Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO - Phần Giáo Lý 2

Mục II (Chương 5)
 
Chương 5- Các lời tiên tri, Kinh Thánh là lời Chúa.  
Người Công giáo được dạy rằng Kinh Thánh không bao giờ sai lầm vì đó là những sách do Đức Chúa Cha đọc cho Moise [XX] [Moise-Moses-Môi-sen], cho các tiên tri như Isaiah, Jeremiah, Daniel, Ezechiel, hay cho các tông đồ như Matthew, Mark, Luke, John, Paul v.v... ghi chép lại.
Nếu Chúa là tác giả các sách trên, thì khi nói về Chúa Giêsu, mọi sự phải đúng hết. Còn như nếu ta cho rằng đó chỉ là những sách do con người viết ra, có đầy sai lỗi, ngụy tạo, không đáng tin, thì lại là chuyện khác. Mạnh tử viết: Tận tín thư bất như vô thư. Quá tin vào sách, thà là không có sách.
Tôi cho rằng Thánh Kinh là do con người viết ra, cho nên có nhiều sai sót, mà ta có thể vạch ra hay chứng minh được những sai sót đó.
Năm sách đầu tiên của Thánh Kinh, hay bộ Ngũ Kinh, là Khởi Nguyên [Genesis], Xuất Hành [Exodus], Levi [Leviticus], Dân Số [Numbers], Thứ Luật [Deuteronomy]. Trước kia Giáo hội buộc phải tin năm sách đó là do Moise chép.
Năm quyển sách trên tưởng là được chép khoảng năm 1250 trước công nguyên. Nhưng sau này các nhà bình giải Kinh Thánh [exegetes] độc lập tìm ra rằng Thứ Luật được phát hiện ra năm 622 trong đền thờ Jerusalem đời vua Josias. Như vậy Thứ Luật đã được ngụy tạo ra khoảng những năm đó, và người ta đã mạo nhận danh nghĩa Moses. Thứ Luật dạy rằng muốn dâng của lễ cho Chúa phải dâng ở Jerusalem [Kijath-Jearim] [I Samuel 6, 21, 7, 1-3], nơi có hòm bia thánh. Thế nhưng Samuel [1400] lại tế lễ Ngài ở Rama, Mitspa, Guilgal [1 Samuel, 11, 15, Samuel 7, 15], David [1010-970] lại tế lễ Ngài ở Arauna the Jabusite [II Samuel, 20-25], Elijah [1900] lại than phiền vì các bàn thờ Chúa bị phá [2 King 19, 10 and 14]. Elisah [850] cũng lại dâng của lễ không ở Jerusalem [3 Kings, 19,21] theo Thứ Luật dạy. [X] Xem Abbé J.Turmel – sách đã dẫn tr. 26, 27.
Bible de Jerusalem cũng công nhận là luật trên của sách Deeronomy về một nơi tế lễ duy nhất [ở Jerusalem], về việc phá các nơi thờ tự trên cao là cốt bảo vệ việc thờ phụng Chúa Yaveh, nhưng luật này đã không được các tiên tri tuân giữ trong thời các Quan Xét [Jg 6, 28, 13, 16], và ngay cả thời Salomon cũng vậy [I RoIsa, 3, 4] nữa. Luật này chỉ được thi hành thời vua Josias.[11] Nói thế nghĩa là Deeronomy viết sau Exodus, Genesis khoảng 900 năm! Leviticus cũng đươc viết sau 620, vì Jeremias đã không biết là Chúa đã lập ra nhiều Lề luật qui định về thượng hiến và tế lễ. Chúa nói: Bởi chưng về mục thượng hiến và tế lễ, ta đã chẳng bảo, chẳng truyền gì cho cha ông các ngươi, ngày ta đem chúng ra khỏi Ai Cập. [Jer. 7, 2]. Thế là Leviticus cũng đã được viết khoảng năm 620. Sách Nombres cũng như vậy. [11b]
Genesis và Exodus thì lại có một cảnh tượng khác đó là nhắc đi nhắc lại một chuyện dưới hình thức ngược lại nhau. Ngay I Kings của Vulgate, và Samuel trong bản tiếng Do Thái cũng vậy. Ví dụ có hai truyện tạo dựng trong Genesis [X] [1, 1, 2,4 và 2, 4 & 3, 1- 24], trong chuyện 1, Elohim dựng nên loài người ngày thứ 6, tức là sau muôn loài. Trong chuyện 2 do Yahve kể, thì loài người lại được dựng nên trước muôn loài. Adong trước Eva sau [Ge 2:4, Ge 3:1-24], 2 chuyện Lụt Cả một do Yahve, một do Elohim làm. Ví dụ trong truyện hồng thủy của Yahve thì mưa chỉ rơi 40 ngày và rút đi sau 14 ngày [Ge 7:12-23]. Còn Elohim lại kể là nước dâng trong 150 ngày, và rút sau 40 ngày [Ge 8:1-6]. Elohim dạy đem vào tàu loài vật mỗi thứ 1 đôi [Ge: 6:19-21], còn Yahve dạy đem vào tàu các vật sạch mỗi thứ 7 đôi, còn vật không sạch mỗi thứ 1 đôi. Trong chuyện về 10 tai họa của Ai Cập trong Exodus lúc thì là do gậy Moses làm, lúc thì do gậy Aaron làm v.v... [Xem LM J.Turmel, sách đã dẫn, tr. 28. 29]. Trong tập ít nhiều nhận định về Thiên Chúa giáo tôi còn vạch ra vô số sai lầm khác của Kinh Thánh [Xem LM J.Turmel - sách đã dẫn, tr. 2, 4]. Những mâu thuẫn trên làm cho các truyện kể ra không còn giá trị là bao nhiêu.
Công giáo, Tin Lành dựa theo Thánh Kinh, đã cho rằng vạn vật mới có từ hơn 6000 năm nay. Điều đó chắc là sai.
Riêng về con người, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng con người đã có khoảng chừng từ 5 triệu 6 trăm ngàn năm nay rồi.
Báo Los Angeles Times ngày 17/08/1995 đăng tải là người ta vừa mới tìm thấy ở Allen Bay và Kanapol gần Kenya, mấy xương người gọi là Australopithecus Anamensis chứng tỏ rằng con người bắt đầu biết đi đứng thẳng người từ khoảng 4 triệu năm nay. Và cho chúng ta một đồ bản như sau:
1- Sinh vật với nhân dáng sơ khai [possible earliest hominid]: 5,6 triệu năm trước.
2- Ardipithecus ramidus: 4,4 triệu năm trước.
3- Australopithecus anamensis: 3,9 triệu đến 4,2 triệu năm trước.
4- Australopithecus afarensis 3 triệu đến 3,9 triệu năm trước.
5- A. Africanus 3 triệu năm trước.
6- P. Boisel 2 triệu năm trước.
7- P. Robustus 2 đến 1,5 triệu năm trước.
8- H. Habilis 1,5 triệu đến 1 triệu năm.
9- H. Erectus 1,5 triệu đển 1 triệu năm.
10- Homo Neanderthalensis vài trăm ngàn năm trước.
11- Homo Sapiens vài chục ngàn năm trước đây [12].
Xưa kia, mọi người tin là Moses là tác giả bộ Ngũ Kinh trên. Ngay các tông đồ và Chúa Giêsu cũng lầm như vậy. [1Jo 45:5, 45-47, Ro 10:5]. Mà lạ thay, không sách nào có ghi ngày, tháng năm sinh và chết của ông. Nay Giáo hội cũng đã nhận là các sách trên có nhiều đoạn không phải của Moses chép [Thư của Commission Biblique viết cho Hồng Y Suhard, ngày 16/01/1948.]
Nhờ khảo về văn từ, về cách hành văn mà học giả Julius Welhausen [1844-1918] đã tìm ra được rằng bộ Ngũ Kinh là do nhiều người viết vào những thời kỳ khác nhau. Nó gồm:
a. Tài liệu J, vì dùng chữ Yahve [Gọi là J vì tiếng Đức là Jahweh để mà chỉ Thiên Chúa.] Tài liệu này viết tại Nam triều Juda vào khoảng năm 850.
b. Tài liệu E, vì dùng chữ Elohim để chỉ Thiên Chúa. Tài liệu này viết tại Bắc triều Isarael vào khoảng năm 750.
c. Tài liệu D, tức là bộ Deeronomy viết vào khoảng năm 630.
d. Tài liệu P tức là bộ Leviticus [P=Priestly Code], viết vào khoảng năm 450, sau khi dân Do Thái đi lưu đày trở về hưng quốc.
Còn Exodus thì lại được viết khoảng 400 hay 500 năm sau Moses. Nhưng Bible de Jerusalem cho rằng Exodus viết khoảng 1250-123. Vấn đề này còn bị tranh luận nhiều. Như vậy, nếu quả 5 sách trên là do Chúa đọc cho Moses chép thì tôi rất thương cho người vì sách Ngài viết ra đầy mâu thuẫn, đầy nhắc đi nhắc lại mâu thuẫn nhau. Và Elohim với Yahve nhất định là hai Chúa khác nhau, vì sách trên tiền hậu bất nhất. Chẳng lẽ Chúa viết văn còn thua loài người hay sao? Còn nếu cho rằng sách do nhiều người chép ra, sau khi Juda và Israel đi lưu đày về, trở lại thành một nước, thì ít ra 5 sách trên phải được san nhuận lại cho hẳn hoi, chứ không nên để cho hậu thế một mớ bòng bong như vậy. Năm quyển trên được viết trong vòng 3, 4 trăm năm cách nhau, thì làm sao nó còn có giá trị mạc khải được nữa.
Giáo hội mới đầu xác quyết rằng mọi sự là do Moses chép, sau thấy các học giả càng ngày càng vạch ra những điều sai lạc, thì lại đổi giọng, cho là Moses chép những gì chính, còn những gì tùy thuộc là do người khác viết. Như vậy tại sao mãi đến năm 1948, Giáo hội mới tuyên bố như vậy. Chính vì thế mà tôi không tin vào những sách trên, vì lẽ tôi tin có đấng tối cao, nhưng không phải là đấng tối cao lẩn thẩn đã dựng nên trời đất từ vô thỉ, lại nói mình mới dựng nên cách đây 6000 năm, lại nói mình đã dựng nên vòm trời bằng đồng thau, trong ngày thứ 2, mà nay vòm trời đó không hề có.[13]
 
Sách của các Tiên Tri.
Kinh Thánh cho rằng có bốn tiên tri cỡ lớn, và 12 tiên tri nhỏ. Tiên tri lớn là Isaiah, Jeremiah, Ezechiel, Daniel. 12 tiên tri nhỏ là Hosea, Joel, Amos, Obadiah, Jonah, Micah, Nahum, Habakkuk, Zephaniah, Haggal, Zechariah, Malachi. Sau đây ta thử xem qua về bốn tiên tri cả mà thôi.
Tuy nhiên, tưởng cũng nên biết sơ lược về lịch sử Do Thái và các nước vùng Cận Đông:
a. Abraham là thuỷ tổ Do Thái [1850].
b. Ai Cập thịnh trị: [1600-1200 trước C.N.]. Lúc ấy Do Thái bị lưu đày ở Ai Cập, dân số tăng từ 70.000 đến 3.000.000.
c. Do Thái xuất Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Moses, khoảng 1250 và tiến vào Canaan, lập quốc.
d. Thời kỳ lập quốc nhờ công lao các Quan Xét [Judges], Saul [1030-1010], David [1010- 970], Salomon [970-931].
e. Thời kỳ Nam Bắc triều Juda và Israel [931-731].
Thời này là thời suy, nên thấy xuất hiện nhiều tiên tri. Nhiệm vụ các Ngài là bảo vệ kẻ hèn yếu chống lại cường quyền, và hô hào công bình, xã hội. [Elijah 680 ở Israel], Elisah [650 ở Israel], Amos [750 ở Isarael], Hoseah [750 ở Isarael], Isaiah [740 ở Juda], Micah [740 ở Juda].
f. Thời kỳ Assyria toàn thịnh [900-607] với các vua danh tiếng như Sargon [721-705], Sennacherib [705-681], Asarhadon [680-669].
Assyria tàn phá bắc triều Israel, và bắt họ lưu đày sang Assyria năm 712. Các tiên tri thời kỳ này toàn thuộc Nam triều Juda: Sopphonia [630], Jeremiah [627], Nahum [612]. Habbakuk [600], Ezechiel [600].
Các thánh thư soạn thảo trong thời kỳ này là Deuteronomy [622], Josuah, các quan xét [Judges], Samuel, và sách Các Vua [Kings] [622].
g. Thời kỳ Babylone toàn thịnh [605-536]. Thời đó Juda và Jerusalem bị tàn phá và bị đày sang Babylone năm 586. Các vua danh tiếng thời này là Nabopolassar [625-602] và Nabuchodonosor [604-562]. Thời kỳ này là thời kỳ hoạt động của Ezechiel cùng với dân chúng sang Babylone. Các sách viết thời này là Deutero-Isaiah, các chương 40-55 [530].
h. Thời kỳ Ba Tư toàn thịnh [606-536] với các vua danh tiếng như Cyrus [555-529], Cambyse [529-522]. Năm 538 Cyrus giáng chỉ cho Do Thái trở về lập quốc. Thời này có các tiên tri Haggai [520], Zechariah [520], Malachi [450]. Các sách viết trong thời kỳ này: Job, Châm Ngôn, Tình Ca, Ruth, nhiều Thánh Vịnh, Jonas, Tobia v.v.... Phần 3 của sách Isaiah [Trito-Isaiah] [từ đoạn 55 đến 66] cũng được viết trong thời kỳ này.
i. Thời kỳ Hi Lạp toàn thịnh [330-146] với hai dòng vua: Dòng họ Lagides cai trị Ai Cập và dòng họ Seleucides cai trị Syria. Thời này Do Thái bị Hi Lạp đô hộ. Các sách viết thời kỳ này: Bản dịch Septante [Septuagint] [300], Ecclesiaste, Esther, Daniel [165]. Do đó người ta mới hiểu tại sao sách Esther và Daniel lại có những đoạn viết bằng tiếng Hi Lạp.
j. Thời kỳ La Mã toàn thịnh [146-470]. Do Thái lại bị La Mã đô hộ. Các môn phái Pharisees, Saducees, Essenes thành hình.
 
Áp dụng những biến chuyển lịch sử trên vào công cuộc khảo sát đạo Do Thái, ta nhận thấy ít ra cũng ba điểm quan trọng sau:
a. Vì bị lưu đày, nên nhãn giới của người Do Thái trở nên rộng rãi hơn, và do đó quan niệm về Thượng đế cũng trở nên phổ quát, không còn tính cách địa phương như xưa.
b. Vì không còn đền thờ để tụ tập thờ phượng, nên đạo giáo trở nên nội tại hơn, tinh túy hơn, bớt hình thức hơn.
c. Những liên lạc và ảnh hưởng mật thiết đối với các nước lân bang hùng mạnh như Assyria, Babylonia, Persia, Hi Lạp, La Mã ảnh hưởng nhiều đến công trình sáng tác Thánh Kinh.
Ảnh hưởng lịch sử nói trên giúp ta hiểu những vay mượn của Thánh Kinh đối với các huyền sử Babylonia về sự tạo thiên lập địa, về hồng thủy, về địa đàng v.v... hay những vay mượn của Thánh Kinh với Bái Hỏa giáo như tên quỉ Asmodee trong Tobia [Tob. 3, 17], hay chuyện Chúa và Satan trong Job [Job 1:6-18].
Sách Isaiah.
Nhờ so sánh Thánh Kinh với những dữ kiện lịch sử, ta tìm ra được rằng quyển Isaiah chẳng hạn không phải do một mình Isaiah viết vào khỏang thế kỷ VIII, mà thực ra đã do nhiều người viết vào nhiều thế kỷ khác nhau.
a- Quyển I [Isaiah] [từ đoạn 1 đến 39] viết vào khoảng thế kỷ VIII, khi Judea còn độc lập.
b- Quyển II [Deutero-Isaiah] [từ đoạn 40 đến 55], viết vào khoảng thế kỷ VI, khi vua Cyrus đã chinh phục và tàn phá Babylonia, nên mới xưng vua Cyrus là đấng Messie hay Kitô, và mô tả sự suy sụp của Babylonia [13b].
c- Quyển III [Trito-Isaiah] [từ chương 56 đến 66], viết khi dân Do Thái đã trở về Palestine phục quốc theo chiếu chỉ của vua Cyrus ban bố năm 538, vì thế nên mới nói Do Thái đã đền xong tội nợ, và Do Thái sẽ quật khởi, phục hưng và sẽ có những ngày hoàng kim sắp tới.
Thật là tội nghiệp cho Chúa Yahve vì nguyên mạc khải cho Isaiah mà phải mất hơn ba thế kỷ, và Ngài còn phải biết ai là người sẽ viết tiếp để truyền thần. Trong Isaiah có những đoạn tiên tri về trái đất mới với sự thịnh vượng của nó, như tiên tri không còn chiến tranh, ngũ cốc phong đăng, người ăn không hết, cửa nhà đẹp đẽ, người và muôn vật sống hòa thuận nhau v.v... Nhờ khoa học, ngày nay chúng ta đang tiến tới cảnh Bồng Lai hạ giới đó.[13c]
Sách Jeremiah.
Jeremiah [626-586] sinh tại Anothoth, ngọai thành Jerusalem. Ông được gọi làm tiên tri năm 626, và ông hành nghề tiên tri trong vòng 40 năm. Năm 622, tìm ra được quyển Deuteronomy dưới thời vua Josias. Jeremiah tưởng rằng vua này sẽ cải tổ được đời sống chính trị và đạo giáo cho dân. Nhưng Josias bị giết năm 608. Đời vua kế tiếp là Jehoiakim, Jeremiah tiên tri là nước Judea và thành Jerusalem sẽ bị tai họa. Jehoiakim truyền đốt các lời tiên tri trên. Jeremiah khuyên vua sau là Zedekiah nên thần phục vua Babylonia, vì ý Chúa đã muốn thế. Khi Nabuchodonosor đem quân đến vây Jerusalem trong vòng 18 tháng, thì Jeremiah bị kết tội thông địch và bị tù. Khi Jerusalem thất thủ, ông được thả và đi sang thành Tahpanthes [Tahpannes], một thị trấn của Ai Cập, nay là Tell Defenned và có lẽ đã bị ném đá chết tại đó.
Sách Jeremiah đại khái có thể chia thành 3 phần: 1,1-25,13 là những lời tiên tri về số phận hẩm hiu của Judea, 26-45 nói về cuộc đời Jeremiah, 46-51 là những lời tiên tri nói về tai họa các nước ngoại đạo sẽ gặp phải. Chương 52, là một chương lấy trong II Kings 24:18f.
Những lời tiên tri thực sự của Jeremiah là ở trong Baruch 36: 32. Sách này đã bị vua Johoiakim đốt nhưng sau đã được chép lại.
Ta cũng có thể chia sách Jeremiah lại như sau:
1- Tiên tri về số phận của Judea và Jerusalem.
a. Nói trong thời Josias [chương 1 đến chương 20, 18].
b. Nói dưới thời Johoiakim [từ chương 21 đến chương 25, 14].
2- Tiên tri về các dân ngoại [chương 25, 14 đến chương 30].
3- Sách yên ủi, [chương 30 đến chương 32].
4- Phụ ghi vào sách Yên ủi [chương 32 và 33].
5- Linh tinh [chương 34].
6- Những đau khổ của Jeremiah [36-46]
7- Tiên tri về các dân ngoại [tiếp 2] trên. [46-51]
8- Phụ chú [52].
9- Ai ca [Lamentatio] [5 chương từ chương 1 đến 5]
10- Baruch [chương 1 đến 6] [học trò Jeremiah] Sách này đại khái bàn về nếp sống đạo giáo của Do Thái khi lưu đày, nhưng vẫn tiếp xúc được với Isarael.
Jeremiah là một người có tâm hồn rất tinh tế, ưa sống bình an nhưng lại bị Chúa sai đi cãi lộn với mọi người, đi phá phách gây chia rẽ. Ông thật tình không muốn làm chuyện như vậy, và thường than tại sao đời tôi lại khổ thế này [Jer. 15, 18]. Nhưng chính sự đau khổ đó làm tâm hồn ông trở nên tinh khiết và có thể tiếp cận được với Thiên Chúa. Ông chủ trương một thứ đạo giáo thuần túy giữa Chúa và con người, cho rằng Chúa biết rõ mọi sự và tùy việc làm của mỗi người mà đối xử với họ. Con người có thể làm bạn với Thiên Chúa, nhưng vì tội lỗi nên đã xa lìa Thiên Chúa.
Jeremiah vì đề xướng đạo giáo nội tại nói trên nên đã rất nổi tiếng, nhất là sau khi ông mất. Ông là cha đẻ ra một thứ đạo Do Thái tinh hoa nhất, và đã ảnh hưởng đến Ezechiel, Isaaiah II, và nhiều Thánh Vịnh. Vì ông quên mình lo việc Chúa, nên Jeremiah được coi như là một tôi tớ Chúa [Isaiah 52], và là một hình ảnh của Chúa Giêsu.
Sách Ezechiel.
Ezechiel là một thày cả đồng thời với Jeremiah. ông bị Nabuchodonosor, bắt đi đày với dân Do Thái sang Babylonia, năm 597. Và ông ở Babylonia, trên bờ sông Chebar trong vòng 22 năm, từ 592 trở đi. Từ 571 về sau, ông không còn tiên tri nữa. Ông dạy dân tin vào chung cuộc, vào sự vinh quang của dân tộc và đạo giáo Do Thái.
Sách Ezechiel chia ra như sau:
1- Dẫn nhập [1, 3-21].
2- Trước khi Jerusalem bị vây [3, 22, đến 24].
3- Tiên Tri chống các nước [ 25 đến 35].
4- Jerusalem khi bị vây và sau khi bị vây [35 đến 40].
5- Luật Ezechiel [40 đến hết 48].
 
Cũng có thể chia sách làm 3 phần:
1- 1-24: Tiên tri chống Judea và Jerusalem.
2- 25-32: Tiên tri chống các nước.
3- 40-48: Tương lai Israel.
Sách Ezechiel cũng bị thêm thắt vào rất nhiều, nhất là các đoạn từ 40 đến 48. Ezechiel là một nhà linh thị. Sách ông có năm thị kiến [vIsaio]: chương 1 đến chương 3 [Xa giá Yahve], chương 2 [Cuộn sách] , chương 8 đến 11 [Tội lỗi Jerusalem], chương 37 [Những đống xương khô], chương 40-48 [ Luật Ezechiel]. Thêm vào đó những chuyện như hai chị em Ohola và Oholiba [23], Tyro bị đắm [27], Pharao-thuồng luồng [29 và 32], cây khổng lồ [31], Xuống âm phủ [32]... Các lời tiên tri thường có ghi thêm niên kỷ. Ezechiel là tiên tri đi theo cùng với những người đi đầy từ 593 đến 571 [1, 2 và 29, 17]. Nhưng có khi thấy ông như hiện về Jerusalem [chương 11, câu 13], thành ra có giả thuyết là ông đã hoạt động ở Jerusalem, cho đến khi Jerusalem sụp đổ [587].
Đọc Ezechiel ta mới thấy những chuyện đi mây về gió của ông [Ezechiel 11, 13] và những khung cảnh huyền kỳ kinh hãi như xa giá Yahve, như những đống xương khô v.v...Như vậy, Ezechiel mở đường cho các chuyện sấm ký huyền kỳ như Daniel, và Khải Huyền của thánh John sau này.
Theo tôi, tiên tri cũng y như là những đồng bóng bị thần linh ốp vào. Gần đây, Cao Đài nhiều khi cũng có những đàn cơ, mà đồng tử ứng khẩu nên lời như Ezechiel. Tôi đọc những lời tiên tri Do Thái, tôi thường thấy Chúa ra tay công thẳng, oán phạt dân Do Thái, và khoe Ngài đã nổi giận lôi đình với dân Do Thái, không còn chút xót thương họ [xem chương 20 chẳng hạn, hay chương 21]. Không biết Ngài nhân từ ở chỗ nào? Tôi thích nghe những lời tiên tri dịu hiền, chứ không muốn nghe những chuyện đâm chém, sát phạt như trên.
Sách Daniel.
Sách Daniel trứơc kia, tưởng được viết vào thời đại Vua Nabuchodonosor [604-542], nhưng nay người ta mới rõ sách này được viết ra vào năm 164. Như vậy bao lời tiên tri của ông thành hậu thuật hết. Ta hãy theo dõi trình tự sách. Sách này được viết vào thời Hi lạp, khoảng năm 164, và có những đoạn viết bằng tiếng Hi Lạp.
Vì sách viết lâu về sau, nên đã có nhiều điều sai lầm khi đề cập đến thời các vua Babylonia thời trước. Chẳng hạn Balthazar, Daniel cho là con vua Nabuchodonosor, và là vua Babylonia, lại là con vua Nabonite, và Balthazar không hề làm vua bao giờ. Daniel nói về Darius le Mèdes, nhưng khảo lịch sử không ai có tên như vậy mà được làm vua Babylonia, trước khi bị vua Ba tư là Cyrus chinh phục. Khung cảnh triều đình tân- Babylonia được mô tả bằng những danh từ gốc Ba Tư.
Hơn nữa những nhạc khí triều Nabuchodonosor lại có những tên phiên từ tiếng Hi lạp sang. Ngoài ra sách Daniel còn mô tả những trận tranh hùng giữa hai dòng họ vua Hi Lạp là dòng họ Lagides [Ptolemée] và Seleucides. Một quãng triều vua Antiochus Epiphane [Hi Lạp, thuộc dòng họ Lagides, trị vì 175-164] được mô tả với nhiều chi tiết. Thảo nào LM Turmel gọi sách Daniel là ngụy thư [14]. Công giáo đã hết sức khai thác Daniel nhất là lời tiên tri về 70 tuần [9, 22-27]. Nhưng lời tiên tri trên áp dụng cho nhà tư tế Onias III bị vua Antiochus giết khoảng năm 170. Và Công giáo muốn áp dụng chuyện này vào Chúa Giêsu nên đã sai lầm rất nhiều [14b] [Xem Abbé J.Turmel – sách đã dẫn, tr. 25]. Vì sách Daniel không thể coi là một sách tiên tri, nên tôi không muốn nghiên cứu thêm vế sách.
Tóm lại trong 4 sách tiên tri thì Isaiah là 3 sách chắp lại làm một, trong khoảng 300 năm, Jeremiah cũng không đơn thuần, Ezechiel và Daniel thì đi vào những chuyện huyền thoại kinh khủng. Lại nữa, Daniel là một ngụy thư. Cho nên chân giá trị của những sách này ở chỗ nào cũng khó là biết rõ. Và Chúa mặc khải ra sao, cũng phải hỏi lại. Tôi không nhắm mắt tin tưởng được.
Trên đây, tôi đã viết là theo tiên tri Isaiah thì Chúa Yahve là độc tôn, vô đối [Isaiah 45,5, 45, 22], và không ai bằng Ngài [Isaiah 43, 6-7], không ai là Đấng Cứu Chuộc [Isaiah 43, 11-13] không ai can thiệp được vào công việc Ngài [Isaiah 44, 24]. Nếu Ngài đã nói thế, thì không bao giờ lại có thể sai Đấng Cứu Thế xuống trần, và không có truyện tiên tri về Đấng Cứu Thế được. Cho nên những điều Công giáo nói, là theo tiên tri này tiên tri nọ là hoàn toàn tưởng tượng ra mà thôi.
Đức Mẹ Maria đồng trinh.
Ví dụ như khi Matthew muốn chứng minh là Chúa Giêsu đã được sinh ra do Đức Mẹ đồng trinh, ông đã viết như sau: Bà sẽ sinh ra một người Con và sẽ đặt tên là Giêsu, vì chính người sẽ cứu dân Người khỏi tội khiên, mà tất cả để thực hiện lời tiên tri Chúa: " Này đây, có một người nữ đồng trinh sẽ mang thai và sẽ sinh con, đặt tên là Emmanuel, nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta." [Mt 1, 21-22]
Nói vậy là hoàn toàn sai. Sự kiện thực tế là như sau: Lúc ấy vua Achaz bị hai vua Syria và Israel uy hiếp. Chúa mới dùng tiên tri Isaiah đến trấn an vua Achaz rằng hai vua kia sắp bị tiêu diệt rồi, chỉ trong vòng ít năm nữa mà thôi. Isaiah nói như sau: " Ví thử có một người nữ mà bây giờ có mang. Con trẻ này sẽ được đặt tên là Emmanuel. Nó sẽ ăn sữa và ăn mật ong. Đến khi nó phân biệt được lành dữ, thì đất đai của hai vua mà Ngài đang sợ sẽ tan hoang quạnh quẽ...[Isaiah 7, 14-17].
Isaiah vâng lệnh Thiên Chúa đến nói với Achaz câu chuyện đó, có một mục đích hẳn hoi, có một Ý nghĩa hết sức rõ ràng. Chắc Isaiah cũng không thể nào ngờ được rằng câu nói của mình lại có thể biến hóa đến như vậy. Và có lẽ Chúa Yahve cũng không ngờ được lại có chuyện kỳ dị như vậy.
Nguyên bản là Người nữ. Thánh Jerome dịch thành người nữ đồng trinh, vì Matthew đã trót hiểu như vậy. Nhiều bản Kinh Thánh ngày nay không dịch alma là người nữ đồng trinh nữa. Nguyễn thế Thuấn dịch là "Cô nương". Bible de Jerusalem dịch là "la jeune fille". Ngày nay người ta cho rằng thánh Jerome đã dịch sai, và nay dịch lại là người nữ. Tôi không nghĩ rằng là dịch sai mà là cố Ý nguỵ tạo văn bản.
Các học giả cho rằng trong bản Septuagint từ Do Thái dịch ra tiếng Hi Lạp, thì chữ alma được dịch thành parthenos [đồng trinh] không biết tại sao, chứ không phải là neanis [người con gái trẻ]. Không biết là người Do Thái đã làm chuyện này trước khi Chúa ra đời, hay là người Công giáo đã làm chuyện này sau khi Chúa ra đời. Những bản Septuagint sau này cũng đã bỏ chữ Parthenos và dùng lại chữ neanis. [15]
Như vậy rõ ràng là có người đã dịch sai câu Isaiah 7,14 trên. Ngày nay ta sửa sai cũng không còn kịp nữa. LM Isaenbiel người Đức vì không tin lời tiên tri trên của Isaiah, nên đã bị cầm tù.
Good News Bible, phê bình câu này đại khái như sau: Chính bản là Người nữ, chứ không phải Người Nữ đồng trinh. Matthew dựa vào bản dịch Kinh Thánh từ Do Thái sang Tiếng Hi Lạp 500 năm sau Isaiah. [16]
LM Turmel khi dạy đến đoạn này đã vật lộn với nó trong một thời gian khá lâu, và chính vì vậy mà ông dần dần không tin vào các giáo lý Công giáo nữa. Ông bộc lộ tâm tình như sau: " Các nhà bình giải Thánh Kinh mà tôi đọc ở Chủng Viện coi Kinh Thánh là một sách do Trời ban nên rất là thiêng liêng. Trái lại Genesius, [là một nhà bình giải Thánh Kinh khác], thì không cho rằng Kinh Thánh là cái gì thiêng liêng. Chẳng qua cũng chỉ là những cuốn sách do con người viết ra.
Như vậy, ta có hai kết luận. Một là Kinh Thánh là do Trời viết, như vậy toàn sách là của Trời : Vì Trời đã viết ra cho con người nên Trời phải bảo đảm cho nó được truyền thụ hẳn hoi, hoàn toàn. Trái lại, nếu Kinh Thánh là do con người viết ra, thì làm sao tránh được những chuyện thêm thắt, bình luận mà các sách cổ khác đã trải qua. Nếu sách là do Trời thì nó phải tiên tri về truyện Chúa giáng trần, về sự thương khó , sự chết và sự sống lại của Ngài. Còn ngược lại, thì các lời tiên tri mà các nhà thần học tưởng là thấy trong Isaaiah, hay các thánh thư khác, đều là chuyện tưởng tượng không thực.
Genesius đã nghĩ như vậy, ông cho thấy là trong sách Isaiah có những đoạn giải thích do độc giả thêm vào chứ không phải của Isaiah. Nhất là ông cho rằng câu tiên tri [7. 14] nói trên là lầm. Genesius cho rằng Isaaiah không nói cho vua Achaz về Chúa Giêsu sinh ra từ một người nữ đồng trinh. Isaiah chỉ nói rằng: " Các địch thủ ngươi sẽ bị tiêu diệt khi đứa trẻ do người nữ ngày hôm nay sinh ra, đến tuổi biết phán đoán lành dữ." ...Lời tiên tri trên về Đức Mẹ, đã được toàn thể giáo phụ, chấp nhận. Thánh Matthew cũng tin như vậy, và sau khi mô tả Đức Mẹ đồng trinh thụ thai [1,22], Matthew viết: "Này, nữ trinh sẽ thụ thai và sinh con và người ta sẽ gọi tên người là Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chứng tôi. Như vậy, lời của Genesius đã đi ngược lại với Công đồng Trente, và thánh Matthew. Và thiết tưởng không bao giờ, Isaaiah vì muốn trấn an Achaz, đừng có sợ hai vua Syrie và Ephraim, lại tiên tri một chuyện xảy ra 730 năm sau. Sau khi đọc Genesius, tôi nhìn thấy thực tại mà từ trước đến nay như có một tấm màn che mắt. Khi không còn tin nữa, tôi như nghe thấy những lời trách móc, những lời đe dọa của các thánh Giáo phụ, của Công đồng Trente, và Chúa Giêsu, đấng tôi yêu dấu." [17]. Khi nghi hoặc, Turmel cũng đã đi thỉnh ý các đấng bề trên. Ông đọc thêm Bossuet, và đại khái được trả lời như sau: Các lời tiên tri thường không ăn nhập với chuyện kể và Chúa Thánh Thần thường không theo qui luật hành văn thông thường. Nếu mọi sự hoàn toàn rõ ràng, thì ta đã ở trên trời, và trong ánh sáng chân lý, không cần ai hướng dẫn nữa...Nhưng chúng ta hãy đi trong Thánh Kinh một cách khiêm nhường và run sợ...
Tóm lại, phương pháp Genesius là lấy câu Thánh Kinh nào ra, thì không nên quên xuất xứ và những chuyện gì đã xảy ra quanh nó. Còn Giáo hội , khi lấy câu nào ra rồi, thì đẽo gọt uốn nắn theo ý mình và quên luôn xuất xứ của nó. LM Turmel cho rằng theo Genesius mới đúng.
Nhiều người Công giáo tưởng rằng những người không tin giáo lý Công giáo là những người kiêu ngạo hay ghét những gì siêu nhiên, chứ họ không nghĩ rằng giáo lý mình có thể sai. Phần lớn người Công giáo, theo đạo từ tấm bé, vì cha mẹ họ là người Công giáo, chứ họ chưa từng đọc và suy gẫm Thánh Kinh, hoặc có đọc thì chỉ như đọc truyện mà thôi. Hoặc có nhà thần học nào biết Thánh Kinh là sai, thì họ lại không dám nói ra sự thật, vì sợ mang tiếng là "phản giáo". Thế là từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự sai lầm không được sửa chữa, y như người mù đeo thêm kính đen. Họ không hiểu rằng muốn cho đạo mình vững mạnh, thì phải xóa bỏ những gì sai lầm, can đảm nhận ra những sự sai lầm của những người đi trước. Nay khoa học càng ngày càng tiến bộ, những điều bịa đặt mê tín sẽ không còn giá trị nữa, và con người càng ngày càng văn minh hơn, biết suy luận hơn, biết so sánh để phân biệt cái hay cái dở, chứ không chịu dắm mắt tin mù quáng như xưa.
Cuối sách LM Turmel có đề cập đến LM Alfred Loisy [1857-1940], một LM cấp tiến, cũng đã sống trong vòng 23 năm trong Giáo hội , mặc dầu ông hoàn toàn không còn tin điều gì Giáo hội dạy, nghĩa là mãi đến 1908 tức là năm ông bị rút phép thông công. Loisy xưng mình là theo Tân Trào [Modernism]. Modernists là những người Công giáo theo Tân Trào, nghĩa là vẫn cho mình là Công giáo, nhưng có quyền cắt nghĩa giáo điều theo lập trường mới. Môn phái này bị Giáo Hoàng Pius X [1903-1914] lên án, trong thông điệp Lamentabili ngày 03/07/1907 trong đó 63 điều rối đạo đã có 38 điều là của Alfred Loisy, và Thông điệp Pascendi, ngày 08/09/1907.[X] [Xem Alfred Loisy, và Modernism trong các từ điển tôn giáo].
Các sách tạo thành Kinh Thánh cũ hay Cựu Ước.
Do Thái giáo và Tin Lành chỉ có 39 quyển. Công giáo lại có tới 46 quyển. Như vậy ngoài 39 quyển chung với Tin Lành và Do Thái, Công giáo có thêm những sách sau đây: Judith, Tobie, Macchabées I và II, Sách Khôn Ngoan, Ecclesiastique và Baruch, đấy là chưa kể những phần phụ thêm vào sách Esther và Daniel. Những sách thêm vừa kể trên, Do Thái và Tin Lành gọi là ngụy thư, còn Công giáo lại cho là thánh thư. Như vậy, cầm một quyển Kinh Thánh, ta biết ngay là của Công giáo hay của Tin Lành.
Các sách tạo thành Kinh Thánh mới hay Tân Ước.
Gồm 27 quyển: Phúc âm Matthew [viết vào khoảng năm 85-90], Phúc âm Luca [viết khoảng 80-85], Phúc âm Mark [viết khoảng 65]. Phúc âm John [khoảng 90-100], Công Vụ Sứ Đồ do Luke viết [khoảng 60], 13 thư của Paul [Romans] trong đó 9 lá viết cho các Giáo hội [khoảng 57], Corinthians 1 và 2 [khoảng 54-56], Gaatians 1 và 2 [khoảng 48], Ephesians [khoảng 60], Philippians [khoảng 54], Colossians [khoảng 60], Thessalonians [khoảng 50], 4 lá viết cho tư nhân [Philemon [khoảng 60], Timothy 1 và 2, Titus [khoảng 63-64]. Còn sách Hebreux thì nhiều người cho rằng không phải là của Paul. Một thư của thánh Jude, hai thư của Peter, một thư của thánh James, ba thư cho là của thánh John. Cuối cùng là sách Khải Huyền của John.
Sách của Matthew và Luke.
Matthew, Luke, và Mark là ba quyển Phúc âm Nhất Lãm [Synoptic Gospels]. Mark ra đời sớm nhẩt [khoảng 65], sau đó là Luke [khoảng 80-85], cuối cùng là Matthew [khoảng 85-90] Tuy nhiên cũng có người lại cho là Luke được viết ra sau Matthew [18]. Như vậy Mark phải được xếp trước tiên, Matthew thứ nhì, Luke thứ 3. Nhưng nay Matthew được đưa lên hàng đầu, vì Matthew mô tả đời Chúa tỉ mỉ hơn cả.
Thánh Kinh nay được phân thành câu cú rõ ràng là nhờ phương pháp của Robert Stevens nghĩ ra vào khoảng năm 1550.
Trong các sách Tân Ước thì Kinh Thánh cũ được nhắc đến 900 lần, và được viện dẫn 250 lần. [19] Matthew cho rằng mọi chuyện xảy ra trong đời Chúa Giêsu đã được Thánh Kinh cũ báo trước và Ngài đã gọt đẽo Thánh Kinh cũ theo ý Ngài.
a. Như câu tiên tri của Isaiah về trinh nữ thụ thai mà ta đã bàn nhiều trên đây [Isa. 7:14].
b. Câu "Từ Ai Cập ta đã gọi con ta về" [Hs. 11, 4], mà câu đích thực là "thủa Israel còn trẻ bé, ta đã mến thương, và từ Ai Cập ta đã gọi con ta." Như vậy Con ta đây là dân Do Thái mà Chúa đã đem từ Ai Cập về.
c. Câu Ngài được gọi là Nazarêô [Mt 2, 23]. Câu này không ai tìm thấy là lời tiên tri của ai, trong Thánh Kinh.
d. Câu Mt 27:9-10 nói về Jeremiah và 30 lạng bạc Juda bán Chúa. Thực ra câu tiên tri trên là của Zacharia 11:13-13, chứ không phải là của Jeremiah.
Xưa nay, mọi người cho câu nói trên của Matthew là lầm. John Calvin cũng nghĩ như vậy.
Phúc âm Matthew hay thần thánh hóa các chuyện về Chúa Giêsu, nhất là chuyện Chúa hồi trẻ, như thai sinh kỳ bí [Mt1:18-25], như chuyện ba vua [Mt 2: 1-12], và sao giáng sinh [Mt 2:2], hay như chuyện giết trẻ sơ sinh [Mt 2: 16-18], hay chuyện Chúa sang Ai Cập [Mt 2: 12-15].
Tôi thấy Chúa vừa sinh ra, đã khiến bao hài nhi vô tội bị Herode giết oan, thì thật Ngài quá độc dữ. Những trẻ thơ đó, tội tình chi mà chết oan uổng như vậy?
Trái lại Luke thì cho rằng khi Đức Mẹ sinh Chúa 8 ngày thì Chúa chịu phép Cắt Bì. Sau 40 ngày, thì đem Chúa lên đền thờ làm lễ tẩy trần cho Đức Mẹ. Và sau đó thì về Nazareth ngay không đi đâu cả [Luke, 2:30].
Như vậy nếu có những chuyện ba vua, chuyện giết trẻ con, chuyện Chúa sang Ai Cập như Matthew kể, thì Luke đã sai. Còn nếu Chúa về Nazareth ngay như Luke nói, thì chắc Matthew đã sai. Nghĩa là theo Luke, thì không làm gì có chuyện Ba vua đến viếng, không làm gì có chuyện giết hài nhi, hay chuyện Chúa sang Ai Cập v.v...
Năm 1968 tôi đem vấn đề trên tranh luận với một LM dạy Thánh Kinh tại Đại Chủng viện Saigon, và vị này chịu thua luôn. Reuss và LM Turmel cũng đã nhìn thấy điều trên. [20]
Gia phả Chúa Giêsu.
Gia phả Chúa Giêsu được ghi lại trong sách Matthew [Mt 1:1-16] và Luke [Luke 3:23- 38]. Matthew viết gia phả Chúa lên đến Abraham tất cả là 42 đời, chia làm 3 phần:
-Từ Abraham [1850] đến David [1010-970] là 14 đời [750 năm].
-Từ David đến thời lưu đầy ở Babylone [597] là 14 đời [400 năm].
-Từ lưu đày Babylone đến chúa Giêsu [-7] là 14 đời. [600 năm]
Bây giờ ta kể 30 năm là một đời thì ta sẽ thấy sự phân chia trên là sai, vì trong 3 phần trên số năm bắt buộc phải tương đương nhau chứ không thể là 750 năm, 400 năm và 600 năm được. Làm tính chia, ta sẽ thấy, từ Abraham đến David phải là 25 đời, từ David đến Lưu đày là 14 đời, từ Lưu đày đến chúa Giêsu là 20 đời. John Shelby Sprong nhận xét, trong phần 1 Mathew ghi có 13 tên thay vì 14, trong phần 2 Matthew bỏ đi 4 đời và 4 vua giữa Salomon và Jechonias, đã trị vì Jerusalem, trong phần 3 ông lại cho có 13 đời. Bốn tên đã bỏ qua là Ahaziah, Joash và Amaziah giữa Joram và Azariah [Ozias] và Jehoiakim giữa Josiah và Jeconiah. [Hãy so sánh 1 Chron. 3:11-12, 15-16 với Mt 1:8-9, 11]. Trong 1 Chron. 317-19, thì Zerubbabel là con của Pedaiah và là cháu của Salathiel. Matthew cũng như Luke lại cho rằng Zerubbabel là con của Salathiel. Trong sách Chronicles và Matthew, thì Salathiel là con của Jeconias. Nhưng Luke lại cho rằng Salathiel là con của Neri. Theo Matthew, Abuid là con của Zorobbabel [Zerubbabel]. Luke lại cho rằng Rhesa mới là con của Zerubbabel. Nhưng 1 Chron. 3 19-20 lại ghi là Zerubbabel có 7 con trai là: Meshullam, Hananiah, Hashubah, Ohel, Berachiah và Hasadiah, và Jushabhesed, nhưng không có ai tên là Abuid [theo Matthew] hay Rhesa [theo Luke]. Hai gia phả trên, ngoài Joseph ra chỉ có hai tên giống nhau là Salathiel và Zerubbabel mà thôi.
Như vậy, hai gia phả chỉ có bốn tên giống nhau: là Giêsu, Joseph, Shealtiel và Zerubbabel, còn các tên khác thì hoàn toàn khác nhau. Chẳng những thế, các tên đó không tìm thấy trong Kinh Thánh cũ, hay trong sách nào khác.
Matthew đi theo dòng Salomon, còn Luke đi theo dòng Nathan, cả hai đếu là con vua David.[20 bis] Matthew chép từ David đến Chúa Giêsu là 26 đời, Luke cho rằng từ David đến chúa Giêsu là 41 đời, như vậy chỉ hơn nhau có 400 năm. Ấy chân lý là như vậy! [20 ter]
Thật là múa gậy vườn hoang, muốn làm trò gì thì làm. Hơn nữa không có ai trên thế gian mà có gia phả nhiều đời như vậy. Gia phả phải có đủ anh em, chính tộc, bàng tộc, chứ không bao giờ quặc tên bốn đàn bà như Matthew đã làm: Tamar, một con điếm [Gen. 38: 1ff], Rahah, một con điếm khác [Josh. 2: 1ff], Ruth người Moabite, đã ăn nằm với ông Boaz, khi ông này say rượu [Ruth 3:6ff], và Bathseba vợ David, và nguyên và vợ của tướng Uria mà David đã đem giết đi [2 Sam. 11: 2ff] [21]
LM Nguyễn thế Thuấn khi bình về hai gia phả nói trên đã viết:" Gia phả theo LM đại đồng hơn là trong Matthew lên đến Adam. Hai gia phả không phù hợp nhau, và không thể dung hòa. Phải nhận có những điều nan giải, vì đã quá xa ta trong quá khứ." [Kinh Thánh, Nguyễn thế Thuấn, Tân Ước, tr. 133.] Gia phả Luke lại lên cho tới Adam là 75 đời. Đó là một chuyện phi lý.
Hai gia phả trên đều cho Chúa Giêsu là con nuôi thánh Joseph. Mà Chúa Giêsu thật ra làm gì có gia phả gian trần, Ngài đã chê không thèm làm con ai trừ Đức Mẹ. Như vậy các thánh sử cần gì bày đặt ra chuyện gia phả trên làm gì, cần gì phải chứng minh Chúa Giêsu là dòng dõi David?
Theo Luke, thì từ Chúa Giêsu đến Abraham là 56 đời, trong khi đó Matthew lại cho rằng chỉ có 41 đời. Như vậy cho thấy Thánh Kinh có vô số sai lầm. Bible de Jerusalem ghi rằng từ David đến Joseph, trong hai gia phả của Matthew và Luke, chỉ có hai tên giống nhau. Nói thế nghĩa là ông của Chúa Giêsu là ai, người ta cũng đã nói sai. Luke cho rằng ông Ngài là Eli, còn Matthew cho rằng ông Ngài là Jacob.
Suy cho cùng, thì Matthew và Luke đều dở Kinh Thánh cũ ra mà sao chép lại. Bible de Jerusalem cho rằng có khi cả hai ba đời vua cũng bị Matthew bỏ đi. [22] Hai gia phả trên đều từ Chúa Giêsu, đến Joseph, đến Abraham. Luke còn đưa gia phả lên đến Adam. Nếu ta viết thêm: "Trời, đất, tâm điểm và vòng tròn, đã được tạo dựng nên cùng một lúc và mây thì đầy nước và con người được Chúa Ba Ngôi tạo dựng nên ngày 26/10/4004 trước Thiên Chúa, vào lúc 9 giờ sáng." Dr John Lightfoot, 1654, thì ta sẽ được gia phả Chủa lên cho tới 3 ngôi. [22 bis].
Nhiều nhà bình giải Kinh Thánh còn cho rằng gia phả của Matthew là của thánh Joseph, còn gia phả của Luke là gia phả của Đức Mẹ. Và khi Luke nói rằng Joseph là con Eli, thì phải hiểu là con rể của Eli.[Xem Difficulties in the Bible, Alleged Errors and Contradictions, R. A. Torrey, Moody Press, Chicago, p. 101]. Thật là những lời giải thích nhảm nhí. Tôi chưa bao giờ thấy ai làm gia phả cho đàn bà bao giờ. Sở dĩ có chuyện gia phả này là vì cả Matthew lẫn Luke đều muốn chứng minh là Chúa Giêsu là dòng dõi David. Nhưng Đức Mẹ lại là dòng dõi Levi [Xem Luke, 1:5, 34-36], tức là không liên lạc gì với David, cho nên không thể nói gia phả Luke viết là gia phả Đức Mẹ như Annius Viberto [c. 1490] xưa đã giả thuyết.
Trong chuyện gia phả Chúa Giêsu, thánh Joseph và Đức Mẹ này, ta chỉ có một lời giải thích hợp lý là cả Matthew lẫn Luke đều tìm cách lừa bịp ta hết truyện này sang chuyện khác, còn các nhà bình giải thì cố tình trấn an ta bằng cách này hay cách nọ. Chi bằng ta chẳng nên tin họ còn hay hơn. Đọc sách mà để cho người ta bịp bợm mình, thì đọc mà làm gì?
Theo tôi Chúa Giêsu đã không công nhận mình là có huyết thống của Joseph thì làm sao có thể có gia phả của Joseph, cần gì phải nhận mình là con cháu David cho rắc rối. Trừ phi nói theo Thánh Paul là Chúa Giêsu thật ra về phương diện xác thịt, có huyết thống của David, nghĩa là thực sự là con Joseph. [Rom. 1:3, Heb. 7:14, Revel. XXII, 16, John 1:45, 6:42. Trong Revel., Chúa long trọng tuyên bố mình là mầm mống của David [Revel. XXII, 16.], như vậy Ngài lại chính là con ông Joseph.
John thì dứt khoát không nói chuyện Đức Mẹ đồng trinh, cũng như không nói Chúa là dòng dõi David, vì cho rằng Chúa đã có từ muôn thuả. Chính vì thế trong John 6:42, John không ngần ngại nói Chúa là con Joseph và Đức Mẹ.
Tóm lại các Thánh Thư của Paul viết trước Matthew khoảng vài chục năm, nên không biết truyện Đức Mẹ đồng trinh, nên mới dám nói thẳng thừng rằng :"Về phương diện xác thịt, Chúa Giêsu, thuộc dòng dõi David "[Rom. 3:3]. Thật là điên cái đầu? Tin ai, St. Paul hay St. Matthew?
Và đối với tôi, chân lỵ đã hiện ra : Rõ ràng là trước năm 70 chưa ai biết gì về chuyện Đức Mẹ Đồng trinh. Cho nên Mark [viết năm 65] không đả động gì đến chuyện này. Còn Paul [viết khoảng từ 50 đến 60] đã dám nói rằng Chúa Giêsu về phương diện xác thịt là thuộc dòng dõi David [Rom. 1:3, Heb. 7:14]. Còn John [viết sau 90] thì vì cho rằng Chúa Giêsu có từ muôn thủa, nên không thèm quan tâm đến chuyên này. Matthew và Luke đều viết vào khoảng 85-90. Và bấy giờ Matthew mới nghĩ ra chuyện Đức Mẹ Đồng trinh, và đã dựa vào một câu Kinh Thánh đã dịch sai [Isa. 7:14].
Tuy nhiên thời Chúa Giêsu, hàng xóm láng giềng của Ngài, và ngay anh chị em Ngài, là những người ăn chung ở lộn với Ngài, cũng không biết gì về những chuyện trên. Và anh em Ngài cũng không biết rằng Ngài có nhiệm vụ đặc biệt gì, nên khi dân chúng quấy Ngài không cho Ngài ăn uống, anh chị em Ngài đã trách Ngài là người điên [Mt 13:55- 56].
Sách A New Catholic Commentary on Holy Scriptures viết: "những chuyện về thời niên thiếu của Chúa do Matthew viết thì có nhiều điều thuộc huyền thoại, nên không thể coi là giáo điều được." [22 ter]
Sau khi thấy chuyện gia phả là bịa đặt, tôi liền hết muốn đào sâu thêm, quí vị nào muốn mất thì giờ, xin đọc các sách ghi dưới đây: [23]
Matthew và Luke đặc biệt mô tả thời niên thiếu Chúa Giêsu, còn John và Mark thì không. Như vậy Mark và John đếu không nỏi về chuyện Đức Mẹ đồng trinh.
Matthew không biết gì về máng cỏ, về chuyện thiên thần hiện xuống ca hát, về chuyện mục đồng. Luke không biết có ngôi sao lạ hiện ra, không biết chuyện ba vua, không biết chuyện Herode giết trẻ con ở Bethleem. Matthew không biết chuyện thánh gia phải đi vất vả về Bethleem, và coi Bethleem như là nơi có nhà cửa của Joseph. Matthew không biết gì về chuyện kiểm kê dân số mà Luke đề cập tới. Matthew cũng không biết gì về những kinh Benedictus, Magnificat, và Nunc dimittis và kinh Gloria in Excelsis Deo, mà Luke mô tả rất khéo léo.
Herode chết năm 4 trước CN, Quirinus làm quan ở Syria năm 6 CN. Nay Bible de Jerusalem cho rằng Chúa sinh vào năm 6 hay 7 trước C.N. Matthew cho rằng Thánh gia không dám về lại Bethleem, mà phải lên Nazareth. Như vậy rõ ràng là trước đó Joseph và Maria không hề biết Nazareth, và các Ngài đã ở Ai Cập 4 năm. Quirino [người ra lệnh kiểm kê dân số] đến Syria 6 năm sau công nguyên, mới ra lệnh tổng kiểm tra nhân số, như vậy thì Chúa đã 13 tuổi [Chúa sinh năm -7], làm sao bấy giờ Đức Mẹ mới sinh ra Ngài được.
Nhiều nhà thiên văn học đi tìm xem thời Chúa sinh có hiện tượng gì lạ xảy ra trên trời không, thì thấy khoảng năm 12 hay 11 trước CN có sao chổi Halley xuất hiện, và năm 8 trước CN có quần tinh tụ hội tức là Jupiter, Saturn và Mars tỏa sáng cả một vùng. Như vậy không ăn nhằm gì đến sao Giáng Sinh. [24]
Theo tôi sao giáng sinh, chuyện Ba Vua, chuyện giết các anh hài và truyện sang Ai Cập, là những chuyện do Matthew bày đặt ra. Còn chuyện mục đồng ca hát cũng là do óc Luke tưởng tượng ra mà thôi.
Tóm lại Matthew cho rằng Bethleem là quê hương Chúa, Luke cho rằng Bethleem là nơi Chúa tới làm kiểm tra dân số, còn Marc cho rằng Nazareth mới là quê hương Ngài.[25] Tôi buồn vì thấy cả Mathew lẫn Luke, đã bày đặt ra chuyện Chúa sinh ra ở Bethlehem, với những mục đồng, những sao Sinh Nhật, những thiên thần hiện ra hát mừng. Matthew bày ra chuyện sao giáng sinh, chuyện ba vua, chuyện giết trẻ con, chuyện Chúa trốn sang Ai Cập. Luke bày ra chuyện máng cỏ, chuyện thiên thần hát mừng, truyện mục đồng. Nếu quả thực có những chuyện lạ như vậy xảy ra, thì dân chúng đã lũ lượt đi thăm Thánh Gia, chứ làm sao các Ngài có thể ra đi không kèn, không trống được. Không ngờ tất cả những chuyện đẹp đẽ như vậy, cuối cùng lại toàn là những chuyện bịa đặt. Mới hay, chuyện bịa bao giờ cũng hay hơn chuyện thật.
Phúc âm Marc viết trước nhất [khoảng 65] đã không bận tâm gì đến Chúa lúc thiếu thời, và vào đề ngay khi Chúa chịu phép rửa, như vậy có giản dị hơn không? Mà Phúc âm Mark là Phúc âm ra đời trưởc tiên, nên không nói được rằng Ngài không muốn nhắc lại những chuyện gì mà các vị kia đã nói.
Nhất Lãm kể khi Chúa chịu phép rửa, thì trên trời có tiếng nói rằng Đây là Con ta yêu dấu và đẹp lòng ta mọi đàng [Mt 3:17, Mark 1: 11, Luke 3: Luke 3:22], John không nhắc tới chuyện này.
Phúc âm John là cái gì hết sức đặc biệt. Vào đề là nói về Ngôi lời [Logos], một vấn đề triết học do Philo chủ xướng, vào năm 45 hay 50. Ngoài ra, nó hết sức khác biệt với ba quyển tin mừng Nhất Lãm kể trên. Ba quyển tin mừng Nhất Lãm thì cho biết Chúa đi giảng đạo có một năm, còn John lại cho rằng Ngài đi giảng đạo ba năm. Ai cũng cho mình là chứng nhân, vậy một năm là đúng hay ba năm là đúng.
John đưa ra một khuôn mặt Chúa Giêsu khác hẳn với Chúa Giêsu trong Nhất Lãm. Thánh Kinh Nhất Lãm bắt đầu truyện Chúa với truyện John BaptIsate, và truyện thời niên thiếu của Chúa. Joan mô tả Chúa Giêsu có từ muôn thủa. Nhất Lãm mô tả Chúa được John làm phép rửa tội. John đề cập tới vụ này một cách sơ sài hơn. Nhất Lãm mô tả Chúa giảng đạo chuyên dùng dụ ngôn. John mô tả Chúa giảng dài dòng. Nhất Lãm tả Chúa hay trừ quỉ, John không biết chuyện này. Nhất Lãm mô tả Chúa chuyên giảng về Nước Trời. John mô tả Chúa chỉ nói về mình. Nhất Lãm mô tả Chúa ít nói về chính mình. John mô tả Chúa chỉ nói về mình và về sứ mạng mình. Nhất Lãm cho rằng Chúa chuyên nói về người nghèo, người bị bóc lột. John cho rằng Chúa ít nói tới vấn đề này. Nhất Lãm mô tả Chúa ăn bữa tiệc ly. John nói Chúa rửa chân các đầy tớ, không nói chuyện bữa tiệc ly. Nhất Lãm mô tả Chúa làm nhiếu phép lạ, John chỉ kể tám phép lạ, nhưng chỉ có hai phép lạ giống với Nhất Lãm là chuyện cho 5000 người ăn [Joh 6:5-13], và chuyện Chúa đi trên mặt nước [Joh 6:6-21], còn những phép lạ lớn như biến nước thành rượu [John, 21-11], như chuyện Lazaro sống lại [Joh 11:1-44] thì Nhất Lãm không biết. Thảo nào mà xưa Giáo hội đã có lần coi sách John là rối đạo. [26]
Luke có 20 dụ ngôn nhiều hơn Matthew và Mark. Xem: Hai người mắc nợ, người Samaritain nhân hậu, người bạn xin bánh, người phú hộ, đầy tớ tỉnh thức, đầy tớ trung thành và khôn ngoan, cây vả không sinh quả, đám cưới và yến tiệc, mời khách, khách cáo từ, tháp xây và vua, đồng bạc đánh mất, người con hoang đàng, người quản lý bất lương, người phú hộ và Lazaro ăn mày, bọn đầy tớ vô dụng, Thẩm phán và bà góa, người biệt phái và người thu thuế [26b]. Matthew trong đoạn 5, mô tả Chúa giảng một bài thật dài, nhưng Mark và Luke lại không nói như vậy. Luke đem bài đó rút gọn lại [Lu 6:20-38] Bát phúc trong Matthew [Mt 5:3-12] biến thành Tứ Phúc và Tứ Họa trong Luke [Lu 6:20-26].
Không thể nào mà Matthew và Luke đều cùng dựa vào Mark và bản Quelle [Q= Source, Nguồn gốc] mà lại khác nhau xa như vậy.
Nhất Lãm mô tả khi Chúa chịu đóng đanh, thì mặt trời mất sáng, màn trong đền thờ xé ra làm hai và động đất. Matthew còn mô tả núi non vỡ ra và người chết sống lại, John hoàn toàn không biết chuyện này.[26c]
Luke còn cho biết rõ là khi ấy có nhật thực [Lu 23:44]. Nhưng ngày lễ Passover là ngày trăng tròn, mà nhật thực không bao giờ xảy ra vào ngày trăng tròn, mà chỉ có thể xảy ra vào ngày đầu tháng.[27] Như vậy ta có quyền không tin ngày ấy có động đất, hay nhật thực hay người chết sống lại v.v...
Nhất Lãm kể khi Chúa chịu nạn không ai được tới gần mà chỉ được quyền đứng xa trông vào [27b] chỉ có John mô tả đã cùng Đức Mẹ đứng bên Thánh Giá. [John 19:25]. Điều này tôi cho là vô lý, vì xưa nay khi một con người bị hành hình không bao giờ thân nhân được tới gần.
Chỉ có John mới cho biết là Chúa không bị đập nát hai ống chân và bị đâm vào cạnh sườn.
Chỉ Matthew mới chép về quân giữ mồ, nhưng lại cho biết Chúa chôn được một ngày rồi mới cho quân đến canh gác mồ [Mt 27,62], và mới mô tả về thái độ quân giữ mồ sau khi Chúa sống lại [Mt 28:12-15]. Tôi không tin là có quân giữ mồ vì Marc tả rõ là sáng sớm ngày Chủ Nhật các bà Maria de Magdala, bà Maria đã mua dầu thơm đến để sức cho Chúa [Mark, 16: 1-2]. Nếu có quân canh, thì đâu có đi lại được tự do như vậy. Hơn thế nữa, cho dù là thấy mồ trống, quân canh cũng không dám khơi khơi bỏ đi, trái lại còn phải bắt giữ mọi người tới gần mồ.
Nhất Lãm tả Chúa đã lớn tiếng kêu "Lạy Cha sao Cha bỏ con" [Mt 29, 46], [Mark 15:34], Con xin phó linh hồn con trong tay Cha [Luke 23:48]. Tôi chưa nghe thấy ai ngay trước khi chết mà còn kêu được lớn tiếng như vậy. John kể trước khi chết, Chúa nói Thế là xong. [John 19, 30].
Như vậy, theo Matthew và Mark trước khi chết Chúa nói: lạy Cha sao Cha bỏ con. Theo Luke Chúa nói: Con xin phó linh hồn con trong tay Cha. Theo John Chúa nói Thế là xong. Như vậy đâu là lời trung thực khi ấy?
Và đây là chuyện bốn thánh sử ghi chép về hàng chữ ghi trên thánh giá: Vua dân Do Thái. [Mark 15:20]. Này là vua dân Do Thái. [Luke 23:38] Này là Giêsu, vua dân Do Thái. [Mt 27:37] Giêsu Nazareth, vua dân Do Thái. [John 19:19.] Mới hay, càng đào sâu, càng thấy lắm điều kỳ lạ.
Rồi so các phép lạ chúa làm thì mỗi ông viết một phách. Chúng ta phải có đức tin mạnh lắm mới tin được mọi điều mà quí vị đó kể. Lại nữa gọi là của Matthew hay của John viết, ngày nay cũng vẫn còn trong vòng tranh luận. Tôi thích nhất là các Ngài là người Do Thái, lại là dân đánh cá, nếu các Ngài viết nổi sách thì phải viết bằng tiếng Arameen [Aramaic] là tiếng mà Chúa Giêsu đã dùng. Nhưng không! các Ngài lại viết sách bằng tiếng Hi lạp. Thật là một phép lạ lớn. Tuy vậy, tôi không thể tin có những chuyện vô lý như vậy. Chẳng hạn, tuy tôi có thể viết sách bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh, nhưng tôi vẫn thích viết bằng tiếng Việt. Người ta lại hù tôi rằng Chúa làm gì mà không được, nhưng tôi thì không nghĩ vậy. Ý tôi nói phải là những người khác viết, còn tên Matthew hay John chì là những tên giả mà thôi.
Nếu quí vị rảnh rang, lấy bút ghi lại những gì mà bốn sách Thánh Kinh chép khi Chúa chịu nạn, xem Chúa đã nói những gì, làm những gì, sống lại ra sao, đã hiện ra cùng ai, đã lên Trời ở đâu v. v... ta sẽ thấy là mỗi vị nói một phách. Tôi không giúp quí vị làm chuyện này, và quí vi sẽ thấy các thánh sử viết về chuyện Chúa chịu nạn là những phóng viên hạng bét. Nếu sống vào thời nay chắc không ai dám mướn.
 

 
*****************************

GHI CHÚ

11- Cette loi veut, dans le même esprit que les Prophètes, défendre le culte Yahveiste de toute contamination des cultes cananéens, par la destruction des hauts lieux de ces cultes, par le choix d'un seul lieu [qui sera en fait Jerusalem] pour le culte Yahveiste. Cette centralisation, qui n'était pas pratiquée à l'époque des Juges [Jg 6:28, 13:16], ni même sous Salomon [I R 3, 4,?] est un trait essentiel de la légisalation Deuteronomique. Elle sera l'un des points principaux de la réforme de Josias [2 R 23?]. Bible de Jérusalem p. 189. note c.
11b- Abbé J.Turmel – Comment j'ai donné congé aux dogmes, pp. 27, 28. 89
12- Nguyễn văn Thọ - Lecomte du Nouy và học thuyết viễn đích, tr. 233-237.
13- La tradition selon laquelle il [Moise] aurait écrit le Pentateuque est aujourd'hui abandonnée par la plupart des exégètes: et l'existence historique de Moise a même été mise en doute par certains. E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, PUF, 108 Bd Saint Germain, Paris, 1954, p. 216. 13b- Isa 41:17-19, 45:1, 45:19-20.
13c - Isaiah 2:4, 65:21-22, 11:6.
14- Abbé J. Turmel - Comment j'ai donné congé aux dogmes, p. 27: Daniel, oeuvre d'un faussaire! Le Deuteronome oeuvre d'un autre faussaire!
15- Elizabeth Clare Prophet - The Lost Years of Jesus, Summit University Press, 1984, p. 375-376: When the Hebrew Masoteric text of the Old Testament was translated into Greek in the Septuagint, the word Alma was translated [for reasons that are not clear] into the word parthenos, which means "virgin," rather than neanis literally "a young woman". Some scholars believe this was done in the last century before the birth of Jesus... Later editions of the Septuagint deleted parthenos and reverted to neanIsa to bring the Greek text into conformity with the Hebrew original... Some versions of the Old Testament use the word "a young woman" [RSV] or "maiden" [JB] rather than "virgin." The text of The Isaiah scroll found at Qumran library has made it clear that the original Hebrew word used to describe the woman was alma, which means "young woman".
16- YOUNG WOMAN, the Hebrew word here translated Young Woman Isa not the specific term for VIRGIN, but refers to any young woman of marriageable age. The use of VIRGIN in Mt 1:23 reflects a Greek translation of the Old Testament, made some 500 years after Isaiah. Good News Bible, American Bible Society, New York, 1996.
17- Abbé J. Turmel - Comment j'ai donné congé aux dogmes, p. 11-13.
18- Manfred Barthel - What the Bible really says, p. 292: The Gospels were composed a full generation later, Mark between A.D. 60 and 70, Matthew between A.D. 70-80, Luke about A.D. 85, John between A.D. 90A and 100.
19- The present arrangement of verses was worded out by an EnglIsah printer named Robert Stevens... The Old Testament is referred to about 900 times in the New Testament, including 250 direct quotations. Manfred Barthel - What the Bible really says, p. 292. 20- Abbé J. Turmel - Comment j'ai donné congé aux dogmes, p. 30. 20bis- They [the two genealogies] come together briefly at Shealtiel [Salathiel] and Zerubbabel, and then diverge again. With the exception of these two names, and Joseph 90 and Jesus, the two lIsats contain differents names, about whom nothing is known since they are not mentioned in either the Old Testament or the interbiblical literature.
20 ter- W. P. Ball, G.W. Foote, John Bowden, Richard M. Smith - The Bible handbook, American Atheist Press, Austin Texas, 1986, p. 359-360.
21- John Shelby Sprong - Born of a woman, Harper San Francisco, 1946, pp. 68-69, 101- 102.
22- Bible de Jérusalem, p. 1290, note a. 22bis- Lloyd M. Graham - Deceptions and myths of the Bible, Bell Publishing Co, New York, 1975, p. 27: Heaven and earth, center and circumference were made in the same instance of Times and clouds full of water and man was created by the Trinity on the 26th of October, 4004 B.C., at 9 o'clock in the morning. Dr John Lightfoot, 1654. 22ter- A New Catholic Commentary on Holy Scripture notes that regarding "the problem of the hIsatoricity of the [infancy] stories in Matthew," which ofen have a legendary or "apocryphal" nature, "it Isa impossible to be dogmatic" [Reginald C. Fuller, ed. [London: Thomas Nelson, 1975], p. 907]. Elizabeth Clare Prophet - The lost years of Jesus, p. 378.
23- John Shelby Spong – Born of a woman, pp. 41, 48, 67-69, 101-102, 126. -Elizabeth Clare Prophet - The lost years of Jesus, pp. 371-375, Note 2 of Chapter 1. -R. A. Torrey - Difficulties in the Bible, Moddy Press, Chicago. The two genealogies of Jesus, the Christ. pp. 101-103.
24- John Shelby Spong - Born of a woman, p. 91-92].
25- The oldest tradition represents Jesus as a native of Nazareth. The later legend of hIsa birth in Bethlehem was douthless inspired by the dogmatic interpretation of the Old Testament. As Son of David and Messiah, he must have been borne in Bethlehem, but the older tradition [Mark 6:1] represents Nazareth as his Patris and home town. Vergilius Firm - A encyclopedia of religions, The Philosophical Library, 1945, p. 393.
26- The search for the authentic words of Jesus, The five gospels, What did Jesus really say? New translation and commentary by Robert W. Funk. Roy W. Hoover and the Jesus Seminar, A Polebridge Press Book. Mcmillan PublIsahing Co, New York, 1993, The portraits of Jesus, p. 11. - The fourth Gospel was opposed as heretical in the early church, and it knows none of the stories associated with John, son of Zebedee. In the judgment of many scholars, it was produced by a "school" of dIsaciples, probobly in Syria. Ib. p. 20. [26b]- Hai người mắc nợ [Lu 7:41-43], người Samaritain nhân hậu [Lu 10:30-37], người bạn xin bánh [Lu 11:5-8], người phú hộ [Lu 12:15-21], đầy tớ tỉnh thức [Lu 12:35-49], đầy tớ trung thành và khôn ngoan [Lu 12:42-48], cây vả không sinh quả [Lu 13:6-9], đám cưới và yến tiệc [Lu 14:7-14], mời khách, khách cáo từ [Lu 14:16-24], tháp xây và vua 91 [Lu 14:28-33], đồng bạc đánh mất [Lu 15:8-10], người con hoang đàng [Lu 15:11-32], người quản lý bất lương [Lu 16:1-9], người phú hộ và Lazaro ăn mày [Lu 16:19-31], bọn đầy tớ vô dụng [Lu 17:7-10], Thẩm phán và bà góa [Lu 18:1-8], người biệt phái và người thu thuế [Lu 18:10-14]. [26c] - Mt 27:45, 27:51-54, Mr 15:33, 15:37, Lu 23:44, Lu 23:45.
27- Manfred Barthel - What the Bible really says, translated and adapted by Mark Howson, Wings Books, New York, 1980, p. 371: There can never be an eclipse of the sun during the full moon, and the first day of Passover was, par definition, the time of the full moon. The other Evangelists describe how "the veil of the Temple was rent" by an earthquake, how the ground shook and the sun was blotted out. In John's Gospel the crucifixion takes place in brilliant sunshine - a symbol of the victory of the Power of Light over the Power of Darkness... Ib. p. 347.
27b - Mt 27:55, Mr 15:40, Lu 23:49.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét