Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO - Phần Giáo Lý 8

Mục VIII (Chương 28 đến hết chương 32)
 
28- Vụ án Galileo.
29- Giáo Hoàng bất khả ngộ.
30- Các đoàn thể Công giáo.
31- Tôn giáo và Minh triết.
32- Đạo tự nhiên và đạo mặc khải.




Chương 28 - Vụ án Galileo.
Đáng lẽ tôi không muốn nói tới vụ án này, nhưng vì nó dính líu đến Thánh Kinh, và toàn thể bản án còn được lưu trữ đầy đủ. Trong khi thiên hạ chủ trương mặt trời quay quanh trái đất và trái đất là trung tâm vũ trụ thì Galileo [1564-1642] lại chủ trương: Mặt trời mới là trung tâm và trái đất xoay quanh mặt trời. 
Kinh Thánh chép rõ ràng là Joshua khiến mặt trời đứng lại [Jos 10:12-13].  Vì thế mà năm 1633, đời Giáo Hoàng Urbain VIII, toà hình án La Mã bắt Galileo ra tòa để xử tội. Ông buộc phải đổi sự khám phá khoa học của ông cho phù hợp vời Thánh Kinh, nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất, và ông bị cấm cố tại nhà cho đến khi ông chết năm 1642.
Toà hình án gồm nhiều Hồng Y đã kết tội Galileo như sau: "Điểm thứ nhất nói rằng mặt trời là trung tâm và không xoay quanh trái đất là điên rồ, phi lý, sai lầm về thần học, và là tà thuyết vì trái ngược hắn với Thánh Kinh, và điểm thứ hai, nói rằng trái đất không phải là trung tâm mà lại xoay quanh mặt trời là vô nghĩa, sai lầm về triết lý, và ít nhất từ quan điểm thần học, đối nghịch với chân tín ngưỡng.[149] Giáo hội còn cấm con chiên không được đọc các tác phẩm của Galileo. Sắc lệnh này được Pius VII thu hồi năm 1821, tức là 178 năm sau. Gần đây Giáo Hoàng John Paul II, ngày 30/10/1992, tức là 262 năm sau, đã chính thức công nhận là Giáo hội đã sai lầm.
Khi buộc tội, thì cho người ta là điên khùng, là phi lý là rối đạo, rồi bắt người ta giam cầm, bây giờ lại khơi khơi xin lỗi thì có ăn nhằm gì? Trong vụ này, danh giá Galileo không hề bị hoen ố, mà người bị hoen ố và thương tổn chính là Giáo hội Vatican.
 
Chương 29 - Giáo Hoàng không thể sai lầm.
 
Năm 1870, Công đồng Vatican I tuyên bố Giáo Hoàng không thể sai lầm [bất khả ngộ], khi tuyên bố giáo lý nào trên tòa St. Peter [1870]
Tin lành và Giáo hội Chính thống không chấp nhận chuyện này. [150] Họ cũng không chấp nhận quyền của Giáo Hoàng [Popes as supreme Pontiff]. Nhà thần học Công giáo Hans Kung cho rằng như vậy là sai [151].
Tin lành cũng không chấp nhận Đức Mẹ linh hồn và xác lên lời.  Giáo hội Công giáo rất khôn khi lồng thêm mấy chữ "Trên tòa St. Peter" [ex cathedra], nhưng người ta thường hiểu là Giáo Hoàng không thể sai lầm.
Thực sự, giáo sử cho thấy Giáo Hoàng xưa nay đã phạm vô số sai lầm.  Đây chỉ đan cử vài ví dụ:

1/- Chính thống giáo tách khỏi Giáo hội Vatican.

2/- Vụ án nghi lễ nước Ngô [Trung Hoa].

3/- Vụ bãi bỏ Dòng Tên.
 1. Chính thống giáo tách khỏi Giáo hội Vatican.
Từ thủa ban đầu, Giáo hội Chính Thống hay Giáo hội Đông phương đã vốn có. Năm 330, khi kinh đô nước thượng vị Vatican chuyển từ Rome sang Constantinople, thì Giáo Hoàng Vatican xưng mình có quyền trên hết, trong toàn Giáo hội, trên cả Constantinople, Alexandria, Antioche và Jerusalem. Giáo hội Chính Thống không chịu điều đó, cũng như không cấm LM cưới vợ, và không nhận rằng Ngôi Ba sinh ra từ Ngôi Nhất và Ngôi Hai, tức là không chịu thêm chữ Filioque vào Kinh Tin Kính Nicée. Mãi tới năm 1204, Giáo hội Chính Thống mới tách ra hẳn khỏi Giáo hội Vatican. Hai bên chúc đữ lẫn nhau, phạt vạ lẫn nhau, mãi tới những năm gần đây mới xích gần lại nhau.
Báo Los Angeles Times ngày 01/07/1995, nơi trang B14 đã viết: Trong tuần này, ngày thứ năm 29/06/1995, Giáo Phụ Bartholomew I đã làm lễ đồng tế với Giáo Hoàng John Paul II tại nhà thờ St. Peter, trong ngày lễ St. Peter và St. Paul. Sau lễ, lại ra trước lan can quảng trường St. Peter để tuyên xưng đức tin chung. Giáo Hoàng tuyên bố: Chúng ta không tiếp tục chia rẽ được nữa. [152]
Như vậy, ai sai, ai đúng? Giáo Hoàng Innocent III [1198-1216] đúng hay John Paul II là đúng. Trong hai vị phải có một người sai.
2. Vụ án nghi lễ nước Ngô [Trung Hoa].
Khi Công giáo sang giảng đạo bên Trung Hoa thì có những dòng như Dòng Tên, dòng Dominicains, dòng Franciscains, dòng Lazarists v.v... Dòng Tên, lúc ấy được lòng vua Khang Hi nhất, và soạn ra một chương trình để giảng đạo cho Trung Hoa.
-Dòng Tên muốn lấy Khổng giáo làm bàn đạp, để giảng đạo, muốn dùng luân lý Khổng giáo.
-Muốn dùng chữ Thiên để dịch chữ Deus của Công giáo.
-Cho phép dân chúng khi đã theo Công giáo được phép tiếp tục dùng những ngày quốc lễ tôn thờ Khổng tử.
-Cho phép họ được tiếp tục kính nhớ ông Bà, Tổ tiên, hương hoa, cúng quải.
-Dùng chữ Trung Hoa thay tiếng Latin để hành lễ bên Trung Hoa.
Các dòng khác không chấp nhận đường lối trên của Dòng Tên và cho thế là rối đạo, cho nên Giáo Hoàng Innocent X [1644-1655], năm 1645 đã chống lại các đề nghị trên của Dòng Tên. Giáo Hoàng Alexandre VII [1655-1667] bênh vực quan điểm Dòng tên và cho phép tôn kính Khổng tử và tổ tiên. Clement IX [1667-1669] ra lệnh phải thực thi cả hai sắc lệnh nói trên, tuy chúng mâu thuẫn nhau. Innocent XII [1691-1700] phi bác các quan điểm của Dòng Tên và sai Giám Mục Maigrot sang Trung Hoa. Clement XI [1700-1721] ra sắc chỉ Ex Illa Die ngày 19/03/1715 bắt buộc phải dùng danh từ duy nhất là Thiên Chúa, bỏ chữ Thiên, chữ Thượng đế, chữ Kính Thiên, cấm người Công giáo không được tham dự các cuộc lễ thờ kính Khổng Tử, cấm thờ kính tổ tiên theo kiểu Trung Hoa. Ngài sai Tournon, Mezzabarba sang Trung Hoa. Sắc lệnh này không cho phép du di mà phải tuyệt đối áp dụng.
Đây là một đoạn trong sắc chỉ này: "Ta định nghĩa và tuyên bố những ân chuẩn trước đây phải được coi nhưng không hề có, và ta ghét những chuyện đó như là những kiểu mê tín. Như vậy sắc lệnh này của ta có hiệu lực vĩnh viễn, và ta hủy bỏ tất cả mọi ân chuẩn trên, và coi chúng như là vĩnh viễn vô giá trị. " Sau đó, Tông Huấn dạy Giáo Dân không được thờ kính tổ tiên, không được tôn kính Khổng tử, và giáo sĩ phải thề hứa là không đựơc dạy dân những nghi thức trên v.v... [153]. Đó là vụ án nghi lễ nước Ngô [Trung Hoa].
Nhưng hơn 200 năm sau đó, Giáo hội có lẽ thấy mình đã đi sai đường, nên năm 1936, Giáo Hoàng Pius XI đã giải tỏa việc cấm chế "nghi lễ nước Ngô". Và năm 1939, Ngài ra tông huấn Plane Compertum minh định về những nghi lễ ấy. Người Công giáo được quyền tỏ ra hiếu đạo với ông bà, được tôn kính Khổng tử, được lập ra những nghi lễ đối với ông bà quá cố. Nghĩa là điều gì mà Giáo hội cho là tội trọng khi xưa, thì nay xử hòa hết.
Nhưng mãi đến ngày 14/06/1965, nghĩa là 29 năm sau khi có tông huấn Plane Compertum của Giáo Hoàng Pius XI, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mới cho dân chúng tuân theo. Ngày nay như lời LM Vũ đình Trác thì đó là cách Giáo hội thích nghi văn hóa Việt Nam. [154] Thế là các Giáo Hoàng đầu thế kỷ 18 đã sai rõ ràng, và nay Giáo Hoàng Pius XI đã sửa sai.
 
3. Dòng Tên bị bãi bỏ.
Dòng Tên do St. Ignatius Loyola sáng lập và được Giáo Hoàng Paul III cho phép với tông huấn Regimini militantis Ecclesiae ngày 17/9/1540. Dòng tên là một dòng hết sức giỏi giang và tận tình phục vụ Giáo hội.
Đây là lực lượng đã cản được bước tiến của Tin Lành thời Trung cổ. Năm 1749, Dòng Tên đã có khoảng 22.589 người.
Họ sang Trung Hoa giảng đạo rất đắc lực, nhưng cũng vì vụ án Nghi lễ nước Ngô mà mùa hạ năm 1773, Clement XIV [1769-74] đã ra sắc chỉ Dominus ac Dominator, vĩnh viễn giải thể Dòng Tên.
Năm 1773, lệnh bãi bỏ Dòng Tên của Giáo Hoàng đã truyền sang tới Bắc Kinh. Dòng tên hoàn toàn vâng phục, không hề phàn nàn. [154b] Tuy nhiên việc bãi bỏ Dòng Tên đã do nhiều nước khởi xướng trước đó, như Bồ đào Nha, như Pháp v.v... Chính Pháp đã ép Giáo Hoàng bỏ Dòng Tên vì lý do chính trị.
Nhưng Giáo Hoàng Pius VII [1800-20] lại cho phép tái lập Dòng Tên năm 1814. Đến năm 1929, Dòng Tên đã có lại được 15,954 người. Họ là những học giả, chuyên mở cảc trường Trung Học, Đại học dạy đời, và có nhiều đài thiên văn khắp thế giới. Gần đây,
Dòng Tên quay ra làm về phát thanh, phát tuyến.
Như vậy, Clement XIV đúng hay Pius VII đúng? Tôi muốn nói là chuyện Giáo Hoàng
bất khả ngộ là chuyện không thể có. Người xưa từng nói " Errare humanum est ". Nhầm là chuyện con người.
Vua Khang Hi có lần đã hỏi Sứ Thần Toà Thánh là Mezzabarba rằng Giáo Hoàng lấy quyền gì mà đoán định về đạo giáo Trung Hoa, thì sứ thần tòa thánh trả lời: Ngài đã được Chúa Thánh Thần soi sáng nên không thể sai lầm trong những vấn đề có liên hệ đến tín lý. Vua Khang Hi phản pháo và trả lời rằng vua đã đọc và đã so sánh sắc chỉ Ex Illa Die của Giáo Hoàng với bản phúc trình của Giám Mục Maigrot, và thấy giống in nhau, như vậy " nếu Giáo Hoàng được Chúa Thánh Thần giúp trong các quyết định, thì Chúa Thánh Thần Công giáo âu hẳn là Giám Mục Maigrot." [155]
Chương 30 - Các đoàn thể Công giáo.
Ngoài những tín lý, tín điều trên, Công giáo xưa nay còn nhiều đoàn thể. Các đoàn thể này bao quát mọi lứa tuổi, và cũng là cách tốt để kiểm soát hành vi, cử chỉ của mỗi người.
1. Thiếu nhi Thánh thể, liên đoàn nguồn sống.
2. Đạo binh Đức Mẹ, gồm nhiều tiểu đội [Legio]
3. Liên minh Thánh tâm.
4. Hội các bà mẹ Công giáo.
5. Liên đoàn dòng 3 Đaminh.
6. Đạo binh hồn nhỏ.
7. Liên Hội đền tạ trái Tim. Đức Mẹ.
8. Phong trào Cursillo.
9. Hội bảo trợ và phát triển ơn thiên triệu.
10. Chương trình dự bị hôn nhân.
11. Đoàn thừa tác viên Thánh thể.
12. Mục vụ giới trẻ. v.v... [156]
Các đoàn thể này hiện hữu trong các giáo xứ. Xưa nay đã có nhiều phong trào chết non, chết yểu. Theo tôi các phong trào này không làm cho con người thêm khôn ngoan, nhân đức hơn, vì hoàn toàn hướng ngoại, vụ ngoại. Thật là uổng phí thời gian.
Chương 31 - Tôn Giáo và Minh Triết.
 
Từ trước đến nay, không ai đế cập đến Minh Triết mà chỉ đặt các vấn đế triết học. Minh triết mà tôi muốn nói đến, thực ra phải gọi là Đại đạo, hay Tinh Hoa đạo giáo. Tôn giáo thì có nhiều, nhưng Minh Triết chỉ có một. Các bậc chân sư có thể phát xuất từ nhiều đạo giáo khác nhau, nhưng khi đã giác ngộ tâm linh, khi đã lên tới đỉnh minh triết thì lại hoàn toàn giống nhau.
Tôn giáo chủ trương Trời tạo nên muôn loài từ Hư Không [Creatio ex nihilo]. Minh triết chủ trương Trời sinh ra muôn loài, bằng chính bản thân mình, bằng cách tung tỏa, phân hóa bản thân mình thành vạn hữu.
Các tôn giáo bao giờ cũng phân biệt Trời, Người. Minh triết chủ trương Trời Người đều đồng một bản thể.
Các tôn giáo đặt trọng tâm vào sự thờ phượng, cúng quải, van xin thần, Phật, Chúa. Minh Triết đặt trọng tâm tiến hóa đến kỳ cùng, đến chỗ nhập thể với Trời, với Brahman, với Phật Tâm, Phật Tính.
Tôn giáo coi Trời là một nhân vật siêu xuất quần sinh, khác hẳn với muôn loài. Minh triết chủ trương rằng, vì Trời ở khắp mọi nơi, nên dĩ nhiên phải hiện diện, phải hoạt động trong lòng sâu vạn hữu. Lời thơ của Elizabeth Barrett Browing có thể toát lược quan điểm của Minh Triết:
Earth's crammed with heaven,
And every common bush afire with God,
But only he who sees, takes off hIsa shoes.
Dịch:
Đất đai đâu cũng đầy Trời,
Bụi hoang nào cũng sáng ngời Thần Linh.
Chỉ người đức cả tinh anh,
Mới cung mới kính, mới thành mới tin.
Còn tôn giáo tuy cũng chủ trương Trời ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt lại cấm không cho Trời được ngự trong lòng mọi người. Tôn giáo dạy rằng Ngài rất xa cách muôn loài và ở trên những cung điện trăng sao xa tít tắp.
Tôn giáo luôn thương xót cho thân phận tội lệ con người, mong chờ những vị Cứu Thế giáng trần để xóa tội sinh linh. Minh triết luôn luôn đề cao con người và cho rằng con người chính là vị Thần Linh trong tương lai, vì con người có căn cốt Thần Linh ăn sâu vào bản thể.
Tôn giáo cho rằng con người không thể trở thành Thần linh và tố cáo chủ trương con người có căn cốt Thần Linh, có thể trở thành Thần Linh là một chủ trương ma quái, đáng bị phạt trầm luân trong hỏa ngục đời đời. Minh triết cho rằng chuyện con người sẽ trở thành Thần Linh chỉ là một chuyện tất nhiên. Nếu Trời là Cha Chung, nếu nhân loại là con cái Ngài, thì chuyện con cái nên giống Cha là một điều đại hạnh, là một niềm an ủi lớn cho Cha.
Trong khi tôn giáo phất cờ đi chinh phục thế giới bên ngoài, thì các nhà Minh triết lại đi sâu vào thế giới nội tâm để tìm cầu, để thực hiện Thượng đế.
Khảo sát các đạo giáo Á châu như Bà La Môn, Phật giáo, Cao Đài, ta thấy các đạo giáo đó khoác hai hình thức:
- môt phần hình thức hữu vi, hữu tướng bên ngoài, gồm các lễ nghi, trì tụng, công quả bên ngoài. Đó là phần tôn giáo.
- một phần vô vi, vô tướng bên trong, gồm tất cả những công trình tâm trai, thiền định, cố gắng vươn lên tuyệt đỉnh tinh hoa, sống hòa mình với Đạo, với Trời, với Chân Như Phật Tính, với vạn hữu, với thiên nhiên, vũ trụ. Tôi gọi phần này là Minh Triết, hay Đại Đạo.
Đại đạo không còn là sự van vái, cúng quải bên ngoài, mà là con đường huyền nhiệm tâm linh.
Sở dĩ tôi gọi phần nội giáo, vô vi bên trong là Minh Triết hay Đại Đạo, chính là vì Minh triết đòi hỏi một điều kiện tiên quyết là sự Giác Ngộ, một sự sinh lại bằng Thần. Các bậc giác ngộ phải vượt khỏi ảnh hưởng của các Thánh Thư, của các kinh sách, không còn ở trong vòng kiềm tỏa của các giáo đoàn, giáo phái. Họ không còn phải đi tìm Chân Thiện Mỹ từ đâu xa, mà Chân Thiện Mỹ đã rãi sáng, đã tung tỏa ra từ lòng sâu tâm hồn họ. Tư tưởng họ đã được rút ra từ đáy lòng muôn thủa, và được muôn đời chiếu soi lại, đồng vọng lại, và sẽ bền vững cùng vũ trụ.
Tóm lại các bậc minh triết nói trên đã vượt phạm vi tôn giáo riêng tư của mình và đã vào trong thế giới đại đồng của Thánh, Hiền, Tiên, Phật muôn thủa, muôn phương. 
Đại Đạo là đạo lớn, mà đã lớn thời phải bao quát vũ trụ, phải siêu không gian và thời gian, phải thích hợp với mọi tâm hồn tiên tiến của gian trần.
Ta gọi là Đại Đạo thì Âu châu gọi là Đạo Huyền Đồng [Mysticism]. Huyền Đồng chính là sống phối kết với Trời với Chúa, ngay từ khi còn ở gian trần này. Nói cho dễ hiểu, thì Đại Đạo hay Huyền Đồng là một cái nhìn nội tại, tâm linh. Đó là một sự linh cảm rằng tâm hồn mình phối hợp nhất như với Thượng đế. Đại đạo chủ trương con người có thế trực tiếp cảm thông với Thượng đế, với Tuyệt Đổi Thể, không cần phải qua một trung gian nào. Đại Đạo tuyên xưng rằng Thượng đế chính là bản thể, là cốt lõi tâm linh con người, rằng Thượng đế vốn tiềm ẩn trong đáy lòng vạn hữu, tuy vẫn siêu việt lên trên mọi hình thức sắc tướng.
Muốn vươn lên tới Đại Đạo, con người phải cố gắng phát huy mọi tiềm năng tiềm lực của mình để cho mình luôn luôn đổi mới, luôn luôn tinh tiến, luôn luôn vươn vượt, luôn luôn đạt tới những tầm kích cao siêu mới. Con người muốn vươn lên cho tới Đại Đạo sẽ phải học hỏi không ngừng để:
-Biết mình.
-Biết mình có căn cốt Trời, căn cốt Thần Linh nội tại.
-Tìm cho ra mối giây liên kết nội tại, cơ hữu ràng buộc mình, nối kết mình với Đạo, với Trời từ muôn thủa.
-Thần thánh hóa bản thân để đi dần dần đến chỗ Phối Thiên.
Nhờ ở sự cố gắng không ngừng, phát triển tâm linh không ngừng mà con người sẽ phát huy được linh giác, phóng phát linh quang, sẽ vào được Đại Đạo, sẽ hòa mình được với bản thể vũ trụ.
Sống trong cái thế giới văn minh nhưng chất chưởng như thế giới hiện thời, người theo Đại Đạo nhận ra rằng mình chỉ có thể đạt được sự tĩnh lặng, sự vững vàng ở nơi Tâm Linh, ở niềm tin xác quyết rằng mình có căn cốt Thần Linh, có thể trở thành Thần Linh, sống huyền hóa với trời đất... Đại đạo đưa con người đến sự hiểu biết ấy. Và chính nhờ khám phá ra được thế giới tâm linh mà con người tìm ra được Thượng đế nội tại, nơi tâm khảm mình, biết được chân diện mục, bản lai diện mục của mình.
Đại đạo ấy không có biên cương, bờ cõi: Thánh hiền bên Tây ra sao, thì thánh hiền bên Đông cũng vậy. Đại đạo ấy không có thời gian: Chân nhân xưa ra sao, thì Chân nhân nay, hay về sau cũng vẫn in như vậy. Mạnh tử xưa đã nói: Thánh trước, thánh sau đều cùng một đường lối [Tiên thánh, hậu thánh, kỳ quỹ nhất dã.] [157] Thánh hiền Đông, Tây giống nhau ở điểm nào?
1- Thưa đó là niềm tin xác quyết rằng vũ trụ vạn hữu đều từ một đại thể duy nhất phóng phát, tán phân ra. Sau một chu kỳ biến thiên, sinh hóa đa đoan lại qui hoàn về nhất thể. Đó là thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể. [Nhất thể tán vản thù, ván thù qui nhất thể.]
Nhất thể đó chính là Thượng đế, là Ein-sof, là Vô Cực, là Thái Cực, là Brahman, là Đạo, là Chân Không, là Diệu Hữu, là Như Lai, là Thật Tướng. Những khẩu hiệu bản thể là Thượng đế, Thượng đế là bản thể, Thượng đế là nhất, vang rền từ Đông sang Tây. Dẫu là Sankara [Ấn Độ], dẫu là Eckhart [Đức] đều cùng một luận điệu như nhau.[158]
2- Đó là niềm tin xác quyết rằng con người và Thượng đế đều cùng một bản thể và nhưvậy có nghĩa là Thượng đế là cốt lõi con người, là bản lai diện mục con người. Con người sau khi đã gạt bỏ được mọi lởp hóa trang hình hài, sắc tướng, sẽ thấy mình đồng hóa với Thượng đế. Sankara bên Đông, Eckhart bên Tây, cũng cùng một tư tưởng như vậy, mà chẳng hề bao giờ được đọc qua tư tưởng của nhau. [159]
Từ hơn 100 năm nay, ở Hoa Kỳ có một phong trào được mệnh danh là Phong Trào Siêu Hình [Metaphysical movement] hay Phong Trào Tân Tư Tưởng [The New Thought
Movement]. Những người khởi xướng phong trào là Phineas P. Quimby [1802-1866],
Ralph Waldo Emerson [1803-1882].
Ralph Waldo Emerson ghi vào trong nhật ký ngày 18/03/1838 như sau: "Tôi rất tiếc là trong những bài giảng thuyết gần đây, tôi đã không nói rõ ràng, đích xác về sự sai lầm lớn lao về phương diện tôn giáo mà xã hội hiện tại mắc phải, và đã không nói rõ ràng rằng con người chỉ đạt tới an bình, tới uy dũng khi nào đạt được niềm tin vào bản thể siêu linh của mình, thay vì tin vào Thiên Chúa giáo lịch sử, công truyền. Tín ngưỡng của Thiên Chủa Giáo ngày nay là một sự mất tin tưởng vào con người. Họ coi đấng Kitô là một vị Chúa, chứ không phải là một người Anh. Chúa Kitô giảng dạy về sự cao cả con người, nhưng chúng ta chỉ nghe thấy sự cao cả của Chúa Giêsu." [160]
Đạo Mormon tin rằng con người có thể tiến hóa, và nhờ công phu tu luyện, có thể trở thành Thượng đế. [161] Tóm lại, thế giới hiện nay có hai nẻo đường: Nẻo đường hướng ngoại, và nẻo đường hướng nội.
Nẻo đường hướng ngoại là nẻo đường của các đạo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo Công truyền, của các Ngoại đạo này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, Lề luật ngoại tại, quyền uy ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm đoán, cấm suy, cấm so sánh, càng ngày càng bị " viễn cách chỉ huy [Remotely controlled] và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời...mang danh đi đạo mà suốt đời chẳng biết thế nào là Đạo. Con đường hướng nội là con đường giải thoát thực sự, mà ấn độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga để chỉ, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self-Realization, hay God-Realization [Thực hiện tự tánh, thực hiện Thiên Chúa] v.v...để chỉ.
Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - Một nội giáo duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại. Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sáng con Người. Kinh sách, Lề luật chính là lương tâm con người: tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thâm tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, tìm hiểu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần linh, ngay từ khi còn ớ gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này. Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không, chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quanh minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không?
Nó không đời hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phải phát huy những khả năng vô biên, vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận. Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu khoáng đạt. Đạo giáo hướng ngoại là các tôn giáo Công truyền. Đạo giáo hướng nội là Minh triết, đại đạo, hay đạo Huyền đồng đã đề cập ở trên.
Tôn giáo chỉ dạy người thờ Trời, thờ Phật, thờ Allah. Minh Triết dạy con người thành Thần, thành Phật, thành Trời, chứ không chủ trương lạy Trời, lạy Phật, làm tôi tớ cho Trời, cho Phật. Công giáo là một thứ đạo Công truyền, vì thế khi đào sâu vào, ta thấy rất lung tung, và đày mâu thuẫn.
Thiên Chúa mà Công giáo đưa ra là một Thiên Chúa quyền uy, nhưng không nhân ái, từ bi chút nào. Ngài lại còn là một nhân vật hữu ngã, sống trên trời cao, xa cách với muôn loài. Khi Chúa Giêsu lên Trời để ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Ngài đã phải vượt muôn vạn đặm trời mây, mới gặp được Chúa Cha, như vậy Đức Chúa Cha đâu có ở khắp mọi nơi, như mọi người thường xưng tụng.
Chúa Giêsu cũng là một nhân vật ngoại tại, cũng đã phải lên trời sau khi chết, và suốt ngày cứ luôn luôn phải lên trời, xuống trần hết sức là vất vả. Ngài không phải là đấng "vô sở bất tại," không phải là bản thể là cốt lõi muôn vật... Ngài không phải là đấng "xúc loại thị đạo" [đụng vào đâu cũng thấy Trời, thấy Đạo]. Và Ngài cũng không biết Thượng đế là cốt lõi, là Bản thể muôn loài. Cho nên khi Ngài lý luận về Nước Trời Ngài rất là lúng túng. Ngài vẫn còn nói: "Vâng Ý Cha dưới đất bằng trên lời vậy".
Tôi rất thích câu của Khổng tử trong Kinh Thư, thiên Đại Vũ Mô, 15 :
Nhân Tâm duy nguy,
Đạo tâm duy vi.
Duy tinh, duy nhất,
Doãn chấp quyết trung.
Mà tôi đã dịch:
Lòng của Trời siêu vi huyền ảo,
Lòng con người điên đảo, ngả nghiêng.
Tinh ròng, chuyên nhất ngày đêm,
Ra công ra sức giữ nguyên lòng Trời.
Trang tử nói, trong Nam hoa kinh, chương Thu thủy, 17, a:
Thiên tại nội, nhân tại ngoại,
Trời ở bên trong, người ớ bên ngoài,
Hay: Cổ chi nhân: Thiên nhi bất Nhân. Nghĩa là người xưa sống kết hợp với Trời. [Nam hoa kinh, Liệt ngự khấu, XXXII, c]
Bà La Môn nói: Tat tvam Asi. Con là cái Đó. [Con chính là Trời] [Chandogya Upanishad].
Phật nói:
- Ta là Phật đã thành, Bạn là Phật sẽ thành. Hay:
- Xiển đề chi nhân giai hữu phật tính, đô đắc thành Phật.
Nghĩa là Dẫu người xiển đề đại gian ác, cùng có Phật tính, cũng có thể thành Phật. [162]
Hay:
- Niết bàn bất diệt. Phật hữu chân ngã. Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính. [Niết bàn bất diệt. Phật có chân ngã. Hết mọi chúng sinh đều có Phật Tính.] [162b]
Tôi nói những chuyện này bây giờ, nhiều người có lẽ còn chưa hiểu, nhưng nghĩ rằng sau một thời gian không còn xa nữa, nhân loại sẽ đồng ý với tôi.
Ngày nay, tôi tìm hiểu về Chúa Giêsu, về con người chân thực và lịch sử của Ngài, tôi dựa và hai tiếu chuẩn muôn đời bất biến. Một là vào lương tâm con người. Hai là lấy con người muôn thủa làm tiêu chuẩn.
Mạnh tử cho rằng : Phàm những vật đồng loại, thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại, người ta lại nghĩ rằng bản tính chẳng tương tự? Những vị thánh nhân và chúng ta đều là một loại, tức là tâm tánh giống nhau hết thảy.[162c] Cho nên đã từ lâu tôi chủ trương rằng nếu Chúa Giêsu có thiên tính thì tôi cũng có thiên tính y như Ngài.
Đó là theo tôi Thánh Kinh và phúc âm của St. Paul luận về thiên tính mà tôi giản lược lại như sau: Trong Nhất Lãm gọi thiên tính là Nước Trời và cho rằng nước trời đó đã sẵn trong ta, khỏi phải tìm đâu xa [Lu 17:21]. Nhất Lãm nói về Nước Trời toàn bằng ẩn dụ, ít ai hiểu. St. John cho rằng thiên tính đó là Logos hay Ngôi Lời. Nếu ta nhận biết trong ta cũng có Ngôi Lời đó thì lập tức ta sẽ trở thành Con Thiên Chúa.[Joh 1:12]. Ngôi lời đó trong ta còn được gọi là Thần, mà vì Chúa cũng là Thần, nên ta phải thờ Ngài bằng Thần.[Joh 4:24]. Chính vì vậy mà mọi người chúng ta phải sinh lại bằng thần [Joh 3:1-8]. Mọi người chúng ta đều là Chúa như Chúa Giêsu vậy.[Joh 10:34-35]. Nếu ta hiểu được như vậy thì từ trong ta sẽ chảy ra láng lai những dòng sông ngon, mát, hằng sống [Joh 7:38]. Nếu Chúa Giêsu và Chúa Cha kết hợp nên một, thì chúng ta và các Ngài cũng nên một như vậy.[Joh 13:16-20]. Có thế thì niềm vui của mọi người sẽ tuyệt hảo [Joh 15:11].
St. John cũng không đề cập đến chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor, mặc dù St.
Matthew, St. Mark, St. Luke, đều ghi đích danh là St. John có mặt bữa đó.[Mt 17:1-8, Mr
9:2-8, Lu 9:28-36]. Thật là kỳ bí.
St. John, trái với Thánh Kinh Nhất Lãm và St.Paul, lại không hề đề cập đến Tận thế. St. John không hề nói: Này là Con ta yêu dấu và đẹp lòng ta mọi đàng, sau khi Chúa chịu Phép rửa. Tôi cũng tin là Thượng đế không hề làm chuyện này. St. John cũng không nhắc tới câu này khi Chúa biến hình, trên núi Tabor.
St. John không nói về địa ngục, về tận thế, về ngày Chúa xuống phán xét mà chỉ dạy mọi người thương yêu nhau [Joh 13:34].
Chính vì vậy mà phúc âm của St. John được coi là cao siêu nhất [Luther].[163] Tôi cũng đồng ý với Luther là phúc âm của St. John cao siêu hơn các Thánh Kinh khác.
Như vậy, sách phúc âm của St. John là một sách có chủ đề. Sách chỉ bàn về lẽ Thiên Nhân hợp nhất giữa Chúa Giêsu và Thượng đế, và giữa Thượng đế với nhân loại. Cho nên thánh thư John gạt ra ngoài hầu hết những gì là thần bí và huyền thoại. Không có những chuyện thai sinh kỳ bí, những tiếng hát thiên thần trong đêm khuya,
không có tiếng của Chúa từ tầng mây phán xuống, không có chuyện Chúa bị cám dỗ,
không có chuyện Ngài lên rừng 40 ngày, không có chuyện trừ quỉ ám, không có chuyện địa ngục đày lửa,
không có chuyện Chúa xuống phán xét đến nơi, không có chuyện phép lạ đầy dẫy,
không có những ẩn dụ huyền bí khó hiểu, mà tất cả chỉ là những câu chuyện đơn sơ và dễ hiểu,
cũng không có chuyện Chúa lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly,
không có chuyện Chúa lên trời và sai môn đệ đi khắp thế giảng đạo v.v...
Nay người ta đang cố đi tìm xem đâu là bộ mặt thật của Chúa, đâu là những chuyện huyền hoặc thêm thắt vào. Ta thấy thánh thư St. John gần con người nhất.
Các Thánh Kinh Nhất Lãm mô tả Chúa làm phép lạ thì nhiều mà giảng giáo thì ít. St. John chủ trương ngược lại: Chúa giảng dạy nhiều, làm phép lạ ít.
Ngay khi Chúa chết, St. John cũng không mô tả có nhật thực, động đất v.v...
St. John cùng không ngần ngại gọi St. Joseph là cha Chúa Giêsu [Joh 6:48]. Paul gọi thiên tính trong con người chúng ta là Đấng Christ trong anh em [Col 1:25-27]. Paul cho rằng chúng ta có thể làm triển dương mầm mống đó cho đến chỗ sung mãn cao đại như Đấng Christ vậy [Eph 4:13]. Như vậy cái điều huyền diệu, cái điều bí ẩn của Phúc âm chính là chỉ vẽ cho con người biết rằng: Trong lòng họ có Thượng đế hiện diện.  Hồng ân này không dành riêng cho ai. Người Do Thái hay người muôn phương cũng đều hưởng diễm phúc đó đồng đều như nhau.[Eph 3:4-6].
Tiếc rằng St. Paul lại đem pha trộn tư tưởng trên với những điều ông suy luận sai lạc về tội tổ tông, về Chúa Giêsu sống lại và lên trời và về ngày tận thế v.v... Thành ra tư tưởng ông bất nhất. Ernest Bosc tác giả quyển La Doctrine ésotérique đã kiến giải St Paul như trên. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ai tháo gỡ được Phúc âm ra cho rõ ràng và rành mạch như vậy.
Công giáo cũng không ai hiểu được đạo mình chính là như thế vậy. Cho nên chỉ nắm lấy cái sai mà bỏ đi cái chính. Thánh hiền Á đông, thấy tôi phân tách như trên, chắc phải cho là đúng.  Cho nên quyển Thánh Kinh ngày nay mà một phần nhân loại đang miệt mài xưng tụng, trong tương lai dần dần sẽ mất giá trị. Tôi xin nhắc lại "không gì trọng hơn lương tâm con người được." và Tiên thánh hậu thánh kỳ quĩ nhất dã [163b]. Ước gì mọi người tìm ra được cái điểm tương đồng nói trên là:
1- Các bậc thánh nhân mọi nơi mọi đời đếu giống nhau.
2- Thánh nhân mọi nơi mọi đời, đếu chủ trương trong nhân tâm còn có thiên tâm. Trong Tâm còn có Thần.
33- Thánh nhân xưa nay chỉ có một nguyện ước, một chí hướng, là dùng đời mình để thực hiện thiên chân, thực hiện Thượng đế.
 
Chương 32 - Đạo tự nhiên và đạo mặc khải.
 
Đạo Công giáo gọi mình là đạo mặc khải, còn các đạo giáo khác là đạo tự nhiên. Theo tiêu chuẩn này thì những đạo tự nhiên như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, đều là do con người lập ra cho nên phải thấp kém. Còn những đạo như Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo vì chính là do Chúa Trời truyền, cho nên nó mới là chân lý, mới là hoàn bị.
Nhưng," tự nhiên" ngược lại với "nhân tạo", chứ không ngược lại với mặc khải. Đạo tự nhiên là đạo đi tìm những gì cố hữu nội tại, cái gì bẩm sinh trong con người, là đi tìm cho ra con người chân thực, chứ không phải là đi tìm hiểu về một giáo chủ, hay một giáo hội , nó đi tìm những gì vĩnh cửu nơi con người. Chân lý mà họ đi tìm, là chân lý nội tại có sẵn trong con người. Chân lý ấy, nảy sinh từ lòng sâu con người, cũng như con người chân thật muôn thủa sinh ra từ bên trong.
Thánh hiền Đông Tây trước sau đều chủ trương rằng chân lý chẳng ở đâu xa mà đã tiềm ẩn ngay trong lòng con người. Cái tinh hoa muôn thủa ấy hằng có ở trong lòng mọi người, mọi nơi, mọi đời, nhưng phàm phu tục tử không thể nào nhận ra được. Thánh hiền là những người có công chỉ vẽ chân lý ấy cho nhân loại. Như vậy chân đạo đã phát xuất tự một ngưồn, đó là tâm thần con người, sau dần dà đã biến hóa thành nhiều thứ tôn giáo khác nhau.
Ngày nay, các tôn giáo phải cố tâm tìm về cái đạo tương đồng nguyên thủy ấy. Bài tựa cuốn Kim liên chính tông ký của đạo Lão cũng có một quan niệm tương tự: "Đạo không đầu cuối, giáo có trước sau...Đạo thời chân thường siêu việt, giáo thời dạy cách độ người. Đạo là bản thể con người, ngàn đời không hề biến dịch, giáo là công dụng, có lúc thịnh, lúc suy."
Theo quan niệm này thì đạo tự nhiên hay thiên tạo [natural or divine religions] chính là đạo dựa vào lương tâm, luơng tri, còn đạo qui ước hay nhân tạo [conventional or artificial religions] là đạo dựa vào sách vở, kinh điển bên ngoài. Dẫu sao thì lương tâm, luơng tri cũng có giá trị phổ quát, đại đồng, bất biến, bất dịch. Còn kinh điển chỉ có một giá trị lịch sử, địa dư, dân tộc hữu hạn.
Chúa Giêsu cũng chê những người theo đạo nhân tạo. Ngài nói: Dân này môi miệng thờ ta, Nhưng mà lòng nó cách xa ngàn trùng. Phụng thờ, hình hạc luống công, Những điều giảng giáo thuần dòng nhân vi.[Mr 7:6-7]





GHI CHÚ

149- The first proposition that the sun is the center and does not revolve about the earth, is foolish, absurd, and false in theology, and heretical because expressely contrary to the Holy Scriptures and the second proposition, that the earth is not the center but revolves about the sun, is absurd, false in philosophy, and from a theological point of view at least opposed to the true faith. [The Scientific Revolution, edited by Ven L. Bullough..[xuất xứ sách này?] Trần Chung Ngọc - Phật giáo và cuộc cách mạng khoa học, tạp chí Hoa Sen số 25, tr. 166-168.
150- Both Orthodox and Protestants have challenged the Pope's assertion of infaillibility. Xem Pope's 12th Encyclical talks about decisive issue of Papal Authority. Church: Orthodox and Protestant officials remain cautious, but are encouraged by John Paul II's letter. Los Angeles Times, b13.
151- Hans Kung, a catholic theologian, asserts that Pope Pius IX in 1870 bullied Bishops into approving infaillibility, and that the doctrine itself should be declared invalid. Kung was immediately muzzled along with a long string of dissenters from Father Leonardo Boff in Brazil to Father Edward Schillebeeck in Holland and most recently, Father Charles Curran at Catholic University in Washington, D. C. Lawrence Lader - Politics, power and the church, Macmillan Publishing Co, New York, 1955, p. 144]. 110
152- Sharing the altar with the leader of the Eastern Orthodox Church, Pope John Paul II made a passionate appeal this week for unity among the faith after nearly a millenium apart. "We cannot remain separate" the pontiff said during a Mass in Saint Peter's Basilica, on Thursday to celebrate the feast of the apostles St. Peter and St. Paul...After the Mass, the two religious leaders stood on the balcony over St Peter's square and read a joined creed professing their shared beliefs. Several thousand people remained in the square despite heavy rain from a thunderstorm. Los Angeles Times, Saturday, 01/07/1995.
153- We define and declare that these permissions must be considered as though they had never existed, and we condemn and detest their practice as superstitious. And thus, in virtue of our present constitution to be in force for ever, we revoke, annul, abrogate, and wish to be deprived of all force and all effect, all and each of those permission, and say and announce that they must be considered for ever to be annulled, null, invalid and without any force or power. Dom Columbia Elwes, O.S.B. - China and the cross, P. J.Kenedy & Sons, New York, p. 159. -Le 19/03/1715, il [Clement XI] publiait enfin une nouvelle bulle sur le même sujet. Celle-ci renforcait encore la première: 1- T'ienn Tchou est le seul mot chinois exprimant l'idée de "Dieu" Donc la tablette Tsing T'ienn [Kính Thiên] est interdite. 2- Les fêtes solennelles ou oblations solennelles offertes à chaque équinoxe sont de l'idolatrie. Défense de présider, de servir en ces occasions ou d'y assister. 3-Cérémonies, oblations, et formules de respect à l'égard des parents morts soit aux temples des ancêtres, soit à la maison ou sur les tombes, sont de l'idolâtrie et en conséquence, défendues. 4- Pour ceux qui sont des assIsatants à toutes ces cérémonies, une protestation publique ou secrète ne supprime pas le péché d'idolatrie, cependant la simple présence n'est pas interdite, quand il s'agit d'éviter un scandale et pourvu qu'il n'y ait pas approbation tacite ou expresse... 5- Pour les tablettes des morts, défense de garder celles ou les mots "siège ou trône de l'esprit ou de l'âme " sont inscrits. Seul le nom doit figurer. 6- Les missionnaires avant d'être institués, doivent s'engager par serments à observer fidèlement ces règles. Les Jésuites en Extrême-Orient, p. 177 [xuất xứ tài liệu này]
154- Vũ đình Trác - Giáo hội thích nghi văn hóa Việt Nam, Hiệp Nhất số 14, tháng 10/1995, tr. 63, P.O. Box 6521, Santa Ana CA 92706. 154b- Dom Columbia Elwes, O.S.B - China and the Cross, p. 167].
155- How it is, the Emperor asked, that the Pope has based his decision on the report of men who were ignorant of Chinese affairs and knew little of tha Chinese language? ...The legate replied that " The Pope had been assisted by the spirit of God, who does not allow Pope to make misatakes in matters which concern the faith of Christians"...The Emperor 111 said that he had compared the Chinese translation of the Bull Ex illa Die with the decree of Bishop Maigrot and found they were identical, so that "if the Pope had made hs decision by the inspiration of the Holy Spirit, then Maigrot was the Holy Spirit of the Christians". Malcolm Hay - Failure in the Far East, p. 147. [xuất xứ tài liệu này]
156- Hiệp Nhất các số 32, 33, 34, 35, bài Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange 20 năm qua của Đửc ông Nguyễn đức Tiến.
157- Mạnh tử - Ly lâu chương cú hạ.
158- Esse est Deus...l'être est Dieu...Dieu donc être, c'est la même chose. Il est le pur Un, sans adjonction, ne fut-ce qu'en pensée, de quelque pluralité, ou dIsatinction que ce soit. Dieu n'est ni ceci, ni cela, comme ces choses multiples : DIEU EST UN. R. Otto - Mystique d'Orient et mystique d'Occident, Payot Paris, 1951, pp. 22-24.
159- L'âme et Dieu, une unité - mieux qu'une ressemblance: l'identité... Eckhart lui aussi, parle ainsi: "Dieu est le même Un que je suis". Tat tvam Asi. II.[?] Buttner, Meister Eckhart, Schriften ung Predigten, uns dem Mittlehoch Deschen ubersetzt, 2 vol. ed. Jena, 1912, Tome II, p. 88. Oeuvres de Maitre Eckhart, Sermons, Traités. Traduction P. Petit, Paris Galimard, 1942, p. 233. R. Otto - Mystiques d'Orient et mystiques d'Occident, p. 114.
160- On 18/03/1838, there is an entry in the Emerson Journal: "I regret one thing omitted in my late course of lectures: that I did not state with distinctiveness and conspicuously the great error of modern society in respect to religion, and say, You can never come to any peace or power until you put your whole reliance in the moral constitution of man, and not at all in a historical Christianity. The belief in Christianity that now prevails is the Unbelief of men. They will have Christ for a Lord and not for a brother. Christ preaches the greatness of man, but we hear only the greatness of Christ." H.B. Van Wesep - Seven sages of American philosophy, Longmans, Green and Co, New York, London, Toronto, 1960, p. 82.
161- "As God Now is, Man May Become". "Though we do not remember it", explained Lee, "we existed as spirit before this life." According to this LDS [Latter-day Saints] belief of eternal progression, by strict obedience a man may become a God. "God himself was once as we are now, and is an exalted Man and sits enthroned in yonder heavens," stated Joseph Smith. "You have got to learn how to be Gods yourselves... the same as all Gods have done before you." Mormon prophet Lorenzo Snow said: "As man now is, God once was, as God now is, man may become." The Mormon Church, A restoration of all things? Awake, 08/11/1995, p. 21-22.
162- Lịch đại cao tăng cố sự. Trung Quốc Phật Học hội ấn hành, Bành sở Hành trước tác, quyển 7, tr. 5. 162b - Kinh Niết Bàn. Ib. tr. 31. 112 162c -Mạnh tử - Cáo tử chương cú thượng, 7.
163- Because only John writes so little about Christ's works and so much about his preachings, and contrariwise the other evangelists give us so many of Christ's works and so few of his words, for this reason John is the chiefest and the finest of the evangelists, and meet to be set far above and as the foremost of the others. Manfred Barthel - What the Bible really says, p. 348. 163b- Mạnh tử - Ly lâu chương cú hạ, 1.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét