Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nghệ thuật nói 'không'

Hầu hết mọi người sẵn sàng nói "có" hơn là "không". Một người bạn chuẩn bị chuyển nhà cuối tuần này và nhờ bạn giúp, bạn liền đồng ý, mặc dù điều bạn thực sự muốn là được nghỉ ngơi yên tĩnh tại nhà.

Hoặc ông chủ cần hoàn thành gấp một công việc và muốn bạn ở lại làm thêm giờ, bạn sẵn sàng nhận lời trong khi đã hẹn đi xem phim với người yêu.

Nhiều người tự động gật đầu cho những lời yêu cầu kiểu này, bỏ qua cảm xúc và lợi ích của chính mình, để rồi sau đó lại giận dữ với bản thân. Nói "không" đòi hỏi sự can đảm và cả luyện tập.
"Nói có thường dễ hơn bởi bạn sẽ nhận được nụ cười biết ơn hay thái độ hài lòng của người kia", Tanja Baum, Giám đốc Tổ chức tình bạn ở Cologne, Đức, nói.
Nhà tâm lý Đức Gabriele Steinki cũng nhận định: "Mọi người đều muốn được người khác thích. Nói không sẽ dễ làm mất lòng người khác, mất đi vị thế trong cộng đồng, hoặc thậm chí là công việc".
Đặc biệt, việc này lặp lại nhiều lần sẽ làm cho xu hướng trở thành tự phát, và kết quả là mọi người sẽ nói có bất chấp bản thân chỉ để duy trì hoà bình. Nhưng các nhà tâm lý học thấy rằng điều đó sẽ rất đáng tiếc.

"Có rất nhiều lợi ích từ việc nói không", nhà tâm lý Rolf Merkle nói. "Việc từ chối một lời yêu cầu cũng giúp ổn định hoá mối quan hệ, bởi nó giúp đặt ra giới hạn và thể hiện cảm xúc chân thật. Nhưng với những người đã quen đồng ý với mọi yêu cầu, việc thay đổi là một quá trình lâu dài và vất vả".

"Việc nói không phải bắt nguồn từ trong thái độ rồi mới tới hành vi", Merkle nói. "Trước khi chúng ta nói không trong trường hợp nào đó, chúng ta phải tự cho phép mình làm điều đó. Và điều này chỉ xảy ra khi chúng ta đã thay đổi những suy nghĩ tiêu cực vốn ngăn cản chúng ta nói không".

"Nếu mình nói không, người kia sẽ ghét bỏ mình và cảm xúc của người đó là quan trọng đối với mình" - đó chính là thái độ mọi người thường có. Nó nên được thay bằng: "Mình không cần biết anh ấy có ghét bỏ mình hay không, nhưng nếu anh ấy chỉ thích mình bởi mình luôn làm theo ý anh ta, thì điều đó là không đáng. Mình hoàn toàn có thể chịu đựng được nếu anh ta không thích mình".


Tanja Baum khuyên rằng mọi người nên liệt kê ra những hậu quả của việc nói có và không. Tiếp đến cần xem xét hành động nào là thích đáng hơn. Nếu đã quyết định nói không, trước tiên nên bày tỏ sự hối tiếc khi phải từ chối lời đề nghị. Rồi nói ra những lý do cho quyết định của mình. "Không có điều này, người kia sẽ không hiểu được quyết định của bạn và sẽ khó mà chấp nhận", Baum nói.

Cô cũng khuyên rằng lý do đưa ra cần phải trung thực và không nên viện đến lời nói dối để giảm nhẹ tình huống. "Khi từ chối việc chuyển nhà giúp bạn, đừng bịa ra thương tích như bị đau lưng, bởi nó chỉ gây thêm nhiều rắc rối khác. Thay vào đó nói rằng bạn đã có một tuần làm việc vất vả và muốn nghỉ ngơi ở nhà".

Tuy nhiên cũng cần phải lựa lời sao cho không gây phật ý. Không nên quá đường đột hay dài dòng. Có thể đưa ra một giải pháp khác như giúp đỡ dọn dẹp đồ trong tuần sau.

"Nói chuyện với người kia về một giải pháp chung, đó chính là chìa khoá. Khi đó, người ta cũng sẽ cảm thấy lợi ích của mình được cân nhắc", Steinki nói.

Xét cho cùng lời từ chối sẽ gây khó chịu cho cả hai. Hãy đối mặt với tình huống khi lời từ chối không được chấp thuận. Điều quan trọng là giữ bình tĩnh và không được nổi nóng. Nếu không làm được điều đó, ngừng cuộc nói chuyện và đề cập lại vào lần sau. Còn nếu phải nhượng bộ và nói có, thì cũng không phải lo lắng rằng mình kém bản lĩnh.

"Ngược lại, khi tôi nhận thấy rằng tôi cần phải giúp bạn tôi hay công việc cần tôi ở lại làm thêm giờ, thì đó không phải là tôi thất bại mà là bằng chứng của sự biết điều và là điều tôi có thể tự hào", Baum tuyên bố.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét