Nhiều thủ lĩnh chính trị ở các nước tư bản ủng hộ mạnh mẽ học thuyết của Hayek và đi tiên phong trong việc áp dụng chủ nghĩa tân tự do thường được kể đến là các cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon, Ronald Reagan, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và nhà độc tài Pinochet ở Chilê, v.v..
Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014
Bên cạnh thái độ coi thường vai trò của triết học - một thái độ rất tiếc rằng, hiện nay vẫn hiện diện ở nơi này, nơi kia, trong lĩnh vực hoạt động này hay khác - lai có một thái độ khác: thái độ tuyệt đối hoá vai trò của triết học, nghĩ rằng chỉ cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của thực tiễn... Trong bài này, tác giả đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống. Thái cực thứ nhất coi thường vai trò của triết học vì cho rằng: 1) Triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết quả nghiên cửu của nó không có tác dụng thiết thực gì hết, 2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống. Tác giả đã luận chứng cho quan điểm, theo đó, cả hai thái cực trên đều sai lầm vì để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể của cuộc sông, cần kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức: Tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thức tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn). Chủ đề của chúng ta là Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Nói "nhận thức lại", trong trường hợp này, có nghĩa là nhận thức trước đây là phù hợp với thời kỳ trước đây, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên toàn cầu, nhận thức đó cần được bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với bối cảnh mới. Muốn vậy, có lẽ cần xem lại xem vai trò của triết học đã được đánh giá như thế nào? Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất nhiều hệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện sĩ T.I.Ôiderman - nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Cộng hoà Liên bang Nga ngày nay - thì cho đến nay, hầu như không có một định nghĩa nào về triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến giữa các nhà triết học vĩ đại về một định nghĩa triết học nào đó là hết sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song, cũng giống như trong lĩnh vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng không vì vậy mà văn hoá không phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng không vì vậy mà không tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các hệ thống, trào lưu, trường phái mới. Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau, nhưng nội.đung cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và với bản thân con người. Trong triết học, người ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét suy tư, những băn khoăn, trăn trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận của cá nhân con người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của thiên nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của họ... Những lời giải đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học khác nhau nhưng đều là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó. Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận. Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động. Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sự đánh giá chưa thoả đáng đó thể hiện trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học. Những người giữ thái độ này cho rằng, vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung, nên những kết quả nghiên cứu của nó chẳng có tác dụng thiết thực gì hết? Ý kiến trên đây, trong chừng mực nhất định, có căn cứ của nó, vì trong nhiều trường hợp, khi giải quyết những vấn đề cụ thể, những người làm công tác thực tiễn không thể tìm thấy ở những người làm công tác triết học một câu trả lời cụ thể. Trong khi đó, trong hoạt động thực tiễn, con người lại bắt gặp và buộc phải giải quyết trước hết chính những vấn đề hết sức cụ thể này. Vậy, phải chăng ở đây, tri thức triết học là vô ích? Không! Mặc dầu những vấn đề bức bách do cuộc sống, do hoạt động thực tiễn đặt ra bao giờ cũng là những vấn đề hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết những vấn đề cụ thể ấy một cách có hiệu quả, không một ai có thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung hay xuất phát từ lời giải đáp đã có về những vấn đề chung liên quan với các vấn đề cụ thể đó. A.Anhxtanh đã từng nhận xét vào năm 1954: "Những khó khăn mà nhà vật lý hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn nhiều so với nhà vật lý của các thế hệ trước". M.Plank cũng có nhận xét tương tự: "Một tập hợp những sự kiện mới càng rối rắm bao nhiêu, các tư tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì nhu cầu phải có một thế giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nên bức thiết bấy nhiêu. Xu hướng tìm đến thế giới quan liên kết này có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với vật lý học, mà còn đối với toàn bộ khoa học tự nhiên". Như vậy, khi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, người nghiên cứu sớm muộn sẽ vấp phải những vấn đề chung, trong đó có những vấn đề triết học mà việc giải quyết chúng, là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Những lời giải đáp tìm được ở đây, trong lĩnh vực triết học, là sự đóng góp rất thiết thực vào việc giải quyết những vấn đề hết sức cụ thể ấy chứ không phải nằm bên lề của việc giải quyết những vấn đề đó. Tuy nhiên, không nên hiểu sự đóng góp này một cách giản đơn. Không nên hiểu hiệu quả của nghiên cứu triết học như hiệu quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học kỹ thuật, càng không nên hiểu nó như hiệu quả của hoạt động sản xuất trực tiếp. Các kết luận mà nghiên cứu triết học đạt tới không phải là lời giải đáp trực tiếp, cụ thể cho từng vấn đề cụ thể vô cùng đa dạng của cuộc sống, mà, như đã nói trên, nó là cơ sở cho việc tìm kiếm những lời giải đáp trực tiếp, cụ thể ấy. Chẳng hạn, kết luận mới của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam: "Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,, chính là cơ sở cho việc xác định hàng loạt chính sách mới, đúng đắn hơn trong nhiệm vụ cải tạo xã hội và phát triển kinh tế trong suất quá trình đổi mới. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều thí dụ cho thấy hiệu quả của nghiên cứu triết học chính là ở giá trị đinh hướng cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng của những kết luận chung, có tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không phải là những lời giải đáp cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. Một lý do nữa đã góp phần làm xuất hiện thái độ coi thường vai trò của triết học đó là sự nghi ngờ về tính chân lý của các khẳng định triết học. Người ta đặt câu hỏi: tri thức triết học có đáng tin cậy không khi nó đóng vai trò là cái định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn? Vấn đề là ở chỗ, trong thời kỳ cổ đại, khi các khoa học chuyên ngành chưa phát triển, thậm chí chưa xuất hiện, con người có thể bằng lòng với lời giải đáp của triết học đối với các vấn đề mà con người quan tâm về thế giới xung quanh mình. Nhưng, với sự xuất hiện và phát triển, thậm chí phát triển mạnh mẽ của các khoa học chuyên ngành, thì con người không còn thoả mãn với những câu trả lời của triết học được nữa. Tại sao vậy? Trước hết, vì các khẳng định của khoa học phải được kiểm tra bằng các tài liệu thực nghiệm. và về nguyên tắc, có thể bị thực nghiệm bác bỏ. Trong khi đó, các khẳng định của triết học không thể kiểm tra được bằng thực nghiệm và cũng không bác bỏ được bằng thực nghiệm (chẳng hạn, không thể làm được như thế với các luận điểm như vật chất có trước, ý thức có sau, với quan điểm của Hêghen nói rằng cơ sở phát triển của giới tự nhiên là sự phát triển của ý niệm tuyệt đối…). Thứ hai, triết học không có phương pháp nghiên cứu riêng của mình, trong khi đó các khoa học tự nhiên đùng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu đạt được được bảo đảm. Những ý kiến nhận xét trên đây, trong chừng mực nhất định, cũng có căn cứ của nó, vì đúng là triết học không có trong tay mình một phương tiện kỹ thuật nào, một thiết bị quan sát, thí nghiệm nào để tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu và trên cơ sở đó, tiến tới khám phá những bí ẩn của sự vật, hiện tượng mà mình nghiên cứu. Vậy, triết học dựa vào đâu và làm cách nào để đi tới chân lý? Trên cơ sở phân tích và khái quát hoá đặc điểm nhận thức của triết học trong suốt quá trình phát triển lịch sử của nó, nhiều tác giả rút ra kết luận rằng, triết học tự bản thân nó không trực tiếp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, nhưng nó sử dụng các kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn đã được ghi lại trong các khái niệm, lý thuyết của các bộ môn khoa học chuyên ngành khác, được thể hiện trong các tác phẩm vặn học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ... Tất cả những cái đó tạo nên "nền tài liệu thực nghiệm" mà xuất phát từ đấy, triết học đi tới các phát hiện của mình. Triết học đi tới các phát hiện đó bằng cách nào? 'Có tác giả cho rằng bằng tư duy lý luận, tác giả khác lại cho rằng bằng khái quát hoá lý luận, số thứ ba cho rằng bằng luận giải (interprêtaxia)... Chính bằng cách đó, các kết luận triết học được rút ra và lại quay trở lại .phục vụ cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn. Từ kinh nghiệm nghiên cứu vật lý học của mình, M.Bom cho rằng, vật lý học của thực tiễn không? Đó là những vấn đề đặt ra rất cần được nghiên cứu, giải quyết. Song, dù thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, có lẽ cùng với việc sử dụng các phương pháp tư duy lý luận hay khái quát hoá lý luận… như đã kể trên, nên chặng, việc nghiên cứu triết học cần được kết hợp với các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, sử đụng phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành ấy để đưa khách thể nghiên cứu vào tình huống nghiên cứu đã được lựa chọn một cách có chủ đích, để buộc khách thể phải trả lời câu hỏi của người nghiên cứu. Hy vọng rằng bằng cách làm ấy, chúng ta có thể làm cho các kết quả nghiên cứu của chúng ta có cơ sở hơn, đáng tin cậy hơn, thuyết phục hơn chăng! Điều này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên toàn cầu, kỷ nguyên của những vấn đề liên quan đến toàn cầu mà việc giải quyết chúng đòi hỏi con người phải vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp, cục bộ, địa phương, quốc gia để tiến tới tầm nhìn toàn cầu, một tầm nhìn không thể không đòi hỏi phải có sự tham gia của triết học. Bên cạnh thái độ coi thường vai trò của triết học - một thái độ rất tiếc rằng, hiện nay vẫn hiện diện ở nơi này, nơi kia, trong lĩnh vực hoạt động này hay khác - lai có một thái độ khác: thái độ tuyệt đối hoá vai trò của triết học, nghĩ rằng chỉ cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của thực tiễn. Có nơi, có lúc, vì quá nhấn mạnh vai trò của triết học nên đã gây ra ở một số người ảo tưởng rằng, triết học là cái chìa khoá vạn năng, chỉ cần nắm được nó là tự khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Có nơi, có lúc, với lòng nôn nóng muốn đưa triết học vào phục vụ hoạt động thực tiễn, các cán bộ triết học đã hăng hái lao vào nghiên cứu, giải quyết những vấn đề thực tiễn quá cụ thể chỉ với những tri thức triết học chung mà quên mất rằng, để có thể tìm ra lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề hết sức cụ thể, bên cạnh những tri thức lý luận chung, trong đó có tri thức triết học, còn cần có hàng loạt tri thức khác nữa, như sự am hiểu tường tận về tình hình thực tế liên quan đến vấn đề cụ thể đang được xét trong một bối cảnh không gian - thời gian nhất định, sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, đặc biệt là sự nhạy cảm thực tiễn, một sự nhạy cảm chỉ có được qua quá trình đào luyện, lăn lộn lâu năm trong nghề. Thiếu những cái vừa nói, không một nhà triết học uyên bác nào có thể tìm ra được một lời giải đáp đúng đắn nào cho bất cứ một vấn đề cụ thể nào của cuộc sống, cho dù đó là một vấn đề đơn giản nhất đi nữa. Như vậy, để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức phức tạp và vô cùng đa dạng của cuộc sống, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc là xem thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể, nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công việc; hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, những quy luật, những tri thức triết học chung mà không tính đến tình hình cụ thể đó không nắm được tình hình cụ thể đó trong từng trường hợp cụ thể, hậu quả là sẽ khó tránh khỏi bị thất bại. Kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức trên đây tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình. GS. TS. LÊ HỮU TẦNG (TẠP CHÍ TRIẾT HỌC)
12:24
Hoàng Phong Nhã
No comments
Chủ nghĩa tự do (CNTD) là hệ tư
tưởng chính trị, triết học, đạo đức, tuyệt đối hóa tự do cá nhân, phủ
nhận vai trò của cộng đồng xã hội và sự can thiệp của nhà nước, do đó là
hệ tư tưởng đối lập với chủ nghĩa xã hội. CNTD tuy có vai trò tích cực
nhất định trong sự phát triển kinh tế, xã hội ở các nước tư bản, nhưng
những hậu quả tiêu cực của nó cũng không nhỏ.
1. Khái niệm
Chủ nghĩa tự do (Liberalism, từ tiếng
latin liberalis – tự do) không phải là một hệ tư tưởng nhất quán. CNTD
có nhiều biểu hiện đa dạng: một số đại biểu nhấn mạnh tự do trong lĩnh
vực kinh tế, trong khi đó những người khác nhấn mạnh tự do trong lĩnh
vực chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức. Sự khác nhau của họ cũng còn
thể hiện ở phương thức thực hiện các quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên các
đại biểu của CNTD đều có điểm chung là tuyệt đối hóa quyền tự do cá nhân
và chủ trương hạn chế sự can thiệp của nhà nước đối với các hoạt động
của cá nhân.
2. Chủ nghĩa tự do cổ điển
CNTD ra đời vào đầu thế kỷ XIX cùng với
sự ra đời của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nó chống
lại chế độ chuyên chế cùng với những đặc quyền phong kiến và ủng hộ một
nhà nước lập hiến, đại nghị. Nó chủ trương một chủ nghĩa tư bản hoàn
toàn tự do theo kiểu ai muốn làm gì thì làm (laissez-faire capitalism)
và lên án bất cứ sự can thiệp nào của nhà nước.
Cơ sở triết lý của CNTD là chủ nghĩa cá
nhân. CNTD coi cá nhân là một thực thể độc đáo, hoàn toàn độc lập, giữ
vai trò quyết định và phải được ưu tiên trên hết so với cộng đồng, tập
thể, xã hội, nhà nước. CNTD tin rằng cá nhân hoàn toàn có đầy đủ lý trí
và năng lực để làm chủ bản thân và quyết định tất cả hành vi của mình,
do đó cá nhân được hoàn toàn tự do trong mọi hành động, miễn là hành
động của cá nhân này không làm tổn hại đến cá nhân khác. CNTD chủ trương
mọi cá nhân đều được bình đẳng về nhân phẩm, tuy nhiên do các cá nhân
không có năng lực như nhau nên không bình đẳng về thu nhập. CNTD chủ
trương xây dựng một xã hội trong đó mọi cá nhân được tự do phát triển,
được lựa chọn, theo đuổi những điều tốt đẹp theo quan điểm của anh ta,
không có sự can thiệp của xã hội và nhà nước.
Tư tưởng tự do chủ nghĩa lúc đầu được
các nhà triết học và kinh tế học tư sản thế kỷ XVII-XVIII, như John
Locke (1632-1704), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Adam Smith
(1723-1790), Immanuel Kant (1724-1804) … đưa ra.
CNTD về chính trị là quan niệm cho rằng
cá nhân là cơ sở của luật pháp và xã hội. Xã hội và những thiết chế của
nó phải tạo điều kiện bình đẳng giúp cho cá nhân thực hiện mục đích của
mình, chứ không phải bắt cá nhân làm theo qui định của xã hội và nhà
nước. Trong thời kỳ CNTB đang lên, CNTD về chính trị là một biểu hiện
tiến bộ trong việc chống lại chế độ chuyên chế phong kiến. Trong “Hai
chuyên luận về chính phủ” (1690), Locke bác bỏ quan niệm về quyền lực
thần thánh của nhà vua, phủ nhận chế độ quân chủ chuyên chế và đưa ra
quan niệm về một “chính phủ dân sự”, về “quyền tự nhiên”. Nhà nước phải
bảo vệ những quyền đó, trong đó quan trọng nhất là quyền sở hữu. Locke
ủng hộ tự do tín ngưỡng và sự tách nhà nước ra khỏi tôn giáo. Nhiều nhà
tư tưởng thế kỷ XVII-XVIII đề xướng thuyết “Khế ước xã hội” (Social
contract), theo đó cá nhân công dân tham gia làm ra luật pháp và tự
nguyện tuân thủ luật pháp, thực hiện quyền bình đẳng công dân trong bầu
cử, không phân biệt giới tính, điều kiện kinh tế.
CNTD trong lĩnh vực kinh tế là tư tưởng
ủng hộ quyền tự do tư hữu, tự do hợp đồng kinh tế, đòi nhà nước không
can thiệp vào công việc kinh doanh của cá nhân cũng như vào thị trường
và cạnh tranh tự do. Nhà nước chỉ có trách nhiệm đảm bảo cho sự tự do
kinh doanh của cá nhân này không xâm hại đến quyền tự do của cá nhân
khác.
Nhà kinh tế học Anh Adam Smith trong
cuốn sách The Wealth of Nations (Sự thịnh vượng của các quốc gia) công
bố năm 1776 đã đề xuất tư tưởng về loại bỏ mọi sự can thiệp của nhà nước
vào những vấn đề kinh tế bằng những biện pháp hạn chế hoặc thuế quan.
Ông lập luận rằng nền kinh tế thị trường tự do sẽ tự điều tiết một cách
tự nhiên, và sẽ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn một nền kinh tế
với thị trường bị kiểm soát. Adam Smith được coi là cha đẻ của tư tưởng
thị trường tự do tư bản chủ nghĩa hiện đại.
CNTD về văn hóa tập trung vào quyền cá
nhân về tư tưởng và lối sống, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do tình
dục; bảo đảm nhà nước không xâm phạm cuộc sống riêng tư của cá nhân.
Hămbôn (Wilhelm von Humboldt, 1767-1835), trong tác phẩm “On the Limits
of State Action” (Về những hạn chế trong hành động của nhà nước) công bố
năm 1810 đã dũng cảm bảo vệ những quyền tự do được đưa ra trong thời kỳ
khai sáng. John Stuart Mill (1806-1873), trong tác phẩm “On Liberty”
(Về tự do) công bố năm 1859, đưa ra nguyên tắc “không làm hại” (harm
principle), theo đó mọi người đều được tự do làm những điều mình muốn,
kể cả điều có thể làm hại chính mình, miễn là hành vi của người này
không làm tổn hại đến người khác và xã hội. Minlơ lập luận rằng nếu hành
vi của cá nhân liên quan đến một mình anh ta thì anh ta được tự do
tuyệt đối, “cá nhân có toàn quyền đối với cơ thể và tinh thần của anh
ta”. Ngày nay, CNTD thường chống lại sự kiểm soát của nhà nước trong
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học, cờ bạc, tình dục, mại dâm, phá
thai, sinh đẻ, uống rượu, sử dụng ma túy, v.v..
3. Chủ nghĩa tự do mới
Sang thế kỷ XX, CNTD có những biến đổi
nhất định được gọi là “chủ nghĩa tự do mới” (new liberalism) hay “chủ
nghĩa tự do xã hội” (social liberalism). Leonard Trelawny Hobhouse
(1864-1929) với tác phẩm “Liberalism” (Chủ nghĩa tự do) công bố năm
1911; I. Berlin (Isaiah Berlin, 1909-1997) với tác phẩm “Two Concepts of
Liberty” (Hai quan niệm về chủ nghĩa tự do) công bố năm 1958 bị bắt
buộc phải thừa nhận vai trò của sự can thiệp của nhà nước trong việc đảm
bảo điều kiện tối thiểu cho sự tồn tại của cá nhân. Nguyên nhân sự biến
đổi có tính bước ngoặt này chủ yếu là do sự xuất hiện và phát triển của
chế độ phát xít trong những năm 30-40 với sự tập trung toàn bộ quyền
lực chính trị, kinh tế trong tay nhà nước và sự ra đời của các nhà nước
XHCN với quan niệm về một nhà nước chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân
đã làm thay đổi cách nhìn của các nhà tự do chủ nghĩa về vai trò của
nhà nước và của cộng đồng. Họ lý giải sự xuất hiện hiện tượng này là do
sự nghèo khổ của khối đông đảo quần chúng đã buộc quần chúng phải chấp
nhận giải pháp chế độ chuyên chế, trong đó nhà nước có trách nhiệm bảo
vệ phúc lợi kinh tế của công dân. Các nhà tự do chủ nghĩa phê phán cả
CNTB tự do cạnh tranh lẫn CNXH. Học thuyết kinh tế của John Maynard
Keynes (1883-1946) ủng hộ sự can thiệp của nhà nước bằng chính sách tài
chính – tiền tệ nhằm làm giảm nhẹ sự suy thoái kinh tế đã có ảnh hưởng
lớn đến tư tưởng tự do trên cả thế giới, nhất là ảnh hưởng đến cương
lĩnh các đảng tự do (liberal party) ở Anh, Mỹ, Canada, Đức, Nhật. Quốc
tế Tự do (Liberal International) với Tuyên ngôn Tự do Oxford năm 1947 là
tổ chức quốc tế các đảng tự do cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc những quan
điểm của Keynes. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết chung về việc làm,
lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936, Keynes luận chứng cho quan điểm
nhà nước phải can thiệp trực tiếp vào kinh tế để tạo việc làm cho toàn
xã hội, giải quyết tận gốc nạn thất nghiệp và góp phần tích lũy tư bản.
Tư tưởng của Keynes có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy kinh tế chính trị
đương thời và chính sách kinh tế của thế kỷ XX và là cơ sở của quan niệm
về “nhà nước phúc lợi” ra đời ở Anh, Pháp và sau đó ở Mỹ.
4. Chủ nghĩa tân tự do (neo-liberalism)
Từ thập kỷ 1970, CNTD lại có xu hướng
khôi phục lại lập trường cổ điển của nó khi nó chủ trương giảm thiểu vai
trò của nhà nước và ủng hộ việc sử dụng các nguyên tắc thị trường tự
do.
Đối lập với học thuyết của Keynes là
quan điểm của nhà tự do chủ nghĩa gốc Áo F.A. Hayek (Friedrich August
von Hayek, 1899-1992). Năm 1944, Hayek xuất bản cuốn “The Road to
Serfdom” (Con đường dẫn tới chế độ nông nô) nhằm phê phán mạnh mẽ lý
luận của chủ nghĩa can thiệp nhà nước vào kinh tế của Keynes. Với học
thuyết của Hayek, người ta biết đến một khái niệm mới – chủ nghĩa tân tự
do (neo-liberalism), hay còn được gọi là chủ nghĩa tự do hiện đại
(modern liberalism). Tuy nhiên, mãi cho tới năm 1974, chủ nghĩa tân tự
do của Hayek mới giành vị thế độc tôn và đánh bại hoàn toàn học thuyết
CNTD xã hội của Keynes. Cần phân biệt neo-liberalism (tạm dịch là chủ
nghĩa tân tự do với new liberalism (chủ nghĩa tự do mới – hình thức của
chủ nghĩa tự do đầu thế kỷ XX).
Theo Hayek, phải để cho thị trường quyết
định không chỉ là kinh tế, thương mại mà cả những vấn đề lớn về xã hội
và chính trị. Chủ nghĩa tân tự do tuy không phủ nhận hoàn toàn vai trò
của nhà nước nhưng chủ trương một nhà nước tối thiểu; nhà nước phải giảm
bớt sự can thiệp vào kinh tế, gỡ bỏ các rào cản kinh tế, để các tập
đoàn tư bản phải được hoàn toàn tự do kinh doanh. Hayek chống lại chủ
nghĩa tập thể vì theo ông “chủ nghĩa tập thể là sự chấm dứt chân lý” tất
yếu dẫn đến chế độ độc tài”. Hayek không chỉ chống lại CNXH mà còn đồng
nhất CNXH với chủ nghĩa phát xít và cực lực lên án “kế hoạch hóa tập
trung” ở các nước XHCN, vì theo Hayek, nó cưỡng bức cá nhân và tước đoạt
quyền tự do lựa chọn của họ, là con đường dẫn đến chế độ độc tài. Hayek
đề xuất quan điểm về “kế hoạch hóa tự do” trong đó, kế hoạch hóa tự do
và cạnh tranh tự do không chống lại nhau mà còn được kết hợp với nhau.
5. Ảnh hưởng chủ nghĩa tân tự do trên thế giới hiện nay
Ngoài việc đánh bại học thuyết của
Keynes, tình trạng khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên xô và Đông Âu
trước đây và sự chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường ở một số nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam cũng được
nhiều học giả và chính trị gia phương Tây coi là sự đắc thắng của chủ
nghĩa tân tự do.
Nhiều thủ lĩnh chính trị ở các nước tư bản ủng hộ mạnh mẽ học thuyết của Hayek và đi tiên phong trong việc áp dụng chủ nghĩa tân tự do thường được kể đến là các cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon, Ronald Reagan, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và nhà độc tài Pinochet ở Chilê, v.v..
Nhiều thủ lĩnh chính trị ở các nước tư bản ủng hộ mạnh mẽ học thuyết của Hayek và đi tiên phong trong việc áp dụng chủ nghĩa tân tự do thường được kể đến là các cựu tổng thống Mỹ Richard Nixon, Ronald Reagan, cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và nhà độc tài Pinochet ở Chilê, v.v..
Chủ nghĩa tân tự do áp dụng ở nước Mỹ đã
gây ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng, gặp không ít sự phản kháng
của nhiều nhà kinh tế học, trong đó có các nhà kinh tế học được giải
thưởng Nobel như Joseph Stiglitz, Amartya Sen, nhà hoạt động chính trị
Mỹ Noam Chomsky.
John Gray, Giáo sư Trường Kinh tế học
Luân Đôn nhận xét về tình trạng nước Mỹ như sau: “Mỹ đã cảm nhận được
cơn thịnh nộ của kinh tế thị trường đã tàn phá cơ sở gia đình của nó,
làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, làm cho nhà tù chật ních người,
làm cho giới trung lưu lo lắng, và thật sự đã làm sụp đổ chính chủ nghĩa
tư bản tự do. Tuy thế, nó vẫn muốn tiếp tục làm như vậy và tìm cách áp
đặt những điều hoang tưởng của nó cho người khác. Với một kiểu cách ngạo
mạn nước lớn và bị ám ảnh bởi “những ảo tưởng cứu thế”, Mỹ không thể
chịu đựng được sự thật là nó bị vượt qua bởi những người khác có phẩm
chất cao thượng hơn. Dự án trung tâm của nó chắc chắn bị phá sản”.
Ngày nay những nhà tổng thống của Mỹ từ
Bill Clinton đến G.W. Bush tuy chưa từ bỏ những ảo tưởng của chủ nghĩa
tân tự do nhưng đều buộc phải thừa nhận vai trò của một “Chính phủ lớn”
(Big government) thay cho quan niệm về “sự can thiệp giảm thiểu của
chính phủ” trước đây.
Chủ nghĩa tân tự do không chỉ là hệ tư
tưởng của các đảng tự do ở nước Anh, mà nó còn lôi kéo được những người
thuộc đảng bảo thủ đứng về phía mình. Cựu Thủ tướng Anh Magaret Thatcher
là một ví dụ. Trong bài phát biểu ngày 31-10-1987, Bà tuyên bố: “Không
có cái gọi là xã hội, chỉ có những cá nhân con người và những gia đình.
Không một chính phủ nào có thể làm gì nếu không thông qua con người và
con người trước hết phải lo cho mình rồi sau đó mới lo cho những người
làng giềng …”
Chủ nghĩa tân tự do áp dụng ở các nước
châu Mỹ latin đã gây ra những hậu quả tiêu cực rõ rệt, như cắt giảm chi
phí nhà nước cho phúc lợi xã hội, giảm thu nhập của công nhân; tư nhân
hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước; làm hàng chục nghìn doanh nghiệp
nhỏ phá sản; tài nguyên quốc gia lọt vào tay tư bản nước ngoài. Đã đến
lúc các chính phủ ở các quốc gia Nam Mỹ phải điều chỉnh lại chính sách
kinh tế - xã hội của họ. Hiện nay đã có ít nhất 7 quốc gia ở châu Mỹ
latin đã từ bỏ con đường chủ nghĩa tân tự do và chuyển sang con đường xã
hội chủ nghĩa. Venezuela dưới sự lãnh đạo của Hugo Chavez là một ví dụ
điển hình về việc tuyên bố thẳng thừng chống lại chủ nghĩa tân tự do và
đưa đất nước đi theo con đường “chủ nghĩa xã hội dân chủ”.
Khách quan mà nói, CNTD nói chung có
điểm hợp lý không thể chối bỏ được, đó là sự đánh giá cao vai trò của cá
nhân. Một xã hội muốn phát triển thịnh vượng trước hết phải phát huy
tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân. Muốn làm được như vậy phải có
một môi trường xã hội tự do, thông thoáng. Chính Anbert Einstein cũng đã
vạch rõ, “có thể dễ dàng nhận thấy rằng tất cả những tài sản vật chất,
tinh thần và đạo đức quý giá mà chúng ta nhận được từ xã hội nếu truy về
quá khứ qua vô số thế hệ thì thấy rằng chúng đều xuất phát từ những cá
nhân”. Và ông kết luận “Chỉ cá thể đơn lẻ có thể tư duy và qua đó, tạo
ra những giá trị mới cho xã hội, vâng, thậm chí đề ra những quy phạm đạo
đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo”. Einstein cũng cho rằng “Nền
văn hóa Hy - Âu - Mỹ nói chung, đặc biệt là cao trào văn hóa thời Phục
hưng ở Ý - chấm dứt đêm trường Trung cổ châu Âu - đã đặt nền tảng trên
sự giải phóng cá nhân và sự tách biệt một cách tương đối giữa cá nhân
với cộng đồng”. Do vậy, theo ông, sự lành mạnh của một xã hội phụ thuộc
vào mức độ xã hội tôn trọng tính độc lập của cá nhân và sự gắn kết của
cá nhân với xã hội về mặt chính trị”.
Tuy nhiên, CNTD có cách nhìn phiến diện
về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cá nhân và nhà nước. Trong khi
tuyệt đối hóa tự do cá nhân, CNTD quên rằng trong một xã hội có giai
cấp, có kẻ thống trị người bị trị, có kẻ mạnh người yếu, thì sự tự do
của giai cấp này là sự mất tự do của giai cấp khác, tự do của kẻ mạnh là
sự mất tự do của người yếu, hoặc như I. Berlin trong “Hai quan niệm về
tự do” viết: “Tự do cho con sói có nghĩa là cái chết của con cừu”. Do
đó, vai trò của sự can thiệp nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội là
không thể thiếu được trong những điều kiện nhất định. Điều này ai cũng
có thể nhận thấy được trước tình trạng suy thoái kinh tế, nạn đầu cơ,
tăng giá nhất là giá năng lượng và lương thực, trước những hành vi tiêu
cực của nhiều doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, trong quan hệ của
doanh nghiệp với với môi trường, trước sự giảm sút về đời sống của nhân
dân lao động. Ngay cả ở những nước theo chủ nghĩa tân tự do như Mỹ
trong thời gian gần đây cũng phải thừa nhận vai trò của sự can thiệp nhà
nước nhằm cứu vãn nền kinh tế quốc dân trước tình trạng khủng hoảng,
suy thoái hiện nay của chủ nghĩa tư bản.
S.T
0 nhận xét:
Đăng nhận xét