Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

6 sai lầm chiến lược của Khổng Minh

 Không ai phủ nhận tài năng kiệt xuất của Gia Cát Khổng Minh về chính trị - ngoại giao, nhưng việc dùng binh của ông có đến mức thần thánh như chúng ta vẫn nghĩ?



Image result for gia cat luong
Chỉ cần đọc “Tam quốc diễn nghĩa” - cuốn sách ca ngợi Gia Cát Lượng hết lời - cũng có thể tìm ra nhưng sai lầm lớn của ông trong lĩnh vực quân sự  suốt quãng đời giúp nhà Thục.
Sai lầm 1: Thất thủ Kinh Châu
Năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị chết.
Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cặn kẽ cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.
Sai lầm 2: Thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy
Thất bại thứ hai là thất bại Hồ Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền.
Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược “liên Ngô chống Tào” của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi, nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị, nên dẫn đến thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy.
Sai lầm 3: Không theo kế của Nguỵ Diên chiếm Trường An
Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế cực hay: đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe. Nếu thực hiện theo kế Ngụy Diên, theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.
Nói về chuyện đối xử với Ngụy Diên, Gia Cát Lượng cũng chứng tỏ sự đố kỵ của mình. Các nhà phân tích cho rằng: Ngụy Diên làm phản, chính vì Gia Cát Lượng gieo vào lòng ông tư tưởng phản trắc mà thôi.
Vừa mới gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã thét quân chém đầu vì lý do: thuộc hạ mà phản chủ (trong khi đó, Gia Cát Lượng cũng thu nạp biết bao hàng tướng với lý do: từ bỏ chỗ tối về với chỗ sáng).
Rồi sau đó Gia Cát Lượng liên tiếp trù dập Ngụy Diên. Ra quân thì chuyên cho Diên làm tiên phong, nhưng dâng kế nào cũng không nghe. Như vậy thì làm sao Ngụy Diên - một tướng tài - có thể đội trời chung với Gia Cát Lượng?!
Sai lầm 4: Làm mất Nhai Đình
Nhai Đình là yết hầu của Hán Trung. Hán Trung là địa bàn chiến lược của nước Thục. Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tầm quan trọng của Nhai Đình, nên khi cử Mã Tốc trấn giữ, đã bắt ông này phải viết bản quân lệnh, nếu để mất là phải chém đầu.
Sự cẩn thận này không thừa, nhưng điều đó phỏng có ích gì khi Gia Cát Lượng đã nhìn người không đúng. Trước khi chết, Lưu Bị từng dặn Khổng Minh rằng: “Mã Tốc là kẻ lẻo mép, không có thực tài, quyết không được trọng dụng”. Vậy nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn trao yết hầu vào tay kẻ chỉ biết cúc cung tận tuỵ với mình, mà không có thực tài.
Sai lầm 5: Tự làm suy yếu đất nước
Với tham vọng lớn thống nhất Trung Nguyên, Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đều thất bại, do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội tình nước Thục mâu thuẫn mà nửa chừng lui quân. Việc đánh nhau liên miên, không tích trữ được quân lương, của cải, khiến đất nước suy kiệt nhanh chóng và lòng dân ai oán.
Sai lầm 6: Phò tá kẻ bất tài hoang dâm vô độ
Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: “Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ, còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó”. Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
Lưu Thiện nối ngôi Thục đế mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau này Lưu Thiện hoang dâm vô độ, tin dùng nịnh thần, mặc dù có thể lên thay Lưu Thiện nắm quốc gia, đưa Thục lớn mạnh như di huấn của Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ đạo nghĩa cổ hủ, làm bề tôi đến lúc chết. Kết quả Thục suy yếu rồi sau bị diệt vong.
Chính vì thế mới có nhận định: Cơ đồ nhà Thục do một tay Khổng Minh dựng nên và cũng một tay ông hất đổ đi.
Nguyễn Bùi
(Tổng hợp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét