Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Ronald Dvorkin (Russ.ru, 25/04/2011) -Bảo vệ quyền con người là bảo vệ người dân khỏi chính phủ


Tạp chí Russ.ru: Thưa ông Dvorkin kính mến, ông có nghĩ rằng khi các nhà luật học nói về các nguyên tắc dân chù và các nguyên tắc của chính quyền dân chủ thì những người bảo vệ nhân quyền có chấp nhận (và nói chung có hiểu) các luận điểm của họ hay không? Hơn thế nữa, những người bảo vệ nhân quyền có sử dụng cùng một thuật ngữ như những người tham gia vào hệ thống chính trị khi họ nói về dân chủ hay không? Có thể phân loại được những sự giống nhau và khác nhau đó, nếu quả thật là chúng có tồn tại hay không? 



Ronald Dvorkin: Khó trả lời câu hỏi này một cách đơn giản. Khó ở chỗ là có bao nhiêu quan niệm về dân chủ thì cũng có bấy nhiêu quan niệm về quyền con người. Quan niệm về bản chất của dân chủ trong nền văn hóa Mĩ, văn hóa Nga và văn hóa Trung Quốc khác nhau rất nhiều. Khi một người Mĩ nói về dân chủ và khi một người Nga nói về dân chủ thì không nghi ngờ gì rằng hai người này ngụ ý những quan niệm không giống nhau của hệ thống này. Ngay cả trong khuôn khổ của một nền văn hóa người ta cũng hiểu khác nhau, dân chủ thực sự là gì: thí dụ, đa số người Mĩ sẽ nói rằng nhà nước độc đảng thì không thể là dân chủ được. Nhưng nếu chúng ta đưa ra định nghĩa tối thiểu về dân chủ (xã hội trong đó đa số những người thành niên có thể quyết định ai sẽ là người đứng đầu chính phủ) thì sự khác biệt giữa dân chủ và quyền con người sẽ trở nên rõ ràng. Đa số có thể ủng hộ chính phủ hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, hay bỏ tù những nười bất đồng chính kiến, hay bỏ tù mà không cần tòa án, hay sử dụng các biện pháp tra tấn nhân danh an ninh quốc gia. 

Tạp chí Russ.ru: Thế thì những người bảo vệ nhân quyền có vai trò như thế nào trong các nước dân chủ - cả trong những nước như Mĩ, tức là những nước đã có truyền thống dân chủ lâu đời lẫn những nước mà truyền thống dân chủ chưa ăn sâu bén rễ được? Nếu việc đàn áp cá nhân là hiện tượng mà người ta thường gán cho các chế độ toàn trị và độc tài thì hoạt động của người bảo vệ nhân quyền trong các nước dân chủ có tác dụng như thế nào? Nói rằng những người bảo vệ nhân quyền chỉ có tác dụng trong những nước độc tài và những nước mới chuyển sang dân chủ thì có công bằng hay không? 

Ronald Dvorkin: Ý kiến của những người bảo vệ nhân quyền khác nhau ở chỗ quyền con người là gì và làm thế nào để bảo vệ những quyền đó một cách tốt nhất. Trong các nước độc tài thì đối tượng chính của những người bảo vệ nhân quyền là chính phủ của họ, họ hi vọng là có thể cải tổ được chính phủ. Còn trong các nước đã có nền dân chủ thì mục tiêu chính của họ lại là quan điểm về mặt đối nội và đối ngoại; họ hi vọng có thể thuyết phục chính phủ áp dụng các biện pháp trừng phạt và những biện pháp khác nhằm gây áp lực đối với những chế độ độc tài với mục đích là giảm những vụ vi phạm nhân quyền tại những nước khác. Dĩ nhiên là trong những nước dân chủ thì có ít người sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì mối đe dọa đối với cá nhân họ không cao như ở các nước độc tài. Tự do ngôn luận và những hành động khác cũng ít bị cản trở hơn rất nhiều. 

Tạp chí Russ.ru: Những người bảo vệ nhân quyền có thể xác định và điều chỉnh những tiêu chuẩn thống nhất của nền dân chủ hay không? 

Ronald Dvorkin:  Anh muốn hỏi là những người dân chủ có thể xác định chính xác hơn tất cả những người khác thế nào là dân chủ đích thực và quyền nào là quan trọng nhất chứ gì? Không, tất cả những người bảo vệ nhân quyền đều khác nhau, thường thì quan điểm của họ đều mang tính cá nhân, cho nên khó mà nói rằng tất cả bọn họ đều có lí. Ở đây quan trọng không phải là số lượng người mà là luận cứ của họ. 

Tạp chí Russ.ru:  Khi đã nói đến những tính chất đặc thù văn hóa và dân tộc thì những người bảo vệ nhân quyền có cần công nhận về sự tồn tại của những tiêu chuẩn chung nhất của nền dân chủ hay không? Công nhận cách hiểu theo kiểu “giáo luật”, “xác thực” về tự do, theo quan niệm của ông hay là phải biến báo các tiêu chuẩn này cho phù hợp với hoàn cảnh địa phươn, có tính đến những yêu cầu của thể chế nhà nước và quyền lợi dân tộc của đất nước mình? 

Ronald Dvorkin: Đề tài này thường bị hiểu sai. Những nguyên tắc căn bản quyết định quyền con người là thống nhất cho toàn thế giới. Nếu không thì về nguyên tắc quyền con người không thể tồn tại được. Nếu anh, cũng như tôi, cho rằng “cách giải thích của phương Tây” là đúng thì chúng ta phải tìm mọi cách để nó trở thành nền tảng của lí thuyết về quyền con người. Dĩ nhiên là tôi có thể sai, nhưng nếu mọi người trên khắp thế giới không chia sẻ ý kiến của, tự nó không có nghĩa là tôi sai. Những điều kiện và truyền thống địa phương tạo ảnh hưởng lên những nguyên tắc căn bản này lại là chuyện khác. Và ngoài ra, cần phải đưa những điều kiện và truyền thống này vào chiến lược nhằm giúp một số nước thuyết phục một số nước khác kí kết và tôn trọng những thỏa ước về bảo vệ quyền con người. 

Tạp chí Russ.ru: Theo ông thì đâu là mối nguy hiểm đặc trưng cho phong trào bảo vệ nhân quyền hiện đại: bị đẩy ra bên lề của các hoạt động chính trị hay là tham gia quá sâu vào chính trị? Tại sao đa số dân chúng Nga, Mĩ và Trung Quốc lại không coi những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền là người thể hiện quyền lợi của họ? 

Ronald Dvorkin: Quyền con người được nghĩ ra là nhằm để bảo vệ người dân khỏi các chính phủ, tức là những chính phủ mà để bảo vệ quyền lực của mình, họ sẵn sàng tiến hành kiểm duyệt những ý kiến trái chiếu, sẵn sàng bỏ tù những người cấp tiến và các chính khách không nằm trong hệ thống hay tra tấn những người mà họ nghi là khủng bố. Nhiều khi chính phủ có thể thuyết phục được đa số rằng vì quyền lợi của đa số đó mà cần phải cách li, bỏ tù hay tra tấn những người đó. Cũng có khi điều đó là có “lợi cho đa số” thật, tất nhiên là theo nghĩa hẹp của từ này. Người ta có thể muốn kinh tế phát triển, hay ổn định chính trị hay an toàn cá nhân – và điều đó được bảo đảm bằng cách vi phạm quyền con người. Theo tôi, nếu những vi phạm này giáng vào phẩm giá của tất cả mọi người và giết chết lòng tự trọng của họ thì lúc đó mọi người phải lựa chọn: lòng dũng cảm và danh dự? Hay là hèn nhát và nhục nhã? Không phải lúc nào người ta cũng lựa chọn đúng, trong trường hợp như thế, những người bảo vệ nhân quyền sẽ trở thành những người rất không được lòng dân. 

Ronald Dvorkin là nhà triết học và luật học, được coi là ông tổ của lí thuyết phát luật hiện đại, giáo sư luật học ở Đại học New York, giáo sư triết học ở Đại học London. 

Cuộc phỏng vấn do Nikita Kurkin thực hiện. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét