Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Việt Nam và Mỹ — U.S.-Vietnam Relations



Tư Sang đến Mỹ. Trang Babui
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Điều đầu tiên cần nhấn mạnh ngay là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được xây dựng trên một nền tảng khá bất bình thường: sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài; và, có lẽ, do ảnh hưởng của nền tảng ấy, nó phát triển khá chậm: Đã 38 năm sau chiến tranh, 18 năm sau ngày bình thường hóa ngoại giao và 16 năm kể từ ngày Tòa Đại sứ Mỹ mở cửa tại Hà Nội, quan hệ giữa hai nước tuy càng ngày càng được mở rộng nhưng nó lại không có chiều sâu gì đặc biệt như hai bên – hoặc ít nhất một số người ở cả hai bên – mong muốn.
Mục đích chuyến đi của Trương Tấn Sang ở Mỹ là để “nâng cấp quan hệ” với Mỹ. Trong các phát biểu đây đó, Trương Tấn Sang luôn luôn nhấn mạnh là Việt Nam xem Mỹ là “đối tác quan trọng hàng đầu”, một “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trong thông báo chung, phía Việt Nam và Mỹ còn dùng chữ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, cho chuyến đi của Trương Tấn Sang được tổ chức một cách vội vã, “chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị”, một thời gian ngắn bất thường trong quan hệ quốc tế. Sự “vội vã” ấy có lẽ xuất phát từ chuyến đi thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua, ở đó, Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy nhu cầu đến gần Mỹ trở thành khẩn thiết hơn.
Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ để cân bằng lực lượng với Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắn tiếng trong bài phát biểu khai mạc trong cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 31/5/2013: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới. […] Chúng ta đặc biệt coi trọng vai trò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ – một cường quốc Thái Bình Dương.”
Đó cũng chính là điều Mỹ đang cần. Trong chiến lược trở lại châu Á để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ rất cần đồng minh trong khu vực. Hiện nay, họ đã có một số đồng minh chiến lược rất đáng tin cậy: Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Úc. Để vòng vây thực sự được thắt chặt, họ cần thêm những đồng minh khác nữa: các nước Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á, nước có vị trí quan trọng nhất chính là Việt Nam, nước có biên giới chung với Trung Quốc, hơn nữa, đó cũng là nước có vùng biển đang bị Trung Quốc dòm ngó nhiều nhất.
Trong quan hệ quốc tế, sự gặp gỡ của một nhu cầu chung là yếu tố quan trọng nhất để nối kết hai quốc gia lại với nhau. Người ta hay nói, để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với một nước nào đó, với Mỹ, có ba trụ cột chính: Một, những lợi ích về chiến lược; hai, những lợi ích về kinh tế; và ba, vấn đề nhân quyền hay những giá trị mà Mỹ muốn cổ vũ. Dư luận hay chú ý đến yếu tố thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, một điều hầu như ai cũng biết là Mỹ, cũng như bất cứ quốc gia dân chủ và lớn mạnh nào khác ở Tây phương, rất sẵn sàng bỏ qua yếu tố nhân quyền vì những lợi ích về kinh tế cũng như về chính trị của họ. Lâu nay, ai cũng lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhưng hầu như nước nào cũng bang giao và làm ăn với Trung Quốc. Với Saudi Arabia, Equatorial Guinea, Uzbekistan, Turkmenistan… Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ dù tất cả đều là những quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Việt Nam sẽ được hưởng những sự “ưu đãi” tương tự như vậy chăng?
Có thể. Trong cuộc họp giữa Trương Tấn Sang và Barack Obama ngày 25/7 vừa qua, có lẽ Tổng thống Mỹ chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền một cách nhẹ nhàng dù ông thừa biết trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam bắt bớ những người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn trong cả năm 2012 trước đó. Trong số những người bị gọi là bất đồng chính kiến ấy, có nhiều blogger và những người hoạt động tôn giáo với chủ trương bất bạo động; hơn nữa, cái gọi là “bất đồng” ấy chủ yếu chỉ tập trung trong quan hệ đối với Trung Quốc.
Nhưng được đề cập một cách nhẹ nhàng không có nghĩa là vấn đề không còn sức nặng gì nữa. Thứ nhất là tuy Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chiến lược trở về với châu Á của Mỹ nhưng đó không phải là một vai trò không thể thay thế. Thứ hai, chính phủ Mỹ chịu khá nhiều áp lực từ dư luận để không thể thản nhiên gạt bỏ các yêu sách về nhân quyền đối với Việt Nam. Những áp lực ấy đến một phần, thậm chí, phần nhỏ, từ cộng đồng người Việt ở Mỹ; phần khác, quan trọng hơn, từ chính dân chúng Mỹ, những người vẫn còn bị ám ảnh nhiều với chiến tranh Việt Nam trước đây. Chính ký ức chiến tranh này là một yếu tố khiến chính phủ Mỹ không thể bất chấp dư luận được.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nằm ở chỗ khác: Sự tin cậy. Có thể nói ngay: hiện nay hầu như không ai tin ai cả. Việt Nam cần Mỹ nhưng vẫn không tin Mỹ và cũng không muốn Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Lý do đơn giản: từ phía giới cầm quyền Việt Nam, tất cả các ảnh hưởng đến từ Mỹ, vốn gắn liền với xu hướng dân chủ hóa, đều là những đe dọa đối với sự độc quyền và độc tài của họ. Dân chúng Việt Nam, từ lâu, đã khái quát điều đó bằng nhận định: “Đi với Mỹ thì mất đảng”. Còn Mỹ thì dĩ nhiên cũng không tin gì Việt Nam.
Ký ức chiến tranh là một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là sự khuất phục của Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ các lời phát biểu đến cách hành xử, kể cả những sự đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đều gợi lên ấn tượng là với Việt Nam, sự lựa chọn đã rất rõ ràng: một mực đi theo Trung Quốc và sẵn sàng nhân nhượng Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các nước khác, kể cả Mỹ, để cò kè trả giá cho sự nhân nhượng ấy mà thôi.
Không thể có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược nào được xây dựng trên nền tảng những sự nghi ngờ như vậy cả.
TS. Nguyễn Hưng Quốc
 
U.S.-Vietnam Relations
Jul 25, 2013
President Obama and Vietnam President Truong Tan Sang spoke to reporters following a White House meeting on trade, security, and other issues. Both leaders committed to moving forward with what they called “comprehensive partnership.”
There was consecutive interpretation between English and Vietnamese.
Transcript Text
  • PRESIDENT OBAMA
    At 00:20
    41 seconds
    It is my pleasure to welcome President Truong Tan Sang to the White House and to the Oval Office for his first bilateral meeting with me. This represents the steady progression and strengthening of the relationship between our two countries.
  • PRESIDENT OBAMAAt 01:011 minuteObviously, we all recognize the extraordinarily complex history between the United States and Vietnam. Step by step, what we have been able to establish is a degree of mutual respect and trust that has allowed us now to announce a comprehensive partnership between our two countries that will allow even greater cooperation on a whole range of issues from trade and commerce to military-to-military cooperation, to multilateral work on issues like disaster relief, to scientific and educational exchanges.
  • PRESIDENT OBAMAAt 02:071 minuteWhat we’ve also discussed is the ways in which through the Trans-Pacific Partnership — or TPP — both the United States and Vietnam are participating in what will be an extraordinarily ambitious effort to increase trade, commerce and transparency in terms of commercial relationships throughout the Asia Pacific region. And we’re committed to the ambitious goal of completing this agreement before the end of the year because we know that this can create jobs and increase investment across the region and in both our countries.
  • PRESIDENT OBAMAAt 03:1252 secondsWe discussed the need for continued efforts to resolve peacefully maritime issues that have surfaced in the South China Sea and other parts of the Asia Pacific region. And we very much appreciate Vietnam’s commitment to working with ASEAN and the East Asia Summit in order for us to arrive at Codes of Conduct that will help to resolve these issues peacefully and fairly.
  • PRESIDENT OBAMAAt 04:0458 secondsWe discussed the challenges that all of us face when it comes to issues of human rights, and we emphasized how the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly. And we had a very candid conversation about both the progress that Vietnam is making and the challenges that remain.
  • PRESIDENT OBAMAAt 05:0259 secondsWe both reaffirmed the efforts that have been made to deal with war legacy issues. We very much appreciate Vietnam’s continued cooperation as we try to recover our Missing in Action and those that were lost during the course of the war. And I reaffirmed the United States’ commitment to work with Vietnam around some of the environmental and health issues that have continued, decades later, because of the war.
  • PRESIDENT OBAMAAt 06:0143 secondsFinally, we agreed that one of the great sources of strength between our two countries is the Vietnamese American population that is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately, it’s those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the relationship between any two countries.
  • PRESIDENT OBAMAAt 06:441 minuteSo I just want to say to President Sang how much I appreciate his visit. I think it signifies the maturing and the next stage of the development between the United States and Vietnam. As we increase consultation, increase cooperation, increase trade, and scientific and education exchanges, ultimately, that’s going to be good for the prosperity and opportunities of the people here in the United States, as well as good for the opportunities and prosperity of the people of Vietnam.
  • PRESIDENT OBAMAAt 07:451 minuteAt the conclusion of the meeting, President Sang shared with me a copy of a letter sent by Ho Chi Minh to Harry Truman. And we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S. Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson. Ho Chi Minh talks about his interest in cooperation with the United States. And President Sang indicated that even if it’s 67 years later, it’s good that we’re still making progress.
  • PRESIDENT OBAMAAt 08:5518 secondsThank you very much for your visit. And I look forward to continued work together.
  • PRESIDENT SANGAt 09:1338 seconds(As interpreted.) Once again, I would like to thank you, President Obama, for your kind invitation extended to me to visit the United States as well as the warm hospitality that you have extended to me over the past couple of days while I’m here in the U.S.
  • PRESIDENT SANGAt 09:511 minuteTo be frank, President Obama and I had a very candid, open, useful and constructive discussion. Given the progress of our bilateral relationship over the past 18 years, it is time now to form a comprehensive partnership in order to further strengthen our relations in various areas.
  • PRESIDENT SANGAt 10:5932 secondsWe discussed various matters, including political relations, science and technology, education, defense, the legacy of the war issue, environment, the Vietnamese-American community, human rights as well — and the East Sea as well.
  • PRESIDENT SANGAt 11:311 minuteIn a candid, open and constructive spirit, we have come to agree on many issues. We will strengthen high-level exchanges between the two countries. We will consider in order to continue our — to upgrade the mechanism of cooperation at the high level, as well as take the best use of the existing mechanism of cooperation. Particularly, we will continue regular dialogue at the highest level as possible. I believe that this is the way in order to build a political trust for further development of our cooperation in all areas.
  • PRESIDENT SANGAt 12:4923 secondsEconomic and trade relation continue to be important to our relations. As far as TPP is concerned, the Vietnamese side will do its upmost in order to participate in the process of negotiations for the conclusion of TPP by the end of this year.
  • PRESIDENT SANGAt 13:1249 secondsWe also discussed in detail our cooperation in science and technology, in education and training, as well as security and defense. We also touched upon the war legacy issue, including human rights, which we still remain — which we still have differences on the issue.
  • PRESIDENT SANGAt 14:011 minuteI also expressed my appreciation for the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the United States and now they have become American citizens and contributing to the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance from the U.S. government as well as the American people, the Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more prosperous and successful in their life as well as work.
  • PRESIDENT SANGAt 15:1132 secondsAnd I also would like to take this opportunity to convey a message from our government to the Vietnamese-American community here in the U.S. that we would like to see you contributing more and more to the friendship between our two countries as well as further development of our relationship in the future.
  • PRESIDENT SANGAt 15:431 minuteWe also discussed in detail the issue of the East Sea. We appreciate and welcome the U.S. support for our stance in this matter, as well as the stance of ASEAN related to this particular matter, and we appreciate the U.S. support to solving the matter by peaceful means in accordance with international law, DOC, and moving toward COC. We welcome the United States’ support as well as other countries’ support in the matter in order to ensure peace, stability, prosperity not only in the East Sea but also in the Asia Pacific and the world at large.
  • PRESIDENT SANGAt 17:1940 secondsLast but not least, I also, on behalf of our government and our state, to extend to President Obama our invitation to visit Vietnam. And President Obama has accepted our invitation and will try his best to pay a visit to Vietnam during his term.
  • PRESIDENT SANGAt 17:5937 secondsAnd, once again, I would like to thank President Obama and all of the American people for their warm hospitality extended to me during this trip to the United States. And I believe that our cooperation will continue to strengthen for the mutual interest and benefit of our people.
  • PRESIDENT SANGAt 18:366 secondsThank you.
  • PRESIDENT OBAMA
    At 18:42

0 nhận xét:

Đăng nhận xét