Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
NÓI LÁI : ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIẾNG VIỆT
06:40
Hoàng Phong Nhã
No comments
(Xin thành thật cáo lỗi với quí vị nghiêm túc, cùng các "nữ phù thủy" không nên xem bài nầy, vì từ ngàn xưa đã có câu :-
Thuốc đắng đả tật--Lời thật mích lòng
E rằng quí nữ phù thủy sẽ bị ... gảy đũa thần--Nhược Thủy kính báo trước)
******
Chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ “đơn âm tiết” cộng thêm sáu dấu thanh. Mỗi tiếng (từ) gồm bốn thành tố cơ bản sau:-
1.-Phụ âm đầu
2.-Phần vần (nguyên âm)
3.-Phụ âm cuối
4.- Dấu thanh : có 6 thanh là : không dấu (ngang), sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng.
Trong đó, phần vần là chính, không có phụ âm, chỉ cần có vần (nguyên âm) cũng đủ tạo thành từ.
Ta thử lấy ví dụ hai từ “TRANH ĐẤU” để phân tích :-
*TRANH:-
-Phụ âm đầu :- TR (trờ)+Phần vần ANH + dấu ngang.
*ĐẤU :-
-Phụ âm đầu :- Đ (đờ)+Phần vần ÂU +Dấu sắc
Bằng cách hoán chuyển phụ âm đầu, phần vần, phụ âm cuối hay dấu là ta đã thực hiện được những “từ nói lái”. Có tất cả 7 cách :-
1/-HOÁN CHUYỂN PHẦN VẦN VÀ DẤU :-
a/-Chỉ hoán chuyển vần ANH và ÂU , không chuyển dấu :- Tranh đấu Trâu đánh. (cách 1)
b/-Hoán chuyển vừa vần vừa dấu :- Tranh đấu Trấu đanh. (cách 2)
c/-Chỉ hoán chuyển dấu :- Tranh đấu Tránh đâu. (cách 3)
2/- HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM ĐẦU:- Tranh đấu Đanh trấu. (cách 4)
3/-HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM ĐẦU +VẦN:- Tranh đấu Đâu tránh. (cách 5)
4/- HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM+VẦN+DẤU :- Tranh đấu Đấu tranh (cách 6)
5/- HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM ĐẦU +DẤU :- Tranh đấu Đánh trâu (cách 7)
Thông thường, chỉ có hai cách (1) và (2) là phổ biến hơn vì dễ nói. Các cách còn lại có tiếng không áp dụng được.
Điều đáng lưu ý là phụ âm đầu có thể dùng tất cả phụ âm nhưng phụ âm cuối chỉ có 5 phụ âm đơn là :- M,C,N,P,T hay thêm 3 phụ âm đôi :- CH, NH, NG. Điều rất quan trọng là các phụ âm cuối :-C, CH, P, T chỉ dùng được với hai dấu SẮC và NẶNG mà thôi. Do đó, những từ nào có cấu hình các phụ âm nầy rất khó hoặc không thể nói lái .
Ngoài ra, cũng còn phải để ý đến yếu tố “CÓ NGHĨA” ngoài hình thưc cấu tạo lái nêu trên. Tứ nào cả gốc lẫn lái đều có nghĩa thì hay hơn.
Ví dụ :- Thủ Đức thức đủ ; tranh đấu trâu đánh tránh đâu v.v…
Câu chuyện nói đùa :- “Tranh đấu để khỏi bị trâu đánh, mà bị trâu đánh thì biết tránh đâu. Vì vậy lúc nào cũng phải đấu tranh để khỏi bị trâu đánh”
*NGOẠI LỆ:-
1/- Nói lái có thể hiểu như là tiếng lóng mục đích cười vui, nên có thể chấp nhận cách phát âm (có thể sai ) của từng địa phương khác nhau, hoặc đọc trại ra, mới có nghĩa và cười được.
Ví dụ:- Anh sáu Áo (u) xanh (s) Ánh sao Ao sánh Anh sáu.
-Sao vàng Sang giàu (v) hoặc Giáo chức Dứt (gi) cháo
2/- Không phân biệt C hay K :- VD:- lộng kiếng liệng cống
Trên đây là một số sơ lược về nói lái (Vị nào muốn nghiên cứu kỷ thì có rất nhiều tài liệu về Ngôn ngữ học)
***
Để mở đầu, xin phép kể một chuyện có thật xảy ra hồi còn thuộc Pháp.
NÓI LÁI VÌ TỤC CỬ TÊN
Ngày xưa, khi chữ Hán còn thịnh , thì tục cử nói tên người (hay còn gọi là Kỵ húy) rất quan trọng. Thí sinh khi làm bài thi mà không biết tránh những tên cấm kỵ thì chẳng những bị đánh rớt mà còn có thể bị ở tù là khác. (Tú Xương :- Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui). Sau nầy, những gánh hát rong (lưu diễn) đi đến vùng nào, cũng phải dò hỏi tên của những “quan chức trong Ban Hội tề” để nói tránh, nếu không thì sẽ bị đòn, bị đuổi đi v.v… Ví dụ:- Ở vùng TB có ông Hương cả ĐV TRƯỚC , mọi người đều phải nói tránh “đi trước” thành “đi trát” mới nên.
Có một gánh hát đến một làng nọ để hát trong dịp lễ “Kỳ Yên” (cầu an). Tất cả quan chức hội đồng đều dễ dãi cho phép nghệ sĩ rán hát cho hay, khỏi cử kiêng. Nhưng có hai vị Hương hào HÒA và Hương quản HÓA là nhứt định bắt phải nói tránh.
Bầu gánh dặn dò nghệ sĩ chấp hành tốt, HÒA thì nói là HUỀ ; HÓA thì nói là HUẾ. Phiên hát thành công, được thưởng hậu hỉ. Để đáp lễ, đoàn hát xin tặng thêm một màn phụ diễn “cương” để cám ơn. Nội dung là hai người bạn lâu ngày gặp nhau, hòi thăm về sinh hoạt làm ăn, có một người là lính. Người kia hỏi thăm anh, ở trong quân ngũ thường hay cho ăn món gì ?. Anh vui vẻ trả lời “ …… HOẶC ĂN CÀ, HOẶC ĂN CÁ ……..”, câu nầy được lập đi lập lại nhiều lần.
Lúc đầu mọi người không hiểu, nhưng sau một hồi rỉ tai nhau thì cả đám đông quần chúng đồng cười hả hê , vì “HOẶC ĂN CÀ” nói lái là “HÒA ĂN …” ; còn “HOẶC ĂN CÁ” là ‘HÓA ĂN …
MỌI TẦNG LỚP ĐỀU CÓ NÓI LÁI
I.-GIỚI VĂN HỌC:-
1/-Chuyện Trạng Quỳnh (Cống Quỳnh) :- Đa số đều biết đến nhân vật hư cấu Trạng Quỳnh. Ông nghịch ngợm, chọc phá từ vua đến quan trong triều, quan chức địa phương v.v…Trong đó có câu chuyện, đại ý là “ Một hôm nghe nói có Công Chúa đi dạo ngoài thành, Trạng Quỳnh đứng đón Công Chúa ở gần một cây cầu. Khi công chúa đi ngang qua, thấy ông ta đang đá nước văng tung tóe . Công chúa hỏi ông đang làm gì ở đó ? Ông ung dung nói :-“Ở nhà buồn quá, ra đây “đá bèo” chơi !
2/-Nữ sĩ Hồ Xuân Hương:- Nhà thơ nầy rất sở trường về môn nói lái, được ghi lại chính thức trong nhiều bài thơ của bà. Ví dụ bài “Kiếp tu hành” :-
“Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo”
-Hoặc những câu khác:-
“Đang cơn nắng cực chửa mưa hè
Rủ chị em ra, tát nước khe…”
…. “Thú vui quên cả niềm lo cũ,
Kía cái diều ai nó lộn lèo”
3/- Cụ Vương Hồng Sễn nói lái :- Trong quyển “Hơn nửa đời hư”, cụ Vương đã viết một cách hết sức tự nhiên, thoải mái, dùng lối “lái dủm”, “lái dọt” rất nhiều. Ví dụ : “ bất quá là bá quấc” (tr.465) , “ủ tờ” (tr.477), “mống chuồng” (tr.519). Thú vị nhất là đoạn cụ Vương kể chuyện Đông du thăm Đài Loan và Nhật Bản của ông và vài người bạn Pháp.Ông và mấy người bạn Pháp nầy mặc thử chiếc áo Kimono mà trong khách sạn để sẵn cho khách như sau:-
“Đến cái áo kimono màu sặc sỡ, mỗi phòng trọ đều có treo sẵn cho khách mượn, Meken và tôi chưa quen, vừa xỏ tay áo, tấm thân bồ tượng áo che không khuất, trống trước trống sau, đứa “lù coi” đứa “lắc cọ”, áo nhột nhột, cảnh thật buồn cười. (tr.590).
Ngay cả trong quyển sách tương đối nghiêm túc là “Tự vị tiếng Việt miền Nam” mà cụ Vương vẫn nêu ra những từ nói lái:-
“XE U-MÊ:- tiếng lóng để gọi xe thổ mộ, vì sàn xe bằng gỗ cứng, khách ngồi bệt trên sàn, ê ẩm bàn trôn, nhứt là khách phụ nữ đều phải “ê mu”, nói lái cho bớt tục”.
Thật là quá tự nhiên cho Cụ Vương nhà mình !
4/- Thi sĩ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (ở Huế) có bài thơ:-
“Nực cổi chi ra nổi cực lòng,
Dòng châu lai láng dĩa dầu chong.
Khó đi tìm hiểu nhau khi đó,
Công khó nhờ ai biết có không ?”
*Hoặc :-
“Cầu đạo nên chi phải cạo đầu,
Dầu lai dưa muối cũng dài lâu.
Na bường bát tới nương bà vãi,
Dầu sãi không tu cũng giải sầu”
*Chú thích:- NA BƯỜNG BÁT = mang bình bát , nói theo thổ âm giọng Huế.
-Còn bài “Trông trời” sau đây không biết tác giả :- (đọc theo giọng Bắc, TR thành CH))
“Cô kia sao cứ trông trời, (chông chời)
Để tôi xin nguyện là trời cô trông. (chời cô chông)
Trông trời sướng lắm phải không,
Trời mà trông lại, còn mong nổi gì !” (chời mà chông)
5/- Thầy đồ nho Văn Bình :- Chuyện kể, hồi xưa có một thầy đồ nho tên là Văn Bình, vì là thầy ở địa phương nhỏ được mọi người quí trọng nên hay vênh vang tự đắc. Một hôm, có ông cụ từ xa tới, vào nhà gặp Văn Bình Tiên Sinh để thỉnh giáo một câu đối lạ, mà ông ta bí , không đối được, nhờ thầy VB văn hay chữ tốt mách nước hộ. Ông ta bảo, người xuất đối ra điều kiện là khi nói tiếng nào thì phải đối lại ngay tiếng đó. Ông ta đọc :-
-VÕ , thầy Bình đối lại VĂN.
-TRẮC - BÌNH.
-ĐÁO - LAI
-NAM - BẮC.
-CÔ - CỤ
Ông cụ rối rít cảm ơn và từ tạ ra về (sợ ở lại “bọn đì”)
Thầy đồ cứ mãi loay hoay với nghĩa lý câu 1, vì thấy nó vô lý, tối nghĩa, mãi sau mới nhớ lại câu 2 của mình, chợt hiểu ra … “Văn Bình lai bắc cụ “ là “Văn Bình đến bú …” thì ông cụ đã biệt dạng từ lâu !
6/- Câu hò đối đáp giữa trai gái :- Vào mùa cấy, các công (thợ) cấy miền Nam ngày xưa thường có những câu hò đối đáp rất hay, câu săn cũng có, nhưng phần lớn là các câu “ứng biến” , mới biết ai có tài. Bên nam hò :-
“Thấy em gò má ửng hồng,
Phải chi em đừng mắc cỡ, thì anh bồng em hun.
Nước Tân Ba chảy ra Trà Cú,
Em cấy khum, ‘LÙ VÓI” anh muốn hun…”
*Nữ hò đáp :-
… Phú Điền có chị Tám Hai,
Thuyền quyên hò mí, ĐỐI TRAI anh hùng ”
*Chú thích :- hò mí hay hò mép, nghĩa là hò đối đáp, thách thức, dòng do xuôi ngược, nói lái úp mở, miễn xuống câu ăn vận, đúng điệu là được. “đối trai” nghĩa là đái trôi ...
*Bài 3:-
7/- Văn thơ có liên quan đến nói lái :-
A.-*Gần nhất là bài thơ “chà đồ nhôm” rất phổ biến sau 1975.
“Đi đâu bỏ con ở nhà,
Hỏi em, em nói, đi “chà đồ nhôm”
Đi đâu, tay xách nách ôm,
Hỏi em, em nói, đi “chôm đồ nhà “ …
B.-* Những câu, bài thơ khác:-
a/- Miên tàn , tăng trái :-
Ngày xưa, có một anh thư sinh nghèo kiết xác, thường hay đến uống rượu trà thiếu chịu ở quán nước đầu làng. Lâu ngày, số tiền thiếu không còn tính đếm được. Bà cụ chủ quán thấy anh học trò nghèo cũng thương tình không đòi, nhưng cũng rát ruột lắm. Có cô cháu gái họ của bà cụ biết chuyện, nói để cổ giải quyết cho.
Một hôm, như thường lệ, chàng bạch diện lò mò đến để uống rượu chịu theo tinh thần của sư tổ Đỗ Phủ :-
“ Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Nhân sinh thất thập cổ lai hi ”
(Khúc giang đệ nhị thủ)
Chẳng may vừa đến sân quán thì cô gái chạy ra, dúi vào tay anh nầy tờ giấy, bảo :-
-Nầy chàng , nếu quả đúng là học trò thiệt thì hảy đối lại câu nầy , đối được thì cho vào và hủy bỏ nợ cũ, còn nếu không thì xin đừng vác mặt đến đây nữa.
Anh nhìn vào tờ giấy, lẩm bẩm đọc:-
MIÊN TÀN KHÁCH ĐÁO ĐĂNG VÔ THỈ
綿 殘 客 到 燈 無 始
(Bông gòn rụi khách vào đèn không bắt đầu)
Chàng lủi thủi đến ngồi dưới gốc cây bìa sân, suy nghĩ hoài mà không biết câu nầy nói cái gì thì làm sao đối lại được.
Cả giờ sau, mồ hôi nhễ nhại mà vẫn bí. Anh định quay lưng đi về, bổng cô gái chạy ra tiếp tục đưa anh tờ giấy, nói :-
-Thôi, anh học trò giả bộ kia, một câu dễ thế mà cũng không hiểu , thì học với hành gì , cút đi cho khuất mắt. Câu đối là đây nè ! (chỉ tờ giấy )
Chàng thư sinh nhìn vào thấy :-
僧 債 人 來 隱 外 初
TĂNG TRÁI NHÂN LAI ẨN NGOẠI SƠ
(nợ của thầy chùa người đến trốn ngoài chỗ thưa)
Anh chàng lại càng không hiểu gì, đành thờ thẩn cúi mặt quay lưng.
Trong quán, bà cụ hỏi đứa cháu :-
-Chứ con viết cái gì, khó lắm sao mà nó không trả lời được vậy ?
Cô gái cười rũ rượi một hồi rồi nín cười bảo :-
Thấy anh chàng nghèo kiết xác, con cũng tội nghiệp, đưa cho anh ta tờ đầu có câu :-
“ Miên tàn khách đáo đăng vô thỉ ” ý muốn nói là “Khách đến, nếu có “mang tiền” (miên tàn) thì mới được “đi vô thẳng” (đăng vô thỉ). Còn câu thứ hai đối lại là “Tăng trái nhân lai ẩn ngoại sơ” thì nói “Nếu tay trắng (tăng trái) không tiền thì người đến phải “ở ngoài sân” (ẩn ngoại sơ ) thôi.
Có gì là khó đâu !
Bà cụ hiểu ra, gật gù :- Hèn chi …
b/-Hiền tạ, Thiên tường :-
Ngày trước, có ông phú hộ họ Tạ kia, tuy giàu có nhưng kém chữ nghĩa. Đầu ông ta hói và nổi tiếng hà tiện, keo kiệt từng xu. Tết đến , ông ra chợ nhờ cụ đồ Nho viết câu đối trên giấy đỏ để treo ở nhà ra vẻ “trí thức”. Ông đồ đề nghị viết theo lối chữ “họa” giống như vẽ cho nó đẹp và đề ra tiền công là một đồng. Lão hà tiện kỳ kèo trả giá năm cắc thôi. Ông đồ chịu và viết cho hai câu sau :-
賢謝秋霜心則吉
天祥作別義朱台
“Hiền tạ thu sương tâm tắc kiết
Thiên tường tác biệt nghĩa châu đài”.
Ông đồ giải thích đại khái là ông phú hộ hiền hậu (hiền tạ), chịu cực chịu khổ sương gió suốt mùa thu (thu sương) mà tâm vẫn tốt (tắc kiết) nên trời sẽ ban cho nhiều điều lành (thiên tường) riêng biệt nhiều hơn (tác biệt) người khác, sự nhơn nghĩa của ông là đáng được đem treo lên , nêu lên như viên ngọc quí (châu đài) để mọi người bắt chước.Ông phú hộ nghe xuôi tai, vui vẻ trả năm cắc rồi hí hửng đem hai câu họa đối về nhà dán trước cửa và khoe với mọi người suốt ba ngày Tết.
Ra giêng, có người cháu đi học ở xa về, ghé thăm chú, ông cũng đem khoe hai câu đối nầy và còn sẵn trớn nói là do ông sáng suốt gợi ý cho thầy đồ viết. Người cháu đọc đi đọc lại mấy lần, lúc đầu cứ ngớ ra vì nó chẳng thành câu thành nghĩa gì ráo , mãi sau mới thấm ý , cười ngặt nghẽo, nói với chú:-
-“Chú ơi ! Chẳng có nho nhiếc hay ý nghĩa tốt đẹp nào cả. Ông thầy đồ chơi xỏ chú đấy !”
Phú hộ hỏi mãi anh ta mới giảng thành hai câu “Nho ba rọi” như sau :-
“Hà tiện thương su (xu) tâm tiếc cất,
Thương tiền tiếc bạc, nghĩ chai đầu “
Lão phú hộ chỉ có nước kêu trời và xé tan hai câu ấy !
c/- Mụ góa kén chồng:- Xưa có một đàn bà góa chồng lúc còn khá trẻ, bà nầy trước đây cũng có tiếng là giỏi văn chương thi phú. Sau ba năm mãn tang, bà chắc “mống chuồng” nên muốn tìm vị nào cũng phải “hay chữ” như bà mới được. Đề tài bà nêu ra là “Tâm sự nửa chừng xuân”. Rất nhiều áng văn chương dài lê thê , tình cảm ướt át gởi đến, nhưng bà không chịu. Sau cùng mới chọn được hai bài tuy ngắn, nhưng đáp được cái ý sốt sắng, khắc khoải chờ đợi của quả phụ non cành .
(miễn dịch và xin lỗi vị nào khó tính, vì chuyện thực là vậy, không kể khác được)
*Bài thứ nhất :-
Bá nhựt bá không VÔ CỤ ĐẶC,
BĂM NA ĐỖ LỄ, CHẨM AI ĐĂNG “
百日百空無俱特 (trăm ngày trăm rỗng không có đồ dùng tốt)
斌那杜禮枕哀燈 (nơi mới mẻ hào hoa gối đốt đèn buồn)
(chữ Bân 斌=tươi tốt, đọc trại thành Băm)
*Bài thứ hai :-
“Gái quốc sắc , MAO CU DŨ ĐỆ (毛居愈弟 = em trai khỏe ở chỗ rậm)
Trai anh hùng, tứ hải ĐẠI DU (四海大遊 =bốn biển vui chơi )
Nhìn em đã thấy CĂNG TU (兢修 = thi đua sửa chữa )
“Mống chuồng” chỉ nhận (người có) “CỐT TU” làm chồng ( 骨鬚 = râu cứng như xương)
*Kết quả , bà nửa chừng xuân chấm đậu tác giả bài thứ hai.
*Bài 4 :-
d/-Giai nhân và anh hùng:- Chúng ta thường hay quen nghe mấy câu liên quan đến người đẹp và anh hùng, ví như :-
-Giai nhân nan tái đắc = người đẹp khó gặp lại
-Bề tôi lương đống = bề tôi rường cột (của nước nhà )
-Tự cổ hồng nhan như lương tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu v.v…
Nhưng có một “ nhà thơ hiện thực” khác bảo, nói làm gì chuyện xa xôi, có một “chân lý không bao giờ thay đổi” là, bất kể dù nam hay nữ, mà cái “chuyện ấy” không thông thì phải ngũm cù đeo là cái chắc.
Đó là :-
“Giai nhân tái đắc, dư nhân tải,
Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu”
佳人再得佳余人載 = Gặp lại người đẹp, nhiều người chở
英雄開棟英雄標 = Anh hùng rường cột, đầu (bảng) anh hùng.
Nghe sao mà hổng ăn nhậu gì với nhau cả.
Năn nỉ mãi, nhà thơ cười bảo :-
“Phải nói lái mới hiểu, giai nhân tái đắc là người đẹp (mà) tắc đái thì “dư nhân tải” tức là giai nhân tử, người đẹp nhất định phải chết , chắc như bắp thôi !
-Tương tự, anh hùng (mà) khai đống = không đái thì ngàn vị cũng đi đời !
Quả thật , không chân lý nào sánh nổi !
e/-Giai thoại nói lái về CON RỒNG AIR VIETNAM (trước 1975) ở miền Nam :-
Trước đây, ở miền Nam có hảng hàng không AIR VIETNAM nổi tiếng , lấy LOGO là con rồng uốn lượn. Có một thời gian, không biết mấy cô tiếp viên hàng không làm ăn kiểu nào mà phật ý mấy ÔNG NHÀ BÁO.
Thế rồi, họ họp bí mật thế nào, sau đó đồng loạt sử dụng danh từ “AIR RỒNG LỘN” trên nhiều tờ báo, tạo nên một thế tấn công liên tục và lâu dài, thậm chí gọi mấy cô là “TIẾP VIÊN RỒNG LỘN”.
Tìm lại mới thấy trước đó, có một bài viết của nhân vật xưng là Đại Ngu, nêu lên hai câu đối, nói là nghe “thầy nào đó” đọc:-
*Con Tiên cháu RỒNG, LỘN xuống hồng trần sung sướng nhỉ,
Mộng hùng (gấu) thơ RẮN, SAI đâu con tạo đở đần cho.
(Ông Đ N chú thích là phải đọc từ Rắn theo âm Bắc là Dắn)
-Ông cũng có ghi thêm giai thoại cụ Tú Mỡ đùa nữ sĩ Ngọc Hồ như sau :- (chắc là nữ sĩ giận lắm lắm !!)
“Hồ tù ngán nổi con RỒNG LỘN,
Ngọc vết thương tình kẻ CỐ ĐEO”
Thật là quá quắc cho ông đại thi sĩ thừa chất béo nầy .
f/- Bài thơ “TU ĐẠO” *CẤM PHỔ BIẾN !!!
(xin sám hối với quí Thầy cùng chư huynh đệ, ngặt vì đầu đề ra như thế, thế thời phải thế, mong thông cảm)
Ban ngày lặt cỏ, tối công phu,
Ủ nếp làm tương, đậu mấy lu ?
Chuổi hột đếm đeo, lòng mộ tưởng,
Y vàng đắp xéo, đở mùa thu.
Bà già năm chục, theo tu đạo,
Cô gái đôi mươi cũng đạo tu.
Hải dưới sơn trên ai rõ thấu,
Lộn lèo trái gió, hết đường tu.
(Vô danh kỉ sư)
g/- Thầy giáo nói lái :- Có ông thầy giáo cấp 3 (trước ở miền Nam gọi là giáo sư) dạy Pháp văn ở một trường rất nổi tiếng (LPTVK) , tuy ông tốt nghiệp bên Pháp nhưng lại rất sành về những thứ “lắt léo” của tiếng Việt, nhất là kỹ thuật “NÁI LÓI”, Tiêu biểu là bài thơ sau của ông :-
“Có cô nho nhỏ đó học trèo,
Trèo lên hòn đá, đá chẳng leo.
Sương sa lác đác, mù mù đợi,
Trăng xế đầu non, đới đới cheo.
-Bài nầy thì quả tình tôi không dám nhấn mạnh hay gạch dưới chữ nào để gây chú ý cả , người đọc tự tìm hiểu lấy .
*ĐÔI LỜI THANH MINH THANH NGA CỦA NGƯỜI VIẾT :-
Đến đây, mới có “chút chút” mà tôi thấy nhiều vị đã nhăn mặt, bảo “Cái anh NT nầy, đọc hơn trăm bài viết của ảnh mới biết được bề trái, đúng là cháy nhà mới lòi ra mặt chuột ! Hì…hì… thì tôi đã nói trước và xin lỗi rồi. tại vì cái chủ đề nầy “khó nói” nên mấy ngàn năm nay chưa có ai dám trình luận án “phó sĩ” bằng đề tài nầy, chứ thật ra thì nó cứ nhan nhãn trong cuộc sống, phổ biến khắp trong “quần chúng ra” .Nếu không phải vậy, thì làm sao một kẻ sinh sau đẻ muộn như tôi lại có thể biết được, phải không, thưa quí vị ?
-Kính xin BQT và chư vị cho ý kiến một trong hai sau đây :-
1.- Lập tức ngưng ngay và xóa tất cả những bài kiểu nầy trong ngôi nhà HTT. Từ nay, cấm tất cả không được “ngựa quen đường cũ ”.
2.- Cho phép viết tiếp.
Trường hợp quí Ngài “làm thinh” thì cũng đồng nghĩa với ý kiến thứ hai (làm thinh là đồng ý)
Tôi sẽ tuyệt đối chấp hành chung quyết, không dám trái ý và sẵn sàng xin lỗi tập thể.
Thân kính.
NHƯỢC THỦY
Thuốc đắng đả tật--Lời thật mích lòng
E rằng quí nữ phù thủy sẽ bị ... gảy đũa thần--Nhược Thủy kính báo trước)
******
Chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ “đơn âm tiết” cộng thêm sáu dấu thanh. Mỗi tiếng (từ) gồm bốn thành tố cơ bản sau:-
1.-Phụ âm đầu
2.-Phần vần (nguyên âm)
3.-Phụ âm cuối
4.- Dấu thanh : có 6 thanh là : không dấu (ngang), sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng.
Trong đó, phần vần là chính, không có phụ âm, chỉ cần có vần (nguyên âm) cũng đủ tạo thành từ.
Ta thử lấy ví dụ hai từ “TRANH ĐẤU” để phân tích :-
*TRANH:-
-Phụ âm đầu :- TR (trờ)+Phần vần ANH + dấu ngang.
*ĐẤU :-
-Phụ âm đầu :- Đ (đờ)+Phần vần ÂU +Dấu sắc
Bằng cách hoán chuyển phụ âm đầu, phần vần, phụ âm cuối hay dấu là ta đã thực hiện được những “từ nói lái”. Có tất cả 7 cách :-
1/-HOÁN CHUYỂN PHẦN VẦN VÀ DẤU :-
a/-Chỉ hoán chuyển vần ANH và ÂU , không chuyển dấu :- Tranh đấu Trâu đánh. (cách 1)
b/-Hoán chuyển vừa vần vừa dấu :- Tranh đấu Trấu đanh. (cách 2)
c/-Chỉ hoán chuyển dấu :- Tranh đấu Tránh đâu. (cách 3)
2/- HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM ĐẦU:- Tranh đấu Đanh trấu. (cách 4)
3/-HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM ĐẦU +VẦN:- Tranh đấu Đâu tránh. (cách 5)
4/- HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM+VẦN+DẤU :- Tranh đấu Đấu tranh (cách 6)
5/- HOÁN CHUYỂN PHỤ ÂM ĐẦU +DẤU :- Tranh đấu Đánh trâu (cách 7)
Thông thường, chỉ có hai cách (1) và (2) là phổ biến hơn vì dễ nói. Các cách còn lại có tiếng không áp dụng được.
Điều đáng lưu ý là phụ âm đầu có thể dùng tất cả phụ âm nhưng phụ âm cuối chỉ có 5 phụ âm đơn là :- M,C,N,P,T hay thêm 3 phụ âm đôi :- CH, NH, NG. Điều rất quan trọng là các phụ âm cuối :-C, CH, P, T chỉ dùng được với hai dấu SẮC và NẶNG mà thôi. Do đó, những từ nào có cấu hình các phụ âm nầy rất khó hoặc không thể nói lái .
Ngoài ra, cũng còn phải để ý đến yếu tố “CÓ NGHĨA” ngoài hình thưc cấu tạo lái nêu trên. Tứ nào cả gốc lẫn lái đều có nghĩa thì hay hơn.
Ví dụ :- Thủ Đức thức đủ ; tranh đấu trâu đánh tránh đâu v.v…
Câu chuyện nói đùa :- “Tranh đấu để khỏi bị trâu đánh, mà bị trâu đánh thì biết tránh đâu. Vì vậy lúc nào cũng phải đấu tranh để khỏi bị trâu đánh”
*NGOẠI LỆ:-
1/- Nói lái có thể hiểu như là tiếng lóng mục đích cười vui, nên có thể chấp nhận cách phát âm (có thể sai ) của từng địa phương khác nhau, hoặc đọc trại ra, mới có nghĩa và cười được.
Ví dụ:- Anh sáu Áo (u) xanh (s) Ánh sao Ao sánh Anh sáu.
-Sao vàng Sang giàu (v) hoặc Giáo chức Dứt (gi) cháo
2/- Không phân biệt C hay K :- VD:- lộng kiếng liệng cống
Trên đây là một số sơ lược về nói lái (Vị nào muốn nghiên cứu kỷ thì có rất nhiều tài liệu về Ngôn ngữ học)
***
Để mở đầu, xin phép kể một chuyện có thật xảy ra hồi còn thuộc Pháp.
NÓI LÁI VÌ TỤC CỬ TÊN
Ngày xưa, khi chữ Hán còn thịnh , thì tục cử nói tên người (hay còn gọi là Kỵ húy) rất quan trọng. Thí sinh khi làm bài thi mà không biết tránh những tên cấm kỵ thì chẳng những bị đánh rớt mà còn có thể bị ở tù là khác. (Tú Xương :- Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui). Sau nầy, những gánh hát rong (lưu diễn) đi đến vùng nào, cũng phải dò hỏi tên của những “quan chức trong Ban Hội tề” để nói tránh, nếu không thì sẽ bị đòn, bị đuổi đi v.v… Ví dụ:- Ở vùng TB có ông Hương cả ĐV TRƯỚC , mọi người đều phải nói tránh “đi trước” thành “đi trát” mới nên.
Có một gánh hát đến một làng nọ để hát trong dịp lễ “Kỳ Yên” (cầu an). Tất cả quan chức hội đồng đều dễ dãi cho phép nghệ sĩ rán hát cho hay, khỏi cử kiêng. Nhưng có hai vị Hương hào HÒA và Hương quản HÓA là nhứt định bắt phải nói tránh.
Bầu gánh dặn dò nghệ sĩ chấp hành tốt, HÒA thì nói là HUỀ ; HÓA thì nói là HUẾ. Phiên hát thành công, được thưởng hậu hỉ. Để đáp lễ, đoàn hát xin tặng thêm một màn phụ diễn “cương” để cám ơn. Nội dung là hai người bạn lâu ngày gặp nhau, hòi thăm về sinh hoạt làm ăn, có một người là lính. Người kia hỏi thăm anh, ở trong quân ngũ thường hay cho ăn món gì ?. Anh vui vẻ trả lời “ …… HOẶC ĂN CÀ, HOẶC ĂN CÁ ……..”, câu nầy được lập đi lập lại nhiều lần.
Lúc đầu mọi người không hiểu, nhưng sau một hồi rỉ tai nhau thì cả đám đông quần chúng đồng cười hả hê , vì “HOẶC ĂN CÀ” nói lái là “HÒA ĂN …” ; còn “HOẶC ĂN CÁ” là ‘HÓA ĂN …
MỌI TẦNG LỚP ĐỀU CÓ NÓI LÁI
I.-GIỚI VĂN HỌC:-
1/-Chuyện Trạng Quỳnh (Cống Quỳnh) :- Đa số đều biết đến nhân vật hư cấu Trạng Quỳnh. Ông nghịch ngợm, chọc phá từ vua đến quan trong triều, quan chức địa phương v.v…Trong đó có câu chuyện, đại ý là “ Một hôm nghe nói có Công Chúa đi dạo ngoài thành, Trạng Quỳnh đứng đón Công Chúa ở gần một cây cầu. Khi công chúa đi ngang qua, thấy ông ta đang đá nước văng tung tóe . Công chúa hỏi ông đang làm gì ở đó ? Ông ung dung nói :-“Ở nhà buồn quá, ra đây “đá bèo” chơi !
2/-Nữ sĩ Hồ Xuân Hương:- Nhà thơ nầy rất sở trường về môn nói lái, được ghi lại chính thức trong nhiều bài thơ của bà. Ví dụ bài “Kiếp tu hành” :-
“Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo”
-Hoặc những câu khác:-
“Đang cơn nắng cực chửa mưa hè
Rủ chị em ra, tát nước khe…”
…. “Thú vui quên cả niềm lo cũ,
Kía cái diều ai nó lộn lèo”
3/- Cụ Vương Hồng Sễn nói lái :- Trong quyển “Hơn nửa đời hư”, cụ Vương đã viết một cách hết sức tự nhiên, thoải mái, dùng lối “lái dủm”, “lái dọt” rất nhiều. Ví dụ : “ bất quá là bá quấc” (tr.465) , “ủ tờ” (tr.477), “mống chuồng” (tr.519). Thú vị nhất là đoạn cụ Vương kể chuyện Đông du thăm Đài Loan và Nhật Bản của ông và vài người bạn Pháp.Ông và mấy người bạn Pháp nầy mặc thử chiếc áo Kimono mà trong khách sạn để sẵn cho khách như sau:-
“Đến cái áo kimono màu sặc sỡ, mỗi phòng trọ đều có treo sẵn cho khách mượn, Meken và tôi chưa quen, vừa xỏ tay áo, tấm thân bồ tượng áo che không khuất, trống trước trống sau, đứa “lù coi” đứa “lắc cọ”, áo nhột nhột, cảnh thật buồn cười. (tr.590).
Ngay cả trong quyển sách tương đối nghiêm túc là “Tự vị tiếng Việt miền Nam” mà cụ Vương vẫn nêu ra những từ nói lái:-
“XE U-MÊ:- tiếng lóng để gọi xe thổ mộ, vì sàn xe bằng gỗ cứng, khách ngồi bệt trên sàn, ê ẩm bàn trôn, nhứt là khách phụ nữ đều phải “ê mu”, nói lái cho bớt tục”.
Thật là quá tự nhiên cho Cụ Vương nhà mình !
4/- Thi sĩ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (ở Huế) có bài thơ:-
“Nực cổi chi ra nổi cực lòng,
Dòng châu lai láng dĩa dầu chong.
Khó đi tìm hiểu nhau khi đó,
Công khó nhờ ai biết có không ?”
*Hoặc :-
“Cầu đạo nên chi phải cạo đầu,
Dầu lai dưa muối cũng dài lâu.
Na bường bát tới nương bà vãi,
Dầu sãi không tu cũng giải sầu”
*Chú thích:- NA BƯỜNG BÁT = mang bình bát , nói theo thổ âm giọng Huế.
-Còn bài “Trông trời” sau đây không biết tác giả :- (đọc theo giọng Bắc, TR thành CH))
“Cô kia sao cứ trông trời, (chông chời)
Để tôi xin nguyện là trời cô trông. (chời cô chông)
Trông trời sướng lắm phải không,
Trời mà trông lại, còn mong nổi gì !” (chời mà chông)
5/- Thầy đồ nho Văn Bình :- Chuyện kể, hồi xưa có một thầy đồ nho tên là Văn Bình, vì là thầy ở địa phương nhỏ được mọi người quí trọng nên hay vênh vang tự đắc. Một hôm, có ông cụ từ xa tới, vào nhà gặp Văn Bình Tiên Sinh để thỉnh giáo một câu đối lạ, mà ông ta bí , không đối được, nhờ thầy VB văn hay chữ tốt mách nước hộ. Ông ta bảo, người xuất đối ra điều kiện là khi nói tiếng nào thì phải đối lại ngay tiếng đó. Ông ta đọc :-
-VÕ , thầy Bình đối lại VĂN.
-TRẮC - BÌNH.
-ĐÁO - LAI
-NAM - BẮC.
-CÔ - CỤ
Ông cụ rối rít cảm ơn và từ tạ ra về (sợ ở lại “bọn đì”)
Thầy đồ cứ mãi loay hoay với nghĩa lý câu 1, vì thấy nó vô lý, tối nghĩa, mãi sau mới nhớ lại câu 2 của mình, chợt hiểu ra … “Văn Bình lai bắc cụ “ là “Văn Bình đến bú …” thì ông cụ đã biệt dạng từ lâu !
6/- Câu hò đối đáp giữa trai gái :- Vào mùa cấy, các công (thợ) cấy miền Nam ngày xưa thường có những câu hò đối đáp rất hay, câu săn cũng có, nhưng phần lớn là các câu “ứng biến” , mới biết ai có tài. Bên nam hò :-
“Thấy em gò má ửng hồng,
Phải chi em đừng mắc cỡ, thì anh bồng em hun.
Nước Tân Ba chảy ra Trà Cú,
Em cấy khum, ‘LÙ VÓI” anh muốn hun…”
*Nữ hò đáp :-
… Phú Điền có chị Tám Hai,
Thuyền quyên hò mí, ĐỐI TRAI anh hùng ”
*Chú thích :- hò mí hay hò mép, nghĩa là hò đối đáp, thách thức, dòng do xuôi ngược, nói lái úp mở, miễn xuống câu ăn vận, đúng điệu là được. “đối trai” nghĩa là đái trôi ...
*Bài 3:-
7/- Văn thơ có liên quan đến nói lái :-
A.-*Gần nhất là bài thơ “chà đồ nhôm” rất phổ biến sau 1975.
“Đi đâu bỏ con ở nhà,
Hỏi em, em nói, đi “chà đồ nhôm”
Đi đâu, tay xách nách ôm,
Hỏi em, em nói, đi “chôm đồ nhà “ …
B.-* Những câu, bài thơ khác:-
a/- Miên tàn , tăng trái :-
Ngày xưa, có một anh thư sinh nghèo kiết xác, thường hay đến uống rượu trà thiếu chịu ở quán nước đầu làng. Lâu ngày, số tiền thiếu không còn tính đếm được. Bà cụ chủ quán thấy anh học trò nghèo cũng thương tình không đòi, nhưng cũng rát ruột lắm. Có cô cháu gái họ của bà cụ biết chuyện, nói để cổ giải quyết cho.
Một hôm, như thường lệ, chàng bạch diện lò mò đến để uống rượu chịu theo tinh thần của sư tổ Đỗ Phủ :-
“ Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Nhân sinh thất thập cổ lai hi ”
(Khúc giang đệ nhị thủ)
Chẳng may vừa đến sân quán thì cô gái chạy ra, dúi vào tay anh nầy tờ giấy, bảo :-
-Nầy chàng , nếu quả đúng là học trò thiệt thì hảy đối lại câu nầy , đối được thì cho vào và hủy bỏ nợ cũ, còn nếu không thì xin đừng vác mặt đến đây nữa.
Anh nhìn vào tờ giấy, lẩm bẩm đọc:-
MIÊN TÀN KHÁCH ĐÁO ĐĂNG VÔ THỈ
綿 殘 客 到 燈 無 始
(Bông gòn rụi khách vào đèn không bắt đầu)
Chàng lủi thủi đến ngồi dưới gốc cây bìa sân, suy nghĩ hoài mà không biết câu nầy nói cái gì thì làm sao đối lại được.
Cả giờ sau, mồ hôi nhễ nhại mà vẫn bí. Anh định quay lưng đi về, bổng cô gái chạy ra tiếp tục đưa anh tờ giấy, nói :-
-Thôi, anh học trò giả bộ kia, một câu dễ thế mà cũng không hiểu , thì học với hành gì , cút đi cho khuất mắt. Câu đối là đây nè ! (chỉ tờ giấy )
Chàng thư sinh nhìn vào thấy :-
僧 債 人 來 隱 外 初
TĂNG TRÁI NHÂN LAI ẨN NGOẠI SƠ
(nợ của thầy chùa người đến trốn ngoài chỗ thưa)
Anh chàng lại càng không hiểu gì, đành thờ thẩn cúi mặt quay lưng.
Trong quán, bà cụ hỏi đứa cháu :-
-Chứ con viết cái gì, khó lắm sao mà nó không trả lời được vậy ?
Cô gái cười rũ rượi một hồi rồi nín cười bảo :-
Thấy anh chàng nghèo kiết xác, con cũng tội nghiệp, đưa cho anh ta tờ đầu có câu :-
“ Miên tàn khách đáo đăng vô thỉ ” ý muốn nói là “Khách đến, nếu có “mang tiền” (miên tàn) thì mới được “đi vô thẳng” (đăng vô thỉ). Còn câu thứ hai đối lại là “Tăng trái nhân lai ẩn ngoại sơ” thì nói “Nếu tay trắng (tăng trái) không tiền thì người đến phải “ở ngoài sân” (ẩn ngoại sơ ) thôi.
Có gì là khó đâu !
Bà cụ hiểu ra, gật gù :- Hèn chi …
b/-Hiền tạ, Thiên tường :-
Ngày trước, có ông phú hộ họ Tạ kia, tuy giàu có nhưng kém chữ nghĩa. Đầu ông ta hói và nổi tiếng hà tiện, keo kiệt từng xu. Tết đến , ông ra chợ nhờ cụ đồ Nho viết câu đối trên giấy đỏ để treo ở nhà ra vẻ “trí thức”. Ông đồ đề nghị viết theo lối chữ “họa” giống như vẽ cho nó đẹp và đề ra tiền công là một đồng. Lão hà tiện kỳ kèo trả giá năm cắc thôi. Ông đồ chịu và viết cho hai câu sau :-
賢謝秋霜心則吉
天祥作別義朱台
“Hiền tạ thu sương tâm tắc kiết
Thiên tường tác biệt nghĩa châu đài”.
Ông đồ giải thích đại khái là ông phú hộ hiền hậu (hiền tạ), chịu cực chịu khổ sương gió suốt mùa thu (thu sương) mà tâm vẫn tốt (tắc kiết) nên trời sẽ ban cho nhiều điều lành (thiên tường) riêng biệt nhiều hơn (tác biệt) người khác, sự nhơn nghĩa của ông là đáng được đem treo lên , nêu lên như viên ngọc quí (châu đài) để mọi người bắt chước.Ông phú hộ nghe xuôi tai, vui vẻ trả năm cắc rồi hí hửng đem hai câu họa đối về nhà dán trước cửa và khoe với mọi người suốt ba ngày Tết.
Ra giêng, có người cháu đi học ở xa về, ghé thăm chú, ông cũng đem khoe hai câu đối nầy và còn sẵn trớn nói là do ông sáng suốt gợi ý cho thầy đồ viết. Người cháu đọc đi đọc lại mấy lần, lúc đầu cứ ngớ ra vì nó chẳng thành câu thành nghĩa gì ráo , mãi sau mới thấm ý , cười ngặt nghẽo, nói với chú:-
-“Chú ơi ! Chẳng có nho nhiếc hay ý nghĩa tốt đẹp nào cả. Ông thầy đồ chơi xỏ chú đấy !”
Phú hộ hỏi mãi anh ta mới giảng thành hai câu “Nho ba rọi” như sau :-
“Hà tiện thương su (xu) tâm tiếc cất,
Thương tiền tiếc bạc, nghĩ chai đầu “
Lão phú hộ chỉ có nước kêu trời và xé tan hai câu ấy !
c/- Mụ góa kén chồng:- Xưa có một đàn bà góa chồng lúc còn khá trẻ, bà nầy trước đây cũng có tiếng là giỏi văn chương thi phú. Sau ba năm mãn tang, bà chắc “mống chuồng” nên muốn tìm vị nào cũng phải “hay chữ” như bà mới được. Đề tài bà nêu ra là “Tâm sự nửa chừng xuân”. Rất nhiều áng văn chương dài lê thê , tình cảm ướt át gởi đến, nhưng bà không chịu. Sau cùng mới chọn được hai bài tuy ngắn, nhưng đáp được cái ý sốt sắng, khắc khoải chờ đợi của quả phụ non cành .
(miễn dịch và xin lỗi vị nào khó tính, vì chuyện thực là vậy, không kể khác được)
*Bài thứ nhất :-
Bá nhựt bá không VÔ CỤ ĐẶC,
BĂM NA ĐỖ LỄ, CHẨM AI ĐĂNG “
百日百空無俱特 (trăm ngày trăm rỗng không có đồ dùng tốt)
斌那杜禮枕哀燈 (nơi mới mẻ hào hoa gối đốt đèn buồn)
(chữ Bân 斌=tươi tốt, đọc trại thành Băm)
*Bài thứ hai :-
“Gái quốc sắc , MAO CU DŨ ĐỆ (毛居愈弟 = em trai khỏe ở chỗ rậm)
Trai anh hùng, tứ hải ĐẠI DU (四海大遊 =bốn biển vui chơi )
Nhìn em đã thấy CĂNG TU (兢修 = thi đua sửa chữa )
“Mống chuồng” chỉ nhận (người có) “CỐT TU” làm chồng ( 骨鬚 = râu cứng như xương)
*Kết quả , bà nửa chừng xuân chấm đậu tác giả bài thứ hai.
*Bài 4 :-
d/-Giai nhân và anh hùng:- Chúng ta thường hay quen nghe mấy câu liên quan đến người đẹp và anh hùng, ví như :-
-Giai nhân nan tái đắc = người đẹp khó gặp lại
-Bề tôi lương đống = bề tôi rường cột (của nước nhà )
-Tự cổ hồng nhan như lương tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu v.v…
Nhưng có một “ nhà thơ hiện thực” khác bảo, nói làm gì chuyện xa xôi, có một “chân lý không bao giờ thay đổi” là, bất kể dù nam hay nữ, mà cái “chuyện ấy” không thông thì phải ngũm cù đeo là cái chắc.
Đó là :-
“Giai nhân tái đắc, dư nhân tải,
Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu”
佳人再得佳余人載 = Gặp lại người đẹp, nhiều người chở
英雄開棟英雄標 = Anh hùng rường cột, đầu (bảng) anh hùng.
Nghe sao mà hổng ăn nhậu gì với nhau cả.
Năn nỉ mãi, nhà thơ cười bảo :-
“Phải nói lái mới hiểu, giai nhân tái đắc là người đẹp (mà) tắc đái thì “dư nhân tải” tức là giai nhân tử, người đẹp nhất định phải chết , chắc như bắp thôi !
-Tương tự, anh hùng (mà) khai đống = không đái thì ngàn vị cũng đi đời !
Quả thật , không chân lý nào sánh nổi !
e/-Giai thoại nói lái về CON RỒNG AIR VIETNAM (trước 1975) ở miền Nam :-
Trước đây, ở miền Nam có hảng hàng không AIR VIETNAM nổi tiếng , lấy LOGO là con rồng uốn lượn. Có một thời gian, không biết mấy cô tiếp viên hàng không làm ăn kiểu nào mà phật ý mấy ÔNG NHÀ BÁO.
Thế rồi, họ họp bí mật thế nào, sau đó đồng loạt sử dụng danh từ “AIR RỒNG LỘN” trên nhiều tờ báo, tạo nên một thế tấn công liên tục và lâu dài, thậm chí gọi mấy cô là “TIẾP VIÊN RỒNG LỘN”.
Tìm lại mới thấy trước đó, có một bài viết của nhân vật xưng là Đại Ngu, nêu lên hai câu đối, nói là nghe “thầy nào đó” đọc:-
*Con Tiên cháu RỒNG, LỘN xuống hồng trần sung sướng nhỉ,
Mộng hùng (gấu) thơ RẮN, SAI đâu con tạo đở đần cho.
(Ông Đ N chú thích là phải đọc từ Rắn theo âm Bắc là Dắn)
-Ông cũng có ghi thêm giai thoại cụ Tú Mỡ đùa nữ sĩ Ngọc Hồ như sau :- (chắc là nữ sĩ giận lắm lắm !!)
“Hồ tù ngán nổi con RỒNG LỘN,
Ngọc vết thương tình kẻ CỐ ĐEO”
Thật là quá quắc cho ông đại thi sĩ thừa chất béo nầy .
f/- Bài thơ “TU ĐẠO” *CẤM PHỔ BIẾN !!!
(xin sám hối với quí Thầy cùng chư huynh đệ, ngặt vì đầu đề ra như thế, thế thời phải thế, mong thông cảm)
Ban ngày lặt cỏ, tối công phu,
Ủ nếp làm tương, đậu mấy lu ?
Chuổi hột đếm đeo, lòng mộ tưởng,
Y vàng đắp xéo, đở mùa thu.
Bà già năm chục, theo tu đạo,
Cô gái đôi mươi cũng đạo tu.
Hải dưới sơn trên ai rõ thấu,
Lộn lèo trái gió, hết đường tu.
(Vô danh kỉ sư)
g/- Thầy giáo nói lái :- Có ông thầy giáo cấp 3 (trước ở miền Nam gọi là giáo sư) dạy Pháp văn ở một trường rất nổi tiếng (LPTVK) , tuy ông tốt nghiệp bên Pháp nhưng lại rất sành về những thứ “lắt léo” của tiếng Việt, nhất là kỹ thuật “NÁI LÓI”, Tiêu biểu là bài thơ sau của ông :-
“Có cô nho nhỏ đó học trèo,
Trèo lên hòn đá, đá chẳng leo.
Sương sa lác đác, mù mù đợi,
Trăng xế đầu non, đới đới cheo.
-Bài nầy thì quả tình tôi không dám nhấn mạnh hay gạch dưới chữ nào để gây chú ý cả , người đọc tự tìm hiểu lấy .
*ĐÔI LỜI THANH MINH THANH NGA CỦA NGƯỜI VIẾT :-
Đến đây, mới có “chút chút” mà tôi thấy nhiều vị đã nhăn mặt, bảo “Cái anh NT nầy, đọc hơn trăm bài viết của ảnh mới biết được bề trái, đúng là cháy nhà mới lòi ra mặt chuột ! Hì…hì… thì tôi đã nói trước và xin lỗi rồi. tại vì cái chủ đề nầy “khó nói” nên mấy ngàn năm nay chưa có ai dám trình luận án “phó sĩ” bằng đề tài nầy, chứ thật ra thì nó cứ nhan nhãn trong cuộc sống, phổ biến khắp trong “quần chúng ra” .Nếu không phải vậy, thì làm sao một kẻ sinh sau đẻ muộn như tôi lại có thể biết được, phải không, thưa quí vị ?
-Kính xin BQT và chư vị cho ý kiến một trong hai sau đây :-
1.- Lập tức ngưng ngay và xóa tất cả những bài kiểu nầy trong ngôi nhà HTT. Từ nay, cấm tất cả không được “ngựa quen đường cũ ”.
2.- Cho phép viết tiếp.
Trường hợp quí Ngài “làm thinh” thì cũng đồng nghĩa với ý kiến thứ hai (làm thinh là đồng ý)
Tôi sẽ tuyệt đối chấp hành chung quyết, không dám trái ý và sẵn sàng xin lỗi tập thể.
Thân kính.
NHƯỢC THỦY
0 nhận xét:
Đăng nhận xét