Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Chữ trinh và một cách giáo dục lệch chuẩn

“Căn bệnh dị ứng” của các nhà giáo dục đã khiến cho những “cái không tốt” trở thành quá nhạy cảm - một sự nhạy cảm không cần thiết. Và vì thế, đám học trò hoặc tự do tìm hiểu ngoài đời sống, trên Internet, hoặc ngô nghê đến mức đau đẻ còn tưởng mình đau ruột thừa.
Năm 2007, báo chí đã kể câu chuyện học sinh cấp 3 “dứt khoát trả lời” trong bài trắc nghiệm, rằng: Cô Tấm chui ra từ quả… chuối. Lý do, học sinh thấy như bị xúc phạm và sinh ra hành động phản kháng – khi đề thi trắc nghiệm môn Văn lớp 10 hỏi rằng: “Cô Tấm chui ra từ quả gì: A.Quả na; B.Quả chuối; C. Quả thị; D. Quả bưởi”.

Một cách phản ứng hoàn toàn không chuối, rất xứng đáng với một đề bài quả chuối. Đó là giai đoạn ngành giáo dục đổi mới thi, kiểm tra, từ hình thức đề tự luận sang đề trắc nghiệm. Hình thức mà sau đó có người nói đến sự ngớ ngẩn khi đề văn phải giải như… toán.

Chấp nhận đưa “Chuối” vào một đề văn bất chấp sự lố bịch, ngớ ngẩn. Ấy thế nhưng khi đề tài tự luận xung quanh cái “màng trinh” của ĐH FPT vừa “hé lộ” trên báo, các giáo sư, các tiến sĩ, các nhà giáo dục liền hăng hái xông vào… ném đá. Cũng đơn giản đã là bởi “tư duy giáo khoa”, rằng cái “màng này màng nọ” có đánh dấu xxx thì không thể được đưa vào… giáo dục, dù là bậc nào, dưới hình thức gì.

Nhưng học sinh thời nay không phải là gà muốn nhét gì thì nhét. Có học sinh, đọc những bài phê bình của các vị GS, TS trên báo đã cho rằng, cái đề thi của đại học FPT không phải “nghiêng về cái gọi là ủng hộ việc không coi trọng trinh tiết, không cần giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng”, mà điều người ra đề muốn nói là “Hạnh phúc thật sự không nằm ở cái trinh tiết”.

Không thể có một nền giáo dục “mở toang”. Không thể chấp nhận một lối giáo dục không có biên giới về sự tế nhị, không có dấu ngoặc kép “”. Nhưng cũng không thể chấp nhận một “nền giáo dục bưng tai nhắm mắt” với mọi hiện thực xã hội, một “nền giáo dục giãy nảy” với những điều bình thường nhất. Bởi chính sự cực đoan quanh những cái dấu xxx trong giáo dục suốt bao năm qua đã khiến nó sinh ra những cái quả, những câu chuyện ngớ ngẩn đại khái “Đại gia nước đá trả con dâu vì cho rằng mất trinh”.

“Căn bệnh dị ứng” của các nhà giáo dục đã khiến cho những “cái không tốt” trở thành quá nhạy cảm – một sự nhạy cảm không cần thiết. Và vì thế, đám học trò hoặc tự do tìm hiểu ngoài đời sống, trên Internet, hoặc ngô nghê đến mức đau đẻ còn tưởng mình đau ruột thừa.

Bởi trong khi các nhà đạo đức, các nhà giáo dục mải mê tranh cãi quanh cái màng trinh trong đề thi tự luận của một trường đại học là thô tục hay không thô tục thì các nữ sinh vẫn đều đều sinh con. Tháng trước, một nữ sinh lớp 12 ở Nghệ An “bất ngờ sinh con ngay trong giờ học”. Tuần trước, nữ sinh lớp 10 ở Bến Tre “bất ngờ sinh con ngay sau giờ thể dục”. Và hôm qua, lại xảy chuyện một nữ sinh lớp 8 đẻ con. Lần này, thật bất ngờ, báo chí hoàn toàn không dùng từ “bất ngờ” nữa. Không khó lắm để nhận ra, cả 3 nữ sinh này đều không bị ảnh hưởng bởi “sự kiện vườn chuối” trong sách giáo khoa lớp 11. Cả 3 câu chuyện đều cho thấy, không chỉ gia đình, các nữ sinh đều rất lơ tơ mơ về chuyện sức khỏe sinh sản khi mà sinh con rồi mới biết mình… sinh con.

Khi mà các nhà giáo dục giãy nảy với mọi, thậm chí là từ ngữ tế nhị, khi mà trường học “đóng cửa” với hiện thực xã hội thì có lẽ chưa có giới hạn cuối về “độ lớp” của việc nữ sinh sinh con. Liệu có một ngày báo chí sẽ phải giật những hàng tít, đại loại: Không bất ngờ, Nữ sinh lớp 5 sinh… bạn, chẳng hạn!

ĐÀO TUẤN (NĂNG LƯỢNG MỚI)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét