Tác giả: Oliver Sacks
Bản dịch tiếng Việt của Lan Trần tại VIET Psychology
Mua sách gốc để ủng hộ tác giả. Tôn trọng người dịch: không chỉnh sửa, luôn để nguồn nguyên tác và người dịch khi đem bài ra khỏi nơi phát hành.
(Chú thích của người dịch được in nghiêng)
Câu nói cảm động và có phần gây sợ hãi của Bunuel đã đặt cho chúng ta câu hỏi quan trọng về mặt chẩn đoán, thực tế, sống còn và triết lý: cuộc sống là gì, thế giới là gì, bản thân là gì trong sự tồn tại của một con người mà hầu hết ký ức về cuộc đời của anh ta đã bị quên lãng? Quá khứ là gì, tương lai có ý nghĩa như thế nào về mặt thời gian đối với anh ta.
Nó khiến tôi nghĩ ngay đến một bệnh nhân mà những câu hỏi vừa rồi dường như dành riêng cho anh ta: Jimmie G., một người quyến rũ, thông minh và không có ký ức. Anh sống trong Nhà dưỡng lão tại Thành phố New York vào năm 1975 với hồ sơ bệnh án như sau: “không thể cứu chữa, hay bị kích động, rối loạn, không thể tập trung”.
Jimmie có một nhóm tóc bạc đằng sau gáy, một người khỏe mạnh và đẹp trai ở độ tuổi 49. Anh ta vui vẻ, dễ gần, và ấm áp.
“Hiya, bác sĩ! Chào buổi sáng. Tôi ngồi ở cái ghế này phải không?”. Anh có tâm hồn đáng yêu, rất cởi mở khi giao tiếp và sẵn sàng trả lời tất cả mọi câu hỏi của tôi. Anh ta nói tôi tên tuổi, ngày sinh, tên của thị trấn nhỏ tại tiểu bang Connecticut nơi anh ta sinh ra. Anh ta miêu tả chi tiết, và còn vẽ cả bản đồ. Anh nói về ngôi nhà nơi gia đình đã sống, nhớ cả số điện thoại, nói về những ngày học ở trường, các bạn học, và cả năng khiếu đặc biệt về môn Toán và Khoa học tự nhiên. Anh ta đặc biệt tự hào khi nói về những ngày trong hải quan – khi chỉ vừa 17 tuổi, mới tốt nghiệp trung học và gia nhập quân đội vào năm 1943. Với trí óc của một kỹ sư tương lai và niềm yêu thích dành cho điện tử và radio, anh trở thành người học việc tại trung tâm điều hành của một tàu ngầm. Anh ta nhớ tên tất cả tàu ngầm và đơn vị chỉ huy mình đã phục vụ – mục đích, nơi tàu ngầm hoạt động, tên của các đồng sự. Anh nhớ Morse và vẫn có thể sử dụng loại code này thành thạo.
Một cuộc sống đầy ý nghĩa và thú vị được miêu tả tỉ mỉ và tình cảm. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, Jimmie không thể nhớ hơn được điều gì. Anh ta có thể nói về những ngày chiến tranh, thời gian phục vụ trong quân đội, khi chiến tranh chấm dứt và suy nghĩ về tương lai. Anh yêu quân đội và muốn ở lại tuy nhiên với sự giúp đỡ của GI Bill (đạo luật của chính phủ Hoa Kì giúp đỡ các quân nhân trẻ trở về trường học sau chính tranh thế giới lần thứ 2), anh muốn trở về trường học. Anh trai của Jimmie đang học tại trường kế toán và chuẩn bị lập gia đình với một cô gái xinh đẹp từ Oregon.
Jimmie có vẻ như không phải nói về quá khứ mà đang nói ở thì hiện tại. Tôi cảm thấy ngạc nhiên với sự thay đổi về cách dùng thì trong câu nói khi anh chuyển từ miêu tả những ngày tại trường đến những ngày trong quân đội. Khi kể về những ngày tại trường, anh dùng thì quá khứ, nhưng hiện tại khi nói về quân đội, anh dùng thì hiện tại – và không chỉ là dạng dùng thì hiện tại để kể về quá khứ và Jimmie đang thực sự dùng thì hiện tại để nói về cuộc đời trong quân đội nhưng thể nó đang thật sự diễn ra trong cuộc đời anh.
“Đây là năm nào, anh G?”
“Năm 45. Ý anh là sao? Chúng ta đã chiến thắng! FDR đã chết (Tổng thống Franklin D. Roosevelt), Truman đang chuẩn bị tiếp quản chính phủ. Những điều tuyệt vời đang chờ đợi chúng ta ở phía trước”
“Anh thì sao Jimmie, anh bao nhiêu tuổi?”
Jimmie dừng lại, một chút bối rối, hệt như đang tính toán: “Tại sao? Tôi đoán tôi 19, bác sĩ! Tôi sẽ trở thành 20 tuổi vào tiệc sinh nhật sắp tới!”
Tôi nhìn vào người đàn ông đầu bạc ngồi trước mình, tôi có một mong muốn làm cho Jimmie nhận ra thực tế, một điều mà đến bây giờ tôi vẫn chưa tha thứ cho bản thân vì hành động này. Tôi đưa một chiếc gương cho Jimmie: “Nhìn vào tấm gương và nói cho tôi biết anh trông thấy điều gì? Có phải một cậu bé 19 tuổi không?”
“Chúa ơi, điều gì đang xả ra? Điều gì đang xảy đến với tôi? Có phải một cơn ác mộng không? Tôi đang điên à? Một trò đùa sao?” – Jimmie trở nên hoảng loạn tột độ.
“Không sao cả Jimmie”, tôi nói dịu dàng , “Chỉ là một sai lầm. Chẳng có gì phải lo lắng cả. Hey!” Tôi đưa Jimmie ra khung cửa sổ, “Hôm nay có phải ngày đẹp không? Nhìn đám trẻ đang chơi bóng chày kìa!”. Jimmie mau chóng bình tĩnh và bắt đầu mỉm cười, và tôi cầm tấm gương bước ra ngoài.
Hai phút sau tôi quay về phòng. Jimmie vẫn đang đứng cạnh cửa sổ, nhìn lũ trẻ chơi bóng chày ngoài xa. Jimmie quay lại khi tôi bước vào và thể hiện sự chào mừng ấm áp.
“Hiya, bác sĩ! Chào buổi sáng! Anh muốn nói chuyện với tôi à? Tôi ngồi ở cái ghế này nhé!”
“Chúng ta chưa hề gặp nhau trước sao?” – tôi hỏi một cách thân mật.
“Tôi không nghĩ thế! Nếu chúng ta đã gặp nhau trước, tôi sẽ không quên anh đâu bác sĩ!”
“Tại sao lại gọi tôi là bác sĩ?”
“Thì anh là bác sĩ phải không?”
“Đúng, nhưng nếu chúng ta chưa gặp nhau thì làm sau anh biết tôi là bác sĩ?”
“Anh nói như một bác sĩ vậy! Tôi có thể nhận ra anh là một bác sĩ”
“Anh nói đúng, Tôi là nhà thần kinh ở đây”
“Nhà thần kinh? Hey, có gì không tốt với hệ thần kinh của tôi sao? Và ở đây là ở đâu? Nơi này là nơi nào?
“Tôi đang định hỏi anh – anh nghĩ anh đang ở đâu?”
“Tôi thấy giường bệnh và bệnh nhân ở khắp nơi. Nơi này giống như một bệnh viện. Chết tiệt, tôi đang làm gì ở bệnh viện – và tất cả những người già này, rất già so với tôi. Tôi khỏe lắm, như một con trâu vậy. Này, có thể tôi đang làm việc ở đây … Tôi có làm việc không? Công việc của tôi là gì …. Không, anh đang lắc đầu, tôi thấy được câu trả lời trong mắt anh. Nếu tôi không làm ở đây thì tôi bị đặt vào đây. Tôi có phải là bệnh nhân, tôi có bệnh và không biết không, bác sĩ ơi? Thật điên rồ, thật đáng sợ ! … Đây có phải trò đùa không?”
“Anh không biết vấn đề ở đây là gì à? Anh có nhớ đã kể cho tôi nghe về tuổi thơ, lớn lên ở Connecticut, làm việc ở trạm điều hành tàu ngầm? Và anh trai thì đã đính ước cùng cô gái từ Oregon?”
“Hey, anh nói đúng. Nhưng tôi chưa kể anh nghe điều đó. Tôi không nhớ đã gặp anh trước đây. Anh chắc hẳn đã đọc bản tường trình về cuộc đời tôi”
“Okay. Tôi sẽ kể anh nghe một câu chuyện. Một người đàn ông đến gặp bác sĩ và phàn nàn về trí nhớ của anh ta. Bác sĩ hỏi anh ta vài câu hỏi lặp lại, và hỏi “Lặp lại? Như vậy thì sao?” và bệnh nhân trả lời “Cái gì lặp lại?”
“Hóa ra đó là vấn đề của tôi”, Jimmie cười “Tôi nghĩ nó thế đấy, đôi khi tôi thấy mình quên nhiều thứ lắm, những thứ chỉ vừa xảy ra thôi. Nhưng quá khứ thì vẫn rõ ràng!”
“Anh cho phép tôi kiểm tra nhé? Làm một vài xét nghiệm đơn giản thôi”.
“Dĩ nhiên, cái gì cũng được”
Jimmie thể hiện trí thông minh đặc biệt trong bài trắc nghiệm. Jimmie rất cương quyết, có óc quan sát tốt, suy nghĩ logic, và không gặp vấn đề giải quyết những vấn đề khó khăn hay ma trận với điều kiện đó phải là trò chơi diễn ra ở tốc độ nhanh. Nếu quá nhiều thời gian trải qua, Jimmie sẽ quên mất ngay anh ta đang làm gì. Jimmie đánh bại tôi ở trò ca rô nhưng luôn thua khi chơi cờ vua – những bước di chuyển của quân cờ quá chậm.
Ở Jimmie, tôi tìm thấy sự biến mất quá nhanh chóng của ký ức ngắn hạn – bất cứ điều gì bạn nói hay đưa cho Jimmie xem sẽ đều bị lãng quên trong vài giây sau. Tôi đặt đồng hồ, cà vạt, mắt kiếng xuống bàn, lấy khăn phủ lại và hỏi nếu Jimmie có nhớ được những đồ vật trên bàn – Jimmie quên tất cả, dù trước đó tôi đã dặn anh ta phải lưu ý. Tôi lặp lại trò chơi, yêu cầu Jimmie ghi lại tên, và một lần nữa, Jimmie quên mất. Khi tôi đưa cho Jimmie xem tờ giấy anh ta ghi tên các vật, anh ta thừa nhận đây chính là chữ viết của mình nhưng lại không nhớ được mình đã viết tờ giấy nào khi nào.
[....]
Jimmie không thể lưu trữ lại bất cứ điều gì vào bộ nhớ đặc biệt khi môi trường xung quanh có tác động mặc dù trí thông minh của anh xuất sắc hơn người.
[...]
Trừ khi là một diễn viên đại tài, những gì Jimmie thể hiện cho chúng ta thấy rõ anh ta đang sống ở quá khứ. Những câu chữ, những cảm nhận, những sự ngạc nhiên, những khó khăn khi cố gắng suy xét và giải thích cho những điều lạ lẫm anh ta trông thấy là những nỗ lực phi thường của một trai trẻ mắc kẹt từ những năm 1940 khi đối mặt với tương lai, với những điều chưa bao giờ xảy ra và những thật khó tưởng tượng ở thời điểm 1975 so với 30 năm trước.
Tôi tìm thấy một tấm ảnh và đưa cho Jimmie xem.
“Đây là một mẫu máy bay chiến đấu xuất sắc! Tôi chưa bao giờ thấy mẫu nào như vậy?”
“Nó tên là gì?” – tôi hỏi.
Jimmie nhìn xuống và thấy chú thích của tấm ảnh, “Nimitz!”
“Có điều gì sao?”
“Có chứ. Tôi biết mọi thứ bằng cách gọi tên chúng nhưng tôi chẳng biết Nimitz là cái quá gì. Có Admiral Nimitz nhưng tôi không bao giờ biết người ta đặt tên một chiếc máy bay theo tên anh ta!”
(Nimitz là tàu sân bay hiện đại của Hoa Kì, được đưa vào sử dụng vào năm 1975).
Jimmie tức giận quăng tờ báo xuống và trở nên vô cùng bối rối và tức giận. Một lần nữa, Jimmie phải chịu đựng áp lực khi đối mặt với những điều kỳ lạ, trái ngược với thực tế. Một lần nữa tôi lại đẩy anh ta vào sự hoảng loạn. Chúng tôi đành kết thúc buổi điều trị và đến gần cửa sổ một lần nữa. Jimmie lại thấy lũ trẻ và mau chóng quên đi câu chuyện về Nimitz. Ngay sau đó, chúng tôi ngửi thấy một mùi thơm từ phòng ăn, Jimmie dậm môi, “Ăn trưa”, mỉm cười và chuẩn bị rời khỏi phòng.
Tôi cảm thấy chua xót với những gì mình chứng kiến. Thật đau đớn và khó chịu khi nghĩ đến cuộc đời của một con người đã lạc trong một hiện thực không thể phá vỡ.
Tôi viết trong sổ tay: “Anh ấy, dường như lạc lõng trong một giây phút của hiện tại, với xu hướng quên hết tất cả những gì xảy ra chung quanh. Anh ấy là người đàn ông không có quá khứ (hay hiện tại), bị giam chặt trong một giây phút mãi mãi không bao giờ thay đổi, không bao giờ có ý nghĩa”, và tiếp theo “Những kiểm tra trí não hoàn toàn bình thường. Cảm giác: có thể là triệu chứng Korsakov, có lẽ do sự thiếu hụt rượu” Tôi tự hỏi một cách cảm tính về “tâm hồn lạc lối”, làm sao một người có thể tạo ra sự tiếp tục, một nguồn cội khi anh ta là con người không có gốc, hay gốc của anh ta đã bị chìm chặt vào một quá khứ xa vời.
Có lẽ tôi sẽ tìm được sự hướng dẫn (cho trường hợp của Jimmie) từ các tài liệu, phần lớn bằng tiếng Nga của Korsakov (1887) và Luria (Neuropsychology of Memory). Korsakov viết vào năm 1887 về các bệnh nhân với căn bệnh được đặt theo tên ông – bệnh Korsakov: Ký ức về những sự kiện gần nhất hầu như bị phá hủy hoàn toàn; sự kiện càng gần thì biến mất càng nhanh; trong khi đó những sự kiện diễn ra từ rất lâu lại được gợi nhớ rất dễ dàng, và vì vậy, sự khéo léo, hài hước và sự tháo vát của bệnh nhân gần như nguyên vẹn.
Các nghiên cứu của Korsakov được mở rộng một thập kỷ sau, và người có tầm ảnh hưởng nhất là Luria. Luria viết: “Sự xáo động trong nhận thức và cách nhận biết về các sự kiện có thể thấy rõ trong các bệnh nhân. Họ dần mất những trải nghiệm bên trong về thời gian và dần sống trong một thế giới của những nhận thức lạc lõng”. Và điều tồi tệ và sự xáo động nhận thức này có thể tác động lùi về những sự kiện xảy ra rất lâu trước đây của các bệnh nhân.Hầu hết các bệnh nhân của Luria đều bị tổn thương một phần của não khá nghiêm trọng (cerebral tumour).
Tôi viết trong sổ tay: “Có một khoảng trống to. Chúng ta không biết điều gì đã diễn ra hay hậu quả của chúng là gì. Chúng ta phải điền vào những năm tháng còn “thiếu” đó từ anh trai của anh ta, hay quân đội, hay bệnh viện … Có thể là anh ta đã trải qua một việc khủng khiếp vào khoảng thời gian này, hay là hư hỏng một phần não trong chiến trường?”
Chúng tôi tiến hành những xét nghiệm não với Jimmie (EEG, scan não) và không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc não bị tổn thương. Đồng thời chúng tôi nhận báo cáo từ hải quân là Jimmie phục vụ đến 1965 và hoàn toàn khỏe mạnh đến thời điểm đó.
Chúng tôi đọc bản báo cáo của bệnh viện Bellevue, nơi miêu tả Jimmie như một con người “hoàn toàn không kiểm sóat, có triệu chứng về não, vì rượu”. Sau đó Jimmie được gửi đến một nơi chăm sóc người bệnh tồi tệ, và cuối cùng được giải cứu về “Home” – nơi dưỡng bệnh hiện tại vào 1975.
Chúng tôi hỏi người anh, nhân vật Jimmie đề cập như một người vẫn đang học tại trường kế toán và hứa hôn với một cô gái từ Oregon. Thực tế, người anh trai đã lấy vị hôn thê, trở thành cha, ông nội và làm nghề kế toán hơn 30 năm. Hai anh em không gặp nhau thường xuyên từ năm 1943 vì sống xa nhau, sự nghiệm khác nhau, và phần lớn do tính tình không hợp nhau. Trong mắt người anh, Jimmie chưa bao giờ là người nghiêm túc, lúc nào cũng lông bông, và luôn uống rượu. Quân đội, theo cảm nhận của người anh, chính là nơi đã đưa Jimmie vào lại khuôn phép, nhưng từ khi rời bỏ quân đội vào năm 1965, Jummie lại lười nhác không muốn kiếm việc và “dần tuột dốc”.
Jimmie ngày càng uống rượu nhiều hơn, bắt đầu từ năm 1970. Vào khoảng thời gian này, Jimmie được đưa đến bệnh viên Bellevue và biểu hiện các hội chứng suy giảm trí nhớ và bộc phát bệnh thần kinh. Khi người anh trai đến thăm sau 20 năm không gặp mặt, Jimmie thậm chí đã không nhận ra và nói: “Đừng giỡn! Ông già như thể cha tôi vậy. Anh trai tôi rất trẻ và hiện đang đi học ở trường kế toán!”
Tôi thắc mắc: “Vì sao Jimmie không nhớ về thời gian sau khi rời hải quân, vì sao đến tận năm 1970 anh ta mới suy giảm trí nhớ?”. Chúng tôi có nhờ một chuyên gia thần kinh mong có thể hồi phục một phần ký ức bị đè nén bởi hội chứng hysteria (một chứng kích động thần kinh, không điều khiển được cảm xúc) nhưng phương pháp này thất bại. Vì căn bệnh hiện tại mà thậm chí Jimmie không thể tập trung lắng nghe và ghi nhớ sự hướng dẫn của chuyên gia thần kinh khi cô ấy cố gắng thôi miên Jimmie. Cô ấy viết: “Sự sụt giảm thần kinh của anh ấy là có tổ chức, mãi mãi và không thể điều trị. Anh ấy không thể hiện sự lo lắng đặc biệt nào”, và đồng thời nói là cô ấy vẫn không nghĩ ra các biện pháp chữa trị nào để giảm các triệu chứng của Jimmie.
Tôi hỏi ý kiến của Luria và nhận được câu trả lời: “Chúng ta có thể làm gì? Chúng ta nên làm gì? Không có đơn thuốc nào cả. Trong trường hợp như thế này, hãy làm mọi thứ mà lý trí và trái tim bạn mách bảo. Có rất ít hy vọng, hay thậm chí không có hy vọng nào trong việc tìm lại trí nhớ cho anh ấy. Tuy nhiên, một con người không phải chỉ có mỗi ký ức. Anh ấy có tâm trạng, ý chí, các giác quan, đạo đức sống – những vấn đề mà thần kinh tâm lý (neursopsychology) không thể diễn tả. Chính vì thế, vượt ra cả tâm lý học, bạn có thể tìm cách tiếp xúc và thay đổi anh ấy. Tình trạng hiện tại cho phép bạn làm được điều ấy khi đang làm việc tại Home (nơi điều trị của Jimmie) khác xa với những trung tâm điều trị hay viện nghiên cứu mà tôi đang làm việc. Bạn không thể làm được gì với khía cạnh tâm lý thần kinh nhưng nói đến phương diện của một con người, có thể bạn sẽ làm được rất nhiều”.
Jimmie, sau nhiều tháng sống trong bệnh viện cũng dần học được “một cảm giác quen thuộc”: anh ấy dần học đường đi xung quanh, phòng ăn, phòng riêng, thang máy, cầu thang, và trong nhiều trường hợp, một vài nhân viên, mặc dù Jimmie vẫn còn hay lẫn lộn họ với những người trong quá khứ. Jimmie trở nên rất kính trọng một nhân viên trong Home, nhận ra giọng nói, bước chân của cô ấy, nhưng Jimmie lúc nào cũng xem cô ấy như một người bạn tại trung học và ngạc nhiên khi tôi gọi cô ấy là “Sister” (Home là nơi chữa trị có đạo):
“Gee! Điều kỳ lạ nhất vừa diễn ra! Tôi không bao giờ nghĩ là bạn trở thành một nữ tu sĩ!”
Người duy nhất Jimmie có thể nhận ra chính là người anh trai của mình. Những buổi gặp gỡ thường vô cùng xúc động đối với Jimmie và với những người chứng kiến. Jimmie yêu anh trai, nhận ra anh trai nhưng không bao giờ hiểu được tại sao anh trai lại già đến thế: “Có lẽ một vài người già trước tuổi” – Jimmie nói. Đây là những buổi gặp mặt kết nối hiện tại và quá khứ của Jimmie nhưng thật tiếc cũng chẳng giúp gì cho việc xây dựng lại cảm giác về quá khứ hay hiện tại. Điều tốt nhất từ những buổi gặp mặt này, có lẽ là lời khẳng định dành cho người anh trai: Jimmie vẫn còn sống, dù chỉ trong quá khứ.
Tất cả chúng tôi đều có hy vọng giúp Jimmie. Anh ấy có tính cách tuyệt vời, rất đáng mến, nhanh nhẹn và thông minh. Thật khó khăn để nghĩ rằng anh ấy không thể cứu chữa. Tất cả chúng tôi đều không tin được có một loại bệnh lãng quên khủng khiếp có thể xóa bỏ tất cả mọi thứ, mọi trải nghiệm, mọi trải nghiệm và làm xuất hiện một hố sâu đen thẳm trong cuộc đời một con người.
Khi mới gặp Jimmie, tôi khuyến khích Jimmie đem theo một cuốn sổ và viết mọi thứ diễn ra trong ngày, những trải nghiệm, cảm giác, suy nghĩ. Cách này mới mẻ và cũng nhanh chóng thất bại vì Jimmie thường xuyên làm mất cuốn sổ. Khi Jimmie xem lại những dòng chữ, anh ấy thừa nhận đây chính là chữ viết của mình nhưng lại không thể nhớ hay cảm nhận điều gì từ những dòng chữ của ngày trước đó. Anh ấy là một người không hề có “một ngày trước đây”. Bên cạnh đó, những sự kiện được ghi lại thường rất vụn vặt: “Ăn trứng buổi sáng”, “Xem bóng bầu dục trên TV”.
Những ngày đầu tiên, Jimmie cảm thấy rất giận dữ và buồn bã khi phát hiện mình chính là bệnh nhân tại viện, nhưng tôi tự hỏi, liệu anh ấy có thể cảm nhận được điều đó không?
“Anh cảm thấy thế nào?”
“Tôi cảm thấy như thế nào?”, Jimmie lập lại câu hỏi, gãi đầu: “Tôi không thể nói tôi không khỏe, nhưng tôi không thể nói tôi khỏe. Tôi không thể nói tôi không thể cảm thấy điều gì cả.”
“Anh có thấy tội nghiệp bản thân?”
“Không thể nói tôi như vậy.”
“Anh có đang tận hưởng cuộc sống?”
“Tôi không thể nói tôi đang tận hưởng”
Tôi ngừng lại, e sợ mình có thể đi quá xa. Tôi không muốn đẩy anh ấy xuống một lỗ đen tuyệt vọng bí ẩn chưa được khám phá.
“Anh không tận hưởng cuộc sống”, tôi ngập ngừng, “vậy anh cảm nhận thế nào về cuộc sống?”
“Tôi không thể nói là tôi cảm nhận được bất cứ thứ gì.”
“Anh có cảm thấy mình đang sống?”
“Đang sống? Khôn hẳn. Tôi không cảm nhận mình đang sống từ rất lâu rồi”
Gương mặt của Jimmie thể hiện nỗi buồn và thất vọng.
Sau đó, chúng tôi chơi các trò chơi, và các trò chơi này dường như giúp kiềm chế cảm xúc của Jimmie. Thay vì những nỗi buồn, Jimmie cảm nhận tình bạn và sự tranh đấu qua các trò chơi. Jimmie chưa bao giờ phàn nàn về sự cô đơn – nhưng anh lúc nào trông cũng cô đơn. Jimmie chưa bao giờ thể hiện nỗi buồn – nhưng lúc nào anh cũng trông rất buồn. Tôi gợi ý Jimmie tham gia vào chương trình giải trí của Home (viện điều trị nơi Jimmie đang ở), nhưng rồi chúng cũng không thể giúp Jimmie trong một giai đoạn dài. Jimmie giải hết các câu hỏi khó một cách dễ dàng, và anh dần trở nên chán nản và mệt mỏi. Một cách rõ ràng, Jimmie cần làm điều gì đó: anh muốn lao động, muốn tồn tại, muốn cảm nhận – nhưng không thể; anh muốn trực giác, muốn một cuộc sống mục đích, nói theo Freud là “Sống và Yêu” (Freud: một nhà tâm lý học nổi tiếng).
Jimmie liệu có thể làm công việc thông thường? Jimmie có hai kỹ năng đặc biệt tốt là đánh mã Morse và đánh máy. Jimmie tìm lại được hai kỹ năng này (Jimmie từng phục vụ tại hải quân Hoa Kì), nhưng rồi một thời gian sau, anh cũng dần mất hứng thú. Đánh máy là một công việc vụn vặt và không tạo ra chiều sâu. Jimmie đánh một cách máy móc và không thể đuổi theo những dòng suy nghĩ – những suy nghĩ rời rạc và không trật tự.
Tôi hỏi các xơ: “Các chị có nghĩ anh ấy có tâm hồn?” Họ đều bất ngờ trước câu hỏi này nhưng tất cả đều hiểu tại sao tôi lại hỏi thế. “Nhìm Jimmie trong nhà tờ và hãy đánh giá những gì bạn trong thấy”. Tôi quan sát Jimmie và thật bất ngờ khi thấy anh ấy dành sự tập trung liên tục và cao độ mà tôi chưa bao giờ quan sát trước đây. Một cảm giác bao bọc Jimmie. Một cách rõ ràng, Jimmie tìm lại chính bản thân, sự tiếp diễn, hiện thực và sự tập trung cao độ tại nơi đây. Các xơ nói đúng – Jimmie đã tìm được tâm hồn mình ở đây. Những lời nói của Luria (xem phần 2) trở về với tôi: “Một con người không chỉ bao gồm ký ức. Một người có cả cảm giác, ý chí, cảm giác, đạo đức … Tất cả chúng đều ở đây”. Ký ức, hoạt động thần kinh, chỉ bản thân não bộ không thể giúp Jimmie nhưng những cảm nhận về đạo đức có thể bao bọc Jimmie.
“Đạo đức” có thể chưa diễn tả đủ giây phút của Jimmie. Nhìn Jimmie trong nhà thờ đã cho tôi những cảm nhận rất khác về những trạng thái khác có thể chạm đến tâm hồn của một con người. Một thể loại có thể tiếp xúc dễ dàng với Jimmie chính là âm nhạc và nghệ thuật. Tôi lưu ý, khi “theo dõi” âm nhạc hay các vở kịch đơn giản, Jimmie không khó khăn để theo đuổi và cảm nhận từng giây phút của chúng.
Anh ấy thích làm vườn. Tuy mỗi ngày anh ấy chào hỏi khu vườn như một người bạn mới nhưng dần về sau anh ấy thân thuộc với chính ngôi vườn hơn cả bên trong viện chữa trị. Bây giờ gần như anh ấy không bao giờ lạc hay trở nên mất kiểm soát trong khu vườn nữa. Anh ấy làm quen với khu vườn nhờ vào những tình cảm và ngôi vườn từ những ngày trẻ ở Connecticut mà anh ấy còn nhớ được.
Nếu Jimmie chỉ tiếp xúc với những công việc hay những câu đố, bài toán, những vấn đề chỉ cần giải đáp bằng sự vận động trí não thì anh ấy sẽ lập tức trở nên chán chường khi chúng kết thúc, và quay trở về vực thẳm của sự lãng quên và vô nghĩa. Nếu anh ấy được tiếp xúc với cảm xúc hay tâm linh – như trong nghệ thuật, âm nhạc, lẫn trong đám đông nhà thờ – những cảm xúc và tâm trạng sẽ trở thành sự suy nghĩ và sự bình yên trong tâm hồn Jimmie.
Tôi đã biết Jimmie hơn 9 năm và anh ấy không hề thay đổi chút nào. Anh ấy không thể nhớ bất kỳ điều gì sau một khoảng thời gian ngắn, hay không thể nhớ bất kỳ điều gì sau thời điểm 1945. Tuy nhiên, anh ấy dần trở nên tốt hơn, không còn là con người lạc lõng, dễ bị buồn chán; Jimmie dành nhiều thời gian hơn cho nghệ thuật, âm nhạc, đức tinh, đạo đức – những vẻ đẹp sâu sắc của thế giới.
Tôi học được nhiều về phương diện chữa trị và nhân văn. Trong những căn bệnh trầm trọng như Korsakov, dù cho sự tổn thương có lớn thế nào đi chăng nữa, tia hy vọng vẫn có thể đến từ nghệ thuật, bằng tình cảm con người, bằng cách tiếp xúc với tinh thần con người: tất cả những điều đó có thể thấy qua một trường hợp tưởng chừng như không thể cứu chữa của khoa học thần kinh như của Jimmie.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét