Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON: VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thông tấn xã Việt Nam

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Washington , DC 8/9/ 2010

Xin cảm ơn ngài Chủ tịch Richard rất nhiều . Và tôi vui mừng quay trở lại làm việc tại Hội đồng này . Đó là điều mà tôi vô cùng sung sướng và biết ơn, và tôi cảm ơn các quý vị về việc đề cập đến điều đã là hành động cân bằng khó khăn nhất trong thời gian tôi làm Ngoại trưởng: tổ chức thành công đám cưới của con gái tôi, điều mà tôi vẫn kể với mọi người khi tôi đi khắp thế giới tới tất cả các điểm nóng, là gây căng thẳng hơn nhiều so với bất cứ điều gì khác choán thời gian và công sức của tôi. Tôi thực sự vui mừng gặp gỡ rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp và có cơ hội này có mặt ở đây một lần nữa để thảo luận với các quý vị về vị trí của chúng ta lúc này với tư cách là một quốc gia và vị trí mà tôi hy vọng chúng ta hướng tới.


Lúc này, rõ ràng là nhiều người trong chúng ta và nhiều người trong số cử tọa của chúng ta vừa mới kết thúc kỷ nghỉ hè. Ngày hôm qua tại Bộ Ngoại Giao có một chút cảm giác như là ngày khai trương. Mọi người đều có mặt tham dự cuộc họp buổi sáng của chúng ta và trông khỏe mạnh hơn nhiều so với trước khi họ đi nghỉ hè. Và cũng rõ ràng rằng không có bất cứ sự nghỉ ngơi nào đối với bất cứ ai trong chúng ta. Các sử kiện diễn ra trong mấy tuần qua đã khiến cho chúng ta bận rộn.

Chúng ta đang làm việc để hỗ trợ các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ixraen và Palextin, và tuần tới tôi sẽ đến Aicập và Giêruxalem để tham dự vòng thương lượng thứ hai. Ở Irắc, nơi sứ mệnh chiến đấu của chúng ta đã kết thúc, chúng ta đang đang chuyển giao và đang trải qua thời kỳ quá độ tiến tới mối quan hệ đối tác chưa từng thấy do giới dân sự lạnh đạo. Chúng ta đang tăng cường gây sức ép quốc tế buộc Iran phải thương lượng nghiêm chỉnh về chương trình hạt nhân của nước này. Chúng ta đang làm việc với Pakixtan khi nước này phục hồi từ trận lụt gây tàn phá và tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Và tất nhiên, cuộc chiến ở Ápganixtan luôn giữ vị trí hàng đầu trong tâm trí của chúng ta cũng như trong chương trình nghị sự của chúng ta.

Hiện nay, không có thách thức nào trong số này tồn tại độc lập. Hãy xem xét các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông. Ở một mức độ nào đó, đây là các cuộc thương lượng song phương có liên quan đến hai dân tộc và một dải đất tương đối nhỏ. Nhưng nhìn lại và điều trở nên rõ ràng là những khía cạnh khu vực và thậm chí các khía cạnh toàn cầu của những gì đã bắt đầu diễn ra vào tuần trước có tầm quan trọng đến mức nào. Và việc các thể chế như Bộ tứ, bao gồm Mỹ và Nga, liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc ( UN), cũng như Liên đoàn Arập, đang đóng một vai trò đáng kể đến nhường nào, và tương tự, nếu không nói là hơn thế, sự tham gia của Mỹ mang tính sống còn đến mức nào.

Việc giải quyết các vấn đề về chính sách đối ngoại hiện nay đòi hỏi chúng ta phaỉ suy nghĩ cả trong phạm vi khu vực lẫn toàn cầu, để thấy các điểm gặp nhau và các mối quan hệ kết nối các quốc gia và các khu vực và những lợi ích, để đưa con người xích lại gần nhau như chỉ có nước Mỹ mới có thể làm được.

Tôi nghĩ rằng thế giới đang tin vào chúng ta hiện nay như nó đã tin vào chúng ta trước đây. Khi những kẻ thù cũ cần một người môi giới trung thực hay các quyền tự do cơ bản cần một người bênh vực, người ta quay sang nhờ cậy chúng ta. Khi xảy ra các trận động đất hay lũ lụt tràn bờ sông, khi các dịch bệnh bùng phát hay những căng thẳng dữ dội biến thành cuộc bạo lực, thế giới trông chờ vào chúng ta. Tôi nhận thấy điều đó hiện trên khuôn mặt của những người mà tôi đã gặp khi tôi công du, không chỉ những người trẻ tuổi vẫn mơ ước đến triển vọng về cơ hội và sự bình đẳng của Mỹ, mà còn cả các nhà ngoại giao và các nhà lãnh đạo chính trị dày dạn kinh nghiệm, những người, dù họ có thừa nhận điều đó hay không, đều thấy sự cam kết có nguyên tắc và tinh thần dám nghĩ dám làm gắn liền với sự can dự của Mỹ. Và họ trông chờ vào nước Mỹ không chỉ để can dự, mà còn lãnh đạo nữa.

Và không có gì làm cho tôi tự hào hơn là đại diện cho dân tộc vĩ đại này ở các khu vực xa xôi của thế giới. Tôi là con gái của một người đàn ông lớn lên trong cuộc Đại suy thoái và huấn luyện các thủy thủ trẻ chiến đấu ở Thái Bình Dương. Và tôi là mẹ của một phụ nữ trẻ tuổi là một phần của một thế hệ người Mỹ đang can dự với thế giới theo các cách mới lạ và hấp dẫn. Và trong cả hai câu chuyện đó, tôi nhận thấy triển vọng và tiến bộ của nước Mỹ, và tôi có niềm tin sâu sắc nhất vào nhân dân của chúng ta. Niềm tin này chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, tôi biết rằng đây là những ngày khó khăn đối với nhiều người Mỹ, nhưng những khó khăn và bất lợi không bao giờ đánh bại hay làm nản lòng đất nước này. Trong suốt lịch sử của chúng ta, trải qua các cuộc chiến tranh nóng và lạnh, trải qua những chật vật về kinh tế, và một hành trình dài đi tới một liên bang hoàn hảo hơn, người Mỹ luôn vươn lên để ứng phó với những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta là những người như thế, điều đó có trong ADN của chúng ta. Chúng ta tin rằng không có những giới hạn về những gì có thể hay cái gì có thể đạt được.

Và giờ đây, sau những năm chiến tranh và bất trắc, mọi người đang phân vân không biết tương lai sẽ ra sao, ở trong và ngoài nước.

Vì vậy cho phép tôi nói rõ hơn: Nước Mỹ có thể, phải, và sẽ lãnh đạo trong thế kỷ mới này.

Quả thực, những vấn đề phức tạp và các mối quan hệ của thế giới hiện nay đã tạo ra một Thời khắc mới của Mỹ, một thời khắc khi sự lãnh đạo toàn cầu của chúng ta là thiết yếu, ngay cả nếu chúng ta phải thường xuyên lãnh đạo theo các cách mới. Một thời khắc khi những điều làm cho chúng ta trở thành như hiện nay với tư cách là một dân tộc – sự mở cửa và đổi mới của chúng ta, quyết tâm và sự cống hiến của chúng ta cho những giá trị cốt lõi – chưa bao giờ được cần đến thế.

Đây là một thời khắc phải được nắm bắt thông qua làm việc chăm chỉ và những quyết định táo bạo để đặt những nền tảng cho việc duy trì lâu dài sự lãnh đạo của Mỹ trong các thập kỷ tới.

Nhưng hiện giờ, đây không phải là lập luận ủng hộ nước Mỹ làm điều này một mình; hoàn toàn không phải như vậy. Thế giới trông chờ chúng ta vì nước Mỹ có tầm ảnh hưởng và quyết tâm huy động được nỗ lực chung cần thiết để giải quyết các vấn đề trên quy mô toàn cầu trong việc bảo vệ những lợi ích riêng của chúng ta, nhưng cũng là một lực lượng vì sự tiến bộ. Trong việc này chúng ta không có đối thủ.

Đối với nước Mỹ, sự lãnh đạo toàn cầu vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội không gì sánh được.

Khi tối đến Hội đồng Quan hệ đối ngoại cách đây khoảng một năm để thảo luận quan điểm của chính quyền Obama về sự lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi, tôi kêu gọi thiết lập một cấu trúc toàn cầu mới có thể góp phần tập hợp các nước như những đối tác nhằm giải quyết các vấn đề chung. Bây giờ tôi muốn mở rộng ý tưởng này, nhưng đặc biệt giải thích về cách thức chúng ta có thể đưa ý tưởng này vào thực tiễn.

Hiện nay, cấu trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế các cơ cấu phục vụ các mục đích chung của chúng ta, được xây dựng để chịu đựng và chống trả được sức ép. Và đó là những gì mà chúng ta tìm cách xây dựng; một mạng lưới các liên minh và quan hệ đối tác, các tổ chức khu vực và các thể chế toàn cầu, mạng lưới đó đủ bền vững và năng động để giúp chúng ta ứng phó với những thách thức hiện nay và thích nghi với các mối đe dọa mà chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được, đúng như các bậc cha mẹ của chúng ta chưa bao giờ hình dung được về những sông băng đang tan chảy và những quả bom bẩn.

Chúng ta biết rằng điều này có thể thực hiện được, vì những người tiền nhiệm của Tổng thống Obama ở Nhà Trắng và những người tiền nhiệm của tôi ở Bộ Ngoại giao đã làm việc này trước rồi. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, quốc gia này đã xây dựng đường sắt xuyên lục địa, dây chuyền sản xuất, nhà chọc trời, đã hướng sự chú ý vào việc xây dựng những trụ cột hợp tác toàn cầu. Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba mà rất nhiều người lo sợ không bao giờ diễn ra. Và nhiều triệu người đã thoát khỏi nghèo đói và lần đầu tiên thực hiện quyền con người của họ. Đó là những lợi ích của một cấu trúc toàn cầu được các nhà lãnh đạo Mỹ từ cả hai chính đảng tạo dựng trong nhiều năm qua.

Nhưng cấu trúc này phục vụ một thời điểm khác và một thế giới khác. Như Tổng thống Obama đã nói, hiện nay nó “đang oằn mình chịu sức nặng của những mối đe dọa mới”. Các cường quốc chủ yếu đang ở trong thời kỳ hòa bình, nhưng các bên tham gia mới – xấu và tốt – đang ngày càng định hình các vấn đề quốc tế. Những thách thức mà chúng ta đang đối mặt là phức tạp hơn bao giờ hết, và sự ứng phó cần thiết đối với những thách thức đó cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta đang xây dựng một cấu trúc toàn cầu phản ánh và chế ngự những thực tế của thế kỷ 21.

Chúng ta biết rằng các liên minh, các quan hệ đối tác, và các thể chế không thể và không tự mình giải quyết được các vấn đề đó. Chỉ có người dân và các quốc gia mới giải quyết được những vấn đề đó. Nhưng một cấu trúc có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn để hành động có hiệu quả bằng cách hỗ trợ việc tạo dựng mối liên kết và xây dựng thỏa hiệp là chiếc vé ngoại giao hàng ngày. Nó có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn để xác định những lợi ích chung và biến chúng thành hành động chung. Và nó có thể góp phần hội nhập các cường quốc đang nổi lên vào một cộng đồng quốc tế với những nghĩa vụ và mong muốn rõ ràng.

Chúng ta không có những ảo tưởng rằng có thể đạt được các mục tiêu này qua một đêm hay các nước sẽ bỗng nhiên không còn có những lợi ích khác nhau nữa. Chúng ta biết rằng việc thử thách sự lãnh đạo của chúng ta là làm sao chúng ta có thể xử lý được những khác biệt đó và làm sao chúng ta thấy thúc đẩy các quốc gia và các dân tộc động viên được người dân của họ thậm chí khi họ có những lịch sử khác nhau, các nguồn lực không bằng nhau, và thế giới quan cạnh tranh. Và chúng ta biết rằng đường hướng giải quyết các vấn đề của chúng ta phải thay đổi tùy theo vấn đề và tùy theo đối tác. Vì vậy, sự lãnh đạo của Mỹ phải năng động như những thách thức mà chúng ta đối mặt.

Nhưng có hai vấn đề bất biến trong sự lãnh đạo của chúng ta, nằm ở trung tâm Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống được công bố vào tháng 5 vừa qua, và xuyên suốt mọi việc mà chúng ta làm:

Thứ nhất, việc phục hồi đất nước nhằm tăng cường các nguồn lực của Mỹ, đặc biệt sức mạnh kinh tế và quyền lực đạo đức của chúng ta. Đây không chỉ là đảm bảo rằng chúng ta có các nguồn tài lực mà chúng ta cần để thực hiện chính sách đối ngoại, mặc dù điều đó có tầm quan trọng quyết định. Tôi nhớ lại khi tôi còn là một cô bé, tôi đã phấn khích bởi lời khẳng định của Tổng thống Eisenhower rằng giáo dục sẽ giúp chúng ta chiến thắng cuộc Chiến tranh Lạnh. Tôi thực sự thấm nhuần điều đó sâu thẳm trong trái tim mình. Tôi cũng tin rằng chúng ta cần đầu tư vào con người và tài năng của họ và vào cơ sở hạ tầng của chúng ta.

Tổng thống Eisenhower đã đúng. Sự vĩ đại của nước Mỹ luôn phần lớn xuất phát từ sự năng động của nền kinh tế của chúng ta và sức sáng tạo của nhân dân ta. Hiện nay, hơn bao giờ hết, khả năng của chúng ta thực hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu phụ thuộc vào việc xây dựng một nền tảng vững chắc ở trong nước. Đó là lý do tại sao nợ nần gia tăng và cơ sở hạ tầng tan vỡ gây ra những mối đe dọa an ninh quốc gia lâu dài thực sự. Tổng thống Obama hiểu rõ điều này. Các quý vị có thể nhận thấy điều đó trong những sáng kiến kinh tế mới mà ông đã công bố trong tuần này và trong việc ông không ngừng tập trung vào việc xoay chuyển nền kinh tế.

Điều bất biến thứ hai là hoạt động ngoại giao quốc tế – hoạt động ngoại giao hữu hảo, theo lối cũ – nhằm tập hợp các quốc gia để giải quyết những vấn đề chung và đạt được những khát vọng chung. Như Dean Acheson đã nói năm 1951, “khả năng tạo ra được sự ủng hộ từ các nước khác” là “hoàn toàn quan trọng như khả năng ép buộc”. Để đạt được mục đích này, chúng ta đã sửa chữa lại những liên minh cũ và tạo dựng các mối quan hệ đối tác mới. Chúng ta đã tăng cường các thể chế mang lại những khích lệ cho sự hợp tác, những điều làm nản lòng những người đứng ngoài cuộc, và bảo vệ chống lại những ai sẽ làm xói mòn sự tiến bộ toàn cầu. Và chúng ta đã bênh vực những giá trị là cốt lõi trong tính cách của người Mỹ.

Giờ đây không nên mắc sai lầm nữa. Tất nhiên, chính quyền này cũng cam kết duy trì một quân đội lớn nhất trong lịch sử thế giới và, nếu cần, bảo vệ mạnh mẽ chính chúng ta và các bạn bè của chúng ta.

Sau hơn một năm rưỡi, chúng ta đã bắt đầu nhận thấy những thành quả của chiến lược này. Chúng ta đang thúc đẩy những lợi ích của nước Mỹ và đạt được sự tiến bộ trong việc ứng phó với một vài trong số những thách thức thúc bách nhất của chúng ta. Hiện nay, chúng ta có thể nói với niềm tin rằng mô hình về sự lãnh đạo này của Mỹ, mang lại mọi công cụ sẵn có để chúng ta sử dụng vì những công việc có lợi cho quốc gia của chúng ta, và nó sẽ mang lại niềm hy vọng tốt nhất trong một thế giới đầy nguy hiểm. Tôi muốn phác thảo một số bước mà chúng ta đang tiến hành về việc thực thi chiến lược này.

Thứ nhất, chúng ta đã trông chờ vào các đồng minh thân cận nhất của chúng ta, các quốc gia chia sẻ những giá trị và những lợi ích cơ bản nhất của chúng ta, và cam kết của chúng ta về việc giải quyết các vấn đề chung. Từ châu Âu và Bắc Mỹ cho đến Đông Á và Thái Bình Dương, chúng ta đang mang lại sức sống mới và làm sâu sắc thêm các liên minh là nền tảng của an ninh và thịnh vượng toàn cầu.

Và cho phép tôi nói vài lời đặc biệt về châu Âu. Vào tháng 11/2009, tôi đã vinh hạnh tham dự kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ của Bức tường Beclin, sự kiện đã khép lại cánh cửa của quá khứ tan vỡ của châu Âu. Và mùa hè này ở Ba Lan, chúng ta kỷ niệm 10 năm Cộng đồng các nước Dân chủ, hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Trong cả hai sự kiện, tôi đã nhớ lại chúng ta đã cùng nhau đi xa như thế nào. Sức mạnh nào mà chúng ta đã thu được từ nguồn suối chung của những giá trị và khát vọng của chúng ta. Những ràng buộc giữa châu Âu và Mỹ được tạo dựng thông qua chiến tranh và hòa bình đầy cảnh giác, nhưng những ràng buộc này ăn sâu bén rễ trong cam kết chung của chúng ta về tự do, dân chủ và phẩm giá con người. Hiện nay, chúng ta đang làm việc với các đồng minh của chúng ta ở đó về gần như mọi thách thức toàn cầu. Tổng thống Obama và tôi đã tiến tới tăng cường các mối quan hệ cả song phương lẫn đa phương của chúng ta ở châu Âu.

Và EU sau hiệp ước Lisbon đang phát triển một vai trò toàn cầu rộng rãi, và mối quan hệ của chúng ta đang phát triển và thay đổi theo. Hiện nay, sẽ có một số thách thức khi chúng ta điều chỉnh các bên tham gia mới có ảnh hưởng như Nghị viện EU, nhưng đây là các cuộc tranh luận giữa các bạn bè mà sẽ luôn là điều thứ yếu đối với những lợi ích và giá trị căn bản mà chúng ta cùng chia sẻ. Và không nghi ngờ gì nữa một EU hùng mạnh hơn có lợi cho nước Mỹ và có lợi cho thế giới.

Và tất nhiên, NATO vẫn là một liên minh thành công nhất của thế giới. Cùng với các đồng minh của chúng ta, bao gồm cả các nước thành viên mới của NATO ở Trung và Đông Âu, chúng ta đang tạo ra một Khái niệm Chiến lược mới sẽ giúp chúng ta ứng phó không chỉ với những mối đe dọa truyền thống, mà còn với những mối đe dọa đang nổi lên như an ninh mạng và phổ biến vũ khí hạt nhân. Vừa mới hôm qua, Tổng thống Obama và tôi đã thảo luận về những vấn đề này với Tổng thư ký NATO Rasmussen.

Sau khi nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9/2001, các đồng minh của chúng ta lần đầu tiên đã viện dẫn Điều 5 trong hiến chương NATO. Họ tham gia cùng với chúng ta trong cuộc chiến chống Al-Qaeda và Taliban. Và sau khi Tổng thống Obama lại tập trung vào sứ mệnh ở Ápganixtan, họ đã đóng góp hàng nghìn binh sĩ mới và giúp đỡ kỹ thuật đáng kể. Chúng ta tôn vinh những hy sinh mà các đồng minh của chúng ta tiếp tục đóng góp, và thừa nhận rằng chúng ta luôn hùng mạnh nhất khi chúng ta làm việc cùng nhau.

Một nguyên tắc cốt lõi của tất cả các liên minh của chúng ta là chia sẻ trách nhiệm. Mỗi quốc gia phải tích cực làm phần việc của mình. Một sự lãnh đạo của Mỹ không có nghĩa là chúng ta tự làm mọi thứ. Chúng ta đóng góp phần của mình, thường là phần lớn nhất, nhưng chúng ta cũng có những mong đợi cao đối với các chính phủ và dân chúng mà chúng ta cộng tác với họ.

Giúp các quốc gia khác phát triển khả năng để giải quyết các vấn đề của riêng họ – và tham gia giải quyết các vấn đề chung khác – từ lâu đã là một dấu hiệu xác nhận sự lãnh đạo của Mỹ. Ai cũng biết những đóng góp của chúng ta đối với việc tái thiết châu Âu, đối với việc biến đổi Nhật Bản và Đức. Chúng ta đã thay đổi họ từ những kẻ xâm lược trở thành các đồng minh, giúp sự phát triển của Hàn Quốc trở thành một nền dân chủ đầy sức sống hiện đang đóng góp cho sự tiến bộ toàn cầu. Đó là nằm trong một số thành tựu đáng tự hào nhất của chính sách đối ngoại Mỹ.

Trong kỷ nguyên liên kết với nhau này, an ninh và thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc hơn bao giờ hết vào khả năng của những nước khác chịu trách nhiệm về việc tháo ngòi nổ các mối đe dọa và đáp ứng những thách thức trong chính quốc gia và khu vực của họ.

Đó là lý do tại sao bước thứ hai trong chiến lược của chúng ta về sự lãnh đạo toàn cầu là giúp phát triển năng lực của các đối tác đang phát triển, giúp các nước có được các công cụ và sự hỗ trợ họ cần để giải quyết các vấn đề của chính mình, giúp người dân đưa bản thân họ, gia đình họ và các xã hội của họ ra khỏi nghèo khó, thoát khỏi chủ nghĩa cực đoan và hướng tới sự tiến bộ bền vững.

Chúng ta trong Chính quyền Obama coi phát triển là một điều cấp thiết mang tính chiến lược, kinh tế và đạo đức. Thúc đẩy những lợi ích của Mỹ là quan trọng nhất, cũng như ngoại giao và quốc phòng. Tuy nhiên, đường hướng của chúng ta không phải là phát triển vì lợi ích của phát triển; đó là một chiến lược hợp nhất để giải quyết các vấn đề.

Hãy xem công việc xây dựng các thể chế và thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng lãnh thổ Palextin, điều mà Jim Wolfensohn mắt thấy tai nghe. Mỹ đầu tư hàng trăm triệu đôla để xây dựng năng lực của Palextin vì chúng ta biết tiến bộ tại địa bàn cải thiện được an ninh và giúp đặt cơ sở cho một nhà nước Palextin tương lai. Và điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho các cuộc thương lượng. Lòng tin mà lực lượng an ninh Palextin mới đã thể hiện có ảnh hưởng đến tính toán của ban lãnh đạo Ixraen, và Mỹ đứng đằng sau việc xây dựng lực lượng an ninh đó cùng với các đối tác khác như Gioócđani. Nhưng trách nhiệm chính dựa trên những quyết định do bản thân Chính quyền Palextin đưa ra. Do vậy, với sự giúp đỡ của chúng ta và lòng can đảm và cam kết của họ, chúng ta chứng kiến sự tiến bộ có ảnh hưởng tới các cuộc thương lượng và hy vọng một triển vọng lớn hơn về một thỏa thuận cuối cùng.

Lúc này, dĩ nhiên đây là điều đúng đắn để làm. Chúng ta đồng ý với việc đó. Nhưng đừng có sai lầm, chúng ta hiểu rõ rằng khi tất cả mọi người được trao cho thêm các công cụ cơ hội, họ sẵn sàng hơn thực sự đánh liều vì hòa bình. Và điều đó đặc biệt đúng khi nói về phụ nữ. Các vị biết tôi sẽ không kết thúc bài phát biểu này mà không đề cập đến phụ nữ và các quyền của phụ nữ. Chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng việc đầu tư vào các cơ hội cho phụ nữ thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và kinh tế có lợi cho không chỉ gia đình và xã hội của họ, mà còn có một tác động ngược trở lại có lợi cho những người khác, kể cả chúng ta.

Tương tự, đầu tư vào những nước như Bănglađét và Ghana đặt cược vào một tương lai mà họ sẽ cùng các nước láng giềng và các nước khác tham gia không chỉ việc giải quyết những thách thức nghèo đói khá khó khăn của chính họ, mà sau đó còn giúp là những bức tường thành gửi đi một bức thông điệp khác cho các khu vực của họ. Chúng ta cũng tính đến các nước đang phát triển nhanh chóng và đã có ảnh hưởng, những nước như Trung Quốc và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô, Braxin, Inđônêxia, Nam Phi, cũng như Nga.

Do vậy, bước lớn thứ ba của chúng ta là làm sâu sắc thêm sự can dự với các trung tâm ảnh hưởng đang nổi lên này. Quả thật, chúng ta và các đồng minh của chúng ta, mọi người ở mọi nơi đã có một phần lợi và họ đang đóng các vai trò có tính xây dựng, khu vực và toàn cầu. Vì là một cường quốc thế kỷ 21 có nghĩa là phải chấp nhận chia sẻ gánh nặng giải quyết các vấn đề chung, và tuân thủ một loạt quy tắc về mọi thứ từ các quyền sở hữu tri thức đến các quyền tự do căn bản, có thể nói như vậy.

Do vậy thông qua tham khảo ý kiến tay đôi mở rộng và trong bối cảnh các thể chế khu vực và toàn cầu, chúng ta hy vọng những nước này bắt đầu đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn. Chẳng hạn, trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế gần đây nhất của chúng ta ở Trung Quốc, lần đầu tiên sự phát triển đã có trong chương trình nghị sự, cái gì đó mà Trung Quốc đang làm cùng với những lợi ích thương mại của họ, nhưng là điều chúng ta muốn bắt đầu nói đến để chúng ta có thể hợp tác tốt hơn và có lẽ có thể chia sẻ những bài học về cách tốt nhất để theo đuổi phát triển. Ở một nước tại châu Phi, chúng ta đang xây một bệnh viện, người Trung Quốc đang làm một con đường; chúng ta nghĩ sẽ là một ý tưởng tốt nếu con đường này thực tế sẽ dẫn đến bệnh viện đó. Đó là kiểu thảo luận mà chúng ta cho rằng có thể có ý nghĩa đối với những người chúng ta cùng can dự với họ.

Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, có một sự hội tụ rất lớn các giá trị căn bản và một loạt rộng rãi những lợi ích cả quốc gia lẫn khu vực. Và chúng ta đang đặt nền tảng cho một mối quan hệ đối tác không thể thiếu được. Tổng thống Obama sẽ sử dụng chuyến thăm của ông vào tháng 11 để đưa mối quan hệ của chúng ta lên mức tiếp theo.

Với Nga, khi chúng tôi lên cầm quyền, các quan hệ ở trong tình trạng nhạt nhẽo đến nguội lạnh và trở lại sự nghi ngờ thời Chiến tranh Lạnh. Giờ đây, điều này có thể làm cho những nhà viết tiểu thuyết trinh thám và các nhà chiến lược suông cảm thấy hăng hái hơn, nhưng bất cứ ai nghiêm túc về việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như phổ biến vũ khí hạt nhân đều biết rằng không có sự cùng cộng tác của Nga và Mỹ thì sẽ hầu như chẳng đạt được gì. Do vậy chúng ta lại tập trung vào mối quan hệ này. Chúng ta đã đề nghị một mối quan hệ dựa trên không chỉ sự tôn trọng lẫn nhau mà còn cùng có trách nhiệm.

Và trong 18 tháng qua, chúng ta có một hiệp ước cắt giảm vũ khí mới mang tính lịch sử, mà Thượng viện sẽ xem xét tuần tới; hợp tác với Trung Quốc và Hội đồng Bảo an LHQ về những hình phạt cứng rắn mới chống cả Iran và Bắc Triều Tiên; một hiệp định quá độ để hỗ trợ các nỗ lực của chúng ta ở Ápganixtan; một ủy ban song phương mới trực thuộc tổng thống và sự trao đổi xã hội dân sự đang thúc đẩy các quan hệ chặt chẽ hơn giữa dân chúng với dân chúng; và dĩ nhiên, khi chúng ta nhớ lại mùa hè qua này, các nhà viết tiểu thuyết trinh thám vẫn còn vô số thứ để viết về nó, như vậy đó là kiểu hai bên cùng thắng.

Lúc này, việc cộng tác với những cường quốc đang nổi lên này không phải luôn luôn suôn sẻ hay dễ dàng. Những bất đồng là không thể tránh khỏi. Và về một số vấn đề như nhân quyền ở Trung Quốc hay việc Nga chiếm đóng Grudia, chúng ta đơn giản không có cùng quan điểm, và Mỹ sẽ không do dự nói thẳng và giữ vững lập trường của chúng ta. Khi những nước này không chấp nhận trách nhiệm đang tăng lên cùng với ảnh hưởng đang mở rộng, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để khuyến khích họ thay đổi tiến trình đồng thời chúng ta sẽ thúc giục các đối tác khác. Nhưng chúng ta biết sẽ là khó khăn, nếu không nói là không thể, tạo dựng kiểu tương lai mà chúng ta chờ đợi trong thế kỷ 21 nếu không tăng cường sự hợp tác hoàn thiện.

Do vậy mục tiêu của chúng ta là thiết lập các mối quan hệ hữu ích vẫn tồn tại qua những thời điểm khi chúng ta không có sự nhất trí và tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục cùng cộng tác. Và một yếu tố trọng tâm của điều đó là can dự trực tiếp với người dân những nước này. Công nghệ và tốc độ thông tin liên lạc, cùng với sự phổ biến của dân chủ, ít nhất là về công nghệ, đã cho người dân có quyền phát biểu và đòi có tiếng nói trong tương lai của chính họ. Dư luận và tình cảm công chúng là quan trọng ngay cả ở những nhà nước độc đoán. Do vậy trong gần như mọi nước tôi đến thăm, tôi không chỉ gặp gỡ các quan chức chính phủ. Ở Nga, tôi đã có một cuộc phỏng vấn tại một trong một vài đài phát thanh độc lập còn lại. Ở Arập Xêút, tôi đã tổ chức một cuộc họp tại một trường đại học của phụ nữ. Ở Pakixtan, tôi đã trả lời các câu hỏi của mọi nhà báo, sinh viên và nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà chúng ta có thể thấy.

Do vậy, trong khi chúng ta mở rộng các mối quan hệ của mình với các trung tâm ảnh hưởng đang nổi lên, chúng ta đang làm việc để lôi kéo họ can dự với công chúng của chính họ. Nhiều lần, tô nghe thấy, khi tôi có các cuộc phỏng vấn từ Inđônêxia đến Cộng hòa dân chủ Cônggô cho tới Braxin, việc một quan chức xuất hiện và nhận các câu hỏi của công chúng dường như là điều mới mẻ biết bao đối với người dân. Do vậy chúng ta không chỉ can dự với công chúng và mở rộng cũng như giải thích về những giá trị và quan điểm của Mỹ; chúng ta cũng đang gửi một bức thông điệp đến những nhà lãnh đạo này. Và khi chúng ta làm như vậy, chúng ta đang nói rõ rằng chúng ta hy vọng nhiều hơn từ họ và chúng ta muốn những thách thức theo kiểu chúng ta đang đối mặt sẽ được đối phó trong bối cảnh khu vực.

Hãy nghĩ về sự năng động phức tạp xung quanh chủ nghĩa cực đoan bạo lực tồn tại cả ở Ápganixtan và Pakixtan lẫn ra khỏi hai nước này đến phần còn lại của thế giới, hay quá trình tái hội nhập Irắc vào khu vực lân cận của nó, mà quả thực là một khu vực lân cận rất dữ dằn. Sự năng động khu vực sẽ không phải là vẫn không thay đổi. Và có nhiều các bên tham gia khác đang ngày đêm làm việc để gây ảnh hưởng đến kết quả của những tình hình đặc biệt này.

Và chúng ta cũng biết rằng các cường quốc đang nổi lên khác như Trung Quốc và Braxin có những quan niệm của riêng họ về kết quả đúng sẽ phải là gì hay các thể chế khu vực cần phải là như thế nào, và họ bận rộn theo đuổi chúng. Do vậy các bạn bè, đồng minh của chúng ta và dân chúng trên khắp thế giới những người cùng chia sẻ các giá trị của chúng ta đang dựa vào chúng ta để vẫn can dự mạnh mẽ. Do vậy bước thứ tư trong chiến lược của chúng ta là tiếp thêm sinh lực cho cam kết của Mỹ là một nhà lãnh đạo năng động xuyên Đại Tây Dương, xuyên Thái Bình Dương và trên bán cầu này.

Trong một loạt các bài phát biểu và các cuộc tham khảo ý kiến đang diễn ra với các đối tác của chúng ta, chúng ta đã đưa ra các nguyên tắc cốt lõi cho hợp tác khu vực và chúng ta đã làm việc nhằm tăng cường những thể chế để thích nghi với những hoàn cảnh mới này.

Hãy xem khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi chúng tôi lên nắm quyền, đã có một nhận thức, dù hợp lý hay không, rằng nước Mỹ đã vắng mặt. Do vậy chúng tôi đã tỏ rõ ngay từ đầu rằng chúng ta đã trở lại. Chúng ta đã khẳng định lại những mối dây liên kết của chúng ta với các đồng minh thân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, và chúng ta đã làm sâu sắc thêm sự can dự của chúng ta với Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiện nay, châu Á – Thái Bình Dương hiện có ít thể chế mạnh mẽ để thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả và giảm bớt sự va chạm của cạnh tranh, do vậy chúng ta đã bắt đầu xây dựng một cơ cấu khu vực cố kết hơn với sự dính líu sâu sắc của Mỹ.

Trên mặt trận kinh tế, chúng ta đã mở rộng mối quan hệ của chúng ta với APEC, bao gồm 4 trong các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ và tiếp nhận 60% lượng hàng xuất khẩu của chúng ta. Chúng ta muốn biến thành hiện thực những lợi ích từ sự hội nhập kinh tế lớn hơn. Để làm việc đó, chúng ta phải sẵn sàng hành động. Vì mục đích này, chúng ta đang làm việc để phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, chúng ta đang theo đuổi một hiệp định khu vực với các nước tham gia hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, và chúng ta biết rằng điều đó sẽ giúp tạo ra các công ăn việc làm mới và các cơ hội tại đây trong nước này.

Chúng ta cũng quyết định can dự với Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, khuyến khích nó phát triển thành một thể chế an ninh và chính trị nền tảng. Tôi sẽ đại diện cho Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm nay ở Hà Nội, chuẩn bị cho sự tham dự của tổng thống vào năm 2011.

Và ở Đông Nam Á, ASEAN thực tế bao gồm hơn 600 triệu người trong các nước thành viên của nó. Đầu tư kinh doanh của Mỹ vào các nước ASEAN nhiều hơn vào Trung Quốc. Do vậy chúng ta đã tăng cường mối quan hệ của chúng ta bằng việc ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác, loan báo ý định của chúng ta mở một cơ quan đại diện và cử một đại sứ tại ASEAN ở Giacácta, và một cam kết tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – ASEAN hàng năm.

Bởi vì chúng ta biết khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ ngày càng trở nên quan trọng và việc phát triển những thể chế này sẽ tạo ra những thói quen hợp tác là điều mang tính sống còn đối với sự ổn định và thịnh vượng.

Hiện nay, các thể chế có hiệu quả đúng là rất quan trọng ở cấp toàn cầu. Do vậy bước thứ năm của chúng ta là tái can dự với các thể chế toàn cầu và làm việc để hiện đại hóa chúng nhằm đáp ứng những thách thức đang tăng lên mà chúng ta đối mặt. Chúng ta rõ ràng cần những thể chế linh hoạt, mang tính toàn bộ, tính bổ sung, thay vì chỉ cạnh tranh với nhau về lãnh địa và quyền hạn. Chúng ta cần chúng đóng những vai trò hữu ích tập hợp những nỗ lực chung của chúng ta và thực thi chế độ quyền lợi và trách nhiệm.

Hiện nay, LHQ vẫn còn là thể chế toàn cầu duy nhất quan trọng nhất. Chúng ta không ngừng nhắc nhở về những giá trị của nó: Hội đồng Bảo an đã ban hành những hình phạt chống Iran và Bắc Triều Tiên; các lực lượng gìn giữ hòa bình đi tuần tra các đường phố của Monrovia và Port-au-Prince; các nhân viên cứu trợ giúp đỡ các nạn nhân bão lụt ở Pakixtan và những người phải rời bỏ nhà cửa ở Darfur; và gần đây nhất Đại hội đồng LHQ đã thiết lập một thực thể mới gọi là Phụ nữ LHQ, việc này sẽ thúc đẩy sự bình đẳng giới và mở rộng cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, và đối phó với bạo lực và phân biệt đối xử mà họ gặp phải.

Nhưng chúng ta cũng không ngừng nhắc nhở về những giới hạn của nó. Như nhiều người trong các vị đều biết, rất khó để 192 nước thành viên LHQ đạt được sự nhất trí về cải cách thể chế, bao gồm và đặc biệt là cải cách Hội đồng Bảo an. Chúng ta tin rằng Mỹ phải đóng một vai trò trong cải cách LHQ, và chúng ta ủng hộ cải cách Hội đồng Bảo an tăng cường toàn bộ thành tích và tính hiệu quả của LHQ. Và chúng ta ủng hộ một cách ngang bằng và mạnh mẽ các cải cách về hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho các phái đoàn Mỹ tại địa bàn triển khai nhanh chóng hơn, với đủ số lượng quân và cảnh sát được trang bị và huấn luyện tốt, và với chất lượng lãnh đạo và sự tinh thông dân sự mà họ đòi hỏi. Chúng ta sẽ không chỉ chấp nhận mà chúng ta sẽ ủng hộ những cải cách và tiết kiệm về quản lý sẽ ngăn chặn lãng phí, gian lận và lạm dụng.

Hiện nay, LHQ chưa bao giờ được nhằm để giải quyết mọi thách thức, cũng như không nên là như vậy. Do đó chúng ta đang làm việc với các tổ chức khác. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta đã nâng cao G-20. Chúng ta đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần đầu tiên từ trước đến nay. Mới hay cũ, tính hiệu quả của các thể chế phụ thuộc vào cam kết của các thành viên của chúng. Và chúng ta đã chứng kiến một mức độ cam kết đối với những sự nghiệp mà chúng ta sẽ tiếp tục nuôi dưỡng.

Giờ đây, những nỗ lực của chúng ta về vấn đề biến đổi khí hậu – và tôi thấy phái viên đặc biệt của chúng ta, Todd Stern, có mặt ở đây – đem lại một ví dụ về việc chúng ta đang làm việc như thế nào thông qua nhiều nơi gặp gỡ và nhiều cơ chế. Công ước khung của LHQ về quá trình biến đổi khí hậu cho phép tất cả các nước chúng ta – phát triển và đang phát triển, bắc, nam, đông và tây – làm việc trong khuôn khổ một nơi gặp gỡ duy nhất để đáp ứng thách thức chung này.

Nhưng chúng ta cũng đã mở Diễn đàn Các nền kinh tế lớn để tập trung vào các nước có lượng khí thải lớn nhất, kể cả bản thân chúng ta. Và khi các cuộc thương lượng ỏ Copenhagen đi đến bế tắc, tổng thống Obama và tôi đã đến một cuộc gặp với Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Braxin để tìm cách có được một thỏa hiệp. Và sau đó với các đồng nghiệp của chúng ta từ châu Âu và những nơi khác, chúng ta đạt được một thỏa thuận mà, trong khi còn lâu mới là hoàn hảo, đã cứu cho hội nghị thượng đỉnh này khỏi thất bại và thể hiện sự tiến bộ chúng ta có thể dựa vào đó. Vì lần đầu tiên, tất cả các nền kinh tế lớn đã đưa ra những cam kết quốc gia đối với việc cắt giảm lượng khí thải các-bon và báo cáo một cách minh bạch về những nỗ lực cắt giảm của họ.

Vì vậy, chúng ta biết rằng có rất nhiều việc phải làm về những vấn đề thực chất, và phải tiếp tục có một sự chú trọng vào dân chủ, nhân quyền, và sự cai trị của pháp luật, để chúng gắn chặt vào những nền tảng của những thể chế này.

Đây là một điều gì đó mà tôi nhìn nhận rất nghiêm túc, bởi không có ý nghĩa gì trong việc tìm cách xây dựng những thể chế cho thế kỷ 21 mà không hành động chống lại áp bức và kháng cự sức ép về nhân quyền, mở rộng các quyền tự do cơ bản qua thời gian tới những nơi chúng bị từ chối quá lâu.

Và đó là bước lớn thứ sáu của chúng ta. Chúng ta đang gìn giữ và bảo vệ những giá trị chung được ghi nhận trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chúng về Nhân quyền.

Bởi vì ngày nay, ở khắp mọi nơi, những nguyên tắc này đang bị đe dọa. Ở rất nhiều nơi, các nền dân chủ mới đang đấu tranh để phát triển nền tảng vững chắc. Các chế độ độc đoán đang đàn áp xã hội dân sự và chủ nghĩa đa nguyên. Một số nhà lãnh đạo coi dân chủ như một sự bất tiện xen vào con đường thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nước.

Như vậy, phải đương đầu và thách thức thế giới quan này ở khắp mọi nơi. Dân chủ cần sự bảo vệ. Cuốc đấu tranh biến nhân quyền trở thành một thực tế của con người cần những người bênh vực.

Và công việc này bắt đầu ở trong nước, nơi chúng ta đã bác bỏ sự lựa chọn sai lầm giữa an ninh của chúng ta và các giá trị của chúng ta. Nó tiếp tục trên khắp thế giới, nơi nhân quyền luôn nằm trong các chương trình nghị sự ngoại giao và phát triển của chúng ta, ngay cả với những quốc gia mà chúng ta dựa vào sự hợp tác của họ trong một loạt rộng rãi các vấn đề, như Ai Cập, Trung Quốc và Nga. Chúng ta đã cam kết bảo vệ những giá trị này trên các đường biên giới của kỹ thuật số thế kỷ 21. Rất nhiều điều đã được nói về tài năng quản lý nhà nước thể kỷ 21 của chúng ta và nền ngoại giao điện tử của chúng ta, nhưng chúng ta thực sự tin rằng đó là một công cụ bổ sung quan trọng để chúng ta sử dụng.

Và tại Krakow mùa Hè này, tôi đã công bố việc thành lập một quỹ mới để hỗ trợ xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ được dàn trận trên khắp thế giới, một trọng tâm tiếp tục trong chính sách của Mỹ.

Hiện nay, tất cả những bước này – làm sâu sắc thêm quan hệ với các đồng minh và các cường quốc đang nổi lên, củng cố các thể chế và những giá trị được chia sẻ – cùng nhau phát huy tác dụng như thế nào nhằm thúc đẩy các lợi ích của chúng ta? Vâng, người ta chỉ cần nhìn vào nỗ lực mà chúng ta thực hiện trong năm qua nhằm ngăn chặn các hoạt động hạt nhân có tính khiêu khích của Iran và việc không tuân thủ nghĩa vụ quốc tế của nước này. Lúc này, vẫn còn có rất nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta đang tiếp cận thách thức của Iran như một ví dụ về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hành động.

Thứ nhất, chúng ta đã bắt đầu bằng việc biến Mỹ thành một đối tác đầy đủ và bên tham gia tích cực trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế liên quan đến Iran. Chúng ta đã đứng ngoài, và thẳng thắn mà nói nó không phải là vị trí khiến chúng ta thật sự thỏa mãn. Thông qua sự sẵn sàng liên tục của chúng ta can dự trực tiếp với Iran, chúng ta đã tiếp lại sinh lực cho cuộc đàm thoại với các đồng minh của chúng ta và đang loại bỏ tất cả những lời bào chữa cho việc thiếu sự tiến bộ.

Thứ hai, chúng ta đã cố gắng dàn xếp vấn đề này bên trong chế độ không phổ biến hạt nhận toàn cầu mà trong đó luật đi đường được xác định một cách rõ ràng cho tất cả các bên. Để làm gương, chúng ta đã khôi phục lại những nỗ lực giải trừ quân bị của chính mình. Sự ủng hộ sâu sắc hơn của chúng ta cho những thể chế toàn cầu như IAEA tăng cường thẩm quyền của hệ thống quốc tế. Và mặt khác, Iran tiếp tục tự tách mình ra thông qua các hành động của chính nước này, gây ra ngay cả sự chỉ trích đối với việc nước này từ chối cho phép các thanh tra của IAEA từ Nga và Trung Quốc tới thăm trong những ngày qua. Sự không khoan nhượng của nước này là một thách thức đối với những luật lệ mà tất cả các nước phải tôn trọng.

Và thứ ba, chúng ta đã củng cố mối quan hệ của chúng ta với những nước đó mà chúng ta cần sự giúp đỡ của họ nếu ngoại giao muốn thành công. Thông qua ngoại giao kiểu cũ cổ điển, chúng ta đã xây dựng một sự nhất trí rộng lớn sẽ chào đón Iran trở lại cộng đồng các quốc gia nếu nước này hoàn thành các nghĩa vụ của mình và tương tự sẽ buộc Iran chịu trách nhiệm nếu nước này tiếp tục có thái độ coi thường.

Mùa Xuân này, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt kiên quyết nhất và toàn diện nhất. Liên minh châu Âu sau đó đã theo sau bằng việc thi hành mạnh mẽ nghị quyết đó. Nhiều quốc gia khác đang thi hành các biện pháp bổ sung của riêng họ, trong đó có Ôxtrâylia, Canada, Nauy và gần đây nhất là Nhật Bản. Như vậy chúng ta tin tưởng Iran đang bắt đầu cảm thấy tác động của những biện pháp trừng phạt này. Nhưng vượt ra ngoài những gì các chính phủ đang làm, các khu vực tài chính và thương mại quốc tế cũng đang bắt đầu nhận ra những rủi ro của việc kinh doanh với Iran.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt và các sức ép không phải là điều tự nó được coi là mục đích. Chúng là những khối đòn bẩy cho một giải pháp đã được thương lượng mà chúng ta và các đối tác của chúng ta vẫn cam kết. Sự lựa chọn cho các nhà lãnh đạo Iran là rõ ràng, và họ phải quyết định hoặc họ chấp nhận các nghĩa vụ của họ hoặc sự cô lập ngày càng tăng và những cái giá đi kèm với nó, và chúng ta sẽ xem Iran quyết định như thế nào.

Giờ đây, nhiệm vụ của chúng ta ở phía trước là tiếp tục phát triển đường hướng này, phát triển những công cụ mà chúng ta cần, và chúng ta phải tăng cường sức mạnh dân sự. Hiện nay, khi tôi ở đây hồi năm ngoái, chúng ta mới chỉ bắt đầu thuyết phục Quốc hội rằng chúng ta phải có thêm các nhà ngoại giao và chính quyền cừ khôi hơn. Quốc hội sau đó đã dành riêng nguồn tài chính cho hơn 1.100 nhân viên ngoại giao và chính quyền mới. USAID đã bắt đầu một loạt các cải cách nhằm tái thiết lập cơ quan này như là cơ quan phát triển hàng đầu thế giới. Trên mọi lĩnh vực, chúng ta cần suy ngẫm lại, cải cách và đánh giá lại. Và vào một thời điểm ngân sách eo hẹp, chúng ta không chỉ phải bảo đảm các nguồn vật lực của chúng ta được sử dụng một cách khôn ngoan; chúng ta phải thuyết phục những người đóng thuế Mỹ và các thành viên của Quốc hội rằng đây là một sự đầu tư quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi không khởi xướng báo cáo Đánh giá Ngoại giao và Phát triển bốn năm một đầu tiên từ trước đến nay. Chúng ta gọi nó là QDDR, một sự đánh giá trên quy mô lớn của Bộ Ngoại giao và USAID để khuyến nghị chúng ta có thể trang bị, tài trợ và tổ chức bản thân mình tốt hơn như thế nào. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều đó trong những tuần sắp tới khi đánh giá đó được hoàn thành và công bố.

Nhưng chúng ta nhận thức rõ phạm vi những nỗ lực mà chúng ta đã thực hiện. Tôi có được rất nhiều lời khuyên tuyệt vời từ những người tiền nhiệm của tôi. Và một trong những lời khuyên thông thường nhất là: người ta có thể hoặc tìm cách quản lý việc xây dựng hoặc quản lý thế giới; người ta không thể tìm cách làm cả hai việc. Chúng ta đang tìm cách làm cả hai việc, mà ban đầu vốn là một nhiệm vụ bất khả thi.

Nhưng chúng ta không tìm cách làm điều đó một mình. Chúng ta đang tạo dựng một mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Bộ Quốc phòng. Bob Gates là một trong những người chủ trương mạnh mẽ nhất lập trường mà chúng ta đang có, điều mà tôi đang phát biểu ngày hôm nay. Ông đang không ngừng khuyến khích Quốc hội trao cho chúng ta nguồn tài chính mà chúng ta yêu cầu. Nhưng có một câu hỏi về tính hợp pháp, và một số người trong các bạn đã nêu nó ra, tôi thấy trên báo in và ở nơi khác: Làm sao người ta có thể tìm cách quản lý hay ít nhất đương đầu và thậm chí tìm cách giải quyết tất cả những vấn đề này?

Nhưng phản ưng của chúng ta vào thời điểm này mà ở đó không có điều gì không xuất hiện hàng đầu trong nhận thức của công chúng: chúng ta từ bỏ điều gì? Chúng ta đặt vào vị trí thứ yếu điều gì? Chúng ta có loại bỏ sự phát triển hay không? Chúng ta có gác lại một số cuộc xung đột nóng hay không? Chúng ta có thôi tìm cách ngăn không để những cuộc xung đột khác tan băng hay nóng lên hay không? Chúng ta có từ bỏ dân chủ và nhân quyền hay không? Tôi không nghĩ rằng đó là những gì hoặc có thể có hoặc đáng ao ước. Và đó không phải là những gì người Mỹ làm. Nhưng nó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn chiến lược.

Khi quân đội của chúng ta trở về nhà, như khi họ trở về từ Irắc và cuối cùng là từ Ápganixtan, chúng ta vẫn sẽ tham gia các nỗ lực ngoại giao và phát triển, tìm cách giải thoát thế giới khỏi những hiểm họa hạt nhân và quay trở lại vấn đề biến đổi khí hậu, chấm dứt đói nghèo, dập tắt tịch HIV/AIDS, giải quyết nạn đói và bệnh tật. Đó là công việc không phải của một năm hoặc thậm chí một đời tổng thống, mà là của cả một đời người. Và nó là công việc của các thế hệ.

Mỹ đã thực hiện những cam kết có tính thế hệ để xây dựng kiểu thế giới mà chúng ta muốn sinh sống trong nhiều thập kỷ nay. Chúng ta không thể quay lưng lại với trách nhiệm đó. Chúng ta là một quốc gia luôn tin rằng chúng ta có sức mạnh để định hình số phận của chính chúng ta và để đi qua một con đường mới và tốt đẹp hơn, và một cách thẳng thắn, để đưa những người cùng chí hướng từ khắp nơi trên thế giới sát cánh bên chúng ta. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục làm tất cả mọi điều chúng ta có thể để thực hiện những truyền thống tốt nhất trong vai trò lãnh đạo của Mỹ ở trong và ngoài nước, để xây dựng tương lại hòa bình và thịnh vượng hơn cho trẻ em của chúng ta và cho trẻ em ở khắp mọi nơi.

Xin cám ơn./.

Đã đăng trên basam.info

0 nhận xét:

Đăng nhận xét