Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Ngăn chặn nợ, chậm nộp bảo hiểm xã hội: Cần chữa từ gốc

Theo luật, các DN nợ bảo hiểm xã hội có thể bị tước giấy phép, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng chưa một đơn vị nào bị xử lý như vậy, dù không ít DN chiếm dụng hàng tỉ đồng ròng rã năm này qua năm khác.*
*
Ngành cầu đường và xây dựng có số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm nhiều nhất (ảnh minh hoạ của TTXVN)
Ngoài nguyên nhân luật chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ thì trách nhiệm của ngành BHXH, của chính quyền cơ sở đến đâu...?

Những khoản tiền mất trắng và...Ngày 15.1, trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Kiều Minh - Trưởng ban Ban thu của BHXH Việt Nam - cho biết những dấu hiệu khả quan: Số nợ tuyệt đối hằng năm tuy vẫn tăng, nhưng nếu tính theo số tương đối (%) với tổng số tiền phải thu thì năm sau thấp hơn năm trước.

Cụ thể, năm 2007 nợ BHXH trong cả nước là 1.734 tỉ (số làm tròn) - bằng 6,6 % tổng số phải thu trong năm, giảm so với nợ năm trước 0,6%. Tương tự, năm 2008 các con số đó lần lượt là 2.286 tỉ đồng; 6,5% và 0,1%. Năm 2009, theo báo cáo nhanh của BHXH các tỉnh, các con số đó là 2.094 tỉ; 4,8% và 1,7%.

Phân tích riêng nợ năm 2008 với tổng số tiền là 2.286 tỉ đồng, đáng chú ý nhất có 2 dạng mang nhiều yếu tố chủ quan nhất: Loại nợ khó đòi là 537 tỉ đồng – đây là khoản nợ do người sử dụng lao động cố tình trây ỳ, chậm đóng kéo dài thời gian từ 6 tháng trở lên. Thứ hai là loại nợ có khả năng không thu hồi được là 83 tỉ đồng – đây là khoản nợ do người sử dụng lao động không có khả năng thanh toán hoặc đơn vị đang làm thủ tục giải thể, phá sản hoặc DN “ma” (DN thành lập chỉ cốt mua bán hoá đơn GTGT hoặc đấu thầu công trình, sau đó bỏ luôn). Đó là những khoản tiền nhiều khả năng mất trắng, nhưng chẳng ai phải chịu trách nhiệm (?!).

Trong tổng số nợ 2.286 tỉ của năm 2008 thì nợ của DN ngoài quốc doanh là 926 tỉ, DN có vốn nước ngoài là 725 tỉ và DN nhà nước là 466 tỉ đồng.

Theo số nợ BHXH Hà Nội 9 tháng năm 2009 của 55 DN nợ trên 1 tỉ đồng, trong đó các DN ở các ngành cầu đường và xây dựng chiếm tới gần 2/3. Hai đơn vị nợ nhiều nhất (11,7 và 8,7 tỉ đồng) cũng thuộc hai Cty cầu đường.

... đâu là nguyên nhânTheo ông Kiều Minh, nguyên nhân chủ quan của thực trạng trên là vẫn còn một số cán bộ làm công tác thu tiền nể nang, thậm chí còn “bắt tay”, “tư vấn” cho DN để trây ỳ công nợ.
Về pháp lý, mức phạt tiền với hành vi vi phạm BHXH còn quá nhẹ so với số tiền hàng tỉ đồng nợ.

Theo NĐ135/2007/NĐ–CP thì mức phạt tiền cao nhất chỉ là 20 triệu đồng. Sau đó, theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được UBTVQH thông qua ngày 22.4.2008 thì mức phạt cao nhất cũng chỉ là 30 triệu đồng. Mặt khác, ngành BHXH cũng chỉ có quyền kiểm tra mà không có quyền xử phạt. Nếu muốn, lại phải chuyển sang Bộ LĐTBXH. Mà lực lượng thanh tra của bộ này cũng quá mỏng. Vì vậy, nhiều DN vẫn... vô tư nợ.

Theo ông Trương Lâm Danh - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh, cần bổ sung “quy định riêng” về xử phạt vi phạm Luật BHXH với mức phạt tương ứng 10% số tiền trốn đóng BHXH, cao nhất là 500 triệu đồng, đồng thời khi bổ sung “quy định riêng” xử phạt về vi phạm Luật BHXH, đề nghị các cơ quan soạn thảo luật nêu rõ các dấu hiệu để kết luận là người sử dụng lao động “trốn đóng” BHXH hay là “chiếm đoạt” BHXH của người lao động, từ đó mới có đủ căn cứ pháp lý để xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Cũng theo ông Danh, việc người sử dụng lao động thu BHXH của người lao động mà không nộp cho cơ quan BHXH (tùy mức độ) là có hành vi “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự, chứ không thể nói là nợ được. Tương tự, luật cũng quy định nhiều nội dung rất nghiêm nhưng chưa được thực thi, như các DN có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn, thậm chí xử lý hình sự; tuy nhiên, cũng chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này.

Mặc khác, tổ chức công đoàn ở cơ sở chưa dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà người sử dụng lao động đã trích tiền đóng của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.*

Cần có cách nhìn mới về nợ BHXH
Theo ông Trương Lâm Danh - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Trước nay cả BHXH lẫn các ngành chức năng đều sử dụng cụm từ “nợ BHXH” hoặc “nợ đọng BHXH kéo dài” là chưa chính xác, bởi thực tế, Nhà nước giao quyền cho người sử dụng lao động chủ động trích 6% tiền lương tháng của người lao động để đóng BHXH, nhưng người sử dụng lao động “bỏ túi” thì không có nghĩa là đã được người lao động đồng ý cho vay. Tóm lại, khi người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động thì chỉ có thể hiểu là “trốn đóng BHXH” hoặc “chiếm đoạt BHXH” chứ không thể coi là “nợ BHXH”.
Minh Đức
Nguồn: Theo Lao Động
*

0 nhận xét:

Đăng nhận xét