Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Bạn có muốn trở thành người cha mẫu mực như lời dạy của Khổng Tử?

Chỉ khi người cha cho thấy tính cách mạnh mẽ, chính trực thì con trai của ông sẽ noi gương trở thành người mạnh mẽ, chính trực. (Ảnh: iStock)Thế giới hiện đại của chúng ta đang thách thức vai trò làm cha. Tỷ lệ 50% các gia đình ly hôn, công việc tối mắt tối mũi nơi công sở, những áp lực của xã hội hiện đại khiến vai trò làm cha thật sự khó khăn và cơ hội để sống đúng với thiên chức này trở nên ít ỏi.
Và xã hội dường như tặng cho các bà mẹ phần tình yêu lớn hơn: Kể từ năm 2004, doanh số bán hàng Ngày của Cha liên tục giảm và thấp hơn khoảng 2 lần so với chi tiêu cho Ngày của Mẹ, theo thống kê từ Hiệp hội bán lẻ Mỹ.
Người cha thời cổ đại Trung Hoa đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Người xưa vinh danh cha của họ với sự tôn kính ngang với vua hoặc thậm chí với các vị thần. Xưa kia, chữ “vương” chứa chữ “cha” bên trong. Mặc dù với tư tưởng hiện đại điều này nghe có vẻ cực đoan, song văn hóa Trung Hoa truyền thống lại mang tới cho những người làm cha ngày nay nhiều bài học lớn.
Người cha trong văn hóa Trung Hoa truyền thống
Là người đứng đầu của xã hội nhỏ nhất – gia đình – người cha không chỉ có trách nhiệm đối với gia đình về phương diện vật chất, ông còn là người khắc sâu trong lòng con trẻ quan niệm đạo đức và thái độ ứng xử phù hợp để đảm nhận các vai trò trong gia đình mà chính chúng sẽ kế thừa.
Khổng Tử – một nhà hiền triết nổi tiếng, người đã sống cách đây hơn 2.500 năm, đã dạy rằng lòng hiếu thảo là nền tảng của mỗi gia đình. Điều này dựa trên nền tảng vốn có là mối quan hệ tương hỗ “tam cương ngũ thường” giữa bạn bè, anh chị em, cha con, chồng vợ, vua tôi. Bằng cách thừa nhận và ý thức được các mối liên hệ này, con người có thể sống và lớn lên bên nhau một cách hòa hợp.
Khổng Tử cho rằng tình yêu của người cha khác tình cảm của mẹ; trên tất cả, một người cha phải đóng vai trò chỉ huy trong gia đình và nhận được sự kính trọng.
Confucius or 孔子, by unknown author. (Commons Wikimedia)
Khổng Tử. (Họa sĩ vô danh/ Ảnh: Commons Wikimedia)

Khoảng cách phù hợp
Trong khi vẫn đối xử tốt bụng và yêu thương con cái, người cha vẫn phải giữ một khoảng cách nhất định. Phụ thân trong văn hóa cổ đại của Trung Hoa không phải thể hiện là muốn làm bạn với con cái của họ theo nghĩa thông thường. Người phụ huynh không biến mình thành thế giới trẻ nhỏ, mà ngược lại, cung cấp cho chúng những phương tiện để phát triển cá tính và tiến nhập vào thế giới người trưởng thành.
Cho dù trong công tác ngoài xã hội hay trong quan hệ gia đình, hành vi của người cha là tấm gương cho trẻ dõi theo, và người cha cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng trong hoàn cảnh thích hợp.
Một người cha không thể bỏ những rào cản phân định vai trò của mình. Mặc dù tiếp xúc của người cha với con cái bị hạn chế, cũng như bây giờ những tiếp xúc giữa cha con bị hạn chế do sự bận rộn trong công việc, người cha cần phải để lại những dấu ấn tốt nhất có thể lên thế hệ con cháu của mình.
Đừng trở thành người độc đoán
Điều này không có ý nói rằng người cha Trung Hoa cổ đại là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi trường hợp. Nhà tư tưởng Trung Hoa ở thế kỷ I cho rằng: “Tất cả con người đều là con của Thượng đế và chỉ đơn thuần là thấm tinh thần của cha mẹ mình trong thể xác. Do đó, người cha không có quyền lực tuyệt đối với con trai của họ”.
Kể từ khi các con coi cha mình như một hình mẫu chuẩn mực đạo đức, người cha được kỳ vọng sẽ giữ mình theo các nguyên tắc đạo đức cao. Đó không phải là sự tuân thủ mù quáng – thứ mà Khổng Tử khinh sợ.
Khi một trong các môn đệ tự hào về việc đã chịu đựng đòn đánh tàn bạo từ người cha của mình, Khổng Tử đã khiển trách ngay: Bằng cách chịu đựng đòn roi tàn ác, ngươi đã cho phép cha mình làm việc xấu?
Là một người con, Khổng Tử dạy, không phải để tuân theo cha mẹ một cách mù quáng, mà là để học hỏi từ họ những bài học về đạo đức để hình thành nhân cách và hỗ trợ họ trong những thời điểm quan điểm đạo đức của họ yếu kém. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò làm gương của người cha, chỉ khi người cha cho thấy tính cách mạnh mẽ, chính trực thì con trai của ông sẽ noi gương trở thành người mạnh mẽ, chính trực.
Thực tế hiện đại
Đối với người cha hiện đại, cố gắng dành thời gian cho con trẻ có thể làm bạn nản chí, thậm chí dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Trong khi phụ nữ đi làm được nghỉ thai sản và các doanh nghiệp cũng phát triển chính sách ưu ái đối với người mẹ, giúp họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và con cái, chỉ có rất ít không gian cho sự nghiệp làm cha.
(Ảnh: internet)

Trong xã hội ngày nay, nơi mà vai trò trụ cột của người cha giảm đi đáng kể, thời gian bạn dành cho trẻ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để mọi khoảnh khắc dành cho con trở nên đáng giá, người cha phải hy sinh các sở thích của bản thân, thay vào đó sử dụng sức mạnh đích thực của tâm tính và trở thành hình mẫu đáng giá cho hậu thế của mình.
Quế Trà biên dịch Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét