Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
Chuyển nhượng di sản dùng vào việc thờ cúng
02:51
Hoàng Phong Nhã
No comments
(Dân trí) - Bố mẹ tôi trước khi mất có lập di chúc giao cho anh cả tôi
quản lý nhà đất, để sử dụng vào việc thờ cúng bố mẹ và ông bà tổ tiên.
Tuy nhiên, hiện nay, do đã có nhà đất ở nơi khác nên anh cả tôi muốn bán
nhà đất trên.
Xin cho hỏi anh cả tôi có quyền làm như vậy không? Anh chị em tôi phải làm gì để ngăn cản anh cả tôi làm việc đó? (Nguyễn Văn Mẫn- Cần Thơ)
Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xác định nhà đất mà bố mẹ bạn để lại cho anh cả của bạn quản lý là di sản dùng vào việc thờ cúng. Vấn đề này được quy định tại Điều 670 - Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Căn cứ vào các quy định trên, anh cả bạn không có quyền chuyển nhượng nhà đất là di sản mà bố mẹ bạn đã giao cho anh cả bạn quản lý, để sử dụng vào việc thờ cúng. Do đó, trong trường hợp này, bạn và các anh chị em bạn (các đồng thừa kế khác) có quyền yêu cầu anh trai cả của bạn không được thực hiên việc chuyển nhượng nhà đất đó.
Nếu anh trai cả của bạn vẫn nhất quyết thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất trên, thì bạn và các anh chị em của bạn có quyền thỏa thuận giao lại nhà đất đó cho người khác quản lý.
Nếu các anh chị em bạn không thống nhất được cách thức giải quyết vụ việc, thì bạn hoặc các anh chị em bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có nhà đất trên tiến hành hòa giải.
Nếu UBND cấp xã tiến hành hòa giải không thành, các anh chị em bạn không tự giải quyết được tranh chấp, thì bạn hoặc các anh chị em của bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân, yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Nguon: Dan Tri
Xin cho hỏi anh cả tôi có quyền làm như vậy không? Anh chị em tôi phải làm gì để ngăn cản anh cả tôi làm việc đó? (Nguyễn Văn Mẫn- Cần Thơ)
Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xác định nhà đất mà bố mẹ bạn để lại cho anh cả của bạn quản lý là di sản dùng vào việc thờ cúng. Vấn đề này được quy định tại Điều 670 - Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau:
“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”
Căn cứ vào các quy định trên, anh cả bạn không có quyền chuyển nhượng nhà đất là di sản mà bố mẹ bạn đã giao cho anh cả bạn quản lý, để sử dụng vào việc thờ cúng. Do đó, trong trường hợp này, bạn và các anh chị em bạn (các đồng thừa kế khác) có quyền yêu cầu anh trai cả của bạn không được thực hiên việc chuyển nhượng nhà đất đó.
Nếu anh trai cả của bạn vẫn nhất quyết thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất trên, thì bạn và các anh chị em của bạn có quyền thỏa thuận giao lại nhà đất đó cho người khác quản lý.
Nếu các anh chị em bạn không thống nhất được cách thức giải quyết vụ việc, thì bạn hoặc các anh chị em bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có nhà đất trên tiến hành hòa giải.
Nếu UBND cấp xã tiến hành hòa giải không thành, các anh chị em bạn không tự giải quyết được tranh chấp, thì bạn hoặc các anh chị em của bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân, yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Nguon: Dan Tri
0 nhận xét:
Đăng nhận xét