Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Dân mạng “dậy sóng” với bức “tâm thư” của du học sinh Nhật gửi người Việt

Một bức "tâm thư" được cho là của một du học sinh người Nhật đang gây “bão” trong cộng đồng mạng những ngày qua. Nhiều ý kiến trái chiều đưa ra, người khen khi tác giả bài viết đã đánh trúng điểm yếu trong văn hóa cư xử của người Việt, người khác lại cho đây là cái nhìn phiến diện của một người chưa hiểu hết văn hóa Việt Nam.


Bức "tâm thư" khiến cư dân mạng "dậy sóng".

Bài viết được cho là bắt nguồn từ trang cá nhân của một blogger nổi tiếng. Nội dung bài viết nói về suy nghĩ của một người nước ngoài sau thời gian 4 năm du học ở Việt Nam. Bài viết có đoạn:
“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
….
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân…
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sĩ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”

Bức "tâm thư" của một du học sinh người Nhật được cư dân mạng chia sẻ và lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Ngay khi bài viết này được đăng tải đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trong cộng đồng mạng. Hàng nghìn người đã bình luận, phần lớn là các bạn trẻ Việt –đối tượng chính được nói đến trong bài viết. Nhiều người tỏ ra đồng tình với ý kiến của tác giả trong bài viết, cho rằng đây là cái nhìn rất chuẩn của một người nước ngoài khi mới tiếp xúc với văn hóa,con người Việt Nam. Theo bạn “Sandy Axiang” thì bài viết “Quá hay và chính xác anh ạ”.
Bạn Miu Điên Loạn cũng đồng tình: “Nói chứ đa số người Việt hay sân si và thích cuộc sống ảo tưởng như vậy mà luôn tránh né sự thật. Cám ơn anh/chị du học sinh Nhật đã góp ý thẳng thắn”.
Hàng nghìn bạn trẻ đã chia sẻ và bình luận bài viết trên.
Bạn Do Thu Ha cũng đồng tình với những lý lẽ đưa ra trong bài viết: “Bài viết hay quá. Đúng là có cơ hội tiếp xúc với cuộc sống và văn hóa của nước ngoài, mới thấy cuộc sống dân ta còn quá lạc hậu. Tiền bạc đặt lên hàng đầu cho mọi việc,nhiều người dù học dốt nhưng nhiều tiền vẫn quan nọ chức kia. Ở nước ngoài, làm và hưởng theo năng lực và phấn đấu của bản thân…”.
Nhưng cũng có nhiều người không đồng tình với những điều nói trong bài viết, cho rằng đây là cái nhìn chủ quan, phiến diện, vơ đũa cả nắm.
Theo bạn Khánh Ly: “Bài viết tưởng chừng khách quan, nhưng lại mang hơi hướng chủ quan ngay từ những dòng viết về đất nước Nhật Bản. Liệu đây có phải một sự so sánh khập khiễng? Có thể những dẫn chứng bạn đưa ra là không sai, những đó chưa là gì cả so với một đất nước 90 triệu dân. Nghĩ cả thế hệ người Việt đang rơi vào ngõ cụt liệu có quá bất công với rất nhiều người đang miệt mài cố gắng hay không?”.
Bạn có nickname “Castiel tran” cũng không đồng tình với những ý kiến trong bài viết: “ …còn câu bạn chỉ ở Việt Nam 4 năm? 4 năm bạn biết được hết tất cả những gì đang diễn ra ở cái đất nước hình chữ S này à??? Xin lỗi bạn, bạn đừng nói văn hóa xếp hàng người Việt không có. Chuyện đó xưa rồi bạn. Bạn hãy tới những siêu thị lớn người ta vẫn xếp hàng hằng ngày để đến lượt thanh toán. Còn khi cậu này nói người Việt không biết tự hào vì người Việt, thì cậu cũng đang là một trong số đó. Những người như tôi, những lớp trẻ như tôi cũng giống như bạn bôn ba đi học xa quê mục đích làm gì. Cái thứ nhất là làm giàu cho bản thân trước đã, sau đó đến cống hiến cho xã hội…”.

Nhiều ý kiến bình luận trái chiều về nội dung bài viết.
Cũng có rất nhiều người không đồng tình với một số nhận định trong bài viết, nhưng nên coi đây là bài học để rút kinh nghiệm, coi đây là “cốc càphê đắng”, cứ uống rồi “ngấm dần” để sửa chữa mình tốt hơn.
Bạn “Peter” chia sẻ: Không phải người Việt nào cũng vậy vì bất cứ đâu cũng có người vầy người khác. Bài viết có phần tiêu cực, không nghĩ đến cái hay và cái đẹp và có phần vơ đũa cả nắm của văn hóa người VN hiện tại, nhưng tiếc thay đã viết rất chuẩn trên nhiều vấn đề… Cha ông ta ngày xưa đã đổ xương máu để tạo ra rừng vàng biển bạc và gìn giữ xây dựng một nền văn hóa ta có thể tự hào, tiếc thay thế hệ chúng ta đã không xứng đáng với những gì đã được kế thừa. Mình phải nghiệm, thay đổi, và ý thức chính bản thân mình để sau này con cháu mình còn có cơ hội để được văn minh với thế giới. Có ném đá tác giả cũng chẳng lợi ích gì...”.
Thật khó để nói bức thư trên là đúng hay sai, nhưng đây cũng là cơ hội để nhìn lại chính mình, để sửa những điểm chưa hay, chưa đẹp trong lối sống, cách ứng xử và văn hóa, để tạo một hình ảnh Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét