Tiến hóa (evolution) có nghĩa là sự mở ra, chuyển đổi dần sang trạng thái khác theo qui luật để hoàn thiện, thích nghi hơn. Quan niệm hiện nay cho rằng toàn bộ thế giới vật chất: vũ trụ, trái đất, các sinh vật đều là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài diễn ra theo qui luật tự nhiên. Điều này đúng cho cả sự tiến hóa vũ trụ và tiến hóa sinh học.
Thuyết tiến hóa thường là nói đến sự tiến hóa của thế giới sinh vật: tất cả các vi sinh vật, thực vật, động vật hiện có trên trái đất ngày nay đều được sinh ra từ những cấu trúc dơn giản nhấtơ thể đơn giản hơn và chúng được biến đổi dần ngày càng phức tạp hơn. Phạm vi nghiên cứu của thuyết tiến hóa rất rộng, từ nguồn gốc sự sống, sự xuất hệin các vi sinh vật, động thực vật từ đơn bào đến đa bào và cả loài người… với một thế giới sinh vật đa dạng, hiện nay có khoảng 2 triệu loài sinh vật chiếm khoảng 0, 1% số loài sinh vật đã có từ khi xuất hiện sự sống đến nay, 99, 9% còn lại đã biến mất.
Học thuyết tiến hóa nghiên cứu các qui luật chung nhằm giải thích nhiều vấn đề mà nhân loại từ lâu đã quan tâm như:
- Nguồn gốc sự sống
- Sự biến đổi của thế giới sinh vật từ loài này thành loài khác để có sự đa dạng
- Sự thích nghi của các sinh vật với điều kiện sống, cơ thể hoàn thiện dần theo hướng càng phức tạp và hoàn chỉnh hơn.
- Nguồn gốc loài người
HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN
1. CÁC QUAN NIỆM CHỦ YẾU TRƯỚC DARWIN1.1. Các quan điểm duy tâm
Ngay từ buổi sơ khai loài người đã quan tâm đến nguồn gốc và bản chất của các loài sinh vật và con người, nhưng còn phụ thuộc vào thiên nhiên và tri thức khoa học còn hạn chế nên nhiều quan điểm duy tâm siêu hình xuất hiện và ngự trị trong một thời gian dài. Các hiện tượng thiên nhiên được giải thích bởi các nhân tố siêu hình như trời, thượng đế, các vị thần: Khnum (Ai Cập), Ông Bàn Cổ, Thần Phục Hi, thần Nữ Oa (Trung Quốc).
Có rất nhiều ví dụ về những câu chuyện thần thoại phản ảnh lòng ham mê của con người muốn nhận thức lịch sử của mình và thế giới sinh vật.
Hầu như các tôn giáo thừa nhận có một lực lượng siêu tự nhiên ngự trị trên thế gian ví dụ như: Chúa Trời tạo ra Bầu Trời và Trái Đất, sáng tạo ra các động vật và con người.
- Thần tạo luận (creactionism) Platon (427-347 trước công nguyên)
- Mục đích luận (theleology) Aristotle (384-322 trước công nguyên) là học trò của Platon.
- Tiền hình luận (performism)- thế kỷ 17- 18 Thuyết này ra đời sau khi phát minh ra kính hiển vi, cho rằng cơ thể thu nhỏ nằm trong trứng hay tinh trùng.
- Thuyết tai biến(người Pháp Cuvier 1769 - 1832) Ông được xem là ông
tổ ngành cổ sinh vật học, nghiên cứu dựa trên các mẫu xương thu được
thời đệ tam, ông rút ra một số điểm lưu ý sau:
- Một thời nào đó trên trái đất có sự sống.
- Sự sống xuất hiện trên hành tinh vào thời xa xưa ở dạng sinh vật đơn giản.
- Các dạng sinh vật tìm thấy ở các lớp địa chất mới không thấy có ở các lớp cổ xưa hơn, chứng tỏ có nhiều loài xuất hiện cùng lúc.
- So sánh các dạng hóa thạch cho thấy những sinh vật xuất hiện về sau càng giống với các sinh vật ngày nay hơn.
- Mức tổ chức được nâng cao dần.
- Sinh lực luận (Vitalism) - thế kỷ 19
Thuyết duy tâm này cho rằng không có "lực sống" thì không có hiện tượng sống, không có sự tổng hợp chất hữu cơ.
Các hiện tượng sống còn được giải thích bằng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh lý, hóa sinh đơn giản. Ví dụ: Lavoisier so sánh sự oxy hóa với sự thở của sinh vật; chất hữu cơ có thể tổng hợp ngoài cơ thể sinh vật bằng quá trình tổng hợp nhân tạo chất ure.
Tóm lại, các quan điểm duy tâm cho rằng thế giới sinh vật có được do những nhân tố siêu tự nhiên như Tạo hóa, thượng đế, trời …
Nhiều nhà triết học có quan điểm duy vật về sự phát triển tự nhiên vào các thời Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, cổ Hy Lạp La Mã …
Người Hy Lạp cổ xưa suy đóan về nguồn gốc sự sống và những thay đổi các loài suốt thời gian qua. Hơn 2. 500 năm trước, nhà triết học gia người Hy Lạp Anaximander nghĩ rằng mức độ tiến hóa từ từ tạo nên thế giới chất hữu cơ gắn kết từ điều kiện không rõ, và ông có cái nhìn mới khách quan về sự chuyển đổi của những loài sống dưới nước thành những loài trên cạn. Các quan điểm thời cổ Hy-Lạp:
- Heraclite (530-470 trước công nguyên) cho rằng tất cả thế giới sinh vật bao gồm cả con người đều là sản phẩm của lửa; Democrite (460-370 trước công nguyên)… theo quan điểm nguyên tử luận (atomism): " toàn bộ thiên nhiên, bắt đầu từ những phân tử nhỏ nhất đến những vật thể vĩ đại nhất, từ hạt cát đến con người đều xuất hiện và tiêu diệt vĩnh viễn, trong quá trình liên tục vận động biến đổi không ngừng". Sự sống là sản phẩm tự nhiên của sự vận động các nguyên tử.
- Anaximandre de Miledt (thế kỷ thứ 6 trước công nguyên): con người có nguồn gốc từ động vật
- Empédocle d'Agrigente (490-430 trước công nguyên) lại cho rằng: "những cái đầu không cổ xuất hiện trên trái đất, những cánh tay không vai, những con mắt di chuyển đó đây không có trán … Những cơ quan rời rạc đó nhờ tác động của tình yêu đã gắn lại với nhau. nhữngcá thể không tốt bị loại bỏ (ví dụ bò gắn đầu người), còn những sinh vật hợp lý sẽ chiến thắng". Ơ đây xuất hiện quan điểm chọn lọc sơ khai.
- Lucrèce, thế kỷ thứ I trước công nguyên, đã đề cập đến 'đấu tranh sinh tồn' ở thế giới sinh vật. Sự sinh sản của động vật chỉ bằng các qui luật tự nhiên nhưng còn rất hạn chế do trình độ khoa học thời lúc bấy giờ.
- Thuyết âm dương trong sách Nội kinh thời cổ Trung Quốc (2.700 năm trước Công Nguyên) giải thích mọi sự vật bằng thuyết âm dương. Am dương tương tác ra ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ. Ngũ hành tương tác sinh ra vạn vật.
- Thuyết "đạo" của Lão tử (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên): sự vận động của giới tự nhiên và sinh hoạt của con người theo con đường nhất định gọi là đạo, chứ không có lực lượng siêu tự nhiên nào
- Trang Tử (399-286 trước Công nguyên) đưa ra suy đoán của mình là: sự phát triển của giới động vật bắt đầu những phân tử dần dần tới con người
Sau thời kỳ Trung cổ và từ nửa thế kỷ 18 khi hình thành các môn như hình thái học so sánh, giải phẩu so sánh, phôi sinh học so sánh thì các phương pháp so sánh trong sinh học đã đưa ra nhiều dữ kiện mâu thuẫn với quan niệm "sinh vật bất biến" làm tiền đề cho sự xuất hiện tư tưởng biến hình luận.
Nội dung biến hình luận: lý luận cho rằng dưới tác dụng của ngoại cảnh sinh vật đã biến đổi hình dạng, loài này có thể biến đổi thành loài khác
Biến hình luận ra đời trong trào lưu triết học duy vật Pháp:
- Denis Diderot (1713-1784) - người đặt cơ sở triết học cho biến hình luận ở Pháp, cho rằng: vật chất không đồng nhất tạo ra khoáng vật, khoáng vật là cơ sở hình thành thực vật và thực vật là nguồn gốc sản sinh ra động vật. Ngoài ra ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với sự biến đổi tổ chức cơ thể sinh vật có thể lớn đến mức làm nảy sinh các cơ quan mới và luôn luôn biến đổi chúng.
- G. L Buffon (1707-1788) công khai trình bày các quan niệm về biến hình luận: khả năng biến đổi của các sinh vật và nguồn gốc động vật từ một số ít dạng nguyên thuỷ. Ông đã gắn lịch sử sinh học với lịch sử trái đất: khi trái đất nguội lại trong lòng đại dương có các phân tử sống (hữu sơ) khác với phân tử chết (vô cơ). Phân tử sống được hình thành từ phân tử chết dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng. Các hạt vật chất đó tác dụng với nhau tạo nên vô số dạng sinh vật, chúng tác dụng nữa tạo nên các biến hình. Các thuỷ sinh như ốc, cá xuất hiện đầu tiên và sau đó là muôn vàn sinh vật do khí hậu, thức ăn khác nhau và sự lai giống. Ngoại cảnh có thể biến loài này thành loài khác, ví dụ ngựa, ngựa vằn, lừa có chung nguồn gốc. Trong quá trình đó thời gian đóng vai quan trọng.
- Giữa thế kỷ 18, nhà khoa học Pháp, Pierre de Maupertuis "đã có môí quan niệm rõ ràng về các quá trình đột biến và chọn lọc": các sinh vật có thể biến đổi ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ, mặt khác các biến đổi có lợi có thể được duy trì và tích lũy, những cá thể không thích nghi bị huỷ diệt.
- Ông Nội của Darwin- Erasme Darwin - người đi trước Lamarck, dựa vào các quan sát khác nhau đã nêu ra lý thuyết tiến hóa
- Các nhà triết học duy vật ở Pháp đã đấu tranh tích cực cho quan điểm về sự biến đổi của thế giới sinh vật (dù rất máy móc như con người là cái máy, hệ cơ xương như đòn bẩy, tim như cái bơm...) mặc dù thế lực tôn giáo rất mạnh thời bấy giờ, như buộc Buffon phải đăng bức thư xin lỗi và phủ nhận các quan điểm của mình.
Nhà tự nhiên học người Pháp Jean Baptiste de Lamarck (1744-1829) xuất bản "triết học động vật" (Philosophie zoologique- 1809) đã trình bày học thuyết tiến hóa có hệ thống và đầy đủ đầu tiên về nguồn gốc sự sống đến nguồn gốc con người.
Lamarck theo quan điểm triết học tự nhiên thần luận cho rằng: tất cả trong thiên nhiên đều phát triển theo các qui luật tự nhiên, mà các qui luật này đã được thiết lập từ đầu khi Chúa sáng tạo ra thế giới. Theo Lamarck " tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi, mà còn là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp, là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ".
Nội dung học thuyết của Lamarck:
(1) Bản chất và sự phát sinh của sự sống
Lamarck dùng giả thuyết Fluide phổ biến thế kỷ 18 để giải thích sự vận động và biến đổi ở sinh vật: trong thiên nhiên phân tán những phân tử nhỏ bé không thấy được, gọi là Fluide, có khả năng di chuyển từ vật thể này sang vật thể khác. Fluide nhiệt tạo ra sự sống, điện cần cho hoạt động sống. Nguyên liệu để xuất hiện các sinh vật đơn giản nhất là các chất vô cơ. " Lực lượng đặc biệt" đã kích thích hoạt động sống, theo Lamarck chất fluide từ môi trường nhập vào cơ thể. thiên nhiên sử dụng nhiệt, ánh sáng, điện và độ ẩm tạo nên sự sống tuỳ ý và trực tiếp. Ơ cuối mỗi giới là các động vật nguyên sinh. Lịch sử phát triển của các dạng sinh vật bắt nguồn từ các dạng nguyên sinh bằng con đường tự sinh. Tất cả các dạng sinh vật là những tác phẩm thực sự của thiên nhiên thực hiện trong thời gian dài. Theo Lamarck giới động và thực vật có nguồn gốc độc lập nhau.
(2) Sự tiến hóa của các dạng sinh vật
Theo Lamarck quá trình phát sinh sự sống từ chất vô cơ đã và đang diễn ra, trên trái đất ngày nay cũng xuất hiện các động vật nguyên sinh từ chất vô sinh. Từ các dạng ban đầu đến các động thực vật ngày nay bằng con đường phức tạp hóa quá nhiều thế hệ. Các biến đổi diễn ra từ từ khó nhận thấy. Thời gian địa chất dài và sự thay đổi điều kiện sống đã có ý nghĩa quan trọng
Các nhân tố chính của sự tiến hóa:
- Sự tiệm tiến
- Sự biệt hóa thích nghi do điều kiện biến đổi của môi trường.
(3) Sự tiệm tiến (gradation)
Lamarck quan niệm sự tiệm tiến là sự tiến bô dần dần trong sự phức tạp hóa của tổ chức.
Quan niệm này chịu sự ảnh hưởng của thuyết thang sinh vật thế kỷ 17. Lamarck xếp các lớp động vật theo thứ tự phức tạp hóa dần, với 14 lớp thành 6 bậc tiệm tiến.
Quan niệm về sự tiệm tiến còn thể hiện quan niệm tự nhiên thần luận của ông: sự tiến bộ phức tạp của tổ chức bằng sự tồn tại "trật tự tự nhiên do đấng sáng tạo tối cao của mọi vật áp đặt". Mỗi sinh vật có "xu hướng nôi tại hướng tới hoàn thiện hơn" nên có khuynh hướng tiệm tiến đúng đắn.
Theo Lamarck, " tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi, mà còn là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp, là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ".
(4) Vai trò tạo hình của ngoại cảnh
Cũng theo ông: "điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần và xảy ra liên tục" và ông đưa ra kết luận: "những biến đổi nhỏ được tích luỹ trong thời gian dài đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật".
Những quan niệm tiến hoá sai lầm của Lamarck: ông cho rằng những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác dụng của ngoại cảnh, hoặc do tập quán hoạt động của sinh vật đó đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. Kết luận này của ông thiếu chính xác do trình độ khoa học đương thời chưa phân biệt được các khái niệm biến dị di truyền với biến dị không di truyền.
Lamarck chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm hợp lý trên cơ thể sinh vật. Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với các tài liệu cổ sinh vât học.
Lamarck quan niệm tất cả sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Quan niệm này của Lamarck không phù hợp vối quan niệm biến dị trong quần thể.
Sự tiến bộ trong phức tạp ổ chức luôn bị sai lệch. "Bất thường" do sự biến đổi của điều kiện môi trường bên ngoài. Ví dụ: thiên nhiên chỉ tạo nên động vật nước trong điều kiện như nhau. Lúc đó sẽ có sự tiệm tiến lý tưởng, tất cả động vật là một dãy liên tục từ đơn giản đến phức tạp, nhưng thực tế nước cũng có nhiều loại như mặn, lợ, ngọt, nước đứng, nưóc chảy... muôn vàn biến đổi làm cho các sinh vật không giống nhau. Môi trường sống tác động trực tiếp đến sinh vật thấp và gián tiếp lên các động vật có hệ thần kinh.
Quan điểm sai lầm phổ biến lúc bấy giờ mà Lamarck mắc phải là: sự di truyền các tính tập nhiễm. Ví dụ: Lamarck giải thích cổ và chân trước của con hươu cao cổ là do chúng thường xuyên vươn cổ nhón chân để ăn lá cây. Tập tính lập lại nhiều lần được di truyền nên cổ và chân trước của hươu cao cổ dài như vậy.
(5) Nguồn gốc loài người
Ông xem con người như là một động vật xã hội, không phải là trung tâm và mục đích của đấng sáng tạo. Lamarck cho rằng con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ. Điều kiện môi trường sống đã biến đổi loài 4 chi thành con người có 2 tay 2 chân.
Tóm lại:
Lamarck là người đầu tiên xây dựng thuyết tiến hóa có hệ thống: giới sinh vật kể cả con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa. Chủ nghĩa Lamarck đã có ảnh hưởng nhất định vào những năm đầu thế kỷ 20.
Nhược điểm của học thuyết Lamarck:
- Duy tâm "xu hướng nội tại hướng đến hoàn thiện vốn có ở mỗi sinh vật"
- Đánh giá quá cao vai trò của ngoại cảnh.
2. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA DARWIN
Vào đầu những năm 1800, nhiều nhà tự nhiên học nghiên cứu về những thay đổi trong sinh vật, đặc biệt những nghiên cứu về mặt địa lý cho thấy lịch sử lâu đời dựa vào mẫu hóa thạch vẫn giữ những sinh vật đã thuyệt chủng. Mặc dù những ý kiến về sự tiến hóa được đưa ra, họ không bao giờ đạt được sự chấp nhận rộng rãi bởi vì không một ai có thể chấp nhận một cách máy móc hợp lý cách nào hình thành một sinh vật có thể thay đổi từ một thế hệ đến thế hệ khác. Năm 1858, hai nhà tự nhiên học người Anh - Charles Darwin và Alfred Russel Wallace- đưa ra đồng thời bản thảo về một mắc xích. Cả hai quan sát những thành viên của một loài không xác định nhưng có thể khác bằng nhiều cách. Ví dụ, một số có thể chạy nhanh hơn chút, có màu sắc khác hoặc thích ứng cùng hoàn cảnh bằng những cách khác nhau (con người - bao gồm vài lớp sinh vật - có những điều khác nhau). Cả hai người quan sát thấy những sự khác nhau được thừa hưởng và có thể truyền lại cho thế hệ sau. Sự kết luận này được chứng minh từ những thí nghiệm nuôi trồng thực vật và động vật
2.1. Cuộc đời và những sáng tạo khoa học của S. Darwin:
Charle Darwin sinh năm 1809, cùng thời với K. Marc, F. Engels, Mendel, Pasteur … Tại Shrewbury ở Anh, lúc nhỏ ông học chỉ bình thường, năm 1825, cha ông cho ông đến trường Đại học Edinbourg học y, nhưng Darwin không mấy thích mà lại say mê các môn tự nhiên như động vật thực vật và địa chất, thấy vậy cha Darwin khuyên ông học khoa Thần học tại Đại học Cambridge. Và ông tình cờ quen nhà thực vật học John Henslow do đó mà ông có dịp đi thám hiểm trên tàu Beagle.
"Cuộc hành trình của Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi, nó xác định tất cả đời tôi" Darwin đã viết như thế. Cuộc hành trình kéo dài 5 năm lúc ấy ông 22 tuổi. Tàu đã đi qua Đại Tây Dương, bờ biển Đông, quần đảo Galapagos, tới Ấn Độ Dương …
Sau khi trở về ông đã cho ra đời tác phẩm " Động vật của cuộc hành trình Beagle" gồm 5 tập vào năm 1839.
Darwin và Wallace, cả hai chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhận thức cho rằng, mặc dù hầu hết các loài sản sinh thế hệ con cháu dư thừa, kích cỡ của toàn bộ dân số thường giữ ổn định.Vì, một cây sồi có thể sản sinh hàng nghìn quả đầu mỗi năm, nhưng rất ít sống sót để thành những cây phát triển đầy đủ.
Hình 2.Hành trình của Charles Darwin trên tàu Beagles (1831 - 1836)
Darwin người đưa ra những ý kiến vào những năm 1830 nhưng không công bố chúng đến khi Wallace đưa ra những kết luận tương tự- trình bày những trường hợp tiến hóa chi tiết trong quyển sách của ông vào năm 1859 "On the Origin of Species by Natural Selection". Darwin trình bày rằng có sự khác nhau giữa thế hệ con cháu sống sót và tái sinh sản và một số thì không. Đặc biệt, những cá thể thừa hưởng những đặc tính làm chúng dễ tồn tại và sản sinh trong môi trường đặc biệt của chúng, có một cơ hội tốt qua những đặc tính dựa trên thế hệ con cháu. Bằng cách này, qua nhiều thế hệ, thiên nhiên sẽ chọn lọc những cá thể trong cộng đồng cá thể có thể đến tất cả sinh vật rất khác nhau như chúng ta thấy ngày nay,
Hình 3. Alfred Russel Wallace (1823-1913)
Darwin đọc tác phẩm của Malthus (1838) về dân số có nói đến đấu tranh sinh tồn và tác phẩm đó đã gơi cho Darwin ý niệm về đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên trong thế giới sinh vật.
Darwin tiếp tục thu thập số liệu cho công việc nghiên cứu của mình với sự khuyến khích của một số bạn bè đồng quan điểm với ông. Tác phẩm "The origine of species by means of natural selection or the preservation of favoured races in the struggle for life" (dịch là Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên hay sự bảo tồn các chủng thích nghi trong cuộc đấu tranh sinh tồn), gọi tắt là"Nguồn gốc các loài" của Darwin ra đời năm 1859, đây là một bước ngoặc lớn trong lịch sử sinh học và khoa học tự nhiên nói chung.
Tác phẩm của Darwin đã giải thích quá trình tiến hóa bằng các nhân tố biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên một cách hợp lý và toàn vẹn.
2.2. Nội dung học thuyết tiến hóa
a. Biến dị
Là khái niệm để chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản, theo ông tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và trong tiến hoá. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
Đối tượng mà Darwin nghiên cứu kỹ cho thuyết tiến hóa của mình là: động vật nuôi và cây trồng, với những đặc điểm sau:
- Rất đa dạng so với tổ tiên hoang dại ban đầu
- Có nguồn gốc chung, ví dụ: các loại bồ câu đều có nguồn gốc từ bồ câu núi Columba; gà rừng Đông Nam Á Gallus bankiva là tổ tiên các giống gà nuôi …
- Các đặc điểm biến dị phục vụ lợi ích con người (con người đã tích lũy các biến dị bằng con đường chọn lọc- theo giải thích của Darwin)
Darwin nói đến các sai khác cá thể trong thiên nhiên là những sai khác nhỏ giữa những cá thể cùng loài, là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
Về vấn đề di truyền và biến dị, Darwin cho rằng con người còn nhiều hạn chế. Nhưng theo ông có rất nhiều biến dị và đa số được di truyền lại cho đời sau.
Tuy nhiên do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời, Darwin chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
b. Đấu tranh sinh tồn
Darwin là người nhìn thấy mối quan hệ phức tạp trong thế giới sinh vật. Darwin dùng thuật ngữ Đấu tranh sinh tồn theo nghĩa rộng và bóng bao gồm sự phụ thuộc một sinh vật đối với một sinh vật khác và không chỉ đời sống của cá thể mà còn thành công trong việc tạo ra nhiều hậu thế. Ông nêu ra một vài ví dụ về đấu tranh sinh tồn như hai động vật cùng giống Canis (chó) chúng sẽ đấu tranh giành thức ăn và sự sống khi chúng bị đói. cái cây ở rià sa mạc cũng đấu tranh vì sự sống chống lại hạn hán. Cây chùm gởi cũng đấu tranh với một số cây sống ký sinh khác và phát tán nhờ chim nên sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào chim. . .
"Cuộc đấu tranh sinh tồn tất yếu bắt nguồn từ sự sinh sản với tốc độ nhanh của các sinh vật. Thậm chí con người sinh sản chậm cũng tăng dầnsố gấp đôi trong vòng 25 năm, và với tốc độ đó, chưa đầy một ngàn năm thực sự sẽ không còn chỗ đứng cho con cháu họ"
Có nhiều nguyên nhân kìm hãm sự gia tăng số lượng của mỗi loài sinh vật như sự có hạn về thực phẩm, làm mồi cho các sinh vật khác, các bệnh dịch và môi trường sống, khí hậu. Có những mối quan hệ hay kìm hãm phức tạp giữa các loài và bất ngờ trong cuộc đấu tranh vì sự sống ở một vùng nhất định.
c. Chọn lọc tự nhiên
Giữa các cá thể cùng loài sinh ra cùng một lứa, sống trong cùng một hoàn cảnh luôn luôn xuất hiện những biến dị cá thể rất phong phú. Nhưng sự tồn tại của một sinh vật lại phụ thuộc vô số yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh, vì vậy nó chịu sự chọn lọc. Tác nhân gây ra sự chọn lọc là những điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn thức ăn, kẻ thù tiêu diệt, đối thủ cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở. Những cá thể nào mang những biến dị có lợi cho bản thân chúng sẽ được sống sót nhiều hơn, phát triển ưu thế, sinh sản nhiều con cháu ngày càng đông. Trái lại những cá thể nào mang những biến dị ít có lợi hoặc có hại cho bản thân chúng thì ít có khả năng tồn tại, phát triển, con cháu hiếm dần. Kết quả là chỉ những sinh vậy nào thích nghi với điều kiện sống thì mới có khả năng sống sót và phát triển được. Darwin đã nêu một ví dụ điển hình về tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với sâu bọ ở quần đảo Manderer. Ở đó điều kiện sống thường xuyên có gió thổi nhiều và rất mạnh. Tất cả các sâu bọ không có cánh to khoẻ đủ chống chọi với gió mạnh đều bị tiêu diệt và bị cuốn xuống biển. Trong điều kiện như vậy, không có cánh hoặc cánh bị tiêu giảm, bắt buộc sâu bọ phải thích nghi với cuộc sống bò hoặc bay sát mặt đất nên xuất hiện các biến dị có lợi.
Chọn lọc tự nhiên hay sự sống còn của các dạng thích nghi nhất là: Sự duy trì các sai khác cá thể hay biến dị có ích và tiêu diệt các dạng có hại. Darwin giải thích sự thích nghi và đa dạng của sinh giới bằng chọn lọc tự nhiên.
"Con người chỉ có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu bên ngoài thấy được. Còn thiên nhiên duy trì các dạng thích nghi nhất ảnh hưởng đến bên ngoài khi nó cần cho sinh vật nào đó. Thiên nhiên có thể ảnh hưởngđến bất kỳ cơ quan nào bên trong, đến mỗi nét của cấu tạo thân thể chúng, lên cả toàn bộ cơ nguyên sống. Con người chọn lọc vì lợi ích của mình, thiên nhiên chỉ vì lợi ích của cá thể được duy trì.
Thiên nhiên tích luỹ biến đổi trong thời gian dài, có khi cả một thời kỳ địa chất. Chọn lọc tự nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ theo đuổi trên toàn thế giới những biến đổi nhỏ nhất, vất bỏ những cái xấu, duy trì và tích luỹ những cái tốt, nó làm việc âm thầm lặng lẽ ở bất cứ nơi nào miễn có cơ hội, để hoàn thiện mỗi sinh vật đối với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó"
Hình 4. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- Chọn lọc hai hướng:
+ Vũ lực: Con đực dành nhau để được lòng con cái, cần khoẻ mạnh, nhanh nhen, ví dụ có sừng, có cựa …
+ Hấp dẫn con mái: có màu loâng sặc sỡ, tiếng hót hay …
- Chọn lọc tự nhiên tác động chỉ bằng cách duy trì và tích luỹ những biến di di truyền nhỏ có lợi cho cá thể.
Một ví dụ phức tạp hơn giải thích phương thức tác dụng của chọn lọc tự nhiên, đó là quan hệ giữa các cây có hoa và côn trùng.
- Sự cách ly hay ngăn cách là một nhân tố quan trọng trong quá trình biến đổi các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên. Sự ngăn cách có lợi ở chỗ: khi biến động lớn, các dạng thích nghi nhất không di chuyển qua nơi khác.
Nhưng dù quá trình chọn lọc thực hiện chậm chạp như thế nào, nếu con người yếu đuối có thể đạt được những kết quả đáng kể bằng chọn lọc nhân tạo, không có giới hạn đối với sự biến dị, vẻ đẹp và sự phức tạp của quá trình thích nghi của các sinh vật với nhau, mà chúng có thể được thực hiện trong suốt thời gian dài do chọn lọc tự nhiên tức do sự sống còn của các dạng thích nghi nhất.
- Sự phân ly dấu hiệu:
+ Sự khác nhau giữa các loài bồ câu, giữa ngựa đua và ngựa kéo xe không thể cho là kết quả của sự tích luỹ ngẫu nhiên những biến dị giống nhau trong nhiều thế hệ. Có thể gọi nguyên tắc phân ly dấu hiệu là sự tăng cường theo hướng không đổi những sai biệt khác nhỏ ban đầu thành dấu hiệu của giống giữa chúng với nhau cũng như giống tổ tiên chúng. Sự phân ly đó trở nên ưu thế ".
+ Sự khác biệt ban đầu có thể rất nhỏ, nhưng do chọn lọc thường xuyên, một mặt dạng chạy nhanh mặt khác dạng khoẻ nhất, sự khác nhau đưa đến tạo thành hai nòi ngựa khác nhau. Tổng số lớn nhất của sự sống được thực hiện khi có sự đa dạng lớn nhất của cấu tạo.
+ Những kết quả có thể xảy ra do tác dụng của chọn lọc tự nhiên lên hậu thế của một tổ tiên chung bằng con đường phân ly dấu hiệu và chết đi ".
Trong chọn lọc tự nhiên, trên qui mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, quá trình phân ly tính trạng dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu.
Theo Darwin, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
Với thuyết chọn lọc tự nhiên Darwin đã giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Nếu Lamarck xem thích nghi là kết quả sự biến đổi cơ thể sinh vật tương ứng với sự thay đổi ngoại cảnh, thì Darwin coi đó là quá trình chọn lọc các biến dị, đào thải các dạng kém thích nghi. Darwin cũng đã thành công trong trong viêc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài, chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung.
- Chọn lọc giới tính:
Đây là dạng chọn lọc được xác định không phải bởi các cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể với các loài khác và điều kiện thiên nhiên, mà là cuộc đấu tranh giữa các cá thể cùng phái tính (thường là con đực), để chinh phục các cá thể thuộc phái khác. do đó không đưa đến cái chết của cá thể thất bại mà chỉ giới hạn hoặc hoàn toàn không để lại con cái.
d. Chọn lọc nhân tạo
Thuyết này được ông phát biểu như sau: Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn luôn xuất hiện nhiều biến dị. Những cá thể mang biến dị có lợi cho người sẽ được ưu tiên giữ lại và dùng để nhân giống. Những cá thể mang biến dị bất lợi cho người sẽ bị loại bỏ hay hạn chế sinh sản. Bản chất của quá trình chọn lọc nhân tạo, bao gồm hai mặt song song: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. Nó giải thích tại sao giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người.
Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể tiến hành theo những hướng khác nhau. Trong mỗi hướng con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi ở sinh vật, giữ lại những dạng tốt nổi bật, loạibỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. Kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên. Đó là quá trình phân ly tính trạng, giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài, xuất phát từ một hay vài dạng tổ tiên hoang dại.
2.3. Ý nghĩa của học thuyết.
Tác phẩm"nguồn gốc các loài "được xuất bản ngày 24 tháng 11 năm 1859 với 1200 cuốn. Tất cả sách được mua hết ngay trang một ngày. Điều đó cho thấy xã hội thời bấy giờ rất quan tâm đến vấn đề tiến hoá.
Học thuyết tiến hoá của Darwin đã làm đảo lộn tư duy của thời đại, nên xã hội có những phản ứng khác nhau đối với học thuyết của ông. Bằng nhiều chứng cứ phong phú và xác đáng, ông đã chứng minh thế giới sinh vật có nguồn gốc chung. Đặc biệt, vấn đề nguồn gốc loài người đã bị nhiều phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, từ khi ra đời đến nay, những nguyên tắc cơ bản do Darwin nêu ra vẫn đúng, được xác minh thêm và phát triển.
Như vậy, các nguyên tố tiến hoá chính, theo Darwin, là biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. Cơ sở học thuyết tiến hoá của Darwin là thuyết chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chủ yếu, động lực của tiến hoá.
Thiên tài của Darwin biểu hiện ở chỗ trong muôn vàn sự phụ thuộc và hiện tượng phức tạp trong thiên nhiên, ông đã biết tách ra và đánh giá vai trò của các quá trình chọn lọc là cơ nguyên chính của sự tiến hoá, tìm ra cơsở lịch sử tự nhiên chung, đặc trưng cho các sinh vật.
Chỉ trên cơ sở nguyên tắc chọn lọc, người ta mới có thể giải thích được những trường hợp xuất hiện các kiểu thích nghi thụ động như các cây có gai, mu rùa, sinh vật này thích nghi với một số sinh vật khác (ví dụ: thực vật có hoa với côn trùng ) và cuối cùng, sự xuất hiện màu sắc nguỵ trang và bảo vệ ở nhiều dạng khác nhau. Mu rùa, vỏ trai, gai hoa hồng đều không thể xuất hiện do kết quả của nguyên tắc do Lamarck đề ra "sự luyện tập hay không luyện tập các cơ quan, cũng như kết quả thích ứng được trực tiếp với môi trường ".
Bản thân Darwin đã tự nhận rằng ít hiểu biết về các quy luật di truyền. Rất tiếc công trình của Mendel về các quy luật di truyền vào năm 1866 chưa trực tiếp đến với Darwin. Đầu thế kỷ 20, năm 1900, các quy luật di truyền Mendel được phát minh lại cho đến đầu những năm 30 của thế kỷ 20, di truyền học dường như mâu thuẫn với học thuyết tiến hoá, nhiều nhà di truyền học nổi tiếng đã chống lại học thuyết tiến hoá của Darwin.
Sự thật là từ năm 1908, phương trình Hardy - Weinberg được tìm ra làm cơ sở cho di truyền học quần thể. Từ những năm 30 trở về sau, nhờ những công trình của Chetvericov, Wright Haldane, Timopheev-Resopski, Dubinhin, Dobshansky…học thuyết tiến hoá đã gắn chặt với di truyền học tạo nên các bước nhảy vọt. Di truyền học đã làm cơ sở cho học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
Từ khi học thuyết tiến hoá của Darwin ra đời, nó có nhiều ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Với quan điểm tiến hoá, thế giới sinh vật được hình thành một thể thống nhất từ thấp lên cao. Cây phát sinh chủng loài phản ứng mối quan hệ họ hàng giữa tất cả các loại sinh vật được xây dựng nên. Điều này giúp cho các nhà sinh học có định hướng rõ ràng và thuận tiện trong nghiên cứu cũng như giải thích các kếtquả thu nhận được.
Cho đến nay, "con người khai thác thiên nhiên nhưng chưa biết được hậu quả của những việc làm đó". Cuộc khủng hoảng sinh môi xuất hiện từ những năm 70 đặt vấn đề cần phải hiểu rõ hơn nữa các quy luật tiến hoá để có được sự 'tiến hoá có điều khiển "nhằm tạo nên một môi trường sống tốt đẹp cho con người.
Nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nông nghiệp, y tế như sự tăng vọt số lượng châu chấu hoặc chuột hay dịch bệnh gây tai hoạ to lớn cho loài người đòi hỏi phải nghiên cứu nhịp độ tiến hoá, tức phải nắm được rằng bao nhiêu năm thì những nạn đó lặp lại một lần và do những nguyên nhân nào để có biện pháp ngăn chặn.
3. SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN (Thuyết tiến hoá hiện đại)
Nếu sự đòi hỏi chính về chọn lọc tự nhiên là sự khác nhau trong quần thể, cái gì là nguồn giới hạn sự khác nhau này ? vấn đề này gây rắc rối cho Darwin, và ông không tìm thấy câu trả lời, mặc dù ông đưa ra một số giả thuyết. Darwin không biết rằng cũng lúc đó, Gregor Mendel, cung cấp một giải pháp quan trọng. Tác phẩm của ông vào năm 1865 mô tả các thế hệ sự khác nhau của những hạt đậu, Mendel so sánh những sinh vật có nét tiêu biểu thông qua điểm riêng biệt di truyền mà về sau này được biết đó là gen. Sự khác nhau hình thành nhờ những đặc điểm di truyền là những đối tượng ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Hình 5. Gregor Mendel (1822-1884)
Tác phẩm của Mendel bị bỏ quên mãi đến năm 1890, nó được khám phá và góp phần thúc đẩy sự quan tâm và nghiên cứu về lĩnh vực gen. Nhưng nó chưa rõ ràng ngay như thế nào để phù hợp những khám phá mới về mối liên hệ di truyền trong tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên. Sau đó đến vào những năm 1930, một nhóm nhà sinh học so sánh những kết quả nghiên cứu về gen thấy sự vững chắc và mở rộng thuyết tiến hóa. Họ chứng minh rằng tất cả sự khác nhau, diễn ra từ từ hoặc sâu sắc, phát sinh thông qua những thay đổi hoặc đột biến trong gen. Nếu một đột biến cho phép một sinh vật tồn tại hoặc sinh sản hiệu quả hơn, đột biến đó sẽ mở rộng và bảo tồn và trải rộng trong một cộng đồng qua chọn lọc tự nhiên. Sự tiến hóa vì thế mà phụ thuộc vào đột biến gen và cả chọn lọc tự nhiên. Những thể đột biến tạo ra sự khác nhau những gen dư thừa, và chọn lọc tự nhiên chọn những thay đổi có ích ra khỏi những cái có hại.
Sự chọn lọc bởi những quá trình tự nhiên thích hợp khác nhau giải thích nhiều hiện tượng về mặt địa lý của các loài khác nhau-tại sao, ví dụ, những thành viên của cùng một loài có thể lớn hơn và sẫm màu hơn khi chúng sống ở vùng phía bắc và nhỏ và nhạt hơn sống ở phía nam. Trong trường hợp này, sự khác nhau có thể được giải thích do những ưu điểm kích cỡ lớn và màu sẫm ở trong rừng, khu vực lạnh. Và nếu các loài tiếp tục sống trong giới hạn ổn định, gen thích hợp là màu sáng và kích thước nhỏ sẽ có thể tập trung ở phía bắc và ở hoàn cảnh ngược lại- khi ngăn cấm chúng sẽ tách thành loài xa lạ mà chúng được tái sinh cô lập xa loài khác.
Khi một nhà sinh học khám phá nhiều hiện tượng mà chỉ có thể giải thích như những sản phẩm của sự tiến hóa, nhưng không nổi bật như tổ tiên của con kiến. Trước năm 1967 mẫu hóa thạch ghi nhân không có loài côn trùng bay được hoặc Hymenopterous côn trùng khác mà chúng có thể được làm sáng tỏ như tổ tiên loài kiến. Hình thành giả thuyết này là một thiếu sót liên kết quan trọng chính trong nghiên cứu sự tiến hóa. Chúng ta có nhiều mẫu hóa thạch của loài kiến có từ 50 triệu năm trước. Chúng tạo nên những loài khác nhau tồn tại đến ngày nay, nhưng bản thân chúng vẫn còn được giữ hình dạng cơ thể cơ bản của những con kiến hiện nay. Sự thiếu sót mối liên kết của sự tiến hóa của kiến thường được lập luận bởi những nhà sáng tạo như bằng chứng chống lại thuyết tiến hóa. Những chuyên gia về kiến khác được thuyết phục rằng mối liên kết những mẫu hóa thạch sẽ được tìm thấy và hầu như chúng phù hợp với thời đại trung sinh sau đó, thời gian khi nhiều mẫu xương của khủng long và động vật có xương hóa thạch trừ vài côn trùng. Và đó là điều xảy ra chính xác. Vào 1967 khi nghiên cứu 2 loài được chọn lọc có màu hổ phách (resin hóa thạch) từ New Jersey, và thời gian sau thời đại trung sinh khoảng 90 triệu năm trước. Chúng thì gần chính xác ngay lập tức giữa côn trùng có cánh và cộng đồng kiến hiện tại cao, chúng có tên khoa học Sphecomyrma, nghĩa là "kiến có cánh". Kể từ đó nhiều loài Sphecomyrma cùng tuổi được tìm thấy ở Mỹ, Canada và Siberia, nhưng không cùng một kiểu. Với mỗi năm trôi qua, mẫu hoá thạch và bằng chứng khác chặt chẽ cho việc chấp nhận nguồn gốc tiến hóa của nhóm côn trùng quan trọng này của chúng tôi-Edward O. Wilson
Khoa học và sáng tạo: tầm nhìn từ học viện quốc tế về khoa học tóm tắt vài hàng về bằng chứng so sánh muộn hơn bất kỳ lý do nghi ngờ rằng tiến hóa diễn ra như một quá trình lịch sử và tiếp tục ngày nay. Nội dung:
+ Mẫu hóa thạch tìm thấy trong đá có độ tuổi tăng dần chứng thực mối liên hệ nội tại về tuổi của những sinh vật, từ sinh vật đơn bào đã sống hàng tỉ năm trước đến loài người Homosapiens. Những mẫu hóa thạch gần đây nhất xem như gần gũi sinh vật còn sống ngày nay, mặc dù những mẫu hóa thạch xưa hơn tăng dần có sự khác nhau nhiều, cung cấp những bằng chứng thuyết phục những thay đổi theo thời gian.
+ Mặc dù bình thường nhìn thấy các sinh vật khác nhau cho thấy những điểm giống nhau nổi bật giữa các loài, và những nhà giải phẩu học khám phá những điểm tương đồng nhiều hơn sâu dưới lớp bên ngoài. ví du: tất cả loài có xương sống, từ cá đến con người, có một hình thể chung về đặc tính do một cơ thể phân cắt và chỗ trũng thần kinh ghi nhận dọc ở lưng. Các giải thích khoa học tốt nhất cho những cấu trúc chung là tất cả động vật có xương có tổ tiên từ những loài tổ tiên chung và chúng phân rẽ qua sự tiến hóa.
+ Trong quá khứ, những mối liện hệ về tiến hóa có thể chỉ được nghiên cứu bằng kết quả thử nghiệm về thông tin di truyền, như là giải phẩu học, sinh lý học và phôi học của sinh vật. nhưng sự phát triển của sinh học phân tử làm nó dễ dàng biết lịch sử tiến hóa mà được ghi trong mỗi DNA của sinh vật. Chính thông tin này cho phép những sinh vật thay thế vào cây phả hệ tiến hóa chung bằng cách chi tiết hơn từ bằng chứng rõ ràng.
Dựa theo hai khía cạnh xem là hai thuyết quan trọng trong thuyết tiến hóa. Thứ nhất là mối quan tâm đầu tiên sự tiến hóa diễn ra trong "thời điểm có thật"- những thay đổi như thế nào và kết quả hình thành các loài mới. Thứ hai là sự hợp nhất về mặt sinh thái học dưới sự tiến hóa mà nó cần hiểu là sự mở rộng của sự đa dạng sinh học.
Tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên không chỉ là một quá trình lịch sử- nó còn diễn ra ở hiện tại. Ví dụ, sự tiến hóa của vi trùng gây bệnh ở người vẫn diễn ra trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ cộng đồng nhất hiện nay mà xã hội loài người đang đương đầu. Nhiều chủng vi khuẩn trở nên tăng sức đề kháng với hiệu quả nhất thời của các kháng sinh khi chọn lọc tự nhiên có sự khuyếch đại những chủng đề kháng mà nó tăng qua diễn biến tự nhiên sự khác nhau về gen. Những vi sinh vật gây bệnh sốt rét, bệnh lậu, lao và nhiều bệnh khác phản ánh sự đề kháng gia tăng nhanh đối với thuốc kháng sinh và những thuốc khác dùng trị chúng trước đó. nếu dùng tiếp tục và quá liều thuốc kháng sinh tác động chọn lựa cho quần thể đề kháng bởi vì thuốc kháng sinh tạo những chủng tiến bộ hơn những chủng không kháng
Ví dụ:
Những loài thực vật tiến hóa về sự chịu đựng đối với kim loại độc và giảm sinh sản với những thực vật không chịu đựng bên cạnh - bước đầu tiên về thông tin những loài tách biệt. những loài thực vật mới thông qua các thế hệ sinh sản của thực vật tự nhiên với những cây được giới thiệu từ nơi khác trên thế giới.
3.1. Sự hình thành thuyết tiến hoá hiện đại
Trong nửa sau thế kỷ XIX do sự tích luỹ nhiều tài liệu trong các ngành sinh học, đặc biệt là cổ sinh vật học, địa lý sinh vật học, phôi sinh học đã củng cố quan điểm tiến hoá. Tuy nhiên, cũng trong thời kỳ này sinh học đã trải qua một sự khủng hoảng về lý luận.
Các nhà di truyền học đầu thế kỷ này khi phát hiện tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể của từng loài đã quan niệm tính di truyền độc lập với ngoại cảnh, khi nghiên cứu tính vô hướng của đột biến đã cô lập biến dị với tác dụng của ngoại cảnh, và khi nghiên cứu tác dụng của chọn lọc trong dòng thuần đã phủ nhận tác dụng sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.
3.2. Thuyết tiến hoá tổng hợp
Trong các thập niên 30 - 50 của thế kỷ XX đã hình thành thyết tiến hoá tổng hợp. Đây là sự tổng hợp các thành tựu lý thuyết trong nhiều lãnh vực như phân loại học, cổ sinh vật học, di truyền học quần thể, sinh thái học quần thể, học thuyết về sinh quyển. Ngày nay người ta phân biệt tiến hoá nhỏ với tiến lớn.
Tiến hoá nhỏ (tiến hoá vi mô) là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, sự cách ly sinh sản qua quần thể đã biến đổi với quần thể đã biến đổi gốc, kết quả là sự hình thành loài mới. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Tiến hoá lớn (tiến hoá vĩ mô) là quá trình hình thành các thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Quá trình này diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài.
Cùng với sự phát triển của di truyền học quần thể và sinh học phân tử, các vấn đề tiến hoá nhỏ đã phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ gần đây và đang chiếm vị trí trung tâm trong thuyết tiến hoá hiện đại. Trước đây người ta xem tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ, cả hai theo một cơ chế chung. Chỉ sau khi việc nghiên cứu tiến hoá nhỏ đã đạt đỉnh cao, gần đây người ta mới bắt đầu tập trung vào vấn đề tiến hoá lớn, làm sáng tỏ những nét riêng của nó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét