VỌP BẺ
Khi chúng ta sử dụng các cơ có thể vận động tự ý, ví dụ như các cơ ở tay và chân, chúng co và dãn một cách nhịp nhàng khi ta vận động. Những cơ chống đỡ ở đầu, cổ, và thân mình cũng co lại như vậy một cách đồng bộ để duy trì thế đứng của chúng ta. Một cơ (hay chỉ là một vài sợi cơ) co rút không tự ý (không theo ý muốn của ta) được gọi là sự co cứng. Nếu sự co cứng xảy ra đủ mạnh và kéo dài, nó trở thành chứng vọp bẽ. Một cơ bị chứng co rút được định nghĩa là một cơ co rút mạnh không tự ý và không dãn ra được.
Vọp bẽ có thể kéo dài từ vài giây đến 15 phút, và đôi khi lâu hơn. Các trường hợp vọp bẽ tái diễn nhiều lần cho đến khi chấm dứt hoàn toàn không phải là hiếm. Chứng vọp bẽ có thể liên quan đến một phần của cơ, cả một cơ, hay nhiều cơ có hoạt động chung, ví dụ như những cơ gấp các ngón tay gần nhau. Một số trường hợp chứng vọp bẽ liên quan đến sự co cùng lúc của các cơ vận động những bộ phận của cơ thể theo những hướng ngược nhau.
Chứng vọp bẽ rất phổ biến. Hầu như mọi người (ước tính khoảng 95%) đều trãi qua một lần bị vọp bẽ trong cuộc đời họ. Chứng vọp bẽ thường phổ biến ở người lớn và tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, trẻ con cũng vẫn có thể bị vọp bẽ .
Bất kỳ cơ có thể vận động tự ý (cơ vân) nào cũng có thể bị chứng vọp bẽ. Chứng vọp bẽ xảy ra ở tứ chi, đặc biệt là cẳng chân và bàn chân, thường gặp nhất là ở bắp chân. Các cơ vận động không tự ý của các cơ quan (tử cung, thành mạch máu, đường ruột, đường dẫn mật và đường dẫn nước tiểu, cây phế quản) cũng có thể bị chứng vọp bẽ. Chứng vọp bẽ của các cơ vận động không tự ý sẽ không được đề cập sâu hơn trong bài viết này. Bài viết này chủ yếu tập trung vào chứng vọp bẽ của các cơ vân.uyên nhân và các loại vọp bẽ.
Theo McGee, chứng vọp bẽ có bốn loại chính gồm : sự co rút "thật sự", sự co giật các cơ ( đặc biệt các cơ mặt, bàn tay và bàn chân ), sự co cứng do xơ hóa các mô cơ bắp, và sự co cơ do rối loạn trương lực.
Vọp bẽ "thật sự":
Sự co rút "thật sự" bao gồm từng phần của cơ hoặc một cơ riêng lẻ hoặc một nhóm cơ thường hoạt động cùng nhau, như các cơ gấp các ngón tay cạnh nhau. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng vọp bẽ "thật sự" là do tình trạng quá kích thích của thần kinh làm kích thích đến các cơ. Chúng là loại phổ biến nhất của chứng co rút cơ xương. Vọp bẽ "thật sự" có thể xảy ra trong một số trường hợp sau:
Sự thương tổn:. Sự co cơ liên tục có thể xảy ra như một cơ chế mang tính bảo vệ theo sau một thương tổn ví dụ như gãy xương. Trong trường hợp này, sự co cơ làm giảm vận động đến mức tối thiểu và giúp vùng thương tổn ổn định. Sự tổn thương của cơ này có thể gây sự co thắt ở cơ khác.
Sự hoạt động quá mức: Sự co rút "thật sự" thường do sự kết hợp giữa việc sử dụng cơ quá mức và sự mỏi cơ ( trong các môn thể thao hoặc các hoạt động nặng). Sự co rút như vậy có thể xảy đến trong suốt lúc hoạt động hoặc sau đó, đôi khi sau nhiều giờ. Cũng như thế, các cơ mỏi mệt khi ngồi hoặc nằm ở một tư thế bất tiện gây mỏi và khó chịu trong một thời gian dài, hoặc bất cứ việc nào sử dụng cơ lặp đi lặp lại đều có thể gây vọp bẽ. Những người lớn tuổi có nguy cơ vọp bẽ khi thực hiện các hoạt động cơ thể quá mức.
Chứng vọp bẽ lúc nghỉ: Ðặc biệt ở những người lớn tuổi, vọp bẽ vào lúc nghỉ ngơi ( thường ban đêm ) rất phổ biến. Tuy nhiên, vọp bẽ lúc nghỉ có thể thấy ở bất kì lứa tuổi nào, kể cả khi còn nhỏ. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng chứng vọp bẽ lúc nghỉ lại phá giấc ngủ hay nói cách khác là gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh tái diễn thường xuyên (nhiều lần trong một đêm và/hoặc nhiều đêm trong một tuần) và rất đau nhức. Nguyên nhân thực sự của chứng vọp bẽ về đêm không rõ. Ðôi khi, vọp bẽ như vậy được khởi đầu bằng một cử động làm cơ co ngắn lại sau đó là sự co rút, ví dụ gấp ngón chân xuống khi đang nằm trên giường, cử động này làm cơ bắp chân co ngắn lại gây ra vọp bẽ
Do mất nước : Thể thao và các hoạt động mạnh quá mức khác có thể gây thất thoát dịch qua mồ hôi. Sự mất nước dạng này làm tăng khả năng xảy ra vọp bẽ "thật sự". Chứng vọp bẽ có nguy cơ xảy ra nhiều hơn khi thời tiết ấm áp và có thể là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ do nhiệt. Thể tích dịch cơ thể bị thất thoát lâu dài do thuốc lợi tiểu ( thuốc đẩy mạnh sự bài niệu ) và sự hấp thu ít nước có thể diễn ra tương tự dẫn đến chứng vọp bẽ nghiêm trọng. Mất Natri thường đi kèm với chứng vọp bẽ do sự mất nước thường làm thất thoát Natri, thành phần hóa học nhiều nhất trong dịch cơ thể.
Sự thay đổi của dịch cơ thể : vọp bẽ "thật sự" cũng có thể được thấy trong các tình trạng khác mà đặc biệt là sự phân bố bất thường dịch cơ thể. Một ví dụ là bệnh xơ gan với dịch trong khoang bụng ( cổ trướng ). Tương tự, chứng vọp bẽ là một biến chứng thường xuyên của việc thay đổi dịch cơ thể đột ngột xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo.
Canxi , Magie huyết thấp : Việc giảm trực tiếp nồng độ Canxi và Magie trong máu làm tăng tính dễ bị kích động của các tận cùng thần kinh phân bố tại các cơ. Ðiều này có thể là yếu tố dẫn đến vọp bẽ "thật sự" ở những người có tuổi và thai phụ. Nồng độ Canxi và Magie thấp thường thấy ở thai phụ trừ khi các chất khoáng này được bổ sung vào chế độ ăn. Chứng vọp bẽ cũng xảy ra trong bất cứ trường hợp nào giảm Canxi hoặc Magie trong dịch cơ thể như dùng thuốc lợi tiểu, chứng thở quá nhanh ( chứng thở gấp ), nôn ói quá nhiều, thiếu Canxi và/hoặc Magie trong chế độ ăn, sự hấp thu Canxi kém vì thiếu sinh tố D, nhược tuyến cận giáp ( một tuyến rất nhỏ ở cổ nhằm điều hoà sự cân bằng Canxi ) và các trường hợp khác.
Kali thấp: Nồng độ Kali thấp hiếm khi gây ra chứng vọp bẽ. Nồng độ Kali thấp thường đi kèm với bệnh yếu cơ hơn.
Sự co giật cơ ( Tetany )
Trong co giật cơ loại Tetany, tất cả các tế bào thần kinh của cơ thể đều được hoạt hóa, sau đó kích thích đến các cơ. Phản ứng này gây ra sự co cứng hoặc chứng vọp bẽ toàn thân. Tên tetany có nguồn gốc từ sự tác động của độc tố tetanus (độc tố bệnh uốn ván) lên hệ thần kinh. Tuy nhiên, tên này hiện nay được áp dụng rộng rãi cho chứng co rút cơ do các nguyên nhân khác như nồng độ Canxi và Magie huyết thấp. Cơ chế làm tăng hoạt động của chuỗi thần kinh gây co rút cơ do sự giảm Canxi và Magie chưa được rõ. Thông thường, bên cạnh trạng thái kích thích cơ, sự co cơ do bệnh uốn ván thường đi kèm với dấu hiệu hoạt động quá mức của các chức năng thần kinh khác. Ví dụ hạ Canxi huyết không những gây ra sự co cơ ở bàn tay và cổ tay mà còn tạo cảm giác tê liệt và "kiến bò" ngứa ran quanh miệng và các vùng khác.
Thỉnh thoảng, sự co cơ do uốn ván không thể phân biệt được với sự co giật cơ "thật". Những thay đổi cảm giác kèm theo và các chức năng thần kinh khác đều có thể không biểu hiện ra ngoài.
Sự co cứng do xơ hóa mô cơ bắp
Sự co cứng do xơ hóa mô cơ bắp là do hệ cơ không có khả năng giãn ra. Sự co cơ liên tục này xảy ra do có sự tiêu giải adenosine triphosphate ( ATP ), một năng lượng hóa học trong tế bào. Ðiều này ngăn cản các sợi cơ giãn ra. Hệ thần kinh không hoạt động trong dạng co cơ này.
Sự xơ cứng cơ có thể do di truyền ( như bệnh McArdle - do thiếu sự biến đổi Glycogen thành đường bên trong tế bào cơ), hoặc mắc bệnh cơ cường giáp ( một bệnh cơ đi kèm với một tuyến giáp hoạt động quá tích cực ). Vọp bẽ loại này không phổ biến.
Chứng co rút do rối loạn trương lực cơ.
Loại cuối cùng của chứng co rút cơ là sự rối loạn trương lực cơ, trong bệnh này các cơ không cần thiết cho sự vận động chủ ý mà chỉ bị khích thích co lại. Cơ bị tác động bởi dạng co rút này bao gồm các hành động thông thường theo chiều hướng ngược nhau của sự vận động chủ ý và các hành động thông thường khác làm tăng vận động quá mức. Rối loạn trương lực cơ thường tác động lên các nhóm cơ nhỏ (mí mắt, miệng, cổ, thanh quản,...v.v...). Cánh tay và bàn tay có thể bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như viết tay, đánh máy, chơi các nhạc cụ và nhiều công việc khác. Các hoạt động lặp đi lặp lại này cũng có thể gây ra co rút "thật sự" do có sự mỏi cơ. Sự co cứng cơ do rối loạn trương lực cơ không phổ biến như chứng co rút "thật sự".
Có phải tất cả các chứng co rút cơ đều nằm trong các loại kể trên ?
Không. Không phải tất cả chứng co rút cơ đều dễ dàng xếp vào các loại trên vì những loại này chỉ thích hợp nhất cho sự co rút có vấn đề phần lớn về cơ mà bệnh nhân mắc phải. Nhiều chứng co rút có liên quan đến từng phần nhỏ của thần kinh và các bệnh cơ ; các triệu chứng khác về cơ thường dễ thấy trong những bệnh này. Ví dụ như bệnh xơ cứng làm teo cơ ở một bên ( bệnh Lou Gehrig ) kèm suy nhược và phá hủy cơ dần dần; bệnh về các rễ thần kinh ( có sự kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau) kèm đau, cảm giác mơ hồ hoặc mất hẳn cảm giác và tình trạng suy nhược; những bệnh của hệ thần kinh ngoại vi như bệnh tiểu đường liên quan đến thần kinh với khả năng cảm giác bị giảm đi và mơ hồ, không còn chính xác kèm tình trạng suy nhược và một số bệnh rối loạn trương lực cơ ban đầu.
Dược phẩm có thể gây ra chứng co rút cơ không ?
Nhiều loại thuốc có thể gây ra chứng co rút. Các loại thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide ( Lasix ), hoặc sự thải quá mức các dịch cơ thể thậm chí dùng thuốc lợi tiểu ít mạnh hơn đều có thể đem lại sự co rút do mất Natri và dịch cơ thể. Ðồng thời, các thuốc lợi tiểu thường làm thất thoát Kali, Canxi và Magie gây ra sự co rút.
Các dược phẩm như donepezil ( Aricept -- dùng cho bệnh Alzheimer ) và neostigmine ( Prostigmine và một số khác -- dùng trong chứng nhược cơ nặng ) hoặc raloxifene ( Evista -- dùng ngăn chặn chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ) đều gây ra chứng co rút. Có ý kiến rằng Tolcapone (Tasma - dùng trong bệnh Parkinson) gây ra chứng co rút cơ ở ít nhất 10% bệnh nhân. Gián tiếp gây ra co rút "thật" là nifedipine ( Procardia và một số khác -- dùng trong cao huyết áp, viêm họng và một số bệnh khác) và những loại thuốc trị suyễn terbutaline ( Brethine) và albuterol ( Proventil, Ventolin và các loại khác). Những loại thuốc làm giảm cholesterol gồm clofibrate (Atromid-S) và lovastatin (Mevacor) cũng có thể dẫn đến chứng co rút.
Chứng co rút đôi khi được lưu ý ở những người nghiện trong quá trình cai nghiện các loại dược phẩm và những chất có tác dụng giảm đau gồm rượu, các loại barbiturate và một số thuốc giảm đau khác, các loại thuốc an thần như benzondiazepine ( ví dụ Valium hoặc Xanax ), các loại thuốc mê và những loại thuốc gây nghiện khác.
Sự thiếu hụt sinh tố có gây chứng co rút cơ không ?
Vài tình trạng thiếu hụt sinh tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến chứng co rút cơ. Ðó là sự thiếu sinh tố B ( B1), axit pantothenic ( B5) và pyridoxine ( B6 ). Vai trò của thiếu hụt các sinh tố này trong nguyên nhân gây co rút chưa biết rõ.
Máu lưu thông kém có thể gây ra chứng co rút không ?
Máu kém lưu thông đến chân đưa đến hậu quả thiếu oxy cho mô cơ, có thể gây ra sự đau nhức dữ dội trong cơ. Mặc dù sự cảm nhận đau đớn gần như giống nhau ở chứng co rút cơ dữ dội, sự đau nhức dường như không thấy trong chứng co rút cơ thật sự. Sự đau nhức này có thể là do tích tụ axit lactic và các chất hóa học khác trong mô cơ.
Những triệu chứng của chứng co rút cơ thông thường và phương pháp chẩn đoán.
Một cơn co rút cơ điển hình thường chỉ là đau. Thông thường, bệnh nhân phải dừng những hoạt động đang thực hiện và tìm cách làm giảm sự co rút do họ không thể vận động cơ đang bị co rút. Những cơn co rút dữ dội có thể thỉnh thoảng kết hợp với loét hay viêm kéo dài đến vài ngày sau khi cơn co rút đã giảm. Vào thời điểm xảy ra co rút, cơ bị co rút sẽ phồng lên, cảm giác rất cứng, và cũng có thể nhão ra.
Không có những thử nghiệm đặc hiệu nào cho những cơn co rút. Hầu hết mọi người đều biết chứng co rút cơ là như thế nào và khi nào họ sẽ bị. Trong thời gian xảy ra co rút, bác sĩ hay bất cứ người nào khác có thể cảm nhận sự căng, phồng cứng của cơ co rút.
Ðiều trị chứng co rút của cơ vân.
Hầu hết những cơn co rút có thể hết nếu như cơ được kéo ra. Ðối với những cơn co rút của chân và bàn chân, việc kéo ra này thường được hoàn tất bằng cách đứng dậy và đi bộ một lúc. Ðối với chứng co rút bắp chân, bệnh nhân đứng cách tường khoảng 2 đến 2,5 feet (khoảng 60 cm đến 75 cm, đủ xa đối với chiều cao người đó) và nghiêng vào tường để đặt hai cẳng tay chống vào tường với hai đầu gối và lưng thẳng trong khi hai gót chân tiếp xúc với sàn nhà (hãy tập mẹo này khi bạn chưa bị co rút!). Một kĩ thuật khác là kéo ngón chân về phía đầu trong khi đang nằm trên giường với chân càng thẳng càng tốt. Ðối với những cơn co rút cơ như thế xảy ra ở tay, chống tay trên một mặt phẳng sẽ kéo cơ ngón tay đang bị co rút.
Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thư giãn, đồng thời cung cấp hơi ấm từ một vật tạo nhiệt hay ngâm nước nóng. Ðiều thú vị là, mặc dù phản ứng thông thường của cơ với lạnh là co ngắn lại nhưng những túi nước đá cũng có thể giúp làm giãn cơ co rút. Nếu chứng cơn co rút cơ có kèm theo mất dịch - thường là trong những trường hợp liên quan đến những hoạt động cơ thể mạnh - việc bồi hoàn dịch và những chất điện giải (đặc biệt là natri và kali) là cần thiết. Ðể chữa trị chứng co rút cơ thông thường vừa mới xảy ra, thuốc men nói chung không cần thiết, vì hầu hết những cơn co rút cơ sẽ tự giảm trước khi thuốc có tác dụng.
Một lời khuyên chưa có bằng chứng khoa học là véo nhẹ vào những mô trên vùng môi, ngay dưới mũi, và giữ cho đến khi cơn co rút dừng lại (thường khoảng 15 phút). Tuy nhiên, nguyên nhân và cơ chế tạo ra được hiệu quả như vậy đều không chắc chắn và vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào được báo cáo.
Trong những năm gần đây, việc tiêm độc tố botulism để chữa trị đã được sử dụng thành công cho vài người rối loạn trương lực những cơ được khoanh vùng trong một nhóm cơ. Một phản ứng tốt có thể kéo dài trong vài tháng hay hơn nữa và liều tiêm sau đó được lập lại.
Việc trị liệu chứng co rút cơ được kết hợp với những điều kiện y khoa chuyên biệt nói chung tập trung trên hoàn cảnh ưu tiên. Ðôi khi, các thuốc chuyên biệt thêm và được chỉ định là đương nhiên trong những điều kiện này.
Dĩ nhiên, nếu chứng cơn co rút cơ xảy ra dữ dội, thường xuyên, dai dẳng, đáp ứng ít với những phương pháp trị liệu riêng lẻ, hoặc có kết hợp với một nguyên nhân rõ ràng, bệnh nhân và bác sĩ cần phải xem xét đến khả năng cần một phương pháp trị liệu tập trung nhiều hơn hoặc nghĩ chứng co rút cơ này là biểu hiện của một bệnh nào khác. Như đã nói ở trên, những khả năng này thuộc về những vấn đề rất khác nhau và bao gồm những vấn đề có liên quan đến tuần hoàn, thần kinh, chuyển hoá, hormone, thuốc men và dinh dưỡng. Chỉ dùng thuốc để chữa trị chứng co rút cơ là chưa đủ mà cần có những điều kiện y tế khác để có kết quả.
Với những người hoạt đông nhiều:
Ðối với chứng co rút cơ do hoạt động cơ thể mạnh mẽ, nhiều tác giả khuyên nên kéo dãn trước và sau khi vận động, làm ấm ở trên và lạnh ở dưới thích hợp dọc theo chiều dài cơ thể. Cần chú ý đến lượng nước trong cơ thể trước, trong và sau khi vận động, cũng như sự bồi hoàn những chất điện giải đã mất (đặc biệt là natri và kali, là những chất chủ yếu trong thành phần của mồ hôi). Nên tránh mệt mỏi quá mức, đặc biệt là cần tránh khí hậu ấm.
Với phụ nữ có thai:
Bổ sung canxi và magiê đã cho thấy giúp phòng tránh chứng co rút cơ ở phụ nữ có thai. Uống một lượng thích hợp cả hai loại khoáng chất này trong suốt thời kì mang thai là quan trọng cho việc ngăn ngừa chứng co rút cơ và cho những lí do khác, nhưng vẫn cần một chuyên gia sức khỏe uy tín theo dõi.
Với những bệnh nhân rối loạn co cơ:
Chứng co rút cơ gây ra bởi những hoạt động không mạnh mẽ lặp đi lặp lại thỉnh thoảng có thể được ngăn ngừa hay được giảm thiểu bằng cách hết sức quan tâm đến các yếu tố công năng như chống cổ tay, tránh nhón chân, điều chỉnh tư thế ghế ngồi, nghỉ giải lao và sử dụng những tư thế và dụng cụ tiện lợi trong khi vận động. Tránh kéo căng quá mức trong khi vận động cũng có thể giúp phòng tránh. Tuy nhiên, chứng co rút cơ vẫn có thể để lại những rắc rối rất nhiều cho những hoạt động phức tạp, ví dụ như chơi một nhạc cụ.
Với chứng co rút cơ khi nghỉ ngơi:
Chứng co rút cơ vào ban đêm và khi nghỉ ngơi thường có thể phòng tránh bằng những bài tập kéo dãn đều đặn, tốt hơn nếu thực hiện được trước khi ngủ. Thậm chí mẹo kéo từng chân (được miêu tả trong đoạn đầu của phần điều trị), nếu được thực hiện trong 10 đến 15 giây, và lặp lại 2 đến 3 lần ngay trước khi đi ngủ sẽ giúp rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng co rút cơ, thường trong một hay hai tuần. Mẹo này có thể được lặp lại mỗi lần khi thức dậy đi tắm trong đêm và cũng trong cả ngày một hay hai lần. Nó cũng giúp tránh cong chân và thẳng ngón chân khi ngủ. Nếu những cơn co rút cơ ban đêm dữ dội và tái diễn, một miếng ván lót chân cho phép kích thích bệnh nhân như đang đi bộ ngay cả khi nằm nghiêng, và có thể giúp phòng tránh những tư thế bất tiện của chân trong khi ngủ.
Một khía cạnh quan trọng khác của việc phòng ngừa chứng co rút cơ ban đêm là có đủ lượng canxi và magiê. Giảm nồng dộ trong máu có thể chưa đủ làm các mô bề mặt phản ứng tương xứng với những gì thực sự đang diễn ra khi có tình trạng kích thích thần kinh. Lượng canxi hấp thụ tối thiểu 1 gram mỗi ngày là vừa phải, và 1.5 gram có thể là thích hợp, đặc biệt là đối với phụ nữ mắc bệnh loãng xương. Một liều canxi thêm uống trước giờ ngủ có thể giúp ngăn ngừa chứng co rút cơ.
Magiê bổ sung có thể rất có lợi, đặc biệt với những người thiếu hụt magiê. Tuy nhiên, magiê bổ sung có thể rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh khó bài tiết magiê, ví dụ như người không đủ thận.
Việc sử dụng chất lợi tiểu liều cao thường làm thải magiê, và uống vào nhiều canxi (tức là sẽ làm bài tiết nhiều canxi) có khuynh hướng gia tăng bài tiết magiê. Magiê có trong nhiều thức ăn (rau xanh, ngũ cốc, thịt và cá, chuối, quả mơ, đậu phộng và đậu nành) và trong một vài chất nhuận tràng và chất chống axit dạ dày, nhưng một liều bổ sung 50 đến 100 miligram magiê mỗi ngày có thể là thích hợp. Chia đôi liều và uống một phần nhiều lần trong suốt ngày giảm thiểu khuynh hướng gây tiêu chảy mà magiê có thể gây ra.
Vitamine E cũng được cho là giúp giảm thiểu xảy ra chứng co rút cơ. Nhưng những nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng này không có cơ sở, mặc dù thực tế vẫn có nhiều báo cáo ủng hộ quan điểm này. Từ khi vitamine E được cho là có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe khác và không độc, việc uống 400 đơn vị vitamine E mỗi ngày được ủng hộ, cũng từ đó người ta nhận ra rằng những tư liệu báo cáo về tác dụng trên bệnh co rút cơ đúng là không chính xác.Có những liên quan đặc biệt nào đối với những người trung niên không ?Những người trung niên nên tiêm định kì nếu dùng magiê bổ sung. Ngay cả lượng ít magiê và chưa đủ để làm thay đổi chức năng thận, vốn thường thấy ở nhóm tuổi này, có thể trở thành độc với liều nhẹ.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vitamine D (một vitamine cần thiết cho sự hấp thụ bình thường canxi từ thức ăn) thường thấy thiếu hụt ở một số người lớn tuổi. Do đó, vitamine D thay thế là quan trọng cho những người này, cần có sự chú ý thích hợp để tránh dùng vitamine D quá liều, vì chúng là độc tố. Uống 800 đơn vị vitamine D mỗi ngày là đủ, nói chung tối thiểu là 400 đơn vị mỗi ngày.
Tuy có nhiều chất khác có tác dụng lợi tiểu nhiều hơn nhưng chúng lại làm gia tăng thải loại canxi và magiê, chất hydrochlorothiazide (Hydrodiuril) và những chất lợi tiểu cùng họ khác có tác dụng giữ canxi và magiê. Thông thường những chất lợi tiểu được dùng để điều trị tăng huyết áp và suy tim. Nếu kèm theo chứng co rút cơ (hay loãng xương), bệnh nhân và bác sĩ có thể chú ý đến việc dùng hydrochlorothiazide và những chất lợi tiểu khác thuộc họ thiazide nếu khả thi và thích hợp.
Những chất lợi tiểu cũng gây thải loại natri và phần lớn gây thải loại kali. Nhiều bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu đồng thời đang ăn kiêng natri. Nên rất thận trọng chú ý đến tác dụng của thuốc lợi tiểu trên natri và kali, cần bồi hoàn những nguyên tố này, việc này luôn là thích hợp, thậm chí nhiều hơn nếu bệnh nhân bị co rút cơ.
Những người lớn khác thường không uống đủ nước, một phần do giảm độ nhạy của các giác quan với việc khát nước theo tuổi tác. Tình trạng thiếu nước này càng tăng ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu. Ðối với một số người, thường đơn giản chỉ cần tăng lượng nước hấp thụ vào cơ thể bằng cách uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày sẽ cải thiện chứng co rút cơ. Tuy nhiên, không được uống chất caffeine vì chúng làm thận tăng đào thải nước. Những người đang phải hạn chế lượng nước hấp thụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ về việc hạn chế uống nước.
Ðối với những người lớn tuổi, thường không cần xác định chính xác căn nguyên chứng co rút cơ ban đêm. Cách phòng tránh tốt nhất là chú ý đến: việc kéo dãn cơ đều đặn, lượng nước hấp thụ đầy đủ, lượng canxi và vitamine D hấp thụ thích hợp, bổ sung vitamine E, và cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc uống magiê bổ sung.Có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa chứng co rút cơ không?Hiện nay, loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa và đôi khi còn để điều trị co rút cơ là quinine. Cơ chế hoạt động của quinine là làm giảm tính nhạy cảm của cơ. Trong nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, nhưng không phải là tất cả, người ta đã chứng minh được tính hiệu quả của quinine. Tuy nhiên, quinine cũng có thể gây dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Ðôi khi nó cũng gây nên hiện tượng tăng cảm giác và sự giảm tiểu cầu, tiểu cầu là thành phần chịu trách nhiệm cho sự đông máu. Những phản tác dụng này đều có thể gây chết người. Qinine còn liên quan đến một nhóm triệu chứng được gọi là bệnh ngộ độc canh kina (buồn nôn, nôn, nhức đầu, và điếc). Hơn nữa, rối loạn nhịp tim và thị giác cũng có thể xảy ra. Do đó, hiện nay tại Mỹ quinine chỉ được bán khi có toa thuốc của bác sĩ. Liều quinine sulfate thường được dùng để ngăn ngừa chứng co rút là 325 miligram mỗi bữa tối. Ðối với những người chịu được thuốc và sử dụng đúng cách, quinine vẫn là loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất. Nếu các biện pháp tự phòng bệnh đã được nêu ở trên không có tác dụng, thì một liều quinine cho mỗi bữa tối sẽ là bước tiếp theo mà phần lớn bác sĩ đều khuyến cáo bạn.
Tiên lượng đối với chứng co rút cơ tái phát.
Mặc dù chứng co rút có thể rất khó chịu, nhưng đó là một tình trạng lành tính. Ðiều đáng quan tâm chỉ là việc nó gây ra nhiều khó chịu và bất tiện, và phải lưu ý đến những bệnh có liên quan với nó. Ðối với đa số người, chú ý kỹ đến những khuyến cáo đã được nêu sẽ hạn chế được rất nhiều vấn đề về chứng co rút cơ. Còn với những người đang mắc chứng co rút cơ dữ dội hay dai dẳng thì nên đi khám bệnh.
Những điều cần nhớ về chứng co rút cơ.
Một cơ bị chứng co rút là một cơ co lại mạnh và không tự ý rồi không giãn ra được.
Hầu như mọi người đều bị chứng co rút cơ ít nhất một lần trong cuộc đời họ.
Chứng co rút cơ có nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhiều loại thuốc có thể gây ra chứng co rút cơ.
Ða số trường hợp, chứng co rút cơ sẽ hết nếu cơ được duỗi ra.
Chứng co rút cơ thường có thể ngăn ngừa được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét