[Chanhkien.org] Mặc dù khoa học đã cung cấp nhiều tiện nghi vật chất cho cuộc sống con người, nó cũng phủ nhận và thậm chí phá hoại nghiêm trọng đạo đức nhân loại. Con người là sinh mệnh ở một tầng trong vũ trụ và không thể vĩnh viễn trong trạng thái mê hoàn toàn. Làm sao có thể phá trừ những chỗ mê này?
1. Căn bản của khoa học hiện đại là thuyết vô thần
Cung cấp kiến thức là phương pháp mà khoa học hiện đại dùng để đạt được sự tin tưởng của con người, nhưng nó không tiết lộ bản chất thật sự. Khoa học hiện đại không muốn thừa nhận rằng nó đã dùng cạn khả năng trong việc khám phá chân lý vũ trụ.
Khoa học hiện đại có một tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn các thực tế và lý thuyết mới, từ đó chấp nhận chúng như sự thật và chân lý. Nếu chúng có thể vượt qua các cuộc thực nghiệm và được chứng minh theo các lý thuyết truyền thống, đồng thời tất cả đều cổ xúy thuyết vô thần, thì chúng sẽ được chấp nhận như một phần của khoa học dòng chính. Trái lại, các thực tế và lý thuyết nào ủng hộ thuyết hữu thần sẽ bị bài xích triệt để, ngay cả các hiện tượng có thật đã xảy ra và được quan sát rõ ràng. Thái độ chung là trong những trường hợp này, các thí nghiệm lặp đi lặp lại là cần thiết để xem chúng có đúng hay không. Ở tình huống như vậy, một lý do sẽ được đưa ra là các lý thuyết khoa học hiện tại không thể giải thích những hiện tượng này, và giải thích sẽ được đưa ra sau khi khoa học đã phát triển hơn.
Thuyết vô thần là cơ sở của khoa học hiện đại.
2. Bản chất của khoa học là phủ nhận vai trò của tâm tính
Mâu thuẫn giữa vô thần và hữu thần, cũng như giữa thuyết tiến hóa và thuyết sáng thế, dường như chỉ là tranh luận giữa các học thuyết; tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.
Theo các tôn giáo xưa nay, con người vốn được tạo ra bởi Thần. Rõ ràng, Thần đã có yêu cầu và kỳ vọng vào con người khi tạo ra họ. Bởi vậy, vai trò của tâm tính, đức và lương thiện là hết sức trọng yếu, dường như là sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, từ góc độ vô thần luận, loài người không phải được Thần tạo ra. Thay vào đó, nó cho rằng con người phát triển thông qua tiến hóa. Đồng thời, thuyết tiến hóa lại dựa trên lý thuyết về “chọn lọc tự nhiên”. Lẽ nào một chức năng cơ thể nhất định của động vật lại hoàn toàn dựa trên sự hữu dụng của nó? Theo cách suy luận ấy, tâm tính không còn quan trọng nữa. Mặc dù vậy, một số người vẫn bảo lưu quan điểm về đạo đức và giữ các suy nghĩ lương thiện. Khoa học hiện đại đã cách mạng hóa các phương thức sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất lớn lại phải chịu trách nhiệm cho sự suy đồi đạo đức nhân loại, cũng như chiến tranh mà nó gây ra. Điều này được cổ xúy hơn nữa bởi thuyết tiến hóa, mà coi đấu tranh như thứ gì đó “hợp lý” và “tự nhiên”.
Chính bởi tính thiếu sót của nó, khoa học hiện đại đã trở thành một công cụ phá hoại đạo đức nhân loại.
3. Thuyết tiến hóa là một bộ phận cốt lõi của khoa học hiện đại
Tri thức về vật chất mà khoa học hiện đại mang đến không nên thay đổi niềm tin của con người vào Thần. Trước khi thuyết tiến hóa ra đời, bất kể một người có tri thức bao nhiêu về vật chất, thì điều đó chỉ tăng cường tín tâm của người đó vào Thần. Đó là bởi vì con người kinh ngạc trước sự vĩ đại của Thần khi sáng tạo thế giới này. Nhưng sau khi thuyết tiến hóa ra đời, mọi việc thay đổi hoàn toàn, và người ta không còn tin rằng Thần đã tạo ra gì nữa. Khi người ta tin vào thuyết tiến hóa, họ thực sự đã đánh mất niềm tin vào Thần.
Tiếc thay, thuyết tiến hóa đã trở thành một bộ phận cốt lõi của khoa học hiện đại. Sự khác biệt giữa hữu thần/sáng thế với vô thần/tiến hóa không nằm ở thế giới này phức tạp thế nào, hay trái đất có là trung tâm của hệ mặt trời hay không, mà ở chỗ thế giới này đến từ đâu.
Bằng chứng tốt nhất giúp người ta phá trừ thuyết tiến hóa chính là sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử. Khi thuyết tiến hóa được chứng minh là sai, quan niệm sai lầm đến từ khoa học hiện đại này đã bị phá trừ từ gốc rễ. Các tri thức còn lại về vật chất và tinh thần sẽ tiếp tục phát triển.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/1/15/13295.html
http://pureinsight.org/node/167
0 nhận xét:
Đăng nhận xét