Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Aung San Suu Kyi -- Diễn văn nhận Giải Nobel Hòa bình










Kính thưa Đc Vua và Hoàng Hậu,
Kính thưa Quý Vị trong Hoàng Gia,
Kính thưa Quý Quan Khách,
Kính thưa các Thành Viên Đặc Biệt trong Ủy Ban Nobel Na Uy,
Các Bạn thân mến,
Những năm dài trước đây, [bây giờ nghĩ lại] tưởng như mấy kiếp đã trôi qua, lúc còn ở Đại Học Oxford, tôi từng nghe chương trình "Desert Island Discs" của đài phát thanh cùng với Alexander, con trai nhỏ của tôi. Đó là một chương trình nổi tiếng (theo tôi biết, đến nay vẫn còn tiếp tục) trong đó, những người lừng danh từ mỗi thành phần của xã hội được mời tham dự để nói về trường hợp nếu chẳng may bị lưu đày nơi hoang đảo và họ chỉ có thể mang theo tám đĩa nhạc, một quyển sách-không phải là Kinh Thánh và toàn bộ tác phẩm của văn hào Shakespeare, và một món đồ xa xỉ nào đó mà họ mơ ước có bên mình, thì đó là những thứ nào. Chúng tôi thích thú theo dõi và khi chương trình chấm dứt, Alexander hỏi tôi có nghĩ rằng, một ngày nào đó tôi có thể được mời lên nói chuyện trong chương trình Những Đĩa Nhạc Trên Hoang Đảo. "Tại sao không?" tôi nhẹ nhàng trả lời. Cũng vì biết thường chỉ những nhân vật nổi tiếng mới được mời tham gia vào chương trình này nên cháu tiếp tục hỏi tôi với một sự quan tâm thành thật rằng: lý do gì làm cho tôi nghĩ tôi sẽ được mời? Tôi đắn đo trong giây lát rồi trả lời: "Có l m được gii Nobel v Văn Chương,"  và cả hai mẹ con phá lên cười. Dự đoán này nghe có vẻ thú vị nhưng khó biến thành sự thật.
(Giờ đây tôi không thể nhớ vì sao tôi lại trả lời như vậy; có lẽ lúc bấy giờ tôi vừa đọc xong một quyển sách do một tác giả được trao Giải Nobel, hoặc hôm ấy, nhân vật trong chương trình Hoang Đảo là một văn sĩ nổi tiếng.)
Năm 1989, khi người chồng, nay đã quá cố, của tôi là Michael Aris đến thăm tôi trong kỳ hạn đầu tiên của thời gian bị quản thúc tại gia, anh đã cho tôi biết là John Finnis, một người bạn, đã đề cử tôi cho Giải Nobel Hòa Bình. Lần này tôi cũng cười. Trong khoảnh khắc, Michael tỏ ra ngạc nhiên nhưng sau đó, anh cũng nghĩ ra được lý do vì sao tôi cười. Giải Nobel Hòa Bình à? Một viễn ảnh đẹp, nhưng khó thành sự thực! Như vậy, tôi có cảm nghĩ như thế nào khi tôi thực sự được trao Giải Thưởng Nobel Hòa Bình? Câu hỏi này được đặt ra với tôi nhiều lần và chắc chắn đây là một cơ hội thích hợp nhất để tôi thẩm định lại xem Giải Nobel có ý nghĩa gì đối với tôi và hòa bình có ý nghĩa như thế nào đối với tôi.
Trong những cuộc phỏng vấn, tôi đã lập đi lập lại nhiều lần là tôi nghe tin tôi được trao Giải Thưởng Nobel Hòa Bình trên đài truyền thanh vào một buổi tối. Thực ra, tôi không ngạc nhiên khi nghe tin vừa kể vì tôi đã biết tên mình được nêu lên như một trong những ứng viên hàng đầu được đề cử trong một số chương trình của đài phát thanh vào tuần lễ trước đó. Khi thảo bài diễn văn này, tôi hết sức cố gắng nhớ lại phản ứng tức thì của mình khi nghe tin thông báo về giải thưởng này. Không chắc lắm, nhưng tôi nhớ có tự nhủ: "Ồ, như vậy là họ đã quyết định trao giải ấy cho mình!" Dưới môt khía cạnh nào đó, sự việc này dường như không thực vì chính tôi cũng không nghĩ rằng tôi thực sự hiện hữu trong khoảng thời gian kể trên.
Thường trong những ngày bị quản thúc tại gia, tôi có cảm tưởng như mình không còn là một phần của thế giới thực tại nữa. Thế giới của tôi là căn nhà tôi, có một thế giới khác của những người không có tự do, họ là một cộng đồng những người đang sống trong ngục tù, và thế giới của những người tự do; mỗi thế giới là một hành tinh khác biệt đang theo đuổi một hướng đi riêng cho mình trong một vũ trụ lạnh lùng hờ hững. Giải thưởng Nobel Hòa Bình, thêm một lần, lại kéo tôi từ một vùng cô lập mà tôi đã sống, trở về với thế giới nhân sinh và khôi phục lại trong tôi một cảm giác của thực tại. Dĩ nhiên, điều này không xảy ra trong chốc lát, nhưng khi ngày tháng trôi qua và tin tức của những phản ứng về Giải Thưởng đến với tôi qua làn sóng truyền thanh, tôi bắt đầu hiểu ra ý nghĩa của nó. Một lần nữa, nó khiến tôi quay về với thực tại; nó kéo tôi trở lại với một cộng đồng nhân loại rộng lớn hơn. Và điều quan trọng hơn nữa, Giải Nobel đã thu hút được s chú ý của thế gii đến cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Miến Điện. Chúng tôi sẽ không bị quên lãng.
Bị quên lãng. Người Pháp từng nói: ra đi là chết trong lòng một ít. Cũng thế, bị lãng quên là chết trong lòng một ít.  Đó là đánh mất đi những mối liên lạc, như những neo thuyền đã giữ chúng ta với phần còn lại của nhân loại. Trong chuyến viếng thăm Thái Lan gần đây, tôi đã gặp những người Miến Điện lao động di cư và tỵ nạn, nhiều kẻ đã kêu than: "Đừng quên chúng tôi!'' Họ muốn nói: "Xin đng quên cảnh ngộ của chúng tôi, xin đng quên làm nhng gì có thể làm được để giúp chúng tôi, xin đng quên rằng chúng tôi cũng thuộc về thế gii của bà!" Khi trao Giải Nobel, Ủy Ban đã nhận thức được rằng, những kẻ bị đàn áp và bị cô lập của Miến Điện cũng thuộc một phần của thế giới, Ủy Ban đã nhận ra được sự kết hợp thuần nhất của nhân loại. Vì vậy, với cá nhân tôi, nhận Giải Thưởng Nobel Hòa Bình là mở rộng sự quan tâm của mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Giải Thưởng Nobel Hòa Bình đã mở ra một cánh cửa trong tim tôi.
Khái niệm của Miến Điện về hòa bình có thể được định nghĩa như sau: hạnh phúc chỉ được phát sinh khi những yếu tố ngăn chặn mối hài hòa và sự kết hợp bị chấm dứt. Danh từ nyein-chan dịch một cách văn chương là luồng khí mát đến sau khi ngọn lửa bị dập tắt. Ngọn lửa của khổ đau và xung đột đang hoành hành khắp thế giới. Trên đt nước tôi, thái đ thù nghch vn chưa chm dứt ở các vùng cực bc; v phía tây, bo lực nơi thị trấn gây ra nhiu v đt phá và giết chóc vừa xy ra mấy hôm trước khi tôi bt đu cuc hành trình sang đây.Tin tức về hành động tàn bạo ở các vùng khác trên thế giới thì đầy dẫy. Những bài báo tường thuật về đói khát, bệnh tật, di tản, thất nghiệp, nghèo khổ, bất công, kỳ thị, thành kiến, cuồng tín; tất cả đều là những gì xảy ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Nơi nào cũng có những lực lượng tiêu cực gặm mòn cơ sở hòa bình. Nơi nào cũng dẫy đầy một cách vô trách nhiệm những phung phí vật chất và nguồn nhân lực, những yếu tố cần thiết trong việc bảo toàn sự hài hòa và hạnh phúc cho thế giới của chúng ta.
Thế Chiến thứ Nhất đã tiêu biểu cho một số lãng phí kinh khủng của tuổi trẻ và tiềm năng, một sự phung phí khốc liệt những sức mạnh tích cực nơi hành tinh của chúng ta. Có một bài thơ viết vào thời đó, đối với tôi mang một ý nghĩa đặc biệt, vì tôi đọc bài ấy lần đầu lúc tôi cùng tuổi với những thanh niên này khi họ phải đối diện với một viễn ảnh bị tàn héo trước khi vừa chớm nở. Một thanh niên Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh lính Lê Dương Pháp đã viết, trước khi tử trận vào năm 1916 rằng anh có thể gặp cái chết của mình "tại mt chướng ngi vt nơi vị trí phân tranh," "trên con dc ca mt ngn đồi mang đầy thương tích của đạn bom,""vào giữa đêm khuya trong mt thành ph đang bc cháy."  Tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống mãi mãi bị tiêu diệt vì những mưu toan rồ dại muốn chiếm đoạt những địa điểm vô danh, không ai nhớ tới. Và để làm gì? Ngót một thế kỷ đã trôi qua mà chúng ta vẫn chưa tìm được một câu trả lời thỏa đáng.
Có phải chúng ta sẽ không còn cảm thấy tội lỗi về sự liều lĩnh, sự phung phí những điều liên quan đến tương lai của chúng ta và nhân loại, nếu sự tàn bạo đó ở một mức độ yếu kém hơn? Chiến tranh đâu hẳn là một đấu trường duy nhất mà ở đó, hòa bình bị bức tử. Bt cứ nơi nào sự đau kh b bỏ qua, nơi đó s mc lên những mm xung đt, vì sự đau kh h thp nhân phm, gây cay đng và phn n.
Một trạng huống tích cực trong cuộc sống cô lập là tôi có rất nhiều thì giờ để nghiền ngẫm, suy tư về ý nghĩa của những ngôn từ, những lời giáo huấn mà tôi đã từng biết và chấp nhận trong suốt cuộc đời mình. Là một Phật tử, từ bé, tôi đã biết về "dukha,"  thường được chuyển dịch là sự đau khổ. Quanh tôi, gần như mỗi ngày, những người già hoặc chưa già lắm, thường hay thì thầm "dukha, dukha" hoài, khi họ phải chịu đựng những cơn đau nhức về thể xác hay gặp phải một vài bực bội nho nhỏ nào. Tuy nhiên, chỉ trong những năm bị quản thúc tại gia, tôi mới nghiệm được thêm về bản chất của sáu điều đau khổ lớn. Đó là: sinh, lão, bệnh, tử, bị chia lìa với những người thân, bị bắt buộc phải sống với kẻ xa lạ không có tình thương. Tôi suy ngẫm từng điều một trong sáu nỗi đau khổ, không thuộc phạm vi tôn giáo mà trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nếu sự đau khổ là một phần không thể tránh được trong cuộc sống, chúng ta nên cố gắng làm mọi cách để giảm đi đau khổ bằng cách nào thiết thực nhất, đơn sơ nhất. Tôi nghĩ mãi về những phương thức có thể mang lại kết quả hữu hiệu cho những chương trình chăm sóc các bà mẹ và trẻ sơ sinh trước và sau khi sinh; những phương tiện thích hợp cho dân số cao tuổi; về việc phục vụ cho ngành y tế toàn diện, chương trình chăm sóc bệnh nhân với đầy lòng nhân ái và trong những nơi cứu cấp sau hết. Hai nỗi đau khổ cuối cùng khơi động đặc biệt sự chú ý của tôi: phải lìa xa những người thân yêu và bị cưỡng bách sống với những kẻ xa lạ không có tình thương. Đức Phật của chúng ta đã trải qua những kinh nghiệm đau buồn nào trong cuộc đời để Ngài phải bao hàm hai nỗi bất hạnh này thêm vào trong Tứ Khổ? Tôi nghĩ tới những người bị giam cầm và những người tỵ nạn, tới những công nhân xa xứ, những kẻ bất hạnh của nạn buôn người, tới đám đông giống như cây cối bị trốc rễ, phải sống xa quê hương giữa những người không niềm nở đón tiếp họ.
Chúng ta được may mắn sống dưới một thời đại mà phúc lợi xã hội và sự trợ giúp nhân đạo được công nhận không phải chỉ là niềm ao ước mà là một điều cần thiết. Tôi cũng rất may mắn được sống trong một thời đại mà số phận của những tù nhân lương tâm khắp thế giới là mối quan tâm của mọi người, mọi nơi; một thời đại mà dân chủ và nhân quyền được chấp nhận như là một quyền xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh, dù quyền này chưa phổ cập toàn thế giới. Biết bao lần trong thời kỳ còn bị quản thúc tại gia, tôi đã tự tăng cường sức mạnh bằng những đoạn văn mà tôi ưa thích trong lời tựa của bản Tuyên Ngôn Quc Tế Nhân Quyn:
...vic coi thường và khinh mit nhân quyn đã đưa đến những hành đng dã man làm phn n lương tâm nhân loi, và vic đt tới mt thế giới, trong đó, mi người được tự do ngôn lun và tự do tín ngưỡng, được gii thoát khi sự sợ hãi và khn cùng, được tuyên xưng là nguyn vng cao c nht ca con người.
...điu ct yếu là nhân quyn phi được mt chế đ pháp tr bo v đ con người khi b đưa vào thế cùng, phi vùng lên chng áp bức và bo quyn... 
Nếu có ai hỏi, vì sao tôi tranh đấu nhân quyền cho Miến Điện, những đoạn văn nêu trên sẽ là câu trả lời. Nếu có ai hỏi, tại sao tôi tranh đấu cho dân chủ của Miến Điện, tôi sẽ trả lời là vì tôi tin rng những định chế và sự thực hành dân ch là nn tng cần yếu đ bo đm nhân quyn cho con người.
Trong năm qua, nỗ lực của những người tin tưởng vào dân chủ và nhân quyền đã bắt đầu mang lại dấu hiệu của sự kết trái tại Miến Điện. Đã có nhiều thay đổi tích cực, đã có những bước tiến để thực hiện dân chủ hóa. Nếu tôi chủ trương lạc quan nhưng thận trọng, không phải vì tôi chưa đủ tin vào tương lai mà vì tôi không muốn khuyến khích một niềm tin mù quáng.
Nếu không có mt sự tin tưởng mãnh lit vào tương lai, không có mt xác tín v giá tr ca dân ch và quyn căn bn ca con người, những điu không những cn thiết mà còn có th thực hin được cho xã hi, thì phong trào ca chúng tôi đã không th tn ti qua những năm dài đt nước b tàn phá.  
Một số chiến sĩ của chúng tôi đã gục ngã tại các vị trí chiến đấu, một số rời bỏ hàng ngũ, nhưng nhóm nồng cốt vẫn mạnh mẽ giữ vững lập trường. Nhiều lúc nghĩ về năm tháng đã qua, tôi rất ngạc nhiên nhận thấy rằng, nhiều thành viên vẫn giữ được niềm tin vững vàng qua những thử thách gay go nhất. Niềm tin của họ vào chínhnghĩa không mù quáng; nó dựa trên một sự đánh giá sáng suốt, sức mạnh của kiên trì và lòng kính trọng sâu xa những khát vọng của dân tộc chúng tôi.
Hôm nay, tôi được hiện diện trước quý vị là do những thay đổi gần đây trong nước tôi, và những sự thay đổi này đã xảy ra vì quý vị cũng như những người yêu chuộng tự do và công lý đã đóng góp vào sự nhận thức toàn cầu về hoàn cảnh của chúng tôi. Trước khi tiếp tục nói về đất nước của mình, tôi xin được nói về những tù nhân lương tâm của chúng tôi. Vẫn còn nhiều tù nhân lương tâm tại Miến Điện. Một điều đáng lo ngại là khi những người bị giam giữ nổi tiếng được phóng thích thì số tù nhân vô danh còn lại sẽ bị lãng quên. Tôi đang đứng nơi đây vì tôi từng là mt tù nhân lương tâm.  Quý vị đang nhìn tôi và nghe tôi nói, nhưng xin quý vị hãy nhớ một sự thực được lập đi lập lại rằng có một tù nhân lương tâm đã là một con số quá nhiều. Ở nước tôi, s người chưa được tr tự do, chưa được quyn hưởng công lý còn rt nhiu. Xin quý vị hãy nhớ đến họ và làm những gì quý vị có thể làm để họ sớm được trả tự do vô điều kiện.
Miến Điện là một nước với nhiều sắc dân và niềm tin cho tương lai chỉ có thể xây dựng trên nền tảng của một tinh thần đoàn kết chân thực. Từ khi giành được độc lập vào năm 1948, chưa bao giờ chúng tôi có th tuyên b rng c nước được hưởng hòa bình.  Chúng tôi chưa xây dựng được lòng tin và sự hiu biết cn thiết đ xóa đi những nguyên nhân gây ra xung đt. Niềm hy vọng rằng sự ngưng bắn sẽ được duy trì từ đầu thập niên 1990 cho đến năm 2010 đã bị đứt đoạn chỉ trong thời gian vài tháng. Một hành động thiếu cân nhắc cũng đủ để phá tan cuộc đình chiến tưởng có thể kéo dài. Trong nhiều tháng qua, những vụ thương thuyết giữa chính phủ và những lực lượng của các sắc tộc trên toàn quốc có chiều hướng tiến bộ. Chúng tôi hy vọng rằng, sự thỏa thuận ngưng bắn sẽ đưa đến những giải pháp chính trị dựa trên khát vọng của toàn dân và tinh thần đoàn kết.
Đảng "Liên Hiệp Quốc Gia vì Dân Chủ" của chúng tôi và cá nhân tôi sn sàng giữ bt cứ vai trò nào trong tiến trình hòa gii quc gia. Những biện pháp cải tiến đang được chính phủ của Tổng Thống U. Thein Sein khởi xướng chỉ có thể được duy trì do sự hợp tác của tất cả những lực lượng nội bộ: quân đội, các sắc tộc quốc gia, các đảng phái chính trị, truyền thông, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng doanh nghiệp và quan trọng hơn hết là quần chúng. Ta có thể nói rằng, sự cải tổ này chỉ có thể mang lại kết quả mỹ mãn nếu cuộc sống người dân được cải thiện và dưới một khía cạnh nào đó, cộng đồng quốc tế phhải giữ một vai trò thiết yếu. Viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo cùng với các thỏa thuận song phương và những chương trình đầu tư phải được phối hợp và xác định để bảo đảm quân bình và bền vững cho sự tăng trưởng về mặt xã hội, chính trị và kinh tế. Tiềm năng quốc gia của chúng tôi rất to lớn. Điều này cần được nuôi dưỡng và phát triển để tạo một xã hội chẳng những thịnh vượng hơn, hài hòa hơn, dân chủ hơn mà còn là nơi dân chúng nước tôi có thể sống trong hòa bình, an toàn và tự do.
Hoà bình ca thế giới chúng ta không th phân chia được. Bất kỳ lúc nào mà những thế lực tiêu cực còn mạnh hơn những lực lượng tích cực thì tất cả chúng ta còn bị đe dọa. Chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng: liệu tất cả những thế lực tiêu cực có bao giờ bị loại bỏ hết không? Câu trả lời đơn giản là:"Không!"
Bn cht ca con người bao gm cái tích cực ln tiêu cực. Tuy nhiên, con người cũng có kh năng tác đng, tăng cường cái tích cực và gim thiu hoc vô hiu hóa cái tiêu cực. Hòa bình trong thế giới ca chúng ta là mt mc tiêu không th đt được. Nhưng đó là hướng mà chúng ta phi tiếp tc cuc hành trình; dán mt vào hướng đi y như mt k du hành trong sa mc, nhìn chm chp vào ngôi sao dn đường s đưa anh ta về nơi gii thoát. Ngay c khi chúng ta không đt được hòa bình hoàn ho trên quả đt này-bởi hòa bình hoàn ho không có trên trái đất-thì những n lực chung đ giành hoà bình s đoàn kết mi cá nhân và mi quc gia trong niềm tin và tình hữu nghị, giúp cho cng đng nhân loi an toàn hơn và tử tế hơn.
Tôi dùng chữ "tử tế hơn" với sự cân nhắc thận trọng; có thể nói đó là một sự cân nhắc thận trọng qua nhiều năm. Về những ngọt ngào trong nghịch cảnh, và có thể nói điều đó không xảy ra nhiều lần, tôi đã tìm ra được một chất ngọt ngào nhất, quý báu hơn mọi thứ trên cõi đời này, đó là bài học về giá trị của sự tử tế của con người. Mỗi ân cần, dù nhỏ hay lớn mà tôi nhận được, đều thuyết phục tôi là trong thế giới của chúng ta, sự tử tế đó quả là hiếm hoi. Tử tế là đáp ứng bằng sự nhạy cảm và ân cần của con người trước hy vọng và nhu cầu của những kẻ khác. Chỉ một chút tử tế thôi cũng có thể giảm được nỗi đau của một trái tim nặng trĩu. Lòng tt có th thay đi cuc sống ca con người. Na Uy là tấm gương sáng cho lòng tốt bằng cách cung cấp tổ ấm cho những kẻ tha phương trên quả đất, sẵn sàng giúp nơi trú ẩn cho người bị cắt đứt mối dây neo an toàn và tự do với quê quán của họ.
Có những người tỵ nạn trên khắp thế giới. Gần đây, lúc đến viếng thăm trại tỵ nạn tại Maela, Thái Lan, tôi đã tiếp xúc với những người tận tâm; hàng ngày, họ cố làm thế nào để giúp cho đời sống của những trú nhân giảm bớt khó khăn càng nhiều càng tốt. Họ đề cập đến mối ưu tư của họ về "sự mệt mỏi của người tài trợ" mà ta có thể hiểu là "sự mệt mỏi của lòng nhân." "Sự mệt mỏi của người tài trợ" được xác định rõ ràng là sự giảm sút của nguồn tài trợ. "Sự mệt mỏi của lòng nhân" là sự giảm sút của mối quan tâm một cách ít rõ ràng hơn.  Cái này là hậu quả của cái kia. Liệu chúng ta có thể cho phép lòng trắc ẩn của chúng ta bị hao mòn không? Cái giá cung cấp nhu cầu cho những người tỵ nạn có lớn hơn cái giá của hệ quả do sự làm ngơ, nhắm mắt trước nỗi khổ đau của họ hay không? Tôi khẩn khoản kêu gọi các nhà tài trợ trên thế giới, hãy đáp ứng nhu cầu của những người đang tìm một nơi trú ngụ mà họ cho là vô vọng.
Tại Maela, tôi có được những cuộc thảo luận quý giá với các viên chức Thái Lan trách nhiệm về việc quản lý, điều hành các trại tại tỉnh Tak và các trại ở nơi khác. Họ cho tôi biết về những vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra trong các trại ty nạn như: vi phạm luật bảo vệ rừng, sử dụng ma túy bất hợp pháp, nấu rượu lậu, các vấn đề về việc kiểm soát bệnh sốt rét, bệnh ho lao, bệnh sốt xuất huyết và bệnh dịch tả. Quan tâm của cơ quan điều hành cũng chính đáng như quan tâm của người tỵ nạn. Những quốc gia nhận lãnh người tỵ nạn đáng được sự chú trọng và giúp đỡ cụ thể để các quốc gia này có thể đương đầu với những khó khăn liên quan đến trách nhiệm của họ.
Như thế, mục tiêu tối hậu của chúng ta là tạo nên một thế giới không có những kẻ phải rời nguyên quán, những kẻ vô gia cư, những kẻ tuyệt vọng; mt thế giới mà mi góc cũng là mt nơi trú n thực sự, mt nơi mà cư dân ai ai cũng có tự do và quyn sng trong hòa bình. Mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi hành động đều là một phần đóng góp vào sự tích cực và lành mạnh cho nền hòa bình. Mỗi người trong chúng ta, ai ai cũng có khả năng đóng góp đó. Hãy nắm tay nhau để tạo nên một thế giới hòa bình, nơi đó chúng ta có được một giấc ngủ an toàn và thức dậy trong hạnh phúc.
Ủy Ban Nobel đã kết thúc tuyên bố vào ngày 14 tháng 10 năm 1991 rằng: "Khi trao Gii Nobel Hòa Bình cho bà Aung San Suu Kyi, y Ban Nobel Na Uy mun vinh danh người ph nữ này bởi những n lực không mt mi ca bà và đ th hin sự ng h ca Ủy Ban đến những người trên thế giới đang tranh đu đ đt đến dân ch, nhân quyền, hoà gii dân tc bng những phương tin bt bo đng." Khi tham gia vào phong trào dân chủ ở Miến Điện, tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ là người lĩnh nhận bất kỳ giải thưởng hay vinh dự nào. Giải thưởng mà chúng tôi cố tranh đấu là một xã hội tự do, an toàn và công bình, trong đó dân tộc của chúng tôi có cơ hội thực hiện tất cả tiềm năng của mình. Vinh dự chính phải được dành cho cuộc đấu tranh của chúng tôi. Lịch sử đã cống hiến cho chúng tôi cơ hội để chúng tôi tận dụng công sức của mình cho một chính nghĩa mà chúng tôi tin tưởng. Khi Ủy Ban Nobel chọn vinh danh tôi, con đường tôi tự chọn theo đuổi cũng trở nên bớt cô đơn. Vì vậy, tôi xin cám ơn Ủy Ban, cám ơn dân chúng Na Uy và các dân tộc trên thế giới mà sự ủng hộ của tất cả đã củng cố niềm tin của tôi vào việc cùng nhau tìm kiếm nền hoà bình.
 
Xin cám ơn Quý Vị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét