Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Quản trị kinh doanh QT - Các chiến lược quốc tế




Các công ty sử dụng 4 chiến lược cơ bản để cạnh tranh trong môi trường quốc tế: chiến lược quốc tế (international strategy), chiến lược đa nội địa (multidomestic strategy), chiến lược toàn cầu (global stategy) và chiến lược đa quốc gia (transnational strategy). Mỗi một chiến lược đều có những ưu và nhược điểm. Mỗi một chiến lược sẽ có một sự thích nghi khác nhau đối với các mục tiêu giảm chi phí và đáp ứng địa phương.

1. Chiến lược quốc tế (International strategy)
Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách đưa các kỹ năng giá trị và các sản phẩm đến thị trường nước ngoài, nơi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu những kỹ năng và sản phẩm này. Hầu hết các công ty quốc tế tạo ra giá trị bằng cách đưa các sản phẩm khác biệt đã phát triển tại thị trường nội địa ra thị trường quốc tế. Họ hướng về chức năng tập trung phát triển sản phẩm tại nội địa (thí dụ: R&D). Tuy nhiên, họ đồng thời cũng hướng về việc thiết lập chức năng sản xuất và marketing cho mỗi một thị trường chính mà họ kinh doanh. Nhưng trong khi họ có thể đảm nhận chiến lược sản xuất sản phẩm theo yêu cầu địa phương và chiến lược marketing thì khuynh hướng này vẫn bị hạn chế. Cuối cùng, đối với hầu hết các công ty quốc tế, các cơ quan đầu não sẽ duy trì sự quản lý khá chặt chẽ đối với chiến lược marketing và chiến lược sản phẩm.
Một chiến lược quốc tế sẽ có ý nghĩa nếu công ty có một năng lực giá trị cốt lõi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu, và nếu công ty đối mặt với một sức ép yếu của các yêu cầu địa phương và sự cắt giảm chi phí. Trong những trường hợp này thì chiến lược quốc tế là có lợi nhất. Tuy nhiên, khi mà sức ép về các yêu cầu địa phương tăng, các công ty theo đuổi chính sách này sẽ mất đi lợi thế đối với những công ty mà việc tổ chức nhấn mạnh vào việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và chiến lược marketing cho các điều kiện nội địa. Bởi vì sự gia tăng gấp đôi của các thiết bị sản xuất, các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ trở nên yếu kém hơn do sự gia tăng chi phí tổ chức. Điều này làm cho chiến lược này trở nên không thích đáng cho các ngành công nghiệp sản xuất nơi mà áp lực chi phí rất lớn.

2. Chiến lược đa nội địa ( Địa phương hóa) (Multidomestic strategy)
Các công ty theo đuổi chiến lược đa nội địa sẽ định hướng bản thân hướng về việc đạt được sự đáp ững nội địa lớn nhất. Các công ty đa nội địa sẽ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng cho cả sản phẩm mà họ cung cấp và chiến lược marketing của họ phải thích nghi với các điều kiện quốc gia khác nhau. Họ cũng hướng đến việc thiết lập một tập hợp hoàn chỉnh của các hoạt động tạo ra giá trị, bao gồm sản xuất, marketing và R& D tại mỗi thị trường mà họ kinh doanh. Kết quả là, họ thường bị thất bại bởi việc tạo ra lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm và tính lợi ích của địa điểm. Theo đó, một vài công ty đa nội địa có những cấu trúc chi phí khá cao.
Một chiến lược đa nội địa sẽ có ý nghĩa nhất khi mà có nhiều sức ép về sự đáp ứng nội địa và ít sức ép về việc cắt giảm chi phí. Cấu trúc chi phí cao kết hợp với sự gia tăng gấp 3 lần thiết bị sản xuất đã làm cho chiến lược này không thích hợp trong các ngành công nghiệp mà sức ép về chi phí là khắc nghiệt. Một sự kết hợp yếu kém khác với chiến lược này là một vài công ty đa nội địa đã phát triển trong sự phân quyền của các liên bang mà trong đó mỗi quốc gia có một chức năng phụ trợ trong một lãnh thổ tự trị lớn.

3. Chiến lược toàn cầu (chuẩn toàn cầu) (global strategy)
Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm. Họ theo đuổi chiến lược hạ thấp chi phí. Sản xuất, marketing và các hoạt động R&D của công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung vào một vài điều kiện thuận lợi. Các công ty toàn cầu sẽ không hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu của từng bộ phận khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm và chiến lược marketing bởi vì chi phí cho việc cá biệt hóa sản phẩm cao. Thay vì vậy, các công ty toàn cầu hướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu. vì vậy họ có thể thu hoạch được tối đa lợi ích từ quy mô. Họ cũng đồng thời hướng đến việc sử dụng các lợi thế về chi phí để hỗ trợ cho việc công kích giá trên thị trường thế giới.
Chiến lược toàn cầu sẽ đạt ý nghĩa cao nhất tại nơi mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và nơi mà các yêu cầu địa phương là thấp nhất. Thêm vào đó, những điều kiện này lại chiếm ưu thế trong những ngành công nghiệp sản xuất hàng công nghiệp. Thí dụ, các tiêu chuẩn toàn cầu đặt ra trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, theo đó, các công ty như Intel, Texas Instrument và Motorola đều phải theo đuổi chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lược này không thích hợp với những nơi mà các yêu cầu địa phương cao.

4. Chiến lược đa quốc gia (transnational strategy)
Christopher Bartlett và Sumantra Ghoshal dự đoán rằng trong môi trường ngày nay, điều kiện cạnh tranh là hết sức khắt nghiệt trong thị trường toàn cầu, các công ty phải khai thác tính kinh tế của địa điểm và lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm, họ phải đưa ra các thế mạnh cạnh tranh chủ lực bên trong công ty và họ cũng phải làm tất cả những gì trong khi phải chú ý đến sức ép về sự đáp trả nội địa. Họ lưu ý rằng trong công việc kinh doanh đa quốc gia hiện đại, sự cạnh tranh cốt lõi  không phải tập trung vào nước chủ nhà, Họ có thể phát triển trong một vài tổ chức toàn cầu của công ty. Vì vậy, họ duy trì lưu lượng của các kỹ năng và các sản phẩm được cung cấp không chỉ bằng 1 cách- từ công ty mẹ đến các đại lý nước ngoài- như trong trường hợp các công ty theo đuổi chính sách quốc tế. Đúng hơn là, lưu lượng này có thể chạy từ các đại lý nước ngoài về nước chủ nhà, và từ các đại lý nước ngoài đến các đại lý nước ngoài- một quá trình mà họ có thể gọi là “global learning”.
Chiến lược đa quốc gia sẽ có ý nghĩa nhất khi các công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí và các yêu cầu địa phương cao. Các công ty theo đuổi chính sách đa quốc gia sẽ cố gắng để đạt được cùng một lúc việc cắt giảm chi phí và các lợi thế khác biệt. Lợi thế này lại không dễ dàng để theo đuổi. Áp lực về thỏa mãn các yêu cầu địa phương và cắt giảm chi phí luôn tạo ra mâu thuẫn cho phía công ty- như vậy làm sao công ty có thể theo đuổi hiệu quả chiến lược đa quốc gia?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét