đầu, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ
tìm cách chuyển sang thế tấn công bất cứ khi nào có thể. Kiến thức
Chiến lược Quốc sự của Trung Quốc đã vạch ra 10 nguyên tắc của chiến
tranh nhân dân, mô tả một khuôn khổ tìm cách hợp nhất tất cả các hình
thức lực lượng (quân sự, bán quân sự và dân sự) trong các hoạt động mạnh
mẽ và linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh. Trong khi tìm cách sớm giành
chiến thắng, PLA cũng thừa nhận rằng "một cuộc chiến quy mô lớn không
thể giành chiến thắng với một trận chiến quyết định đơn lẻ" và kêu gọi
thận trọng trước khi bắt đầu cuộc xung đột. Trong chiến đấu, năm sự kết
hợp giữa lực lượng thường trực và không thường trực sẽ bao gồm:
(1) các binh lính thường trực với số lượng lớn;
(2) kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy trên biển;
(3) các vũ khí quyết định với các chiến thuật và chiến lược linh hoạt;
(4) vũ khí công nghệ cao với vũ khí thông thường;
(5) chiến tranh quân sự với chiến tranh kinh tế và chính trị.
Các
phương pháp chiến đấu nhấn mạnh đến sự can dự cự ly gần, chiến đấu ban
đêm và các cuộc tấn công bất ngờ. Ngày nay, các nguyên tắc của chiến
tranh nhân dân có thể thấy trong nhiều sự kiện huấn luyện được thực hiện
bởi các lực lượng dân sự và vũ trang của Trung Quốc, đặc biệt trong các
cuộc tập trận chống khủng bố, phòng thủ chống tấn công hạt nhân hay hóa
học. Chiến tranh nhân dân cũng được biểu lộ trong việc xã hội hóa sâu
rộng hoặc tận dụng nhiều chức năng hậu cần của khu vực dân sự. Sự hỗ trợ
dân sự là đặc biệt cần thiết đối với việc vận chuyển đường biển và
đường không con người và trang thiết bị trên một khoảng cách xa.
Chiến tranh nhân dân và cơ cấu lực lượng
Phân
tích gần đây nhất của nước ngoài về quá trình hiện đại hóa PLA tập
trung vào những cải thiện quan trọng trong các đơn vị lực lượng chính,
được trang bị với các loại tên lửa và trang thiết bị điện tử hiện đại,
tàu chiến và tàu ngầm và các máy bay chiến đấu hiện đại. Phân tích này
chỉ đề cập rất ít về khoảng 200 nghìn hoặc hơn tổng quân số trong các
đơn vị bộ binh, phòng thủ biên giới và bờ biển của PLA. Hải quân của PLA
(PLAN) chỉ huy sáu trung đoàn pháo phòng không và tên lửa đất đối hạm
và các tiểu đoàn độc lập trong lực lượng phòng thủ bờ biển. Hải quân
cũng duy trì khoảng 253 tàu tuần tra được chia thành năm đơn vị cấp sư
đoàn. Lực lượng Không quân của PLA (PLAAF) có ba sư đoàn tên lửa đất đối
không, một sư đoàn phòng thủ hỗn hợp, chín lữ đoàn tên lửa đất đối
không và hai lữ đoàn pháo phòng không và tên lửa đất đối hạm. Trong tổng
số hơn 1.600 máy bay chiến đấu có khoảng 800 chiếc thuộc xêri J-7 và
J-8 dành cho việc phòng không địa phương. Khoảng 1/3 trong tổng số lực
lượng dự bị của PLA (khoảng 40 sư đoàn và 25 lữ đoàn) được giao nhiệm vụ
phòng thủ trên không địa phương. Kể từ năm 1998, các đơn vị dự bị và
dân quân của PLA đã được tái tổ chức và hiện đại hóa giống như các đơn
vị thường trực. Hầu hết việc hiện đại hóa này tập trung vào việc đem lại
an ninh khu vực hậu phương đặc biệt là phòng thủ trên không, cho các
đơn vị thường trực cũng như lực lượng dân sự; hỗ trợ hậu cần; sửa chữa
cơ sở hạ tầng bị hư hại do các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào Trung Quốc.
Một số đơn vị dân quân sẽ được huy động vào việc thực hiện hình thức
chiến tranh thông tin (IW). Các lực lượng đã kể ở trên là một bộ phận
quan trọng trong lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Mặc dù, các đơn vị
này sẽ được hợp nhất vào các kế hoạch chiến tranh của PLA đối với việc
phòng thủ khu vực duyên hải và lục địa, đại đa số các đơn vị này không
được tính vào năng lực sức mạnh của PLA, trừ việc bảo vệ các khu vực hậu
phương cho việc triển khai lực lượng chính quy, và trong một phạm vi
nhỏ là thực hiện các hoạt động tin tức.
Chiến tranh nhân dân và chiến tranh thông tin
Các
nhà chiến lược của Trung Quốc coi các hoạt động thông tin là một phương
tiện đặc biệt hữu ích để triển khai các phương pháp tác chiến truyền
thống như gây bất ngờ, dùng mưu hay lừa đối phương. Ông Thẩm Vĩ Quang,
thường được coi là cha đẻ của chiến tranh thông tin của Trung Quốc, đã
gọi IW (Internet War – Chiến tranh thông tin) là một hình thức chiến
tranh nhân dân theo nghĩa đích thực của nó. Thiếu tướng Đới Thanh Dân,
cựu Cục trưởng Cục Thông tin liên lạc của Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc,
lưu ý rằng việc đạt được ưu thế về thông tin là rất quan trọng đối với
việc sử dụng mưu và lừa đối phương trong chiến tranh nhân dân. Trong khi
một số nhân tố của các hoạt động thông tin được coi là các loại vũ khí
"giữ vị trí chủ đạo" thì chiến tranh thông tin vẫn chỉ được coi là một
phương tiện chứ không phải mục đích. Vì vậy, PLA có kế hoạch kết hợp các
hoạt động thông tin với hỏa lực và các hoạt động đặc biệt khi tiến hành
các chiến dịch. Các lực lượng thường trực của PLA có nhiều đơn vị tình
báo và tác chiến điện tử khác nhau mà có cả khả năng phòng thủ và tấn
công, bao gồm cả các hoạt động tác chiến mạng. Trong những năm gần đây,
huấn luyện trong các môi trường điện từ phức tạp là nhiệm vụ chính của
tất cả các đơn vị PLA. Trong vòng một thập kỷ qua, rất nhiều đơn vị tác
chiến thông tin dân quân, bao gồm có cả năng lực phòng thủ và tấn công
mạng và điện tử, được thành lập. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc kiểm
soát những tin tặc bên ngoài lực lượng quân sự và khả năng những tên này
can thiệp vào chiến lược của Trung Quốc, nên khó có khả năng Chính phủ
Trung Quốc sẽ triển khai một đội quân gồm các nhân viên dân sự trong
chiến trang mạng nhân dân.
Kết luận
Các
nguyên tắc của chiến tranh nhân dân vẫn là một nền tảng quan trọng trong
tư duy quân sự của Trung Quốc về cả hòa bình và chiến tranh. Chiến
tranh nhân dân cũng là một nhân tố quan trọng trong vị thế răn đe tổng
hợp, nhiều tầng của Trung Quốc. Như đã mô tả trong Kiến thức Chiến lược
Quân sự: "Hiện nay Trung Quốc có khả năng răn đe hạt nhân hạn chế nhưng
hiệu quả, một năng lực sức mạnh tương đối của khả năng răn đe thông
thường và khả năng răn đe to lớn của chiến tranh nhân dân. Với việc kết
hợp các phương tiện răn đe này sẽ tạo thành một khả năng răn đe chiến
lược tổng hợp, với sức mạnh quốc gia toàn diện là nền tảng, lực lượng
thông thường là trụ cột chính, lực lượng hạt nhân là sức mạnh hỗ trợ".
Là một nhân tố của khả năng răn đe, chiến tranh nhân dân cũng là một
phương tiện để Bắc Kinh đánh bại kẻ địch mà không cần chiến đấu và đạt
được các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, như đã được thể hiện ngoài khơi
Trung Quốc năm 2009, các chiến thuật chiến tranh nhân dân không phải
lúc nào cũng dẫn đến thành công. Một giả thuyết có thể được rút ra từ
các vụ đụng độ trên biển là để chiến tranh nhân dân có thể thành công,
nó phải được tiến hành trên quy mô lớn để có thể kết hợp đầy đủ với lợi
thế về quy mô của Trung Quốc. Về bản chất, chiến tranh nhân dân có cơ
hội lớn hơn để thành công khi diễn ra ở trên hoặc gần Trung Quốc lục
địa. Hình thức này sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi PLA tác chiến ra xa
ngoài lục địa./.
Trung tá Dennis J. Blasko*
Theo Jamestown Foundation
*
Trung tá Dennis J. Blasko, đã nghỉ hưu và trước đây là Tùy viên Lục
quân của Mỹ ở Bắc Kinh và Hồng Công về hình thức chiến tranh nhân dân
của Trung Quốc
|
|||
Theo nghiencuubiendong.vn
|
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014
Tư duy chiến lược của Trung Quốc: Chiến tranh nhân dân trong thế kỷ 21
19:11
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét