Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Alain Frachon (Le Monde, Pháp, 17/02/2011) – Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh”

Phạm Nguyên Trường dịch
Từ nay trở đi trong các cuộc thảo luận về những vấn đề toàn cầu hóa sẽ xuất hiện từ “trước” và “sau” cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir (Giải phóng). Và đây không phải chỉ là câu chuyện về ngày tháng. Sự hiện này đã trở thành cột mốc của một trong những trận chiến quan trọng nhất của thế kỉ chúng ta: cuộc đối đầu giữa các mô hình xã hội. Lí do là như thế.



 Trong mấy năm vừa qua người ta đã nghe thấy những lời tụng ca cái gọi là “đồng thuận Bắc Kinh”. Mệnh đề hoa mĩ này là để chỉ các chế độ ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn giữ hệ thống độc đảng. Nhiều người cho rằng đấy là giải pháp tốt nhất cho các nước đang phát triển, là toa thuốc giúp phát triển kinh tế và xã hội và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa. Trung Quốc là thí dụ điển hình của việc thực thi một cách thành công mô hình đó, trong tuần này Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mĩ. Dù người Trung Quốc luôn luôn kiềm chế trong việc “xuất khẩu” mô hình của mình, nhưng vẫn có những người bắt chước “đồng thuận Bắc Kinh”.

Nó đã là nguồn cảm hứng cho Vladimir Putin của nước Nga, nhiều nước châu Phi cũng không tỏ ra bàng quan trước mô hình này. Nó đã chinh phục được các chiến hữu của Mahmud Ahmadinejad ở Iran. Ở châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới người ta đã không cảm thấy áy náy lương tâm khi sao chép nó. Phương án không sợ thua lỗ của của Trung Quốc là: tự do kinh doanh và chế độ độc tài. Đấy chính là cách thức hoạt động của nó. Ở Ai Cập người ta cũng đã nghĩ như thế, ít nhất là cho đến khi xảy ra vụ đổ máu “bất ngờ” trên bờ sông Nile vào mùa đông này: cuộc khời nghĩa trên quảng trường Tahrir.

Không chỉ ở các nước đang phát triển người ta mới ca ngợi “đồng thuận Bắc Kinh”. Cả ở châu Âu lẫn ở Mĩ cũng có những chuyên gia tuyên bố rằng mô hình này sẽ quyết định bộ mặt của thế kỉ tới. Mọi người đều cho rằng tác giả của câu nói này là ông Joshua Cooper Ramo, một nhà văn và cố vấn người Mĩ; ông này đã sử dụng nó vào cuối những năm 1980 coi như một đối trọng với “đồng thuận Washington”: hệ thống quản lí dân chủ cao nhất, tự do kinh doanh và mở cửa biên giới cho hàng hóa và tư bản ngoại quốc tràn vào – đấy là mô hình không bao giờ thua mà Quĩ tiền tệ quốc tế và cục dự trữ liên bang Mĩ đưa ra cho các nước đang phát triển và cho nước Nga và Đông Âu hậu-Xô Viết.

Nhưng cùng với sự phát triển của Trung Quốc, “đồng thuận Bắc Kinh” có vẻ như càng ngày càng thuyết phục hơn. Dần dần Trung Quốc đã trở thành không chỉ đối thủ của Mĩ về mặt kinh tế và quân sự mà còn trở thành đối thủ về mặt tư tưởng nữa: họ có “sức mạnh mềm” có khả năng thu hút người ủng hộ.

Trong các nước đang phát triển mô hình của Trung Quốc đã thắng con bài “đồng thuận Washington”: nó có vẻ dễ thích nghi hơn là nền dân chủ “phương Tây” và đã thành công hơn trong vụ đối đầu với cuộc khủng hoảng trong các năm 2008-2009. Sau khi bén rễ vào Ai Cập, “đồng thuận Bắc Kinh” thể hiện dưới dạng sau: chủ nghĩa tư bản và “muhabarat” (quyền lực của các cơ quan an ninh).

Chế độ độc tài về mặt chính trị phục vụ cho chủ nghĩa tư bản, trong khi nhà nước vẫn đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, trái ngược với chế độ dân chủ và tự do kinh doanh theo cách hiểu của phương Tây… Đây là trận chiến ý thức hệ mang tầm thế kỉ. Mô hình này đối chọi với mô hình kia. Trong những trường hợp như thế bao giờ cũng có một người Mĩ đứng lên chống lại phe mình và tiên tri sự suy sụp không thề tránh khỏi của nó trong một cuốn sách giật  gân. Đấy là ông Stefan Halper.

Là một người từng làm việc trong lĩnh vực ngoại giao và là giáo sư đại học Cambridge, ông Halper cho xuất bản vào năm 2010 tiểu luận “Đồng thuận Bắc Kinh hay là làm sao mô hình độc tài Trung Quốc lại trở thành mô hình giữ thế thượng phong trong thế kỉ XXI”. Ý chính như sau: bằng thí dụ của mình Trung Quốc đã chứng minh rằng hệ thống độc đảng và tự do kinh doanh mà không có các quyền tự do chính trị có thể có sức sống và là mô hình có khả năng thay thế cho hệ thống cai trị các công dân của Mĩ. 

Nhưng sau đó một năm những người trẻ tuổi quyết định tập trung tại quảng trường Tahtir nhằm làm lung lay niềm tin của giáo sư Halper và tuyên bố với thế giới về quan điểm của mình. Không thể khẳng định một cách vô điều kiện rằng “đồng thuận Bắc Kinh” là thuốc trị bá bệnh được. Không thể khẳng định rằng nó có thể bảo đảm ổn định chính trị trong một thời gian dài. Và cũng không thể khẳng định rằng chế độ độc tài về mặt chính trị (dù nó có thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế) có thể bảo đảm hạnh phúc cho nhân dân. Công lao của nền độc tài của Ben Ali và Mubarak cũng có những giới hạn nhất định.

Muốn cho công bằng thì phải nói rằng người Trung Quốc chưa từng ép ai phải theo mô hình của họ. Họ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chứ không xuất khẩu tư tưởng. Vì thế cũng cần phải rất thận trọng khi so sánh những nước khác nhau như là Trung Quốc và Ai Cập. Nhưng điều đó cũng không xóa bỏ ý nghĩa của sự kiện là các phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc nói rất ít về những việc diễn ra trên quảng trường Tahrir: người ta cấm hết, chỉ được công bố thông tin của hàng thông tấn của nhà nước mà thôi, internet cũng bị kiểm soát gắt gao không kém. Dường như chính quyền Bắc Kinh cho rằng cuộc biểu tình của thanh niên Ai Vập là hiện tượng khiêu khích quá đáng vậy.

Trong đất nước độc tài lớn khác, tức là nước Nga của Putin, báo chí có nhiều quyền tự do hơn. Quan điểm của báo giới về cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir được nhiều người quan tâm. “Mặc dù năm ngoái các bài phân tích chính trị đã làm ồn ào về sự mất ảnh hưởng của mô hình dân chủ phương Tây và sự gia tăng ảnh hưởng của mô hình độc tài (Trung Quốc, Singapore…), lịch sử không đứng về phía độc tài vì nó thiếu tính chính danh và có nghĩa là không ổn định rồi”, tờ The Moscow Times viết như thế.

“Các cuộc xuống đường của người hưu trí và những cuộc biểu tình phản đối ở thành phố Kaleningrad hồi năm ngoái là những hồi còi cảnh báo đầu tiên đối với chế độ của Putin. (...) Hi vọng rằng Điện Cẩm Linh có thể rút ra những bài học cần thiết từ cuộc Cách mạng Hoa Nhài ở Tunisia và những vụ phản đối ở Ai Cập trước khi quá muộn”, tờ báo này viết tiếp. Nhưng tờ báo cũng cho rằng “Điện Cẩm Linh dường như tin rằng người Nga sẽ chịu đựng mãi mức sống nghèo khổ, nạn tham nhũng và sự dã man của chính quyền”. Có lẽ Mubarak cũng đã từng nghĩ về người Ai Cập như thế…


Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20110220/166651777.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét