Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO - Phần Giáo Lý 4

Mục IV (Chương 11 đến hết chương 12)
 
11- Con người là một kẻ tội lệ.
12- Xác loài người ngày sau sống lại.
 

 
Chương 11 - Con người là một kẻ tội lệ
Không một đạo giáo nào mà khinh khi con người hơn, coi rẻ con người hơn là Thiên Chúa giáo. Con người, theo Thiên Chúa giáo, là cái gì xấu xa tội lỗi, là thứ gì đáng vứt đi [Massa perditionIsa], theo St. Augustine. [Xem Đối thoại với Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, tr. 178, bài của Nguyền Hoài Vân]
Tôi thích nhất kinh Công giáo, là kinh: " De profundis", "Lạy Chúa tôi, tôi ở dưới vực sâu, kêu lên Chúa tôi. Nếu Chúa tôi chấp tội, thì nào ai rỗi được..." Như vậy, người Công giáo không dám đứng trên mặt đất mà cầu Chúa, nhưng lại đi tìm thung lũng, hay hố sâu để được đứng xa Chúa hơn, mà cầu nguyện.
Tôi sợ nhất là kinh Miserere [Psaume 51 [50?], vì cho đến mãi gần đây, nhiều dòng như dòng Chúa Cứu Thế, cứ đến ngày thứ Sáu, là ai nấy phải đánh tội mình, để xin Chúa thứ tội cho. Kinh Miserere có 21 câu, thì người đọc kinh này phải đánh mình tất cả là 42 roi.
Có nhiều người muốn đẹp lòng Chúa hơn, nên đã đánh mình đến chảy máu. Chúa đâu có ác độc như vậy. Hơn nữa, tại sao, một sáng kiến hay như vậy, nay lại đem bỏ đi. Thật là những chuyện điên khùng do con người bày đặt ra để làm khổ mình, chứ Chúa nào muốn như vậy. Và đánh tội có làm cho mình thêm nhân đức đâu. Tôi không thấy có Giáo Hoàng nào đã dại dột hành hạ mình như vậy. Ai xin thì các Ngài cho phép, còn bảo các Ngài làm như vậy thì dĩ nhiên là không.
Tội có nhiều loại: tội tổ tông và tội riêng có nặng, có nhẹ. Có tội thì phải xưng. Cho nên lại sinh ra lắm chuyện thêm, nào xét mình, nào ăn năn, nào xưng tội chung, nào xưng tội riêng, nào cấm phòng v.v...thật biết bao là gông cùm đã được tạo ra quanh vấn đề này. Người Công giáo lúc nào cũng lo phạm tội trọng. Bỏ đi lễ ngày Chủ Nhật là phạm tội trọng, ăn thịt ngày thứ Sáu là phạm tội trọng, và còn biết bao là tội trọng về điều răn thứ sáu. Tôi đã dự những buổi xét mình xưng tội, và ăn năn tội của các giáo hữu vùng Phát Diệm, và tôi thấy họ khóc như di. Lúc ấy tôi không còn thấy hình ảnh Chúa nhân từ nữa,  mà chỉ thấy Chúa công thẳng luôn muốn bỏ con người xuống hỏa ngục đời đời. Thấy họ khóc lóc, tôi nghĩ như vậy họ đâu phải là con Thiên Chúa? Tôi thương những ai vì bỏ lễ Chủ Nhật mà phải xuống địa ngục đời đời.
LM James Kavanaugh là một LM tân tiến nhìn vào Giáo hội lạc hậu của mình. LM là tác giả quyển A Modern priest looks at hIsa Outdated Church [Pocket Books New York, 1967] Chương Confession and Mortal Sin [p. 81-99] viết rất là bi thiết và thành khẩn, xin tìm đọc.
Từ khi thoát khỏi Công giáo với những vấn đề tội lỗi đè nặng trên tâm hồn, tôi thấy lòng tôi thật là an lạc, thư thái, điều mà Công giáo không hề cho tôi được. Và tôi mới hiểu sự cao cả của lời chúc nhau thân tâm an lạc của Á Đông. Tôi thấy không ai có quyền cầm buộc tôi hay tha tôi được. Lương tâm tôi mới có quyền đó.
Tôi có anh bạn Công giáo 74 tuổi, mới bị bệnh tim và tiểu đường thập tử nhất sinh, may nay đã khỏi. Anh tâm sự: Chúa thấy tôi là kẻ tội lỗi, nên cho sống thêm để có dịp đền tội. Nghe anh nói, tôi rất thương hại. Đã từ 40 mươi năm nay, tôi không còn biết tội là gì, nhìn vào trong tâm linh, chỉ thấy lương tâm rạng ngời. Tới tuổi tôi, quí vị cũng phải thấy như vậy, mới phải. Chúng ta là một, không chút khác nhau.
Chúng ta sinh ra ở trên đời có trẻ, có già và được trao phó cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trẻ thì lo cho thân xác, cho quê hương, cho ngoại cảnh, lo kiếm tiền nong nuôi thân. Từ khoảng 36 tuổi trở đi, phải lo quay về nội tâm, và tu tâm dưỡng tính. Mỗi người một vẻ.
Khi trẻ, người thì là thần đồng, người thì là ca sĩ, là văn sĩ, võ sĩ. Từ 36 tuổi trở đi, người thì là danh nhân, là bác học, là chính trị gia, là đạo gia, là thi nhân, là triết gia v.v...Mỗi người đi theo tiếng gọi nội tâm của mình, mỗi người lập chí theo ý mình. Tôi từ 36 tuổi trở đi, chỉ dốc một lòng cầu học về các đạo giáo, cầu mong tìm ra được đường lối của thánh hiền muôn thủa, chứ không chịu cho người ta tùy ý dật giây. Sau khi biết rằng Trời chẳng lìa xa con người, và con người có bản tính Trời, con người phải luôn tinh tiến, từ bỏ vọng tâm, và sống thuận theo thiên ý, tôi mới thấy rằng cái Đạo mà trời muốn ta theo đã gắn sẵn vào nơi con người từ muôn thủa. Cứ lắng nghe tiếng lòng sẽ thấy Chân Lý đã ghi tạc sẵn trong lương tâm ta, và sẽ thấy mình được tràn ngập bởi sự bình yên Thiên Quốc.
Tôi viết những điều trên không vì mục đích cầu danh, tranh lợi, mà cốt gặp được những người đồng tâm, đồng chí trong tương lai.
Tôi không bao giờ cho rằng thân phận mình là tội lệ, đê hèn. Tôi hãnh diện vì không thua kém ai, và không bao giờ phàn nàn vì đã được sinh ra ở cõi đời này.
Tôi mong mọi người chịu khó để tâm tìm hiều về cuộc đời. Tôi thích câu của Thiên Thai Tông cho rằng chúng sinh là quả khế xanh, mà Phật là trái khế chín. Tôi rất cám ơn trời đất đã cho tôi nhìn thấy mọi sự đẹp đẽ của cõi trần này, và cho tôi thấy được giá trị con người. Tôi quí Khổng tử vì đã nói," nếu tôi phải làm một điều bất nghĩa, phải giết oan một người mà được thiên hạ thì tôi cũng không làm." [Hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã. Mạnh tử, I, Công tôn Sửu, câu 24.]

Chương 12 - Xác loài người ngày sau sống lại.
 Công giáo cho đây là một niềm tin quan trọng của Công giáo. Sách bổn Công giáo [Xem Catechism of the Catholic Church, Libreria Editrice Vaticana, 1994, tr. 258-265] ghi chép rõ ràng rằng niềm tin xác loài người sống lại khi phán xét chung, lúc thế mạt là một niềm tin then chốt của Giáo hội từ thủa ban sơ. Con người sẽ sống lại, cũng như Chúa đã sống lại [64b] Người lành, kẻ dữ, đều sẽ sống lại [xem tr. 260].
Giáo hội viện dẫn lời Tertullien và cho rằng xác thân là trục mà sự cứu rỗi được xoay quanh hay xác thân là nòng cốt của sự cứu độ. Chúng ta tin kính Đức Chúa Cha là Đấng sáng tạo nên xác thịt. Chúng ta tin kính Ngôi Lời đã hóa thành xác thịt để cứu chuộc xác thịt: Đó là sự hoàn thành việc sáng tạo và hoàn tất việc cứu chuộc xác thịt. [65]
Tôi đọc câu trên, lòng tôi hết sức là ngao ngán, và lấy làm lạ là sao Công giáo có thể viết ra một câu thấp kém như vậy, trong thời đại khoa học này?
Xác người ngày sau sống lại thật là một chuyện hết sức hoang đường. Ai cũng thấy khi chết đi, là thân xác này bị thối nát. Chẳng những thế còn nhập vào cỏ cây, muông thú, như vậy thì làm sao nói thuộc về người này, người kia được nữa. Xác Adam chẳng hạn đã trở thành muôn vàn sinh linh khác, chứ đâu còn nguyên vẹn mà mong về cùng cố chủ.
Khi Giáo hội hỏa thiêu L. M. Jean Huss [1369-1445], thì đã vét sạch tro cốt ông vứt xuống sống Rhine cho chảy ra bể, để ông hết còn mong sống lại ngày tận thế. Tưởng làm vậy, là sẽ tuyệt diệt được sự chống đối. [66] Giáo dân Jerome [chết 1416], phụ tá của Jean Huss cũng chịu đồng số phận như Huss. Còn Wyclif [1320-1384] là vị tiên phong của Huss, thì đến năm 1428, Công đồng Constance [1415] ra lệnh quật mồ ông và đốt xác ông. Các ông là những người thánh thiện, nhưng tội lỗi các ông là chống lại quyền uy Giáo Hoàng, và đã dám dịch Thánh Kinh ra tiếng thổ âm như Anh Ngữ v.v...
Tôi cho rằng con người có thể sinh lại bằng thần, y như mặt trăng mỗi đầu tháng đều sinh lại. Con người sinh lại bằng thần, khi giữa dòng đời nhận thấy mình đã đi sai hướng . Thay vì tiến sâu vào vật chất, sẽ biết đường gỡ mình ra để tiến vế phía tinh thần. Kinh Dịch gọi thời điểm ấy là: Phục. "Phục kỳ kiến Thiên Địa chi tâm hồ." [Phục là thấy được trong mình có Tâm Trời Đất.] Sự thay đổi chiều hướng này xảy ra rất là bất ngờ, những ai chứng giám được giây phút này, là những người được đại hồng ân trời đất. Chúa Giêsu cũng đề cập đến Sự sinh lại bằng thần [John 3, 5, 1, 33].
Như vậy ta phải sinh lại bằng Thần, phải sống lại bằng Thần, ngay khi ta còn sống. Chứ không phải chết rồi mới sống lại bằng xác thịt. Nhiều giáo dân ngày nay, cũng không tin Chúa đã sống lại. Báo L'Express đã làm một cuộc phỏng vấn tại Pháp và cho biết: 25% giáo dân không tin Chúa đã sống lại. 30% nghi ngờ về các phép lạ Chúa làm, và 36% không tin Chúa Ba Ngôi. [67]
Kinh Thánh cũ cho rằng con người chết đi sẽ xuống Sheol [ Num. 16, 33, De.32:22, Isa. 14, 9, I Samuel, 2, 6, Gen. 37: 35], người lành kẻ dữ sống hỗn độn [1 S. 28: 19, Ps. 89: 49, Ez 32 17-32], sống buồn bã, không còn biết gì, làm ăn được gì, không biết ngợi khen Chúa [Isa. 38:18, Job, 10: 20-22, Job, 3:17-19., Job, 30:23, 7:10, Isa. 62: 24, 14:19, 5:14, Jer. 7:31-32] v.v... Những chuyện thưởng phạt mai hậu [Ps. 16:19-11, 49:16], hay tin vào hồn thiêng bất tử, đối với dân Do Thái còn rất là mơ hồ [Sag. 3:4].
Tóm lại, khi xưa Đức Chúa Cha chưa đặt ra những vấn đề thiên đàng, địa ngục, hằng sống, sống lại v.v... Những vấn đề này này chỉ được bàn phớt qua trong Thánh Kinh [Ps. 16:10, 11, 49: 16, Sa. 3,5, 3:4.], và hầu như không đáng kể. [68] Tóm lại, vấn đề thiên đàng, địa ngục đời đời với trường sinh bất tử, và sống lại là những vấn đề mà Công giáo sau này đã nghĩ ra. Như vậy, Đức Chúa Cha trước kia, đã quên không đặt ra những vấn đề trên.





GHI CHÚ

65- Sách Giáo lý của giáo hội Công giáo, tr. 463 số 1015. [The flesh is the hinge of salvation. Tertullian, De res, 8,12: PL 2, 852] Ib. tr. 265.
66- When the body of Huss had been wholly consumed, his ashes with the soil upon which they rest, were gather up and cast to the Rhine, and thus borne onward to the ocean... Huss was no more, but the truths for which he died, could never perish...[Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, Pacific Press Publishing Association, Mountain View California, 1888, pp. 109-126].
67- The French magazine L'Express recently conducted a survey to find out of a minority of practising Catholics believe with regard to some of the fundamental teachings of the Church. The result is revealing: 25 percent do not believe in the resurrection of Jesus Christ, 30 percent doubt the Bible record of the miracle performed by Jesus, and 38% do not believe in the Trinity. [Awake, 08/11/1992, p. 29]
68- Sheol: mot d'origine inconnue qui désigne les profondeurs de la terre, De 32:22, Isa 14:19, etc., où les morts "descendent", Ge 37:35, 1Sa 2:6 , etc., et où les bons et les méchants mêlés, 1Sa 28:19, Ps 89:49, Eze 32:17-32, ont une morne survie, Qo 9:19?, où Dieu n'est pas loué, Isa 38:18. La doctrine des récompenses et des peines d'outre-tombe et celle de la résurrection préparée par l'espérance des Psalmistes, Ps 16:10-11, 49:16, n'apparaissent clairement qu'à la fin de l'A. T. Sg 3:5? [en liaison avec la croyance à l'immortalité, voir Sa 3:4+?] Mt 13:38+. Bible de Jérusalem, l'école biblique de 97 Jérusalem, Editions du Cerf, 29 Bd Latour-Maubourg, Paris, 1955, p. Nu 16:33, notes D, p. 155.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét