Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
Social marketing - bạn cũng có thể!
00:27
Hoàng Phong Nhã
No comments
Social
marketing, hay Societal marketing, tạm dịch là Marketing xã hội, tuy
không còn là thuật ngữ mới nhưng cho đến thế kỷ 21 này, nó mới thực sự
được quan tâm nhiều và dần trở thành xu hướng.
Cũng như các thuật ngữ khác trong lĩnh vực marketing, có nhiều định nghĩa khác nhau về Social Marketing, nhưng hiểu chung nhất thì nó là các hoạt động marketing làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi ích cho xã hội.
Từ những năm 1990s, United Colors of Benetton đã nổi tiếng với những chiến dịch tuyên truyền gây nhiều tranh cãi. Các hoạt động đó không quảng cáo trực tiếp cho sản phẩm của Benetton nhưng dần dần giúp họ xây dựng được hình ảnh một công ty rất thân thiện với con người và môi trường, rất quan tâm tới những quyền lợi cơ bản của con người...
Nhưng những công ty như United Colors of Benetton không có nhiều vào thời điểm đó, áp phích cho các chiến dịch của họ đôi khi còn bị cấm vì khá sốc và gây nhiều tranh cãi.
Giờ đây, chúng ta có thể quan sát được rất nhiều hoạt động tương tự. Tuy nhiên, hãy xem xét nó một cách tổng quát hơn, và nhìn nhận nó như một xu hướng tất yếu, khi mà quảng cáo và thậm chí cả PR cũng đã trở nên khó khăn hơn khi đưa thông điệp tới khách hàng của bạn.
Có thể kể đến một số chương trình điển hình đã thực hiện tại Việt Nam:
- "Honda - Tôi yêu Việt Nam" nhằm vận động người dân chấp hành luật giao thông, hướng dẫn người dân tự bảo vệ mình một cách an toàn khi tham gia giao thông.
- Chương trình "Toyota Go green" kêu gọi bảo vệ môi trường.
- "P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam" giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học tiểu học, mầm non và cho cộng đồng.
Đặc điểm dễ nhận thấy trong các ví dụ trên là: chương trình do các công ty lớn thực hiện, quy mô và ngân sách cũng đòi hỏi rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là một công ty nhỏ, nhãn hiệu của bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào xu hướng social marketing này. Cách thức đơn giản là tận dụng môi trường Internet. Đây vừa là một nguồn tài nguyên quý giá, vừa là môi trường giúp bạn tiếp cận dễ dàng với khách hàng hơn (với chi phí thấp hơn), đồng thời Internet cũng giúp ý tưởng của bạn đi xa hơn.
Ví dụ: trang blog "Có thể bạn chưa biết" của Baomoi.com mới dựng cách đây vài tháng. Trang blog đem đến những thông tin bất ngờ nhưng hữu ích cho người đọc, theo một cách thức khá nhẹ nhàng. Nó vừa giúp xây dựng hình ảnh cho "Baomoi.com" và đồng thời giúp tăng thêm một ít lượng truy cập (*).
Công ty của bạn cũng hoàn toàn có thể có những ý tưởng tương tự, thậm chí còn xuất sắc hơn, mà không hề tốn kém. Nhưng cần nhớ bí quyết then chốt của social marketing là: Bạn phải đem lại giá trị thực sự cho cộng đồng.
Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu thêm một ví dụ nữa của nước ngoài (rất vui):
The Fun Theory là chương trình do DDB Sweden thực hiện cho Volkswagen. Chương trình của họ gồm một loạt các ví dụ thực tế được ghi lại thành các video clip, cho thấy việc thay đổi hành vi của con người sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn đưa vào những yếu tố hài hước. (Đi cùng với chương trình là một website để giới thiệu các ví dụ này).
Hãy cùng xem một trong số đó:
Social marketing - bạn cũng có thể! Chuyên mục: Tiếp thị trực tuyến Ngày: 15/05/2010 Social marketing - bạn cũng có thể! Social marketing, hay Societal marketing, tạm dịch là Marketing xã hội, tuy không còn là thuật ngữ mới nhưng cho đến thế kỷ 21 này, nó mới thực sự được quan tâm nhiều và dần trở thành xu hướng. Cũng như các thuật ngữ khác trong lĩnh vực marketing, có nhiều định nghĩa khác nhau về Social Marketing, nhưng hiểu chung nhất thì nó là các hoạt động marketing làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi ích cho xã hội. Từ những năm 1990s, United Colors of Benetton đã nổi tiếng với những chiến dịch tuyên truyền gây nhiều tranh cãi. Các hoạt động đó không quảng cáo trực tiếp cho sản phẩm của Benetton nhưng dần dần giúp họ xây dựng được hình ảnh một công ty rất thân thiện với con người và môi trường, rất quan tâm tới những quyền lợi cơ bản của con người... Nhưng những công ty như United Colors of Benetton không có nhiều vào thời điểm đó, áp phích cho các chiến dịch của họ đôi khi còn bị cấm vì khá sốc và gây nhiều tranh cãi. Giờ đây, chúng ta có thể quan sát được rất nhiều hoạt động tương tự. Tuy nhiên, hãy xem xét nó một cách tổng quát hơn, và nhìn nhận nó như một xu hướng tất yếu, khi mà quảng cáo và thậm chí cả PR cũng đã trở nên khó khăn hơn khi đưa thông điệp tới khách hàng của bạn. Có thể kể đến một số chương trình điển hình đã thực hiện tại Việt Nam: - "Honda - Tôi yêu Việt Nam" nhằm vận động người dân chấp hành luật giao thông, hướng dẫn người dân tự bảo vệ mình một cách an toàn khi tham gia giao thông. - Chương trình "Toyota Go green" kêu gọi bảo vệ môi trường. - "P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam" giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học tiểu học, mầm non và cho cộng đồng. Đặc điểm dễ nhận thấy trong các ví dụ trên là: chương trình do các công ty lớn thực hiện, quy mô và ngân sách cũng đòi hỏi rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là một công ty nhỏ, nhãn hiệu của bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào xu hướng social marketing này. Cách thức đơn giản là tận dụng môi trường Internet. Đây vừa là một nguồn tài nguyên quý giá, vừa là môi trường giúp bạn tiếp cận dễ dàng với khách hàng hơn (với chi phí thấp hơn), đồng thời Internet cũng giúp ý tưởng của bạn đi xa hơn. Ví dụ: trang blog "Có thể bạn chưa biết" của Baomoi.com mới dựng cách đây vài tháng. Trang blog đem đến những thông tin bất ngờ nhưng hữu ích cho người đọc, theo một cách thức khá nhẹ nhàng. Nó vừa giúp xây dựng hình ảnh cho "Baomoi.com" và đồng thời giúp tăng thêm một ít lượng truy cập (*). Công ty của bạn cũng hoàn toàn có thể có những ý tưởng tương tự, thậm chí còn xuất sắc hơn, mà không hề tốn kém. Nhưng cần nhớ bí quyết then chốt của social marketing là: Bạn phải đem lại giá trị thực sự cho cộng đồng. Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu thêm một ví dụ nữa của nước ngoài (rất vui): The Fun Theory là chương trình do DDB Sweden thực hiện cho Volkswagen. Chương trình của họ gồm một loạt các ví dụ thực tế được ghi lại thành các video clip, cho thấy việc thay đổi hành vi của con người sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn đưa vào những yếu tố hài hước. (Đi cùng với chương trình là một website để giới thiệu các ví dụ này). Hãy cùng xem một trong số đó:
(*) Trên thực tế thì tôi cũng không biết blog "Có thể bạn chưa biết" có phải là ý đồ làm 'social marketing' của Baomoi.com hay không nữa. Markazine
Cũng như các thuật ngữ khác trong lĩnh vực marketing, có nhiều định nghĩa khác nhau về Social Marketing, nhưng hiểu chung nhất thì nó là các hoạt động marketing làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi ích cho xã hội.
Từ những năm 1990s, United Colors of Benetton đã nổi tiếng với những chiến dịch tuyên truyền gây nhiều tranh cãi. Các hoạt động đó không quảng cáo trực tiếp cho sản phẩm của Benetton nhưng dần dần giúp họ xây dựng được hình ảnh một công ty rất thân thiện với con người và môi trường, rất quan tâm tới những quyền lợi cơ bản của con người...
Nhưng những công ty như United Colors of Benetton không có nhiều vào thời điểm đó, áp phích cho các chiến dịch của họ đôi khi còn bị cấm vì khá sốc và gây nhiều tranh cãi.
Giờ đây, chúng ta có thể quan sát được rất nhiều hoạt động tương tự. Tuy nhiên, hãy xem xét nó một cách tổng quát hơn, và nhìn nhận nó như một xu hướng tất yếu, khi mà quảng cáo và thậm chí cả PR cũng đã trở nên khó khăn hơn khi đưa thông điệp tới khách hàng của bạn.
Có thể kể đến một số chương trình điển hình đã thực hiện tại Việt Nam:
- "Honda - Tôi yêu Việt Nam" nhằm vận động người dân chấp hành luật giao thông, hướng dẫn người dân tự bảo vệ mình một cách an toàn khi tham gia giao thông.
- Chương trình "Toyota Go green" kêu gọi bảo vệ môi trường.
- "P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam" giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học tiểu học, mầm non và cho cộng đồng.
Đặc điểm dễ nhận thấy trong các ví dụ trên là: chương trình do các công ty lớn thực hiện, quy mô và ngân sách cũng đòi hỏi rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là một công ty nhỏ, nhãn hiệu của bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào xu hướng social marketing này. Cách thức đơn giản là tận dụng môi trường Internet. Đây vừa là một nguồn tài nguyên quý giá, vừa là môi trường giúp bạn tiếp cận dễ dàng với khách hàng hơn (với chi phí thấp hơn), đồng thời Internet cũng giúp ý tưởng của bạn đi xa hơn.
Ví dụ: trang blog "Có thể bạn chưa biết" của Baomoi.com mới dựng cách đây vài tháng. Trang blog đem đến những thông tin bất ngờ nhưng hữu ích cho người đọc, theo một cách thức khá nhẹ nhàng. Nó vừa giúp xây dựng hình ảnh cho "Baomoi.com" và đồng thời giúp tăng thêm một ít lượng truy cập (*).
Công ty của bạn cũng hoàn toàn có thể có những ý tưởng tương tự, thậm chí còn xuất sắc hơn, mà không hề tốn kém. Nhưng cần nhớ bí quyết then chốt của social marketing là: Bạn phải đem lại giá trị thực sự cho cộng đồng.
Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu thêm một ví dụ nữa của nước ngoài (rất vui):
The Fun Theory là chương trình do DDB Sweden thực hiện cho Volkswagen. Chương trình của họ gồm một loạt các ví dụ thực tế được ghi lại thành các video clip, cho thấy việc thay đổi hành vi của con người sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn đưa vào những yếu tố hài hước. (Đi cùng với chương trình là một website để giới thiệu các ví dụ này).
Hãy cùng xem một trong số đó:
Social marketing - bạn cũng có thể! Chuyên mục: Tiếp thị trực tuyến Ngày: 15/05/2010 Social marketing - bạn cũng có thể! Social marketing, hay Societal marketing, tạm dịch là Marketing xã hội, tuy không còn là thuật ngữ mới nhưng cho đến thế kỷ 21 này, nó mới thực sự được quan tâm nhiều và dần trở thành xu hướng. Cũng như các thuật ngữ khác trong lĩnh vực marketing, có nhiều định nghĩa khác nhau về Social Marketing, nhưng hiểu chung nhất thì nó là các hoạt động marketing làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi ích cho xã hội. Từ những năm 1990s, United Colors of Benetton đã nổi tiếng với những chiến dịch tuyên truyền gây nhiều tranh cãi. Các hoạt động đó không quảng cáo trực tiếp cho sản phẩm của Benetton nhưng dần dần giúp họ xây dựng được hình ảnh một công ty rất thân thiện với con người và môi trường, rất quan tâm tới những quyền lợi cơ bản của con người... Nhưng những công ty như United Colors of Benetton không có nhiều vào thời điểm đó, áp phích cho các chiến dịch của họ đôi khi còn bị cấm vì khá sốc và gây nhiều tranh cãi. Giờ đây, chúng ta có thể quan sát được rất nhiều hoạt động tương tự. Tuy nhiên, hãy xem xét nó một cách tổng quát hơn, và nhìn nhận nó như một xu hướng tất yếu, khi mà quảng cáo và thậm chí cả PR cũng đã trở nên khó khăn hơn khi đưa thông điệp tới khách hàng của bạn. Có thể kể đến một số chương trình điển hình đã thực hiện tại Việt Nam: - "Honda - Tôi yêu Việt Nam" nhằm vận động người dân chấp hành luật giao thông, hướng dẫn người dân tự bảo vệ mình một cách an toàn khi tham gia giao thông. - Chương trình "Toyota Go green" kêu gọi bảo vệ môi trường. - "P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam" giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học tiểu học, mầm non và cho cộng đồng. Đặc điểm dễ nhận thấy trong các ví dụ trên là: chương trình do các công ty lớn thực hiện, quy mô và ngân sách cũng đòi hỏi rất lớn. Tuy nhiên, nếu bạn là một công ty nhỏ, nhãn hiệu của bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào xu hướng social marketing này. Cách thức đơn giản là tận dụng môi trường Internet. Đây vừa là một nguồn tài nguyên quý giá, vừa là môi trường giúp bạn tiếp cận dễ dàng với khách hàng hơn (với chi phí thấp hơn), đồng thời Internet cũng giúp ý tưởng của bạn đi xa hơn. Ví dụ: trang blog "Có thể bạn chưa biết" của Baomoi.com mới dựng cách đây vài tháng. Trang blog đem đến những thông tin bất ngờ nhưng hữu ích cho người đọc, theo một cách thức khá nhẹ nhàng. Nó vừa giúp xây dựng hình ảnh cho "Baomoi.com" và đồng thời giúp tăng thêm một ít lượng truy cập (*). Công ty của bạn cũng hoàn toàn có thể có những ý tưởng tương tự, thậm chí còn xuất sắc hơn, mà không hề tốn kém. Nhưng cần nhớ bí quyết then chốt của social marketing là: Bạn phải đem lại giá trị thực sự cho cộng đồng. Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu thêm một ví dụ nữa của nước ngoài (rất vui): The Fun Theory là chương trình do DDB Sweden thực hiện cho Volkswagen. Chương trình của họ gồm một loạt các ví dụ thực tế được ghi lại thành các video clip, cho thấy việc thay đổi hành vi của con người sẽ đơn giản hơn nhiều nếu bạn đưa vào những yếu tố hài hước. (Đi cùng với chương trình là một website để giới thiệu các ví dụ này). Hãy cùng xem một trong số đó:
(*) Trên thực tế thì tôi cũng không biết blog "Có thể bạn chưa biết" có phải là ý đồ làm 'social marketing' của Baomoi.com hay không nữa. Markazine
0 nhận xét:
Đăng nhận xét