TS Eva
Cyhlarova, trưởng nhóm nghiên cứu, Quỹ Sức khỏe Tâm thần, cảnh báo rằng:
việc cố tình chống lại các biểu hiện trầm cảm có thể làm mất đi những
hy vọng rằng nó mang lại điều tốt đẹp.
“Mọi người
không nên chờ đợi cho đến khi có biểu hiện trầm cảm nhẹ hay trầm cảm
trung bình rồi mới làm điều gì đó. Thay vào đó, họ phải nỗ lực, sớm nhận
ra những triệu chứng lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm và giải quyết ngay
trước khi nó thực sự xảy ra.
Các bước xử lý
chống trầm cảm có thể bao gồm tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh
hơn, nói chuyện với một người bạn hay gia đình hoặc tìm cách giải quyết
chọn vẹn bất kỳ mối bận tâm nào, dù là công việc hay quan hệ tình cảm.
|
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015
Trầm cảm - một phần... tất yếu của cuộc sống
14:30
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trầm cảm nhẹ và vừa phải có tác
động tích cực và đừng coi nó là một tín hiệu cần tới bác sĩ mà là một
phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống,
theo GS Peter Kinderman, thành viên của Hiệp hội tâm lý Anh.
Tác dụng tích cực của trầm cảm nhẹ
“Chúng
ta đều biết rằng sự thất vọng sâu sắc sẽ làm cơ thể khác hoàn toàn với
trạng thái bình thường nhưng điều đó không có nghĩa là bất thường. Đó là
một phần của cuộc sống”, GS Kinderman cho biết.
Cho
dù các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể mang lại lợi ích, giúp con người
thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực nhưng các chuyên gia cũng đồng ý
rằng nó chỉ có khả năng áp dụng cho những trường hợp bị trầm cảm nhẹ,
vừa và chỉ có được ở phần lớn trường hợp (chứ không phải tất cả) với
những nguyên nhân khá rõ ràng như mất người thân hay quan hệ tình cảm đổ
vỡ.
Nó
hoạt động như một chất xúc tác giúp đánh giá lại những gì là quan trọng
trong cuộc sống. “Ví dụ, nếu bạn không tốt nghiệp đại học, bạn có thể
buồn và điều này là hoàn toàn bình thường. Sau đó, bạn suy nghĩ về những
lựa chọn và những sai lầm mình đã thực hiện và rồi thoát ra khỏi nó với
một động cơ khác. Như vậy hệ thống này cho phép chúng ta ứng phó với sự
từ chối và thất vọng cũng như những thăng trầm trong cuộc sống”, GS
Kinderman nói.
Hãy thận trọng!
Marjorie
Wallace, người sáng lập tổ chức từ thiện Sức khỏe tâm thần SANE, nói
rằng: “Trầm cảm là một dạng “buồn ác tính” mà có thể gây “khổ sở và phá
hoại”.
Đặc biệt là với những khủng hoảng không rõ lý do, hiếm khi nó mang
lại lợi ích bất kỳ nào đó. Đây là trạng thái tinh thần mà các bác sĩ gọi
là anhedonia: một loại trầm cảm lâm sàng mà những điều được sử dụng để
mang lại niềm vui lớn như sở hữu tài sản lớn, những nơi ưa thích và
những mối quan hệ tình cảm... không còn thuộc về mình. Khi những điều
này bị giảm sút, sẽ thật khó để họ tập trung vào vấn đề đã gây ra sự suy
giảm này hoặc thực hiện các thay đổi để đuổi chúng ra khỏi đầu.
“Mọi
người đều có những trải nghiệm với nỗi buồn. Để nó không trở thành bệnh
và gây nguy hiểm, hãy học cách vượt qua và tự nói với bản thân rằng:
‘Tôi không thể đắm chìm trong nó. Tôi cần phải sống’. Đó là khi họ chấp
nhận rằng mình bị trầm cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ”, chuyên gia Wallance
giải thích.
NHÂN HÀ (DÂN TRÍ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét