Bí mật thế kỷ - Secrets Of The World - HD Thuyết minh
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Lưu Ý
Chút Nội Quy Về Bình Luận: 1. Không viết quảng cáo trong comment . 2. Xin đọc kỹ tên tác giả trên mỗi bài viết trước khi comment. 3. Xin phản biện về những đúng sai của tác giả và các bình luận viên khác dựa trên sự kiện, tài liệu, lý luận.... 4. Mọi thóa mạ cá nhân sẽ bị “deleted” và vi phạm sẽ bị ghi tên vào danh sách spammers. Thành thực cám ơn.
Phim truyền hình: Hai phía chân trời (tập 1-36) HẾTTên Phim:Hai Phía Chân Trời - VTV1 Đạo diễn:Trần Quốc Trọng, Vũ Trường Khoa,
Diễn viên:NSƯT Mạnh Cường, NSƯT Lê Vi, Xuân Bắc, Lê Vũ Long, Kiều Thanh, Kiều Anh,Lâm Vissay
Thể loại:Phim Tình Cảm,Phim Tâm Lý
Quốc gia:Phim Việt Nam
Thời lượng:33 Tập
Năm phát hành:2013
Nội dung: Bộ phim "Hai Phía Chân Trời" - Bộ phim truyền hình Việt đầu
tiên được quay ở châu Âu: Hai phía chân trời sắp lên sóng VTV vào giờ
vàng với rất nhiều hy vọng của nhà làm phim và một chút lấn cấn: Khán
giả sẽ đón nhận việc lồng tiếng Việt cho các diễn viên nước ngoài như
thế nào?
Hai phía chân trời là bộ phim truyền hình được đầu tư lớn nhất trong năm
của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Truyền hình Việt Nam (VFC),
kèm theo ưu ái: đội ngũ làm phim là ê-kíp lành nghề nhất của VFC, phim
lên sóng VTV1 trong khung giờ vàng (20h05) vào thứ Năm và thứ Sáu, bắt
đầu từ 8/11. Phim dài 36 tập, tức là sẽ chiếu qua Tết - khoảng thời gian
thu hút khán giả truyền hình nhất trong năm.
Trong buổi họp báo diễn ra chiều 29/10, nhà sản xuất cũng tiết lộ, kinh
phí tạm chốt ở con số 300 triệu đồng mỗi tập, tức tổng kinh phí là 10,8
tỷ đồng.
Hai phía chân trời lấy bối cảnh chính là Trung tâm thương mại SAPA hay
còn gọi là khu chợ người Việt tại Praha, CH Czech. Nói về cuộc sống của
người Việt xa xứ ở CH Czech, phim cũng sử dụng nhiều diễn viên nước
ngoài trong các vai thứ chính và phụ.
Hầu hết các diễn viên nước ngoài không thể nói tiếng Việt, theo lời Xuân
Bắc thì "ngoại ngữ họ còn kém hơn mình" vì anh đã tập được mấy câu
tiếng Czech. Cũng theo Xuân Bắc, anh diễn với bạn diễn Tây theo kiểu ra
hiệu, người nào nói xong thì ra hiệu để người kia nói tiếp, vì không
hiểu thoại của nhau.
Giải pháp của nhà làm phim là lồng tiếng. Trong đoạn phim chiếu tại buổi
họp báo, có cảnh nhân vật Hường (Kiều Thanh đóng) nói chuyện với người
chồng Tây thì khán giả thấy rằng diễn viên Pavel vai người chồng có khẩu
hình tiếng nước ngoài nhưng âm thanh phát ra là tiếng Việt. Có nhà báo
góp ý, đây là một "hạt sạn", vì ép khẩu hình quá lộ, khiến người xem
không thích thú cho lắm.
Đạo diễn Quốc Trọng giải thích thêm, ban đầu đoàn phim định để diễn viên
nước ngoài nói tiếng nước ngoài rồi chạy phụ đề tiếng Việt, nhưng sau
đó lại nghĩ: Phim làm cho người Việt xem, nên quyết định chọn cách lồng
tiếng. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải thể hiện sự đồng tình bằng phát biểu: "Khi
đóng phim Người Mỹ trầm lặng (hướng đến khán giả nước ngoài) thì diễn
viên Đỗ Hải Yến cũng nói tiếng Anh".
Hai phía chân trời không chỉ sản xuất cho khán giả trong nước mà còn
hướng đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu và
CH Czech. Phim quay bằng công nghệ HD, hứa hẹn sẽ có chất lượng hình ảnh
tốt hơn các phim truyền hình Việt Nam từ trước đến nay.
nói chung bộ fim mới xem mấy tập thấy cũng bình thường, diễn viên đóng
gượng gạo một vài diễn viên vẫn theo lối diễn xuất trên sân khấu (điều
này tối ki với điện ảnh) cốt truyện rườm rà nhiều trường đoạn thái quá
và dở hơn hết đó là nêu lên những mặt tiêu cực của người việt xa xứ
(buôn lậu, tổng tiên vi phạm PL - có thể trên thực tế là có) nhưng việc
đầu tư một số tiền không nhỏ để SX & đưa lên màn ảnh cho quảng đại
quần chúng xem có phải là việc khôn ngoan?
Phong cách rất "khẩn trương" của đoàn làm phim. Ảnh: Dương Văn Đạt - Vietinfo.eu.
Nội
dung chính của phim được chuyển thể từ truyện ngắn "Máu của tuyết” của
nhà văn Trần Hoài Văn. Đó là câu chuyện cảm động về thân phận những
người Việt phải rời bỏ quê hương.
Nhiều nguồn tin
cho biết, vì nhiều lý do khác nhau (kể cả tính chất thương mại), kịch
bản phím đã bị thay đổi khá nhiều làm cho tác giả Trần Hoài Văn "mất
vui, mất ngủ".
Một trong những cảnh "ngớ ngẩn" nhất của
đoàn làm phim là lính biên phòng đông Âu đuổi, bắn chết người vượt biên
(ngay trong đầu phim). Việc này chỉ có thể xảy ra tại CHXHCNVN chứ
không ở các nước tôn trọng quyền sống của con người như đông Âu!!! Với
kinh nghiệm "mạng sống bèo bọt" của người dân ở Việt Nam áp dụng vào
phim, cho thấy trình độ hiểu biết văn hóa và luật pháp tại đây của đoàn
còn quá non yếu.
Chủ chợ và Bộ chủ quản của nhà nước, ai "to" hơn?
Một trong những cảnh "đắt" nhất là khi
chạy hải quan và công an tại chợ (được đóng trong chợ Sapa). Đắt không
phải vì cát sê, diễn xuất hay hoặc mấy diễn viên quần chúng chạy hải
quan "lạch bạch" như vịt, mà vì một số công chức tham gia trong màn diễn
vài chục giây. Theo một số nguồn tin không chính thức, trong phim có
mặt một số cảnh sát nước sở tại. Tuy nhiên, họ tham gia diễn xuất lại
chưa có sự đồng ý của Bộ nội vụ nước này. Việc này đang gây phiền toái
không ít đến những cảnh sát tham gia đóng phim...
Phim quá nặng nề về cảm ơn một vài
cá nhân, mặc dù có nhiều người tâm huyết khác đã đóng góp và ủng hộ vào
sự thành công của bộ phim.
Bộ phim đã cho ta thấy nhiều cảnh
mới bớt nhàm chán hơn trên truyền hình Việt lâu nay. Qua đây cũng thấy
rõ, cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và tại Séc nói riêng, rất
thích "oai" trước ống kính.
Lê Thê - Vietinfo.eu
Đường xa tuyết trắng (Nhạc phim Hai phía chân trời)Bấm vào các đường linh sau để xem các tập của phim
12. Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959 Bài của Nghiên Cứu Quốc Tế - Bản dịch của Đỗ Hải Yến. Nguồn: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959 - Peter Hansen (2009)
5.Mở rộng truyền giáo ở thuộc địa Thượng Du Bắc Kỳ (Jean Michaud) - Journal of Southeast Áian Studies, 35 (2), pp 287-310 June 2004. Printed in the United Kingdom @ 2004 The National University ò Singapore DOI:10.1017/S0022463404000153
0 nhận xét:
Đăng nhận xét