Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Vũ trụ, con người, và Tạo hóa

Trần Tiên Long
03 tháng 12, 2010

LTS: Nếu người Âu Mỹ thực sự tin có Thiên Chúa thì khoa học về vũ trụ ở những nước Âu Tây đã không tồn tại, huống chi đã phát triển nhanh như ngày nay. Thỉnh thoảng các nhà khoa học vẫn nói trên đầu môi tiếng "tạo hóa hay Thượng Đế," vì thói quen, chìu lòng khối đông, hay hợp với "bề trên", và cũng là cách nói dễ nhất để "thoát" một số câu hỏi chưa có giải đáp. Và đây là "miền hạnh phúc" của những người thích bắt người khác công nhận ông Thượng Đế mà họ tin tưởng. Miền hạnh phúc mỗi ngày một hẹp mỗi khi kính thiên văn tinh vi hơn được chế tạo, hay mỗi khi có một lý thuyết khoa học nào về vũ trụ được công bố, và nhu cầu quảng cáo về Thượng Đế ngày càng gay go như tranh đấu cho hơi thở của Thượng Đế. Mới 3 ngày trước, một tín hữu hớn hở gửi ra các diễn đàn một câu phát biểu hơn 6 năm trước đây (VNExpress vào tháng 7 năm 2004) của Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận "GS. Thuận cũng cho biết bởi sự hoàn hảo và hài hòa tuyệt vời của vũ trụ, nên ông tin vào nguyên lý sáng tạo, tức là vũ trụ hiện nay không phải được sinh ra ngẫu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ý. Tuy nhiên, "đấng sáng tạo" đó không phải là con người cụ thể, như Chúa hay Phật tổ."(*) Bài viết ngắn gọn sau đây nhận xét lời phát biểu trên. (SH)
Albert Einstein khẳng định rằng, nếu bạn làm cùng một việc và theo cùng một cách thức thì bạn sẽ luôn luôn có kết quả giống nhau. Nếu bạn có kết quả khác, có nghĩa là bạn đã làm một việc khác hoặc theo cách thức khác.
Điều này thì thực là hiển nhiên và ai ai cũng có thể được kiểm chứng được. Đó cũng là lý do tại sao trong các phương trình khoa học không bao giờ có những yếu tố siêu nhiên. Mọi biến cố xảy ra trong vũ trụ đều có những nguyên nhân tự nhiên, tuân theo những định luật khoa học.
Những gì khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là không có nguyên nhân tự nhiên. Khoa học gọi đó là những hiện tượng dị thường (paranormal); nhưng Thiên Chúa giáo gọi đó là phép lạ do một đấng siêu nhiên, ám chỉ Thiên Chúa quan phòng, là tác giả. Mặc dù đã có nhiều chống đối và cản trở của Thiên Chúa giáo đối với khoa học trong suốt tiến trình của lịch sử, khoa học càng ngày càng có nhiều khám phá mới, cho ta thêm nhiều giải đáp, có khi còn mâu thuẫn với những gì được viết trong Kinh Thánh. Những hiện tượng dị thường thực chất là những hiện tượng tự nhiên, chỉ có điều chưa có sự giải thích ở thời điểm hiện tại. Cứ mang Thượng đế ra để giải thích những điều chúng ta chưa biết không phải là lối giải thích đúng đắn. Thực ra, đó là từ chối giải thích chứ chẳng phải giải thích. Thượng đế của các chỗ hỗng (God of gaps) càng ngày càng bị thu hẹp dần đến nỗi ngày nay người ta không cần mang Thượng đế ra để giải thích bất cứ điều gì nữa.
Richard Dawkins, giáo sư lừng danh hiện đại về sinh vật học của đại học Oxford, Anh Quốc, trong bài Không thể có Thượng đế  - The Improbability of God, đã viết:

Có một sự thôi thúc để lập luận rằng, mặc dù không cần Thượng đế để giải thích sự tiến hóa của một trật tự phức tạp một khi vũ trụ đã khởi sự với những định luật vật lý căn bản của nó, nhưng chúng ta vẫn cần đến một Thượng đế để giải thích nguồn gốc của mọi sự vật. Ý tưởng này không có dành cho Thượng đế làm nhiều điều: chỉ việc tạo ra vụ nổ lớn, rồi ngồi đó chờ đợi mọi sự xảy ra. Nhà vật lý và hóa học, Peter Atkins, trong cuốn sách viết rất hay của ông, Sự sáng tạo, quy định một Thượng đế lười biếng đã làm việc ít nhất có thể để khởi sự mọi thứ. Atkins giải thích từng bước của lịch sử vũ trụ tiếp nối nhau bằng định luật vật lý đơn giản. Như vậy, ông đã xén dần số lượng việc làm mà một Thượng đế lười biếng cần làm và cuối cùng kết luận rằng, thực vậy, Thượng đế chẳng cần để làm bất cứ một điều gì.
Chi tiết thời kỳ nguyên thủy của vũ trụ thuộc lãnh vực của Vật lý học, trong khi tôi là một nhà sinh vật, chú tâm nhiều hơn ở những thời kỳ sau với sự tiến hóa phức tạp. Đối với tôi, điều quan trọng là, ngay cả nếu nhà vật lý cần qui định một tối thiểu không thể nhỏ hơn nữa, là thứ đã hiện hữu từ buổi ban đầu để vũ trụ có thể khởi sự, cái tối thiểu không thể nhỏ hơn đó chắc chắn phải đơn giản kinh khủng. Do định nghĩa, sự giải thích dựa trên những tiền đề đơn giản thì hợp lý và thỏa mãn hơn sự giải thích dựa trên những tiền đề phức tạp bắt đầu bằng một xác suất không thể xảy ra. Và bạn không thể có thứ gì phức tạp hơn một Thượng đế toàn năng.” 1
Các nhà khoa học ở cuối thế kỷ trước 20, kể cả Albert Einstein, đã không thể bàn xa hơn thời điểm trước khi có vụ nổ lớn, bởi vì lý thuyết về nổ lớn đã bị khựng lại ở một dị điểm (singularity), ở đó mọi định luật khoa học không còn có thể áp dụng được. Điều gì xảy ra trước khi có nổ lớn? Thời gian sớm nhất của vũ trụ mà con người có thể xác định được là thời gian Planck, bằng 10 -43 giây, tính từ khi có nổ lớn. Trước đó nữa thì không có thời gian hay không gian. Chính cái dị điểm này đã làm họ bối rối để họ phải chấp nhận giả định rằng, hình như vũ trụ có một điểm khởi đầu. Thiên Chúa giáo đã mừng lớn vì, như vậy, thuyết nổ lớn đã bổ túc cho thuyết sáng tạo trong Kinh Thánh và phó sản của nó là lập luận thiết kế thông minh.
Trong một buổi họp về vũ trụ học ở Vatican, đức Giáo hoàng đã nói với các đại biểu rằng, chúng ta chỉ nên tìm hiểu về vũ trụ sau khi có vụ nổ lớn, không nên tìm hiểu trước khi nó bắt đầu vận chuyển, vì đó là thời khắc của sự sáng tạo, công việc của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, các nhà khoa học chẳng ai chấm dứt việc tiếp tục tìm hiểu về vũ trụ ở bất cứ thời điểm nào. Stephen W. Hawking, giáo sư vật lý và toán học lừng danh hiện đại và đã thắng giải Nobel, người có mặt trong cùng buổi họp này, đã tâm sự rằng rất là may cho ông vì Giáo hoàng đã không biết là ông cũng có thuyết trình trong lần họp này một đề tài về vũ trụ đã bắt đầu như thế nào. Nếu không vậy thì ông đã bị Toà Án Xử Dị Giáo lôi cổ ông ra xét xử như họ đã từng làm đối với Galileo 2.
Stephen W. Hawking vừa cho ra mắt cuốn Sự Thiết Kế Lớn - The Grand Design, viết chung với nhà vật lý Leonard Mlodinow. Sách đã được phát hành vào ngày 9 tháng 9 năm 2010 bởi nhà xuất bản Bantam Press. Tác giả lập luận rằng vũ trụ có thể tự tạo, chẳng cần phải có một sinh vật siêu nhiên nào tác động khởi đầu. Mang Thượng đế ra để gán ghép cho nguyên nhân đầu tiên đã trở nên thừa thãi. Cũng giống như bao biến cố khác trong thiên nhiên như mưa bão, động đất, núi lửa, sóng thần... không phải là do một vị thần nào cả. Tất cả mọi sự xảy ra đều do những định luật tự nhiên. Nhờ có định luật hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ còn tự tạo từ hư không. Sự tự sinh là lý do tại sao cần có một thứ gì đó, hơn là không có gì, là lý do tại sao vũ trụ lại hiện hữu, tại sao chúng ta tồn tại. Không cần phải mang Thượng đế ra để khởi động vũ trụ.
Source http://en.wikipedia.org/wiki/MultiverseNgày nay, chúng ta nhận thấy còn có nhiều lý thuyết khác đã bổ túc cho lý thuyết nổ lớn trong việc giải thích nguồn gốc vũ trụ. Chẳng hạn như lý thuyết về mô hình vũ trụ song song của Martin Rees, và cũng về mô hình vũ trụ song song của Lee Smolin nhưng ứng dụng nguyên lý chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin để lý giải.
Tóm lại, mang Thượng đế ra để gán cho tác giả của một nguyên nhân đầu tiên khởi động vũ trụ đã không còn cần thiết trong các lý thuyết khoa học vũ trụ ở thời hậu hiện đại. Vũ trụ không có điểm khởi đầu vì nó tự sinh rồi tự hủy theo một tiến trình hoàn toàn phù hợp với những định luật của thiên nhiên. Nếu cứ phải cho rằng cần có một đấng Sáng tạo để làm nguyên nhân đầu tiên thì câu hỏi “vậy ai đã tạo dựng ra đấng Sáng tạo” sẽ không bao giờ có câu trả lời, và cứ thế tiếp nối đến vô tận những câu hỏi như vậy. Tại sao Thượng đế có thể tự sinh nhưng vũ trụ lại không thể tự sinh? Do đó, có vẻ như quan điểm về vô thủy vô chung, thuyết nhân duyên, và nguyên lý vô thường sinh trụ hoại diệt trong Phật giáo phù hợp với khoa vũ trụ học hơn cả.
Hơn nữa, Thượng đế mà các nhà khoa học nói tới như là tác giả của vụ nổ lớn là một siêu sinh vật luôn luôn lãnh đạm với tất cả mọi sinh hoạt của con người. Như vậy, hiện nay, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ, chúng ta có bằng chứng về một sinh vật sáng tạo này. Mặc dù vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng, nếu có một Thượng đế toàn năng, nhân từ, luôn luôn thương yêu và chăm sóc cho phúc lợi của con người, như Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo, thì vũ trụ này đã không như vũ trụ hiện tại.
Danh từ “God” với hai nghĩa hoàn toàn khác nhau, bao gồm cả Thượng đế của các nhà khoa học như là nguyên nhân đầu tiên có tính cách máy móc, và Thiên Chúa có đầy đủ nhân tính hỉ nộ ái ố (personal God) trong Thiên Chúa giáo, đã làm người ta dễ lẫn lộn khi bàn về “God”, nhất là khi sự lẫn lộn này lại được cố ý hỗ trợ bởi một tôn giáo có thế lực.
 


1 Richard Dawkins – The improbability of God
Nguồn: http://www.secularhumanism.org/library/fi/dawkins_18_3.html
2 Stephen W. Hawking – The Origin of the Universe
Nguồn: http://www.hawking.org.uk/index.php/lectures/publiclectures/94
(*) Trịnh Xuân Thuận: 'Tôi tin vào thuyết sáng tạo' đăng trên VNExpress ngày 29/7/2004.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét