2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.
Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014
Triết học có cần thiết trong cuộc sống hay không?
12:23
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bên cạnh thái độ coi thường vai
trò của triết học - một thái độ rất tiếc rằng, hiện nay vẫn hiện diện ở
nơi này, nơi kia, trong lĩnh vực hoạt động này hay khác - lai có một
thái độ khác: thái độ tuyệt đối hoá vai trò của triết học, nghĩ rằng chỉ
cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề
cụ thể của thực tiễn...
Trong
bài này, tác giả đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá
vai trò của triết học trong cuộc sống. Thái cực thứ nhất coi thường vai
trò của triết học vì cho rằng:
1)
Triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề quá chung nên những kết
quả nghiên cửu của nó không có tác dụng thiết thực gì hết,
2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.
2)Triết học không có phương pháp và trang thiết bị nghiên cứu riêng của mình như của khoa học tự nhiên nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu triết học không được bảo đảm. Thái cực thứ hai, ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống.
Tác giả đã luận chứng cho quan điểm,
theo đó, cả hai thái cực trên đều sai lầm vì để giải quyết một cách có
hiệu quả những vấn đề cụ thể của cuộc sông, cần kết hợp chặt chẽ cả hai
loại tri thức: Tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri
thức khoa học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu
biết tình hình thức tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy
cảm thực tiễn).
Chủ đề của chúng ta là Nhận thức lại vai
trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Nói "nhận thức lại", trong
trường hợp này, có nghĩa là nhận thức trước đây là phù hợp với thời kỳ
trước đây, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên toàn cầu, nhận thức đó cần
được bổ sung, hoàn thiện thêm cho phù hợp với bối cảnh mới.
Muốn vậy, có lẽ cần xem lại xem vai trò của triết học đã được đánh giá như thế nào?
Triết học, như chúng ta biết, đã có lịch
sử tồn tại suốt mấy ngàn năm với rất nhiều hệ thống, trào lưu, trường
phái khác nhau. Mặc đầu vậy, theo nhận xét của Viện sĩ T.I.Ôiderman -
nhà nghiên cứu lịch sử triếthọc nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Cộng
hoà Liên bang Nga ngày nay - thì cho đến nay, hầu như không có một định
nghĩa nào về triết học được mọi người thừa nhận. Sự thống nhất ý kiến
giữa các nhà triết học vĩ đại về một định nghĩa triết học nào đó là hết
sức hiếm hoi, gần như là một ngoại lệ. Song, cũng giống như trong lĩnh
vực văn hoá, với trên 300 định nghĩa khác nhau, nhưng không vì vậy mà
văn hoá không phát triển. Triết học cũng thế. Tuy hiện chưa có định
nghĩa nào được mọi người thừa nhận, nhưng triết học cũng không vì vậy mà
không tiếp tục tồn tại và phát triển, không tiếp tục xuất hiện thêm các
hệ thống, trào lưu, trường phái mới.
Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và
cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới
dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau, nhưng nội.đung
cất lõi của triết học bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung
nhất, những lời giải đáp có luận chứng (dù được tán thành hay không
được tán thành) cho những câu hỏi của con người về thế giới xung quanh
mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa con
người với thiên nhiên và với bản thân con người. Trong triết học, người
ta luôn tìm thấy những biện luận, phán xét suy tư, những băn khoăn, trăn
trở cùng những lời giải đáp cho các câu hỏi về số phận của cá nhân con
người trước thiên nhiên bao la, về nguồn gốc cùng những bí ẩn của thiên
nhiên bao la ấy, những sức mạnh, những lực lượng chi phối nó và chi phối
cuộc sống của chính bản thân con người, về cuộc sống và cái chết của
họ... Những lời giải đáp ấy, dù là khác nhau trong các hệ thống, trào
lưu, trường phái triết học khác nhau nhưng đều là những cách lý giải
nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của
các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó.
Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng
không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học
cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở thành cái đinh
hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho
con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức
năng phương pháp luận.
Về nguyên tắc, giá trị định hướng này
của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy
luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về
một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với
giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của
quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng
định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên
chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định
nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học
chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng
định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt
động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất
định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được
phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc
cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua,
nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần
đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh
được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức
phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường
triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng
giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những
lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những
phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó
có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học
nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một
thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn
là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định
chỉ đạo cho hành động.
Khẳng định trên đây cho thấy triết học
không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết
sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường
triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng
đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập
trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai
lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu
hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị
định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì
vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học
trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Sự đánh giá chưa thoả đáng đó thể hiện
trước hết ở thái độ coi thường vai trò của triết học. Những người giữ
thái độ này cho rằng, vì triết học nghiên cứu và giải quyết những vấn đề
quá chung, nên những kết quả nghiên cứu của nó chẳng có tác dụng thiết
thực gì hết?
Ý kiến trên đây, trong chừng mực nhất
định, có căn cứ của nó, vì trong nhiều trường hợp, khi giải quyết những
vấn đề cụ thể, những người làm công tác thực tiễn không thể tìm thấy ở
những người làm công tác triết học một câu trả lời cụ thể. Trong khi đó,
trong hoạt động thực tiễn, con người lại bắt gặp và buộc phải giải
quyết trước hết chính những vấn đề hết sức cụ thể này. Vậy, phải chăng ở
đây, tri thức triết học là vô ích?
Không! Mặc dầu những vấn đề bức bách do
cuộc sống, do hoạt động thực tiễn đặt ra bao giờ cũng là những vấn đề
hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết những vấn đề cụ thể ấy một cách có
hiệu quả, không một ai có thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề
chung hay xuất phát từ lời giải đáp đã có về những vấn đề chung liên
quan với các vấn đề cụ thể đó. A.Anhxtanh đã từng nhận xét vào năm 1954:
"Những khó khăn mà nhà vật lý hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của
mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề triết học nhiều hơn
nhiều so với nhà vật lý của các thế hệ trước". M.Plank cũng có nhận xét
tương tự: "Một tập hợp những sự kiện mới càng rối rắm bao nhiêu, các tư
tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì nhu cầu phải có một thế
giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nên bức thiết bấy nhiêu. Xu
hướng tìm đến thế giới quan liên kết này có ý nghĩa lớn lao không chỉ
đối với vật lý học, mà còn đối với toàn bộ khoa học tự nhiên". Như vậy,
khi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể của hoạt động nhận thức cũng
như hoạt động thực tiễn, người nghiên cứu sớm muộn sẽ vấp phải những vấn
đề chung, trong đó có những vấn đề triết học mà việc giải quyết chúng,
là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Những lời giải đáp tìm
được ở đây, trong lĩnh vực triết học, là sự đóng góp rất thiết thực vào
việc giải quyết những vấn đề hết sức cụ thể ấy chứ không phải nằm bên lề
của việc giải quyết những vấn đề đó.
Tuy nhiên, không nên hiểu sự đóng góp
này một cách giản đơn. Không nên hiểu hiệu quả của nghiên cứu triết học
như hiệu quả nghiên cứu của các bộ môn khoa học kỹ thuật, càng không nên
hiểu nó như hiệu quả của hoạt động sản xuất trực tiếp. Các kết luận mà
nghiên cứu triết học đạt tới không phải là lời giải đáp trực tiếp, cụ
thể cho từng vấn đề cụ thể vô cùng đa dạng của cuộc sống, mà, như đã nói
trên, nó là cơ sở cho việc tìm kiếm những lời giải đáp trực tiếp, cụ
thể ấy. Chẳng hạn, kết luận mới của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam:
"Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản
xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có
những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất,, chính là cơ sở cho việc xác định hàng loạt chính sách mới, đúng
đắn hơn trong nhiệm vụ cải tạo xã hội và phát triển kinh tế trong suất
quá trình đổi mới. Trên đây chỉ là một trong rất nhiều thí dụ cho thấy
hiệu quả của nghiên cứu triết học chính là ở giá trị đinh hướng cho hoạt
động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng của những kết luận chung,
có tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không phải là những lời giải đáp
cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.
Một lý do nữa đã góp phần làm xuất hiện
thái độ coi thường vai trò của triết học đó là sự nghi ngờ về tính chân
lý của các khẳng định triết học. Người ta đặt câu hỏi: tri thức triết học có đáng tin cậy không khi nó đóng vai trò là cái định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn?
Vấn đề là ở chỗ, trong thời kỳ cổ đại, khi các khoa học chuyên ngành
chưa phát triển, thậm chí chưa xuất hiện, con người có thể bằng lòng với
lời giải đáp của triết học đối với các vấn đề mà con người quan tâm về
thế giới xung quanh mình. Nhưng, với sự xuất hiện và phát triển, thậm
chí phát triển mạnh mẽ của các khoa học chuyên ngành, thì con người
không còn thoả mãn với những câu trả lời của triết học được nữa. Tại sao
vậy?
Trước hết, vì các khẳng định của khoa
học phải được kiểm tra bằng các tài liệu thực nghiệm. và về nguyên tắc,
có thể bị thực nghiệm bác bỏ. Trong khi đó, các khẳng định của triết học
không thể kiểm tra được bằng thực nghiệm và cũng không bác bỏ được bằng
thực nghiệm (chẳng hạn, không thể làm được như thế với các luận điểm
như vật chất có trước, ý thức có sau, với quan điểm của Hêghen nói rằng
cơ sở phát triển của giới tự nhiên là sự phát triển của ý niệm tuyệt
đối…).
Thứ hai, triết học không có phương pháp
nghiên cứu riêng của mình, trong khi đó các khoa học tự nhiên đùng các
phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại với sự trợ giúp của các phương
tiện hiện đại nên tính chân lý của các kết quả nghiên cứu đạt được được
bảo đảm.
Những ý kiến nhận xét trên đây, trong
chừng mực nhất định, cũng có căn cứ của nó, vì đúng là triết học không
có trong tay mình một phương tiện kỹ thuật nào, một thiết bị quan sát,
thí nghiệm nào để tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu và trên cơ sở
đó, tiến tới khám phá những bí ẩn của sự vật, hiện tượng mà mình nghiên
cứu. Vậy, triết học dựa vào đâu và làm cách nào để đi tới chân lý?
Trên cơ sở phân tích và khái quát hoá
đặc điểm nhận thức của triết học trong suốt quá trình phát triển lịch sử
của nó, nhiều tác giả rút ra kết luận rằng, triết học tự bản thân nó
không trực tiếp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể,
nhưng nó sử dụng các kết quả của hoạt động nhận thức và hoạt động cải
tạo thực tiễn đã được ghi lại trong các khái niệm, lý thuyết của các bộ
môn khoa học chuyên ngành khác, được thể hiện trong các tác phẩm vặn
học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ... Tất cả những cái đó
tạo nên "nền tài liệu thực nghiệm" mà xuất phát từ đấy, triết học đi tới
các phát hiện của mình.
Triết học đi tới các phát hiện đó bằng
cách nào? 'Có tác giả cho rằng bằng tư duy lý luận, tác giả khác lại cho
rằng bằng khái quát hoá lý luận, số thứ ba cho rằng bằng luận giải
(interprêtaxia)... Chính bằng cách đó, các kết luận triết học được rút
ra và lại quay trở lại .phục vụ cho hoạt động nhận thức và hoạt động cải
tạo thực tiễn.
Từ kinh nghiệm nghiên cứu vật lý học của
mình, M.Bom cho rằng, vật lý học của thực tiễn không? Đó là những vấn
đề đặt ra rất cần được nghiên cứu, giải quyết. Song, dù thế nào chăng
nữa, chúng tôi vẫn nghĩ rằng, có lẽ cùng với việc sử dụng các phương
pháp tư duy lý luận hay khái quát hoá lý luận… như đã kể trên, nên
chặng, việc nghiên cứu triết học cần được kết hợp với các nghiên cứu
khoa học chuyên ngành, sử đụng phương pháp nghiên cứu của các chuyên
ngành ấy để đưa khách thể nghiên cứu vào tình huống nghiên cứu đã được
lựa chọn một cách có chủ đích, để buộc khách thể phải trả lời câu hỏi
của người nghiên cứu. Hy vọng rằng bằng cách làm ấy, chúng ta có thể làm
cho các kết quả nghiên cứu của chúng ta có cơ sở hơn, đáng tin cậy hơn,
thuyết phục hơn chăng! Điều này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ
nguyên toàn cầu, kỷ nguyên của những vấn đề liên quan đến toàn cầu mà
việc giải quyết chúng đòi hỏi con người phải vượt ra ngoài khuôn khổ
chật hẹp, cục bộ, địa phương, quốc gia để tiến tới tầm nhìn toàn cầu,
một tầm nhìn không thể không đòi hỏi phải có sự tham gia của triết học.
Bên cạnh thái độ coi thường vai trò của
triết học - một thái độ rất tiếc rằng, hiện nay vẫn hiện diện ở nơi này,
nơi kia, trong lĩnh vực hoạt động này hay khác - lai có một thái độ
khác: thái độ tuyệt đối hoá vai trò của triết học, nghĩ rằng chỉ cần nắm
được triết học thì lập tức sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể
của thực tiễn. Có nơi, có lúc, vì quá nhấn mạnh vai trò của triết học
nên đã gây ra ở một số người ảo tưởng rằng, triết học là cái chìa khoá
vạn năng, chỉ cần nắm được nó là tự khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
Có nơi, có lúc, với lòng nôn nóng muốn đưa triết học vào phục vụ hoạt
động thực tiễn, các cán bộ triết học đã hăng hái lao vào nghiên cứu,
giải quyết những vấn đề thực tiễn quá cụ thể chỉ với những tri thức
triết học chung mà quên mất rằng, để có thể tìm ra lời giải đáp đúng đắn
cho những vấn đề hết sức cụ thể, bên cạnh những tri thức lý luận chung,
trong đó có tri thức triết học, còn cần có hàng loạt tri thức khác nữa,
như sự am hiểu tường tận về tình hình thực tế liên quan đến vấn đề cụ
thể đang được xét trong một bối cảnh không gian - thời gian nhất định,
sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, đặc biệt là sự nhạy cảm thực tiễn,
một sự nhạy cảm chỉ có được qua quá trình đào luyện, lăn lộn lâu năm
trong nghề. Thiếu những cái vừa nói, không một nhà triết học uyên bác
nào có thể tìm ra được một lời giải đáp đúng đắn nào cho bất cứ một vấn
đề cụ thể nào của cuộc sống, cho dù đó là một vấn đề đơn giản nhất đi
nữa.
Như vậy, để có thể giải quyết một cách
có hiệu quả những vấn đề cụ thể hết sức phức tạp và vô cùng đa dạng của
cuộc sống, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc là xem
thường triết học và do đó sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, dễ bằng
lòng với những biện pháp cụ thể, nhất thời, đi đến chỗ mất phương
hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công
việc; hoặc là tuyệt đối hoá vai trò của triết học và do đó sẽ sa vào
tình trạng áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, những quy luật,
những tri thức triết học chung mà không tính đến tình hình cụ thể đó
không nắm được tình hình cụ thể đó trong từng trường hợp cụ thể, hậu quả
là sẽ khó tránh khỏi bị thất bại.
Kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức
trên đây tri thức chung (trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa
học chuyên ngành) và tri thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình
hình thực tiễn và trình độ tay nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực
tiễn) - đó là tiền đề cần thiết đảm bảo thành công của chúng ta trong
hoạt động cụ thể của mình.
GS. TS. LÊ HỮU TẦNG (TẠP CHÍ TRIẾT HỌC)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét