Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015
Trật tự thế giới có thay đổi? Cái nhìn về chính quyền Obama!
19:19
Hoàng Phong Nhã
No comments
“…Chính
sự yếu đuối của chính quyền Obama, đã tạo cơ hội cho "Putin" tranh lại
ngôi quán quân xếp hạng quyền lực, bằng chính sách hậu thuẫn chế độ độc
tài Assad và manh động điều quân sát biên giới các nước Đông Âu trong
vấn đề khủng hoảng Ukraine…”
Tính
cách của Obama theo giới chuyên gia nhận định và dân chúng trên thế
giới nhận xét rằng ông là một "con người hiền lành, đức độ?" bởi những
chính sách thỏa hiệp trong đối thoại với các quốc gia độc tài từ khi ông
mới nhậm chức cho đến nay (ví dụ câu nói: Với những chế độ độc tài
bám lấy quyền lực bằng mọi giá và bịt miệng đối lập, chúng tôi nói quí
vị đi sai chiều lịch sử, nhưng nếu quí vị chìa bàn tay ra chúng tôi cũng
sẽ nắm lấy - trích bài diễn văn khi ông nhậm chức năm 2008).
Các
nghị sĩ đảng cộng hòa và các tướng lãnh trong Lầu Năm Góc đã chỉ trích
ông là một nhà lãnh đạo "yếu đuối" (luồn lách trong chính sách không
trực tiếp đối đầu). Sự yếu đuối của ông cũng đem lại những giá trị cơ
bản là: Phục hồi nền kinh tế nước Mỹ, tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin
Laden năm 2011 (cuộc nối tiếp chính sách chống khủng bố từ tổng thống W.
Bush nhờ đó mà một phần ông được đắc cử năm 2012), giảm bớt áp lực tinh
thần nhân dân về những cuộc chiến "đáng lẽ phải có", đàm phán thành
công vấn đề hạt nhân Iran và những chính sách dang dỡ trong cuối nhiệm
kỳ?
Và
hậu quả của sự yếu đuối đó là: những chế độ độc tài thẳng tay đàn áp,
vi phạm nền nhân quyền (nhân dân và các đối lập dân chủ) một cách trầm
trọng ở Trung Quốc, Việt Nam để duy trì "sự cai trị" của chủ nghĩa cộng
sản và chủ nghĩa khủng bố nhà nước hồi giáo tự xưng bành trướng ở Trung
Đông và lan rộng toàn cầu. Sự yếu đuối của ông (có thể chấp nhận?) nằm
trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ đang khủng hoảng và các cuộc biểu tình
của nhân dân Hoa Kỳ về cuộc chiến Afghanistan. Ông không còn chọn lựa
nào khác là rút quân để tránh những đổ vỡ tinh thần, lao đầu vào các
cuộc chiến không hồi kết trong khi phải bắt buộc chính sách "thắt lưng
buộc bụng" chi tiêu ngân sách cho quốc phòng để phục hồi nền kinh tế
đang khủng hoảng.
Chính
sự yếu đuối của chính quyền Obama, đã tạo cơ hội cho "Putin" tranh lại
ngôi quán quân xếp hạng quyền lực, bằng chính sách hậu thuẫn chế độ độc
tài Assad và manh động điều quân sát biên giới các nước Đông Âu trong
vấn đề khủng hoảng Ukraine. Chúng ta nhớ lại sự kiện 2 hạm đội Nga-Hoa
Kỳ có thể gây ra một cuộc chiến tranh ở vùng biển Địa Trung Hải, trong
khi Nga chỉ cử 3,4 chiến hạm đã giành lấy thế chủ động buộc Hoa Kỳ phải
nhượng bộ. Cuộc hậu thuẫn của Nga đã đẩy cuộc chiến ở Syria trở nên khốc
liệt hơn bao giờ hết.
Kết
quả của cuộc tị nạn người dân Syria sang Châu Âu là đúng theo quá trình
của 2 chính sách Cứng-Mềm của 2 người đàn ông(?) quyền lực đối đầu. Gây
ra những hậu quả nghiêm trọng: thiệt hại nền kinh tế và tinh thần đoàn
kết (sẻ chia gánh nặng làn sóng tị nạn) trong khối EU và khối EU với Hoa
Kỳ. Có lẽ "Putin" đã đạt được mục đích cả 2 chính sách "cứng" ở Trung
Đông và Đông Âu và chấp nhận lấy sự trừng phạt của Hoa Kỳ-EU là điều
chính quyền Putin đã đoán trước, sự trả đũa trừng phạt kinh tế giữa các
nước lớn sẽ làm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sớm diễn ra vào cuối
năm 2015.
Các
lãnh đạo Trung Quốc rất vui mừng vì Obama đã tiếp tục thắng cử trước
đối thủ Romney Đảng cộng hòa (2012). Những nỗ lực xoay trục Châu Á TBD
cuối nhiệm kỳ của Obama không chứng tỏ một cố gắng nào thiết thực thay
vào đó là sự "yếu đuối" nối tiếp của một con người " mềm yếu ". Chủ
nghĩa thực tiễn đã đưa Trung Quốc tiến đến sự bành trướng võ trang và
gây thêm một gánh nặng cho Hoa Kỳ và các đồng minh ở Châu Á. Và một quốc
gia đang thoát khỏi vòng tay lệ thuộc quân đội của Hoa Kỳ nhờ sự bành
trướng của Trung Quốc đó là Nhật Bản, sự tận dụng tối đa "hoàn cảnh yếu
đuối của Hoa Kỳ" của chính quyền ông Shinzo Abe giúp Nhật Bản từ một lực
lượng quân đội phòng vệ trở thành một lực lượng có khả năng tiến xa
"tấn công", hơn thế nữa tham vọng trở thành một quốc gia có thể sở hữu
vũ khí hạt nhân (nền kinh tế-công nghệ, lượng Uranium của Nhật có thể
sản xuất hàng trăm đầu đạn hạt nhân trong một thời gian ngắn nếu có sự
đồng thuận của Hoa Kỳ-LHQ). Trong tương lai chính sách "ổn định hòa bình
khu vực" của Nhật Bản sẽ giúp nước này xuất khẩu vũ khí (đặc biệt tàu
chiến cho các nước ĐNA) và cuộc cạnh tranh "buôn bán vũ khí" sẽ sôi nổi
hơn bao giờ hết tại ChâuÁ. Một dấu hiệu của cuộc chuẩn bị võ trang cho
một cuộc thế chiến đang bắt đầu.
Những
mâu thuẫn chính trị toàn cầu trong thời gian qua đáng lẽ đã gây ra một
cuộc chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa thực tiễn của Obama có là nguyên
nhân chính đáng để không xảy ra cuộc xung đột toàn cầu hay không? Hay nó
góp phần làm tăng sự mâu thuẫn chính trị đối với các nước lớn...đến một
mức độ nào đó "tức nước sẽ vỡ bờ" và không còn sự kiểm soát của cuộc
chiến kinh tế thay vào đó là cuộc chiến võ trang để thay đổi trật tự thế
giới... Qua hai nhiệm kỳ của một lãnh tụ quốc gia nêu cao chủ nghĩa
thực tiễn, có lẽ ông là một nhà "kinh tế gia" hơn là một "chính trị
gia". Những cố gắng của ông rất đáng trân trọng và cần được người kế
nhiệm thực hiện những chính sách mà ông đã bỏ ngỏ hoặc cần phải thực
hiện một cách cứng rắn (cứng rắn trước những chính sách mà mình đang có
lợi thế là một điều cần có của một nhà lãnh đạo). Đè bẹp chủ nghĩa cộng
sản và các quốc gia độc tài là một hành động cần phải thực hiện đầu
tiên, để diễn biến hòa bình diễn ra một cách tự nhiên thay vì những đổ
vỡ do chủ nghĩa thực tiễn đem lại. Trật tự thế giới có thay đổi hay
không đang nằm trong cái đầu của vị tổng thống Hoa Kỳ đang dần lộ diện
năm 2016.
Nguyễn Hòa Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét