Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015
Khi Mạng Xã Hội Quyết Định Ông(Bà) Chủ Nhà Trắng
22:59
Hoàng Phong Nhã
No comments
Chưa khi nào việc tiếp xúc giữa
các chính khách và người dân lại dễ dàng như hiện giờ. các chính khách
có thể gõ cửa người dân ngay mỗi sáng dậy, bên giường của họ hay trên
bàn ăn buổi sáng. đó là điều mà chỉ trước đây dăm chục năm, khó ai có
thể tưởng tượng được. sức mạnh của truyền thông, của mạng xã hội đã làm
thay đổi tất cả và các chính khách phương tây phải đặc biệt thích nghi
với nó nếu họ muốn ăn điểm của cử tri. tuy nhiên, không phải chính khách
nào cũng biết tận dụng tối đa sức mạnh của truyền thông mạng xã hội.
TIẾP XÚC CỬ TRI NGAY TRÊN BÀN ĂN SÁNG
Thời xa xưa, việc ban hành chính sách tới
tai người dân cực kỳ khó khăn. Chẳng hạn như thời Xuân Thu, tướng quốc
nhà Trịnh là Trịnh Tử Sản khi ban bố Hình thư đã phải đúc chữ trên đỉnh
đồng đặt trước cung để dân đọc mà biết. Sau có phát minh ra giấy thì
việc đưa chính sách đến thiên hạ phải thông qua hệ thống giao liên bằng
ngựa gọi là ngựa lưu tinh.
Ngay cả xã hội phương Tây mà cụ thể là
nước Mỹ trong những năm đầu dựng nước thì việc truyền bá chính sách cũng
không khác mấy thời phong kiến phương Đông khi giấy báo phải vận chuyển
đường bộ kiểu thủ công. Khác chăng thì giấy báo vận chuyển trên xe lửa
chứ không phải bằng ngựa lưu tinh. Thế nên, việc tin tức từ bang này đến
bang kia mất vài ngày cũng là chuyện bình thường.
Còn chuyện quan chức, chính khách tiếp
xúc với người dân thì chỉ một chiều qua những trang báo đơn điệu. Vận
động tranh cử ở phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ rất sôi nổi trên mặt báo.
Chỉ đến khi công nghệ truyền thông điện tín, truyền hình phát triển thì
việc tiếp xúc với người dân mới thật sự mang tính cách mạng. Người dân
có thể gặp gỡ hàng ngày và lắng nghe tức thì tiếng nói của giới tinh
hoa. Người dân được xem trực tiếp các cuộc diễn thuyết hoặc đấu khẩu
trên truyền hình. Cánh cửa tiếp xúc càng rộng mở hơn khi internet phát
triển, các cuộc đua vào Nhà Trắng cuối thế kỷ XX đã tận dụng tối đa kênh
internet để lôi kéo cử tri. Nhưng cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay
sẽ có một kênh khác còn mang tính cách mạng mạnh hơn nữa. Sử dụng sức
mạnh truyền thông từ mạng xã hội. Sự ra đời và bùng nổ của các loại
smartphone như dầu làm bùng cháy sức mạnh của mạng xã hội.
Giờ nhiều người Mỹ có thể không xem TV
hoặc không biết chọn kênh TV ruột nào giữa rừng tin tức trên truyền
hình, thế nhưng họ lại không thể thiếu smartphone bên người. Thứ mà họ
vào smartphone liên tục theo dõi không phải là một trang web nào khiến
họ mất thời gian gõ địa chỉ dài dằng dặc mà họ đơn giản là vào facebook,
twitter hay instagram để có thể liên lạc được với mọi người, xem tin
tức. Giới trẻ và cả trung niên Mỹ đã dần bỏ thói quen bật TV hay đọc báo
mỗi sáng để xem tin tức trong nước và thế giới. Thay vào đó, họ bật
smartphone được nạp đầy pin trong đêm để check tài khoản trên mạng xã
hội xem bạn bè, xã hội gửi thông điệp gì về cho mình. Các chính khách,
các ứng cử viên muốn tuyên truyền chính sách, muốn lấy điểm của cử tri
thì không còn cách nào khác là phải thâm nhập mạng xã hội, tìm cách gửi
thông điệp của họ đến tận giường cử tri trước khi đi ngủ hay tới bàn
trước mỗi bữa ăn sáng.
CUỘC ĐUA THÚ VỊ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA DONALD TRUMP VÀ HILLARY CLINTON
Giờ khi muốn tìm hiểu về một chính khách
hay chất vấn họ thì các cử tri cũng không thèm đọc báo, xem TV nói gì,
viết gì nữa mà họ lên thẳng trang xã hội của người đó tìm thông tin trực
tiếp, cập nhật. Chẳng hạn nếu bạn lên google và gõ từ Donald Trump
thì gợi ý đầu tiên sẽ là Twitter của Donald Trump (tại phương Tây thì
Twitter phổ biến hơn Facebook). Trump là người xuất thân từ làng giải
trí nên ông chơi Twitter từ 2009 và đến giờ đã có 28.000 thông điệp trên
trang và 4,08 triệu người theo.
Bà Hillary Clinton cũng
biết không thể đánh mất được cử tri ở mặt trận quan trọng này. Đó là lý
do tháng 4/2013, bà lập Twitter. Bà có vẻ lười hơn ông Trump nên giờ mới
có hơn 1.500 thông điệp trên trang của mình nhưng bù lại, bà có lượng
người theo dõi tăng rất nhanh khi đạt 4,19 triệu người.
Thảo Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét