Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Chuyện Tếu Văn Chương Trong Cách Nói… Lái - NGŨ CÂN tiểu bối.

Vài lời bộc bạch của tác giả trước khi vào đề:

Mới đọc tên tác giả, chắc quý đồng hương nghĩ rằng: Đây là một nhân vật trong truyện chưởng. Không! Tác giả tên thật là V.V.Ký và thứ 5 trong gia đình nên mọi người thường gọi là “năm Ký” (5,000g).
Một “cân” ngày xưa khoảng 600g; nhưng ngày nay, người mình ở Việt Nam dùng chữ Cân thay cho chữ Ký. Hóa ra 5 ký = 5 cân… Lỗ tới xương! Mà 5 cân, nếu nói tiếng Hán Việt là “ngũ cân”. Xin quý vị đừng cười tội nghiệp! Ngày xưa, người anh hùng cái thế có sức mạnh ngàn cân. Còn kẻ sinh sau đẻ muộn này lại chỉ được 5 cân, nên xưng “tiểu bối”là đúng lý rồi! Đó chính là lý do mà tôi có “biệt danh” nầy. Xin cúi đầu chịu tội….

alt
Tôi không biết nhiều về ngôn ngữ của các nước trên thế giới. Riêng ngôn ngữ Việt Nam thì đặc biệt có thể nói lái một cách dễ dàng. Lại có người còn nói lái trong câu đối mới đáng khâm phục nữa chứ! Nhớ lúc còn nhỏ, đọc sách Văn học sử Việt Nam của giáo sư Dương Quảng Hàm, thấy các câu như: “Con cá đối nằm trên cối đá, con cò lửa đậu ở cửa lò, chim vàng lông đậu trên giồng lang”… tác giả vô cùng khoái chí. Đã thế người Việt mình lại có tánh hài hước, biết pha trò trong câu đối nên đã tạo được nhiều câu chuyện văn chương dí dỏm, tiếu lâm…
Tác giả không thể nhịn cười được khi nghe kể lại câu chuyện đối đáp của một đôi trai gái trong một buổi lễ cưới tại Tân Thuận Đông (?). Sui gia hai họ, đàng gái thì gốc Gò Công còn đàng trai là người quận Hóc Môn, Gia Định. Số là, sau khi đi rước dâu từ khuya và sau phần nghi thức hôn lễ, hai họ và thân bằng quyến thuộc được nhà trai khoản đãi long trọng tại tư gia. Mà khi rượu vào thì lời phải ra như ông bà ta xưa nay thường nói. Thấy các cậu đi họ nhà trai vừa liếng thoắng vừa vui vẻ, một cô gái Gò Công, không những xinh xắn mà lại có máu tiếu lâm, bị kích động, cả gan “chọc ghẹo” các cậu trai quê 18 Thôn Vườn Trầu. Cô nói:
- Trai Hóc Môn thật là danh bất hư truyền, chơi rắn mắt không ai chịu nổi!
Có ai đó lớn tiếng đòi cô giải thích. Cô thản nhiên đáp:
- Chứ không phải Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc đó sao?Hóc Môn  hôn móc chứ còn gì nữa! Mọi người vỡ lẽ cười vang lên làm các cậu đi họ nhà trai đỏ mặt vì mắc cỡ (hay vì nhậu quá trớn không chừng).
Cũng may, trong đám di họ nhà trai lại có một nhân vật cừ khôi thuộc loại “tứ chiến giang hồ, võ lâm cao thủ” trong làng tếu. Mặt đỏ gay vì men rượu, cậu khoan thai đứng dậy chào hai họ rồi ung dung trả lời:
- Thưa quí chị quí cô, nhờ con trai Hóc Môn chơi bạo như vậy nên mới có chuyện Gái Gò Công vừa gồng vừa co đó mà! (Gò công nói lái là gồng co).
Mọi người lại được dịp vui cười thoải mái một lần nữa trong tình thông gia hai họ và về sau câu chuyện được đồn đãi khắp nơi.
* * *
Sau đây là những chuyện có thật mà người viết một thời từng là tác nhân hoặc chứng nhân. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1970, người viết là một “trưởng tràng” của một trường trung học công lập tại một quận lẻ tỉnh Tây Ninh. Buổi trưa, các thầy cô thường tổ chức nấu ăn tại nhà vợ chồng ông Lao công của trường. Gia đình ông Lao công nghèo, không con, được nhà trường du di thu xếp một phòng học làm nơi ăn nghỉ tại trường. Một buổi nọ, cô H., dạy văn trong trường, nhân lúc ăn uống vui vẻ, ứng khẩu ra một câu đối và mời mọi người đáp lại cho vui. Cô nói:
Cô Hồng cởi áo cô hồng trần.
Mọi người bỗng ngừng đũa, mỉm cười nhìn nhau tinh nghịch chờ đợi câu trả lời, trong số đó có tôi. Là một người ham thích câu đối từ lúc còn nhỏ, tôi cũng cảm thấy bất ngờ, không thể nào đối đáp ngay được. Bỗng tôi sực nhớ đến tên mình và tên thường gọi ở nhà của thằng con trai trưởng là “Lục”, tôi đáp liền đáp:
Thầy Ký lột quần thầy ký lục.
Một nam giáo viên mặt nghiêm nghị, ngó thẳng vào mặt tôi rồi lớn tiếng phản đối:
- Người ta mới cởi áo, anh làm gì mà gấp gáp quá vậy! Lột quần người ta rồi lục lạo tùm lum là nghĩa làm sao? Anh không bị đưa ra tòa vì tội sách nhiễu tình dục cũng là may!
Mọi người đồng loạt cười vang rân thiếu điều muốn sặc…
Đây cũng là một kỷ niệm vui mà anh chị em thường nhắc nhở sau ngày “mất dạy”: 30.4.1975 (Vì sau ngày nầy Việt Cộng không cho dạy nữa nên thành mất dạy).
* * *
Một lần khác ba anh em chúng tôi trong đó có một thầy dạy toán và một thầy dạy sinh vật có việc đi xa, bị mắc mưa giữa đường. Cả ba liền tắp vào một quán cà phê cạnh đường, vừa đụt mưa, vừa du dương điếu thuốc bên cốc cà phê phin nóng hổi. Tiệm cà phê khá lớn và rất đông nhân viên phục vụ. Đang ngồi lim dim nhả khói, bỗng thầy HTC, dạy môn vạn vật, nhớ lại chuyện hai con bò cạp giao hoan mà thầy có cơ may chứng kiến nên nảy ý làm một câu đối trong đầu rồi vừa cười mỉm, vừa rung đùi, ra vẻ khoái chí lắm. Thầy nghĩ rằng câu đối hóc búa nầy mà nói ra sẽ không ai đối được. Thầy cười duyên nói:
- Tôi dạy môn sinh vật nhưng nay tôi xin múa rìu, nghĩ ra câu đối nầy đố anh em đối được thì tôi sẽ phục sát đất. Nầy nhé:
“Con bò cạp, cạp con bò cạp, cạp chỗ bò mà bò chỗ cạp.”
Thầy Cao T. Giám học của trường, nguyên là giáo sư ban toán, gốc người Huế, nổi tiếng hài hước trong trường, trầm tư tìm vế đối. Cũng may, trước đó mấy ngày báo Trắng Đen trong đó có tường thuật một vụ quan hệ tình cảm bất chính của một cặp thương gia bị đổ bể và bị đưa ra Tòa. Ngó ngay mặt thầy C., anh thách:
- Nếu tao đối được thì mầy trả chầu cà phê nầy nhe! Còn nếu đối không chỉnh, tao sẽ trả hết, luôn hai gói Capstan. Mấy khách ngồi uống cà phê ở mấy bàn kế cận, cười tủm tỉm chăm chú lắng nghe.
Thầy Cao T. tằng hắng một tiếng rồi giả bộ nghiêm trang nói:
Anh tiểu thương, thương chị tiểu thương, thương chổ tiểu mà tiểu chỗ thương.
Một tràng pháo tay nổ vang trong quán xen lẫn với tiếng cười vui. Thầy C. dạy môn sinh vật vừa gật đầu, vừa vỗ tay tán thưởng nhưng muốn tìm cách gỡ huề cho bớt “quê”, thầy nói:
- Bây giờ, nếu mấy anh đối được câu nầy, tôi sẽ mời chầu khác ngay tại đây vì trời vẫn còn mưa, chưa thể đi được. Cả bọn đồng ý. Không khí trong quán cà phê bỗng trở nên ấm cúng và vui nhộn lên đến nỗi mấy anh chị chạy bàn cũng đứng lại nghe ngóng một cách thích thú. Thầy C. ôn tồn nói câu mới:
Thầy sinh vật, vật cô sinh vật, vật chỗ sinh mà sinh chỗ vật.
Anh tiếp viên trẻ, tự nãy giờ tuy đi tới đi lui nhưng vẫn chăm chú lắng nghe một cách khoái chí. Bỗng anh góp ý:
- Xin phép mấy anh cho tôi tham gia được không?
Mọi người đồng thanh hoan hô và khích lệ cậu tiếp viên. Cậu ta làm ra vẻ rụt rè rồi đáp:
- Em nói ra, nếu có gì sai, xin quý anh tha cho nhé! Em xin đối:
Anh cà phê thương chị cà phê, phê chỗ cà mà cà chỗ phê.
Báo hại thầy sinh vật lại tốn thêm một chầu cà phê thuốc lá nữa… Còn mấy cô nữ tiếp viên đồng loạt cười vang rân rồi chạy trốn vào trong vì mắc cở…
.
http://nguoivietboston.com/?p=577

0 nhận xét:

Đăng nhận xét