Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

“Đừng để Lý Gia Thành bỏ chạy” và thực trạng u ám của kinh tế Trung Quốc

Image result for Lý Gia ThànhTheo NTDTV – Đại Kỷ Nguyên VN  – 18 Sep 2015 – Tinh Vệ biên dịch
(GNA: Bao giờ thì báo Nhân Dân có bài là…Đừng Để……Bỏ Chạy...? – Chúng tôi viết……vì các đọc giả có thể tự thêm tên các đại gia nổi tiếng của VN. Mới thấy Mỹ-Ngụy vẫn sướng hơn…bỏ chạy thoải mái…)
Ngày 12/9, Tân Hoa xã đã cho đăng một bài báo dài với tiêu đề “Đừng để Lý Gia Thành bỏ chạy” trên trang lwinst.com. (Ảnh: Tỷ phú Lý Gia Thành – Nguồn: Internet)
Gần đây, truyền thông Trung Quốc có một bài báo dài với tiêu đề: “Đừng để Lý Gia Thành bỏ chạy”. Bài báo chỉ trích tỷ phú Lý Gia Thành gặp thời điểm nhạy cảm khi kinh tế Trung Quốc lâm nguy đã không ngừng bán tháo tài sản ở đại lục, đồng thời vạch tội Lý Gia Thành kiếm tiền ở đại lục là dựa dẫm vào ưu thế quyền lực. Bài báo gây xôn xao trong và ngoài Trung Quốc, giới học giả lên tiếng hiện tượng này phản ánh tình hình thực tế kinh tế Trung Quốc, một nền kinh tế của sự cấu kết giữa giới quan chức và doanh giới.
Gần đây, tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành toan tính muốn báo tháo hệ thống bất động sản ở Thượng Hải lấy 20 tỷ nhân dân tệ. Ngày 12/9, Tân Hoa xã đã cho đăng một bài báo dài với tiêu đề “Đừng để Lý Gia Thành bỏ chạy” trên trang lwinst.com. Bài báo chỉ trích tỷ phú Lý Gia Thành nhận rõ những nguy cơ của nền kinh tế Trung Quốc nên đã không ngừng bán tháo tài sản, làm tình cảnh bi quan về nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lan rộng.
Theo bài báo: “Ông Lý Gia Thành giàu lên nhờ gần 20 năm tham gia vào thị trường Trung Quốc, tuy nhiên ông ta không đơn thuần là một doanh nhân làm thương mại. Ai cũng biết ở Trung Quốc hành nghề bất động sản không thể tách khỏi hệ thống quyền lực, nếu không cấu kết với quan chức có quyền lực thì không thể tham gia vào thị trường bất động sản. Vì thế, tài sản ông ta có được một phần lớn không xuất phát từ nền kinh tế thị trường sòng phẳng. Ông ta không thể nói muốn đi là đi.”
Nhiều người bày tỏ ý kiến trên mạng cho rằng, ra đi hay ở lại là quyền tự do của người ta, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có quyền can thiệp vào. Hiện nay, tuy bài báo “Đừng để Lý Gia Thành bỏ chạy” trên trang mạng lwinst.com đã bị gỡ bỏ, nhưng vấn đề vẫn còn đó và đang gây tranh luận từ các giới trong cũng như ngoài Trung Quốc đại lục.
Ngày 17/9, trang thông tin của VOA (Mỹ) đã đăng bài “Tại sao Trung Quốc không muốn Lý Gia Thành ra đi?” Bài báo nêu vấn đề chính quyền Trung Quốc không hài lòng không chỉ do vấn đề thoái vốn của Lý Gia Thành, quan trọng hơn là việc Lý Gia Thành làm sẽ khiến tính hợp pháp của chính quyền Cộng sản Trung Quốc ngày càng suy giảm trầm trọng hơn.
Bài báo dẫn lại ý kiến của giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu thuộc Đại học Công lập Bắc Kinh cho rằng bài báo trên lwinst.com đã nói hơi quá về hoạt động kinh doanh của Lý Gia Thành, không nên dùng con mắt chính trị để nhìn hành vi kinh doanh. Ông Hồ Tinh Đẩu nói: “Lý Gia Thành thoái vốn khỏi Trung Quốc đại lục là thái độ của người làm kinh doanh, không nên biến nó thành một biểu hiện không thể chấp nhận, đừng áp dụng cách làm như thời Cách mạng Văn hóa, đụng tý là quy chụp vào hành vi bán nước, động tý là truy cứu trách nhiệm.”
Nhưng giáo sư chính trị học của Đại học Thành phố New York là Hạ Minh lại cho rằng, vị trí hàng đầu của Lý Gia Thành tại châu Á hiện nay có được là nhờ sự nâng đỡ của quan chức ĐCSTQ, thế mà trong tình cảnh này ông ta thoái vốn là vong ơn bội nghĩa.
Một bài báo chỉ ra: “Mua thấp bán cao quả thực là vấn đề kinh tế thị trường, nhưng những tài sản như bất động sản, bến cảng… với Trung Quốc là thuộc loại tài sản không có tính chất thị trường, nếu không cấu kết với quan chức có quyền lực thì làm sao có được?” Giáo sư Hạ Minh nhận thấy ý kiến này phản ánh đúng tình hình thực tế của kinh tế Trung Quốc. Ông chỉ rõ, kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế dùng quyền lực chỉ huy, nhiều kẻ giàu có lên vì họ là sân sau của giới quan chức.
Trên thực tế, việc thoái vốn của Lý Gia Thành ở Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 2011, ông ta chuyển hướng vào thị trường châu Âu. Từ năm 2012 đã ngừng việc mua bất động sản ở Trung Quốc đại lục, chỉ có bán ra chứ không mua vào.
Hiện nay thị trường chứng khoán của Trung Quốc đang lao dốc, kinh tế đình trệ, điều này cũng tác động đến kinh tế toàn cầu. Vấn đề của kinh tế Trung Quốc đã trở thành câu chuyện mang tính toàn cầu. Các chuyên gia đều nhận thấy rõ, việc thoái vốn của Lý Gia Thành cho thấy kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ trầm trọng.
Ngày 15/9, nhật báo Wall Street Journal đã có bài viết cảnh báo hãy thận trọng với quả bong bóng bất động sản tại nhiều đô thị lớn ở Trung Quốc, chúng đang đứng trước nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét