DCVOnline | Tin Reuters
HÀ
NỘI (Reuters) – Quân nhân-trở-thành-tài phiệt Nguyễn Hữu Đường là một
người yêu nước mãnh liệt hiện vẫn còn chiến đấu để bảo vệ Việt Nam, bốn
mươi năm sau khi đã đụng độ với các lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Việt
Nam.
Doanh
nhân Nguyễn Hữu Đường bên trong một cửa hàng ở Trung tâm Thương mại của
ông ở Hà Nội, Việt Nam ngày 29 tháng 6, 2015. REUTERS / Kham
Ông trùm xây dựng đã tích lũy được tài
sản hàng chục triệu đô la để đấu tranh cho giành độc lập cho nền kinh tế
của Việt Nam và chống lại một cuộc xâm lược loại khác: đó là hàng Trung
Quốc.
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng tại
Việt Nam đã che khuất một khu vực doanh nghiệp nhỏ bệnh kinh niên mà
doanh nhân mới giàu to này nói là đã bị ngộp thở vì làn sóng hàng hóa
Trung Quốc sản xuất hàng loạt giá rẻ mạt trị giá hàng tỉ đô la cạnh
tranh với những mặt hàng sản xuất trong nước.
Đường có một kế hoạch giải cứu ông nói
không phải là để tấn công Trung Quốc mà là để nuôi dưỡng các doanh
nghiệp mới hoạt động, thu hút chúng bằng hợp đồng thuê gian hàng 50 năm
miễn phí tại Trung tâm Thương mại Đại siêuthị “V+” của ông – nếu họ chỉ
bán các sản phẩm của Việt Nam sản xuất.
Trung tâm thương mại V+. Nguồn: http://hanoitv.vn/
Ông đang vận động với chính phủ để giới
thiệu mô hình này trên toàn quốc hầu chặn lại việc hàng chục ngàn doanh
nghiệp phải đóng cửa mỗi năm và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm nội
địa.
Ông Đường nói với Reuteurs, “Trung Quốc
xuất cảng hàng hoá đi khắp thế giới với giá cả rất, rất thấp và điều đó
đang gây áp lực rất lớn về kinh tế và sản xuất tại Việt Nam.”
“Tôi là một doanh nhân, tôi hiểu lý do
tại sao các doanh nghiệp không thể phát triển nổi. Nếu không có những
sáng kiến loại này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tan theo mây khói.”
Sự lệ thuộc của Việt Nam vào nước láng
giềng khổng lồ và cũng là đối tác thương mại lớn nhất là gây bực bội
trong quần chúng vẫn cay đắng vì một lịch sử áp bức và xâm lấn lãnh thổ.
Mối quan hệ hai bước trở nên xấu đi
trong năm 2014 khi Bắc Kinh đặt đầu khoan dầu ở vùng biển đang có tranh
chấp, gây ra cơn thịnh nộ chủ nghĩa dân tộc đưa giới cầm quyền của Việt
Nam vào một vị trí khó xử. Mạnh miệng phản đối TQ có thể làm vừa lòng
dân chúng và giới cấp tiến trong đảng, nhưng có thể làm người hàng xóm
khổng lồ, và có khả năng “bắt” nền kinh tế Việt Nam làm con tin, nổi
giận.
Ba phần tư giá trị mậu dịch 60 tỉ đô la
hàng năm của Việt Nam là hàng nhập cảng từ Trung Quốc và nhiều chuyên
gia cho rằng như thế vẫn là ít. Nhưng con số đó chả là gì đối với Trung
Quốc vì nó chỉ bằng 0,65% của 2,3 nghìn tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong
năm 2014 của quốc gia này.
Việc TQ giảm giá đồng nhân dân tệ đã
khiến Việt Nam lo sợ rằng hàng Trung Quốc sẽ tràn ngập Việt Nam với
giá còn rẻ hơn trước, buộc ngân hàng trung ương của Việt Nam phải rút về
thế phòng thủ bằng cách phá giá đồng bạc Hồ Chí Minh và mở rộng biên độ
hối đoái của nó hai lần trong sáu ngày.
Hàng quân dụng của Mỹ thời chiến tranh bày bán tại một chợ bán đồ cũ tại Hà Nội, 14 tháng 3 năm 2015. Nguồn: REUTERS / Kham
Sứ mệnh giải cứu
Trước kia là người đạp xích lô chở bia
thuê, Đường nay 61 tuổi, đã biết thế nào là gian khó và đã thành công từ
nhà máy bia Hòa Bình của chính ông và đại công ty xây dựng, ông đã
tuyên bố sẽ dành một nửa tài sản của ông giúp Việt Nam xây dựng một nền
tảng cho khu doanh nghiệp nhỏ.
Được mệnh danh là Đường “bia”, ông nói
ông đã dành 27 triệu đô-la xây cất Đại siêu thị “V+” khai trương hồi
tháng Hai. V+ giảm chi phí hoạt động để giảm giá hàng hoá và bán tất cả
mọi thứ từ túi xách, giày dép, các loại hạt khô và đồ trang trí. Siêu
thị V+ cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài như Big C và các cửa hàng
V+ đầu tiên vừa mở ở Hà Nội, bán bánh mì với trứng tráng và pâté. Ông
Đường nói,
“Giá thấp, phẩm chất cao. Đây phải là một trong những nơi có hàng rẻ nhất trong khu vực Đông Nam Á.”
Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết sự mất cân bằng cán cân
thương mại “gây phiền toái cho giới định chính sách và doanh nghiệp”
đồng thời bóp nghẹt sức cạnh tranh trong nước.
Bất chấp thái độ khinh thị các sản phẩm
của Trung Quốc của người Việt Nam, giá hàng Trung Quốc khiến các nhà
buôn thiếu vốn và những gia đình có ngân sách gia đình khiêm tốn không
thể nào không mua, dùng.
Những cú điện thoại không thường xuyên kêu gọi tẩy chay thất bại thảm hại
Người
trên xe máy đi xe qua trụ sở sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội, Việt
Nam, ngày 26 tháng sáu năm 2015. Nguồn: REUTERS Hà Nội / Stringer
Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế tại
Ngân hàng Phát triển Châu Á, cho biết khái niệm “V+” cho thấy ý định tốt
nhưng chính phủ nên giáo dục cho các doanh nghiệp và hỗ trợ những doanh
nhân ở những lĩnh vực cạnh tranh cao nhất. Ông nói,
“Cần có một sự thay đổi trong tư duy và đánh giá lại vai trò của chính phủ, với sự hỗ trợ phát triển kinh doanh có mục tiêu.
“Nó cần phải thoát ra khỏi lối bao cấp
tất cả và nên hướng đến việc trợ cấp có mục tiêu cho các ngành công
nghiệp và các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và hội nhập vào chuỗi cung
ứng sản phẩm và dịch vụ toàn cầu.”
Ở mức vĩ mô, Việt Nam đang xoay sở để
điều chỉnh nền kinh tế hầu thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, đến gần
hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ và theo đuổi những hiệp
ước tự do thương mại ở hơn 60 thị trường, trong đó có Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương gồm một phần ba giá trị của thương mại thế giới.
Đại siêu thị V+ của Đường khá phổ biến.
Hai tầng đầu tiên của Đại siêu thị đã đầy các gian hàng hoạt động và ba
tầng khác đang chuẩn bị để đón doanh nhân. Ông Đường nói rằng đây chỉ là
một sự khởi đầu. Ông nói thêm,
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang hấp hối,
chúng ta cần phải làm điều gì đó. Chúng tôi là một quốc gia đã đánh bại
hai siêu cường. Tôi không muốn đây là một quốc gia của người lao động
làm việc cho người khác.”
Ngoài sự tự hào về “chiến thắng” ở mặt
trận trong quá khứ, ông Đường dường như lẫn lộn khả năng làm kinh tế và
việc bắn súng, đặt mìn phục kích, v.v. và còn là một doanh nhân bất động
sản nổi tiếng, thích mạ vàng.
Phòng vệ sinh với đồ dùng mạ vàng trong nhà của tài phiệt Nguyễn Hữu Đường. Nguồn: http://soha.vn/
(Mai Nguyễn và Phạm Mỹ viết tin bổ túc; Robert Birsel biên tập.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét