Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Ông Tập Cận Bình định đến Việt Nam trước ông Obama để làm gì?



Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lần viếng thăm Bắc Kinh 03/09/2015 - REUTERS
Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lần viếng thăm Bắc Kinh 03/09/2015 – REUTERS
Ngay sau khi được thông báo là tổng thống Obama của Hoa kỳ sẽ đến thăm Việt nam thì ngay sau đó Trung quốc bắn tiếng về việc ông Tập Cận Bình cũng sẽ thăm Hà nội vào trùng với lịch đến của tổng thống Mỹ. Đây là một điều rất oái oăm vì Việt nam không thể đón tiếp hai vị tổng thống của hai cường quốc trong một tuần hay tháng như vậy. Nhiều người đã đặt câu hỏi, ông Tập Cận Bình đang bị hầu như toàn thể nhân dân Việt nam lê án vì hành động nói một đằng làm xằng một nẻo, lợi dụng lòng tin cả lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt nam đã tăng cường xây dựng và mở rộng các đảo xâm chiếm của Việt nam làm các sân bay và căn cứ quân sự lâu dài đe dọa đến an ninh và chủ quyền về cả biển và lãnh hải, hàng không của Việt nam. Vì thế người ta đã vạch ra mấy mục đích đến Hà nội mà Việt nam không muốn đón tiếp là:
Ông Tập cận Bình đến để gây sức ép lên đại hội Đảng Cộng sản Việt nam tới đây.
Như báo RFi Pháp đã có bài cho rằng: “Một hôm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bản dự thảo Báo cáo Chính trị sẽ được thảo luận nhân Đại hội lần thứ 12 dự trù mở ra vào đầu năm tới 2016, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ghi ngày hôm nay, 16/09/2015 đã nêu bật khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam vào cuối năm nay với ý kiến của hai chuyên gia cho rằng rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách tác động đến giới lãnh đạo Việt Nam vào thời điểm đó. Theo giới quan sát, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất có thể sẽ tranh thủ dịp đến Đông Nam Á dự các hội nghị để chiêu dụ thêm một số nước, hóa giải chiến lược bị cho là vây chặn của Mỹ.
Đối với ông Hứa Lợi Bình (Xu Liping), một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, kể cả trong trường hợp ông tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila do thái độ kịch liệt chống hành vi của Trung Quốc
Phải nói rằng bang giao Việt-Trung vừa trải qua một giai đoạn sóng gió sau vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa Việt Nam vào tháng Năm 2014, và việc cải thiện trở lại quan hệ chỉ mới bắt đầu trong thời gian gần đây, với những khó khăn nhất định do việc các thành phần gọi là  « thân Bắc Kinh »  trong giới lãnh đạo Việt Nam tạm thời bị thất thế. Trong tình hình đó, chuyên gia Trung Quốc được tờ SCMP trích dẫn, không loại trừ khả năng ông Tập Cận Bình lợi dụng chuyến thăm Việt Nam để tiếp sức cho giới chủ trương quan hệ hữu hảo hơn với Bắc Kinh, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12 và bầu ra một giàn lãnh đạo mới :
« Một chuyến thăm cấp cao của một lãnh đạo Trung Quốc rất cần thiết khi Việt Nam sẽ có một ban lãnh đạo mới vào năm tới… Điều quan trọng là ông [Tập Cận Bình] có thể tiếp xúc với tất cả các lãnh đạo Việt Nam, và điều đó có thể có ảnh hưởng nhất định nếu ông ‘khích lệ’ những gương mặt ủng hộ Bắc Kinh. »
Nên biết ngày nay càng có nhiều nhà lãnh đạo Việt nam bất bình sâu sắc với hành động gây hấn và mở rộng các đảo mà Trung quốc đã xâm chiếm của Việt nam mà nhất là không bao giờ giữ lời, nói một đằng làm một nẻo.
Người ta còn nhớ mới đây khi hội nghị Asian 48 tổ chức tại Maliaxia, phái đoàn Trung quốc bị toàn thể hội nghị chất vấn gay gắt về hành động mở rộng đảo xâm chiếm của Việt nam, đe dọa an ninh khu vực thì phái đoàn Trung quốc đã phải cam đoan là Trung quốc đã dừng việc xây dựng và mở rộng các đảo này, cam kết giữ nguyên hiện trạng. Nhưng trong thực tế thì họ vẫn khẩn trương tiến hành xây dựng và mở rộng ở mức độ rất nhanh đến kinh người. Các đảo và sân vay trên vệ tinh của Mỹ và quốc tế chụp đươc thì các sân bay ở ba đảo chiếm được đã tăng diện tích gấp 2 đến 3 lần. Riêng ở đào Vành Khăn của Việt nam nay chiều dài sân bay là 3 km có nghĩa là vào khoảng 10 km2 gấp 3 lần khi phái đoàn Trung quốc đến hội nghị Asian 48 này. Vì thế, hiện nay ban lãnh đạo cao nhất của Việt nam không có ai giám đứng ra bênh vực Trung quốc nữa vì sợ mất uy tín mất phiếu bầu sắp tới của đại hội Đảng lần này. Vì thế, chuyến đi này của ông là gây áp lực với Việt nam để tìm ra một ban lãnh đạo nghiêng về thân cận với Trung quốc hay ít nhất cũng không thâm Mỹ mà chống lại Trung quốc.
Một nguyên nhân quan trọng nữa, khiến ông Tập cận Bình đến Việt nam là để ngáng chân tổng thống Obama trong quan hệ với Việt nam.
Người ta cho rằng ông Obama đến Việt nam sẽ chắc chắn hai nước này sẽ mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng quan hệ hai đất nước này nhất là vấn đề an ninh khu vực để chống lại sự bành trướng của Trung quốc. Mỹ sẽ có thể xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt nam và sẽ viện trợ mạnh về quân sự cho Việt nam về Hải quân và không quân để Việt nam sát cánh cùng Mỹ, Nhật trong vấn đề phòng thủ và trấn áp sự bành trướng của Bắc kinh, đe dọa đến vai trò xoay trục của Mỹ tại khu vực này.
Người ta tin rằng Trung quốc muốn phá đám, ngáng chân ông Obama bằng cách sắp xếp lịch để ông Tập đến trước nhưng sát ngày ông Obama đến Hà nội. Mặc dù lịch công bố chưa đưa ra nhưng mưu toan này Trung quốc đã đặt ra khiến Việt nam rất khó ứng xử đối phó, không thể cởi mở mà mở rộng các điều khoản ký kết với ông Obama về nhiều vấn đề quan trọng cho quan hệ hai nước và khu vực cũng như trên thế giới nhất là vấn đề an ninh biển Đông mà cả hai qyuoocs gia này cũng như các quốc gia trong khu vực đang rất quan tâm, quan ngại trước sự hung hăng của Trung quốc. Như Nhật báo Anh ngữ rất có uy tín tại Hồng Kông trước tiên hết đã ghi nhận một khả năng hiếm thấy hoàn toàn có thể xẩy ra : Việt Nam sẽ phải đón tiếp gần như vào cùng một thời điểm lãnh đạo của hai cường quốc bậc nhất thế giới hiện nay là Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cho đến nay, ngày giờ chính xác của hai chuyến thăm này chưa được xác định chắc chắn, nhưng theo SCMP, một số nguồn tin tại Bắc Kinh đã tiết lộ rằng mới đây, Trung Quốc đã quyết định là ông Tập Cận Bình sẽ đi thăm Việt Nam trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm, và đó sẽ là chuyến công du Việt Nam đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc trong 10 năm gần đây. Theo các nhà phân tích, thời điểm cụ thể rất có thể là vào tháng 11 khi hai Hội nghị Thượng đỉnh có Trung Quốc tham dự cùng diễn ra, Hội nghị ASEAN tại Malaysia, và Hội nghị APEC tại Philippines. Vấn đề là Tổng thống Mỹ Barack Obama, trên nguyên tắc, cũng đi dự hai Hội nghị đó, nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tại Manila, một cơ chế do chính Mỹ sáng lập, và rất có thể là ông sẽ ghé thăm Việt Nam vào thời điểm đó. Việc đón tiếp gần như đồng thời cả lãnh đạo Mỹ lẫn Trung Quốc sẽ đặt ra cho Việt Nam một bài toán cân bằng ngoại giao tế nhị, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội muốn xích lại gần Washington hơn nữa để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng lại không thể coi nhẹ Trung Quốc vì lệ thuộc Bắc Kinh quá nặng về kinh tế.
Sự việc lại càng phức tạp hơn vào lúc quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc cũng có phần căng thẳng hơn với việc Washington tố cáo Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, đe dọa quyền tự do lưu thông trên biển, trong lúc Bắc Kinh lại lên án chính sách xoay trục của Washington qua vùng Châu Á Thái Bình Dương, bị coi là nhằm vây chặn Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc thì có nhận định thẳng thừng hơn. Đối với ông, Trung Quốc ngoài miệng lúc nào cũng nói rằng nguyên tắc đối ngoại của họ là « không can thiệp », thế nhưng trong quá khứ, Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách lèo lái việc Việt Nam chọn lãnh đạo. Lần này cũng sẽ như thế. Theo Giáo sư Thayer, « Ông Tập Cận Bình cũng sẽ muốn sử dụng chuyến đi này để ảnh hưởng đến Đại hội Đảng, và để ngăn chặn không cho [Việt Nam] di chuyển về phía Mỹ ».
Phía Việt nam đang rất quan ngại thấy rõ âm mưu rất hiểm độc và hung hăng của Trung quốc trong việc đe dọa an ninh của mình khi tuyên bố Hoàng Sa, Trường sa là của Trung quốc chứ không còn là lãnh thổ tranh chấp như xưa họ vẫn tuyên bố.
Mọi com mắt đang đổ dồn về việc Việt nam làm gì trong cuộc chiến chiến dịch ngoại giao này. Nếu Việt nam kiên quyết bố trí lịch để Tập cận Bình đến Việt nam sau ông Obama thì đó sẽ là quyết tâm của Việt nam trong việc bảo vệ chủ quyền đảo biển và uy tín của mình trước dư luận của đồng bào trong và ngoài nước và cả bầu bạn quốc tế, còn phải nhắm mắt xếp lịch để Tập Cận Bình đến trước ông Obama thì sẽ là bằng chứng bị phụ thuộc vào cái gậy chỉ dẫn của Bắc kinh, như vậy là đặt quyền lợi dân tộc sau quan hệ tình hữu nghị chắp vá và chứa đầy máu qua nhiều đòn trừng phạt xâm lược của Bắc kinh và lãnh thổ của mình.
Hãy phải chờ xem phía lãnh đạo Việt nam làm gì để trả lời câu hỏi này.
Ngày 17 tháng 9 năm 2015.
Nguyễn Công Bằng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét