Tây
Ban Nha đã trải qua thời kỳ hiện đại trong sự tự cô lập, chỉ kết thúc
vào thập niên 60 khi nhà độc tài Francisco Franco mở cửa cho ngành du
lịch. Như thế Tây Ban Nha đã bước vào thời hiện đại một cách chậm trễ,
"xáo động và hối hả như một khách mời đến dự tiệc trễ và cố thu vén
những gì đã lỡ", như tác giả Juan Goytisolo đã viết vào năm 1969 trong
tiểu luận nhan đề "Tây Ban Nha và người Tây Ban Nha"...
Điều gì đang xảy ra tại Tây Ban Nha? Dưới nhiệm kỳ của Thủ tướng José Maria Aznar (1996-2004) đất nước này còn tượng trưng cho hình ảnh học sinh gương mẫu trong EU về phương diện tăng trưởng. Các quỹ tài trợ cơ cấu của châu Âu đổ về nền kinh tế hàng thứ 4 trong khu vực đồng euro đó với mức độ 150 tỉ euro. Nhưng không phải các công ty phát đạt sẽ trồi lên từ vùng đất nghèo khổ của Andalousia và Castile mà là những dự án đầu tư tốn kém với các tàn tích hiện nay cũng hoang phế như những lâu đài thời Le Cid. Các tàn tích đó biểu thị cho một khuôn mẫu bài kinh tế của Tây Ban Nha từ nửa thế kỷ qua. Tây Ban Nha đã trải qua thời kỳ hiện đại trong sự tự cô lập, chỉ kết thúc vào thập niên 60 khi nhà độc tài Francisco Franco mở cửa cho ngành du lịch. Như thế Tây Ban Nha đã bước vào thời hiện đại một cách chậm trễ, "xáo động và hối hả như một khách mời đến dự tiệc trễ và cố thu vén những gì đã lỡ", như tác giả Juan Goytisolo đã viết vào năm 1969 trong tiểu luận nhan đề "Tây Ban Nha và người Tây Ban Nha". Tinh thần bài kinh tế đã khởi đầu từ năm 1492. Vào thời ấy, Tây Ban Nha không chỉ khám phá ra châu Mỹ mà còn chinh phục được tàn tích cuối cùng của sự thống trị Ảrập tại Grenada trước khi đuổi người Do Thái và người Maure ra khỏi đất nước vào những thế kỷ sau. Thế nhưng, 2 tộc người này hầu như nắm giữ toàn bộ ngành thủ công và thương mại. Trong khi giới trưởng giả Tây Ban Nha lại miệt thị giới lao động: mọi công việc tay chân đều bị cấm theo một quy tắc danh dự lạ lùng và chỉ xem trọng nghiệp binh.
Phải chờ đến thế kỷ XIX mới xuất hiện một cách rụt rè một tầng lớp trưởng giả năng nổ, biết kinh doanh, tham gia chính trị. Tây Ban Nha không phải là đất nước duy nhất có một phong trào vô chính phủ mạnh mẽ. Giờ đây, phong trào này sống lại nhờ những kẻ bất mãn tại Puerta del Sol đoàn kết với nhau chống lại chủ nghĩa tư bản. Phong trào vô chính phủ chiến thắng trong thập niên 30 thế kỷ XX nhưng đã bị dập tắt bởi Franco và cuộc đảo chính của ông ta trong thời kỳ nội chiến. Franco đã đưa Tây Ban Nha trở về thời Tòa án Dị giáo. Để làm yên lòng dân, ngay sau đó ông ta đã hô hào chủ nghĩa bảo thủ bất hoạt. Số lượng sở hữu chủ địa ốc tăng vọt nhờ việc xây dựng nhà ở và trợ giúp tài chính. Như thế ông ta đã đặt nền móng cho sự bùng nổ đầu cơ sau đó. Tuy đã vượt qua cơn khủng hoảng chính trị vào cuối thời Franco năm 1975 và có một xã hội tự do nhưng xứ sở bò tót vẫn bị kẹt cứng ở thời Trung cổ xét về mặt kinh tế. Tinh thần địa phương cục bộ đã ngăn cản vùng Castile và Andalousia bắt chước theo xứ Basque hay Catalonia, 2 địa phương sản xuất nhưng lại không muốn chia sẻ tri thức cho cả nước. Tác giả Juan Goytisolo cho rằng đối với Tây Ban Nha, người ta thích đầu tư cá nhân vào một công việc hơn là rút ra lợi lộc vật chất từ đó. Thế nhưng các thị trường Anglo-Saxon ảnh hưởng bởi tính hiệu quả lạnh lùng nên không dành thời gian cho chiến lược đó có kết quả trên bình diện thương mại. Do không có ngân quỹ nên giờ đây những sự chuyển hướng để đổi mới hệ thống nghiên cứu và giáo dục không thể nào thực hiện được. Nếu châu Âu không xóa bỏ hàng rào Pyrenees bằng cách tài trợ có mục tiêu cho sự hiện đại hóa nền kinh tế và giáo dục, Tây Ban Nha buộc phải ẩn náu với đặc thù vốn luôn cản trở sự phát triển: đó là sự thiếu tham vọng |
||
M.L. (theo Courrier International |
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015
Tây Ban Nha: 500 năm ẩn mình không tham vọng
08:16
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét