Danh ngôn Nhân cách
Phẩm cách có thể biểu hiện ra trong thời khắc quan trọng, nhưng nó lại hình thành trong thời khắc không quan trọng. Bacon (Anh).
Danh ngôn Sự nghiệp
Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì ý nghĩa, ấy là một đức hạnh thật sự. Senancourt
Danh ngôn Đối nhân xử thế
Khi bạn không thể thực hiện những gì ao ước, bạn nên ao ước những gì có thể làm. Terence
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
Vụ ném phao thi Bắc Giang là của một... nước khác
12:26
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bệnh thành tích của Bộ Giáo dục –
Đào tạo rất nghiêm trọng. Tự khen mình dù rất xứng đáng đã không hay,
tự khen mình khi không xứng đáng càng không hay hơn.
Tối 11.6, Bộ Giáo
dục – Đào tạo phát đi thông báo tiếp tục khẳng định: "Về cơ bản, kỳ thi
đã diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế", sau khi nhiều ý kiến cho rằng kỳ
thi tốt nghiệp THPT 2012 diễn ra lộn xộn, tiêu cực, mà điển hình là tại
Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang).
Các đoạn video clip
của các “thám tử” bất đắc dĩ quay được về gian lận thi cử hình như
không liên quan gì đến kỳ thi. Nếu như theo nhận định “kỳ thi diễn ra
nghiêm túc, đúng quy chế” của Bộ Giáo dục – Đào tạo, thì vụ ném phao thi
ở Bắc Giang là của một... nước khác, không phải xảy ra trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT vừa qua tại Việt Nam. Bởi vì với vụ việc tai tiếng như vậy,
không ai có đủ can đảm để tự khen mình như Bộ Giáo dục – Đào tạo đã
làm.
Bộ Giáo dục – Đào
tạo đã làm cho lòng tự trọng của nhiều người bị tổn thương, vì giáo dục
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục - Đào tạo, nhưng giáo dục là
sự nghiệp chung của cả đất nước. Không ai có quyền dạy dỗ con cái chúng
ta sự không trung thực.
Nói thẳng băng ra,
vụ gian lận thi cử ở Trường THPT Dân lập Đồi Ngô bị phát hiện là do bị
quay video clip, còn có rất nhiều “Đồi Ngô” khác nhưng không có người
quay hình để tung lên mạng cho thiên hạ biết mà thôi.
Chuyện phao thi
“rụng trắng sân trường em”, hàng vạn học sinh biết, phụ huynh biết, cả
xã hội biết. Cho nên Bộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định kỳ thi diễn ra
nghiêm túc là một đánh giá không nghiêm túc. Hơn ai hết, chính các em
học sinh sẽ nhận định rằng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã không trung thực.
Hãy dạy các em lòng
trung thực trước khi dạy chữ nghĩa. Dạy các em lòng trung thực không
chỉ bằng các bài học giáo dục công dân, mà bằng chính những việc làm cụ
thể. Việc đánh giá kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua là một điển
hình của sự cụ thể.
Bộ Giáo dục – Đào
tạo kêu gọi chống bệnh thành tích, nhưng nhiều người đã thấy bệnh thành
tích của Bộ lại rất nghiêm trọng. Tự khen mình dù rất xứng đáng đã không
hay, tự khen mình khi không xứng đáng càng không hay hơn.
Thêm một điều cũng
cần phải bàn, Bộ Giáo dục – Đào tạo dạy chữ cho mọi người, tưởng cũng
nên sử dụng từ ngữ cho chuẩn xác, rõ ràng, có ý nghĩa. Bộ không nên báo
cáo thành tích theo lối sáo rỗng, vô nghĩa như “Về cơ bản, kỳ thi diễn
ra nghiêm túc…”.
Về cơ bản là thế
nào? Các loại mơ hồ từ như “về cơ bản”, “từng bước được cải thiện”,
“nhìn chung…” nên bỏ khỏi các văn bản báo cáo để người đọc hiểu đúng sự
thật.
Theo DÂN VIỆT
Người Việt đang tự huyễn hoặc mình?
12:25
Hoàng Phong Nhã
No comments
Chúng ta vẫn thường được nghe
trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: cần cù chịu khó, có tố
chất thông minh và sáng tạo, thân thiện và mến khách... Nhưng sự thật
có phải như thế hay chúng ta đang tự huyễn hoặc mình bằng những điều hoa
mỹ?
Những nhận định đánh giá này có khi là
xuất phát từ chủ quan của người Việt mình, khi thì được trích dẫn từ góc
nhìn của một người bạn nước ngoài nào đó. Chưa biết điều đó có thật sự
đúng và khách quan hay không nhưng đôi lúc cũng làm cho tôi (và có lẽ
cũng rất nhiều người khác) cảm thấy rất tự hào.
Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.
Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.
Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?
Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?
Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .
Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .
Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.
Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.
Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.
Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.
Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.
Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.
LÊ QUẢNG ĐẠI (VNEXPRESS)
Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.
Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.
Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?
Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?
Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .
Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .
Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.
Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.
Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.
Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.
Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.
Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.
LÊ QUẢNG ĐẠI (VNEXPRESS)
ABRAHAM: ÔNG TỔ CỦA CÁC ĐẠO CHÚA
12:22
Hoàng Phong Nhã
No comments
Các đạo thờ Chúa gồm đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi đều có chung một ông tổ là Abraham. Abraham là người Do Thái, sinh trưởng tại thành phố Ur thuộc đế quốc Babylon, (hiện nay thuộc phía nam Iraq, gần giáp Kuwait) vào thế kỷ 20 trước công nguyên.
Theo các nhà khảo cổ thì, hiện tại vùng Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia) là vùng đồng bằng được cấu tạo bởi hai con
sông lớn Tigris và Euphrate, giống người Sumerians đã lập nên một nền văn minh quan
trọng của thế giới cổ. Họ là những người đầu tiên xây cất những
thành phố lớn, thời cổ gọi là những quốc gia đô thị (city-states) như UR, ERECH,
KISH, BABYLON vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên.
Tại những thành phố này, người Sumerians đã phát minh ra chữ viết, bánh
xe, kỹ thuật luyện kim, vườn treo, những tháp Babel (trong kinh thánh Do
Thái) những điều luật thành văn, thơ văn và rất nhiều huyền thoại. Trong số những huyền thoại của Sumerians
có chuyện vườn Địa Đàng của đạo Do Thái sau này (Garden of Eden).
Năm 2300 trước Công Nguyên, giống dân
Semitic-Akkadians tức giống Do Thái-Ả Rập
dưới sự lãnh đạo của vua Sargon đã chiếm toàn vùng Lưỡng Hà Châu.
Hai nền văn hóa Semitic - Akkadian và Sumerians hòa đồng và phát triển
trong 300
năm. Tới năm 2000 trước Công
Nguyên, giống dân Armonites chinh phục các quốc gia đô thị trong vùng
Lưỡng Hà
Châu và lập nên đế quốc Babylon.
Họ chọn đô thị Babylon làm thủ đô cho cả đế quốc. Babylon hiện nay là
vùng sa mạc, cách Baghdad thủ đô Iraq
khoảng 80 dặm về phía nam.
Những người sống trong đế quốc Babylon tin tưởng thủ đô của họ là nơi
linh thiêng, là cái cổng của thiên đàng. Babylon được xây dựng như hình
ảnh của nước trời
(an image of heaven).
Mỗi một ngôi đền, mỗi một ngọn tháp hay một khu vườn treo (hanging
gardens) là
một bản sao của các lâu đài trên thiên đàng (a replica of celestial
palace).
Tại các đền thờ, các tu sĩ làm lễ và đọc sách Thánh Kinh mà họ gọi là
Enuma
Elish. Thánh kinh thường được viết
dưới dạng thơ có nội dung ca tụng các vị thần đã chiến thắng sự hỗn mang
trong
vũ trụ (the victory of the gods over chaos).
Trong số các vị thần đó có thần El mà tượng của "ngài" là một con bò đực
mạ vàng
(the gilded bull). Babylon là tiếng
ghép lại từ hai chữ Bab và Ili, có nghĩa là Cái Cổng của Trời (Gate of
God). "Tư tưởng cốt yếu của người Babylon là: không có vật gì tự nhiên
mà có.
Trước khi có thần thánh và con người, một vật tự hữu thiêng liêng đã có
từ trước
vô cùng" (There was no creation out of nothing.
Before either the gods or human being existed, a substance which was
itself
devine had esixted from all eternity
- A History of God p. 7). Đó là tư tưởng sơ
khởi về một Thiên Chúa cho các đạo thuộc hệ thống Độc Thần Giáo sau này.
Những quan niệm của người Babylon về
thiên đàng, về thánh kinh, về đất thánh (Holy place) và về thần quyền
(sacred
power) là những yếu tố quan trọng làm nền móng cho cả 3 đạo Do Thái,
Kitô và đạo
Hồi.
Đế quốc Babylon được thành lập cách đây khoảng 4000
năm, nhưng trước đó
có những thành phố khác trong đế quốc như thành phố Ur đã được xây cất
từ năm
5500 TCN. Ur là một trong những thành phố cổ nhất thế
giới vì tính tới nay thành phố này đã có 7500 tuổi!
Thành phố Ur và toàn vùng Babylon đã bị hủy diệt do một trận lụt lớn gây
ra vì
sự đổi dòng của con sông Euphrate vào cuối thế kỷ thứ tư trước Công
Nguyên, cả
vùng này trở thành sa mạc vì thiếu nguồn nước.
Các nhà khảo cổ gọi nền văn minh ở vùng này là "nền văn minh của dân
Sumerian
trước đế quốc Babylon" (the pre-Babylon
Sumerian civilization).
Chính tại thành phố Ur, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dấu vết về
nhân
vật Abraham (thực sự là những huyền thoại nói về Abraham) ông tổ
chung của đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Tại thành phố này, người
Sumerians đã
phát minh ra bánh xe, chữ viết, một giờ có 60 phút,
vòng tròn có 360 độ. Thành phố này cũng đã phát sinh ra các
bạo chúa (tyrans) và các cuộc tàn sát đẫm máu về tôn giáo.
Nhiều bạo chúa tại thành phố này đã tự xưng là thần thánh từ trời xuống
cai trị muôn dân bằng thần quyền (to rule by divine right). Dân
Sumerians biết luyện kim để đúc lưỡi cầy khiến cho những cánh đồng của
họ thêm màu
mỡ và biết dẫn thủy nhập điền để tạo nên một nền nông nghiệp phồn thịnh.
Tuy nhiên, họ cũng dùng luyện kim để đúc giáo mác và
mũi tên đồng khiến cho những ruộng lúa xanh tươi của họ trở thành những
cánh
đồng máu (killing fields).
Giữa thế kỷ 19, các nhà khảo cổ Âu Châu đổ xô đến vùng
Babylon khai quật tìm cổ vật.
Họ đã mang về các nước Âu Châu không biết bao nhiêu di vật của nền văn
minh rất lâu đời này: Những con bò
đực mạ vàng (the gilded bulls), những phiến đá ghi chép các huyền thoại và các
luật thời cổ. Có nhiều huyền thoại
của dân Sumerians sau này đã đi vào kinh thánh của Do Thái.
Các cổ vật tìm thấy ở Babylon đã mở toang cánh cửa bí mật của các đạo thờ
Chúa* bằng những hiện vật cụ thể và các tài liệu lịch sử thành văn (written
history). Các cổ vật này cũng là
những tài liệu vô cùng quí giá cho nhiều ngành nghiên cứu khoa học.
Năm 1917, nhân dịp quân Anh đánh chiếm Iraq, một đoàn khảo cổ người Anh
do nhà khoa học Leonard Wooley dẫn đầu, đã đến phía nam Iraq, gần giáp Kowait,
khai quật thành phố Ur chìm dưới lớp cát sa mạc.
Giữa thập niên 60, nhiều đoàn khảo cứu khoa học của Mỹ đến vùng Babylon và
Ur khai quật 25.000 địa điểm (identified
sites) đã tìm thấy rất nhiều di vật của nền văn hóa cổ này.
Họ đã giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu thêm rất nhiều về nguồn gốc của các đạo
thờ Chúa. Căn cứ vào các cổ vật và sử liệu khách
quan, các nhà nghiên cứu đã xác định
Babylon mới thực sự là nơi xuất phát đầu tiên của
các đạo Thiên Chúa. Trước đó, mọi
người đã lầm tưởng Jerusalem, thủ đô Do Thái, là thánh địa của các đạo này.
Người Babylon quan niệm cuộc sống trên thế gian chỉ là tạm bợ, cuộc sống đời sau
ở thiên đàng mới đích thực là hạnh phúc vĩnh cửu. Họ tin thế gian này sẽ bị tiêu hủy trong
một lúc nào đó gọi là ngày tận thế.
Sau ngày tận thế, nước trời sẽ được thiết lập ở thế gian. Hai ý niệm về thiên đàng và ngày tận thế luôn luôn quyện lại với
nhau. Đó là những ý niệm
xuyên suốt từ Babylon (Gate of God) qua Jerusalem và Vatican ngày nay.
Những tư tưởng đầu tiên của Abraham chưa hẳn là đã xác định có một
Thiên Chúa Duy Nhất (The Only One God) mà ông ta chỉ có ý định chọn một vị thần
mạnh nhất trong các vị thần của dân Sumerians để tôn thờ mà thôi.
Vị thần mà Abraham chọn là thần El, một con bò đực mạ vàng.
Hiện nay tại bào tàng viện Baghdad có trưng bày tượng bò đực mạ vàng của dân
Sumerians thuộc thời đại đế quốc
Babylon (3000 TCN).
Khoảng năm 2000 TCN, Abraham được tôn lên làm vị lãnh đạo các tộc trưởng Do Thái
trong đế quốc Babylon (the leader of all patriachs of Jews).
Abraham dẫn dân Do Thái rời khỏi đế quốc Babylon về miền Đất Hứa là vùng
Canaan, hiện nay được gọi là West Bank (tả ngạn phía Tây sông Jordan). Tại đây, Abraham đã kết hợp với các bộ
lạc Do Thái khác với ý định thành lập một quốc gia cho các dân tộc Do Thái. Ông có nhiều vợ.
Dân tộc Do Thái rất tự hào tự xưng là con cháu của Abraham (the children of
Abraham) nhưng thuộc dòng Isaac, con trai của Abraham và bà vợ cả của Abraham là
Sarah.
Các dân tộc Hồi Giáo Ả Rập cũng tự xưng là con cháu của Abraham, nhưng
thuộc dòng Ismael, con trai của Abraham và bà vợ bé tên là Hagar. Sau khi sinh
Isaac (có nghĩa là Tiếng Cuời) bà vợ cả Sarah thường hay ghen tương với bà vợ bé
nên đã đòi Abraham phải ruồng bỏ Hagar và Ismael. Abraham cầu
xin Chúa cho Ismael thì được Chúa hứa sẽ cho Ismael trở thành tổ phụ của một đại
quốc gia sau này. Sau đó, Abraham đưa bà Hagar và con trai Ismael đến
thung lũng Mecca. Tại đây có con suối
thiêng Zamzam, hai mẹ con của Ismael được Thiên Chúa đích thân chăm sóc. Abraham
thường hay đến thăm Ismel và hai cha con cùng xây nên đền Kabah là ngôi đền thờ
Thiên Chúa đầu tiên trên thế giới. Ismael trở thành tổ phụ của các dân tộc Ả
Rập. ( A History of God. p.154).
Những người theo đạo Kitô gốc Âu Mỹ hay Á Châu không có liên hệ huyết thống gì
với Abraham, nhưng vì đạo Kitô cũng như đạo Hồi đều thoát thai từ đạo Do Thái
nên những người theo đạo Kitô cũng coi Abraham như một vị thánh tổ phụ (Father).
Trong sách kinh Nhựt Khóa của Tổng-giáo-phận Sài Gòn (trang 143-146) có "Kinh
Cầu Cho Dân Nước Việt Nam Đặng Trở Lại Đạo Thánh" có đoạn như sau: "Lạy Chúa,
thuở Chúa mới giáng sanh, Chúa đã kêu gọi ba vua phương Đông đến thờ lạy chúa.
Chúa đã phán rằng: Ngày sau sẽ có nhiều kẻ bởi Đông Tây đến nghỉ ngơi
cùng thánh Abraham trên nước thiên đàng.
Nay nước Việt Nam cũng là một cõi Đông
Phương đang còn nhiều kẻ tin vơ thờ quấy, chưa hề biết
Đấng Chí Tôn. Xin Chúa hãy làm cho
nó tìm đến cùng Chúa hầu ngày sau đặng nghỉ ngơi trên nước thiên đàng, chúc tụng
không khen Chúa đời đời kiếp kiếp".
Đối với đạo Hồi, Abraham là tiên tri thứ nhất, Moses là tiên
tri thứ hai, kế đến là nhiều tiên tri Do Thái khác rồi mới đến Jesus.
Mahomét (Ma-hô-mét) là tiên tri cuối cùng và lớn hơn hết của Thiên Chúa (The
last and greatest prophet of God). Người Hồi Giáo không coi Jesus hay
Mahomét là Thiên Chúa Hiện Thân (God Incarnate) mà chỉ
coi những vị này là những con người bằng xương bằng thịt như chúng ta. Tuy nhiên họ tôn kính
Mahomét là một vị đại thánh mà không một ai trên thế gian có thể sánh ngang với
ngài về sự hiểu biết và quyền năng. Không một ai được Thiên Chúa mặc khải một
cách hoàn hảo cho bằng Mahomét! (None is his equal either in knowledge or in
authority. None has received or handed down so perfect a relevation).
Khác với Jesus, Mahomét không khoe khoang khoác lác mạo nhận
là con Một (The Only Son Of God) hay con thứ củaThiên Chúa, không làm phép lạ để
biểu diễn khả năng phù thủy bịp bợm, không lập ra các phép bí tích nhảm nhí và
cũng không truyền chức cho ai độc quyền cai trị giáo hội và thế giới. Jesus dốt
đặc cán mai nên không viết một chữ nào để lại cho hậu thế. Các lời Jesus nói đều
do người khác gán cho. Mahomét là một thi sĩ đã viết kinh Coran trong 23 năm
dưới dạng thi ca như David thuở xưa viết Psalm (Thánh Vịnh) ca ngợi Thiên Chúa.
Nhưng ông ta khôn khéo không nhận mình là tác giả mà chỉ nhận mình là anh thư ký
ghi chép lại các lời của Thiên Chúa do thiên thần Gabriel (Ga-bơ-ri-en) đọc cho
ông ta viết mà thôi.
Trong kinh Coran, có đoạn Mahomét viết về thiên thần Gabriel
như sau: "Khi tôi đang trên đường lên núi thì bỗng nghe có tiếng nói từ trời
xuống " Ôi Mahomet, con là vị tông đồ của Chúa, ta là Gabriel đây".
Tôi ngẩng đầu lên để xem ai đang nói. Tôi thấy Gabriel là
một
người đàn ông với những bàn chân chắn ngang chân trời" (When I was
midway on the mountain, I heard a voice from heaven saying : "Oh!
Muhammad !
You are the Apostle of God and I am Gabriel". I raised my head toward heaven to
see who was speaking and Gabriel in the form of a man with feet astride the
horizon - A History of God p. 138) Trong niềm tin của đạo Hồi thì thiên thần
Gabriel là Thánh Linh Thiên Chúa (The Spirit of God) mà Ki Tô Giáo gọi là Đức
Chúa Thánh Thần (The Holy Spirit). Đạo Hồi là Đạo Thiên Chúa đúng nghĩa vì họ
tin Thiên Chúa là Đấng chỉ có Một Ngôi Duy Nhất (The God of Islam is Unity God). Trái lại Ki Tô Giáo là đa thần giáo trá
hình vì Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là Thiên Chúa Ba Ngôi (The
Christian God is Trinity God).
Về Abraham, trong Kinh Coran Mahomét viết như sau: "Thiên thần Gabriel nâng
tôi lên cao trong không khí.
Trước hết ngài đưa tôi đến viếng Jerusalem, sau đó ngài đưa tôi qua 6
tầng trời. Đến tầng trời thứ 7 tôi
gặp Adam tổ phụ loài người, thánh Gioan Baotixita (giáo chủ Essenes kiêm thầy
dạy giáo lý cho Jesus) Enoch, Aaron, Moises, Jesus và Abraham. Cuối cùng tôi được gặp
Thiên Chúa (God / Allah) và nói chuyện trực tiếp với Ngài. Chúa phán "Ôi Mohamét!
Ta đón tiếp con như một người bạn cũng như trước đây ta đã đón tiếp
Abraham như một người bạn vậy. Ta nói chuyện với con mặt đối mặt cũng
như trước đây ta nói chuyện mặt đối mặt với Moises vậy." (Oh Muhammad! I take you as a friend, just as I took
Abraham as a friend. I am speaking
to you, just as I spoke face to face with Moises).
Tiếng Ả Rập KORAN có nghĩa là sự kể chuyện (Recitation). Những người Hồi Giáo coi kinh KORAN là
những lời cuối cùng của Thiên Chúa dành cho loài người (Koran is the final words
of God to mankind), là cuốn sách MẸ của mọi cuốn sách (The Mother of Books).
Cũng như các đạo thờ Chúa khác, người Hồi Giáo tin Kinh Thánh của họ là chân lý
tuyệt đối.
Các kinh thánh ngoài đạo của họ đều là đồ giả mạo cần
phải hủy diệt bằng bạo lực. Cũng như các tòa án dị giáo của Công Giáo La
Mã chủ trương giết hết, đốt hết, phá hết tất cả những gì khác với giáo lý Công
Giáo vậy.
Độc Thần Giáo, tức các đạo thờ Chúa (Monotheist
religions /Abrahamic religions)
bành trướng thế lực tôn giáo bằng chiến tranh máu lửa. Số tín đồ tăng
lên theo nhịp độ phát triển của các chủ nghĩa đế quốc và thực dân
cũ mới. Trải qua nhiều thế kỷ, ngày
nay tổng số tín đồ của Độc Thần Giáo đã lên tới 3 tỷ 200 triệu trên tổng
dân số
nhân loại là 5 tỷ 804 triệu (The World Almanach and Books of Facts
1998).
Hai tôn giáo lớn nhất của hệ thống Độc Thần Giáo hiện nay là Công Giáo
La
Mã với gần 1 tỷ tín đồ, kế đến là giáo phái Hồi Giáo Sunny với 936 triệu
tín đồ. Các con số tín đồ đông đảo không nói lên
giá trị của các tôn giáo này vì họ là những khối người khổng lồ luôn
luôn dốc
phần lớn sinh lực của họ để tìm cách tiêu diệt lẫn nhau và phá hoại hòa
bình thế
giới. Năm 383, triều đại
con cháu của Constantine đã đổi tên Kitô Giáo
thành Công Giáo (Cattolica) có nghĩa là tôn giáo toàn cầu (universal
church).
Danh từ "Công Giáo" nói lên ý đồ nham hiểm thâm độc của Đế quốc La Mã
nhắm tới
sự nô lệ hóa toàn cầu dưới chiêu bài tôn giáo. Vì vậy nếu hiểu Công Giáo
chỉ đơn giản là quốc giáo "state religion" hoặc đạo công cộng "public
religion"
là chưa đánh giá đúng mức tim đen của đế quốc. Những danh từ phiên âm
như đạo
Gia tô hay đạo Ca Tô Rô Ma đều làm
chúng ta quên đi ý đồ nham hiểm của đạo Công Giáo Vatican.
Với thời gian, do sự mâu thuẫn trong việc giải thích Kinh
Thánh và tranh chấp quyền lợi vật chất giữa các giới lãnh đạo chóp bu, đạo Công
Giáo đã bị phân hóa thành nhiều ngành (lines) :
1. Công Giáo La Mã còn được gọi là Giáo hội Tây Phương (Roman Catholics /
Western Church) hiện có 981 triệu tín đồ (the main line of Christianity)
2. Công Giáo Đông Phương
(Eastern Church) là Chính Thống Giáo (Greek Catholics or Orthodox) chính thức
tách rời khỏi Công Giáo La Mã vào năm 876. Số tín đồ hiện nay khoảng 218 triệu, đa
số tại nước Nga, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu (Bulgary, Serbia, Armenia)
3. Công Giáo Anh
còn được gọi là Anh Giáo (British Catholics or Anglicanism) có khoảng 69
triệu tín đồ tại Anh, Úc, Tân Tây Lan, Canada và Mỹ. Chính thức tách rời khỏi Công Giáo La Mã năm 1539.
4. Các giáo phái Tin Lành
: Danh xưng chính thức của Tín Đồ Tin Lành
là "Những Kẻ Chống Công Giáo La Mã" (Protestants). Đạo Tin Lành là "Đạo Chống Công Giáo La Mã" (Protestantism).
Việt Nam là nước duy nhất trên thế
giới chẳng giống ai gọi họ là Tin Lành (Good News), nhưng thực tế chẳng có gì
lành. Khoảng đầu thế kỷ 20, nhiều người Công
Giáo Việt Nam gọi họ là những kẻ
theo "Đạo Thệ Phản". Sau này
không thấy ai xử dụng danh từ "Đạo Thệ Phản" nữa, có lẽ vì danh
từ này mang tính kỳ thị tôn giáo ( ?
+ ! . . . ).
Công Giáo La Mã, Chính Thống Giáo và Anh Giáo có thể được gọi
chung là Công Giáo (Catholicism) vì các lý do sau đây:
1. Giáo lý của 3 tôn giáo này rất tương đồng
2. Cả 3 tôn giáo đều thờ ảnh tượng Chúa và
các thánh.
Bước chân vào giáo đường của 3 tôn giáo này ta rất khó
phân biệt. Khác hẳn với các giáo
phái "Tin Lành" tuyệt đối không thờ ảnh tượng. Họ chỉ
xử dụng cây thánh giá trơn (không có tượng Chúa) làm biểu tượng mà thôi.
3. Cả 3 đạo Công Giáo này đều thờ Bà Maria và tin bà còn đồng
trinh (virgin) sau khi sinh Chúa Jesus. Người theo đạo Tinh Lành tin Chúa Jesus
là Thiên Chúa hóa thân nhưng không tin bà Maria đồng trinh vì ngoài Chúa ra, bà
Maria còn sinh 3 trai và 3 gái với ông Joseph.
Người Hồi Giáo cũng tin bà Maria đồng trinh nhưng phủ nhận bản tính Thiên Chúa
của Jesus, họ chỉ coi Jesus là tiên tri đứng sau tiên tri Mahomét.
4. Ba đạo Công Giáo nói trên đều có
giáo đô riêng. Công Giáo La Mã có giáo
đô tại Vatican (một lãnh địa tự trị tách ra
khỏi thủ đô La Mã của nước Ý). Giáo đô của Chính Thống
Giáo đặt tại Constantinophe (nay là Istambul, Thổ Nhĩ Kỳ). Giáo đô Anh Giáo đặt tại Canterburry Anh quốc.
Các giáo phái Tin Lành không có giáo đô.
5. Các đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm được truyền chức để làm lễ (mass) biến
bánh và rượu thành máu và thịt của Chúa Jesus.
Hàng giáo phẩm Công Giáo La Mã và Công Giáo Hy Lạp (Chính Thống Giáo) đều là nam
giới.
Riêng Công Giáo Anh có nữ linh mục, cũng làm lễ như nam linh mục và có
chồng con. Con số nữ linh mục Anh Giáo tại Anh, Úc, Canada và Mỹ hiện nay lên tới
khoảng 2000 người.
Tất cả các người theo đạo Kitô (Christians) không thuộc 3 giáo hội Công Giáo
nói trên đều được gọi chung là Tin Lành (protestants). Số tín đồ Tin Lành hiện nay lên tới 686 triệu.
Các mục sư không làm lễ, chỉ giảng thánh kinh mà thôi.
Trong những thế kỷ trước, người Việt Nam gọi đạo Công Giáo La Mã
là Đạo Da-Tô hay Gia Tô. Da-Tô là tiếng chữ Hán
phiên âm chữ Jesus.
Đạo Da-Tô có nghĩa là đạo thờ Jesus.
Trong Kinh Cảm Tạ Cầu Hồn viết bằng Hán tự mà các giáo dân Bùi Chu Phát Diệm và
Thái Bình ngày nay vẫn còn đọc trong các đám giỗ, có câu: "Thần Chúa Da-Tô thục
tội thi ân chỉ đại" nghĩa là "Lạy Chúa Jê-Su chuộc tội và ban ơn rất lớn".
III. ĐẠO HỒI
Đạo Hồi là đạo thứ ba trong hệ thống Nhất Thần Giáo. Thiên
Chúa của đạo Hồi là Thiên Chúa của đạo Do Thái và đạo Kitô.
Người Hồi Giáo cũng giống như Do Thái Giáo, phủ nhận ngôi thứ hai tức Jesus và
ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần của đạo Kitô nên Thiên Chúa của Hồi Giáo và Do
Thái Giáo là Thiên Chúa Duy Nhất (Unity God). Đạo Hồi chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo lý
của đạo Do Thái và đạo Kitô, do Mohammed sáng lập vào thế kỷ thứ 7.
Đạo Hồi được truyền bá và phát triển phần lớn dựa vào bạo lực và chiến tranh.
Đạo Công Giáo La Mã là một đế quốc tinh thần, luôn luôn bước song hành với các
chủ nghĩa thực dân đế quốc. Đạo Hồi và Công Giáo La Mã là hai kẻ thù lớn nhất của hòa bình thế
giới. Cả hai đạo này đều là con đẻ của Do Thái
nhưng đều đã quay ngược lại tiêu diệt Do Thái đến gần tuyệt chủng.
Hai đạo này được ví như hai cái boomeranges của Do Thái vậy!
Số tín đồ đạo Hồi hiện
nay là 1 tỷ 128 triệu, đứng thứ nhì sau đạo Kitô (1 tỷ 955 triệu). Công Giáo La Mã là giáo phái có đông tín
đồ nhất của đạo Kitô, Nó là con đẻ của chủ nghĩa đế quốc
La Mã và cả chủ nghĩa thực dân cũ mới của Âu Châu. Ngày nay, các chủ nghĩa đế quốc và thực
dân đã suy tàn, đạo Công Giáo tất nhiên phải gánh chịu những hệ lụy của các chủ
nghĩa thực dân đế quốc mà suy tàn theo.
Đó là một thực tế của tiến trình tiến hóa tất yếu của lịch sử.
Nói tóm lại, Thiên Chúa Giáo là một hệ thống gồm 3 tôn giáo chính
yếu: Do Thái Giáo, Kitô Giáo* và Hồi Giáo. Cả 3 tôn giáo này đều bắt nguồn từ đạo Do
Thái Nguyên Thủy (Pre-Mosaic Judaism) của các tổ phụ lập quốc Do thái là
Abraham, Isaac và Jacob. Đạo Do Thái Nguyên Thủy thờ Thiên Chúa mang tên Elohim
với hình tượng của ngài là con bò vàng.
Đạo thờ bò đã tồn tại trong hơn 8 thế kỷ đầu của lịch sử nước Do Thái. Các đạo thờ Thiên Chúa hiện nay chỉ là
hậu thân cỉa đạo Do Thái Nguyên Thủy.
Nói dúng hơn, những đạo này chỉ là những biến dạng khác nhau của đạo thờ bò.
JESUS ĐÃ SỐNG CUÔC ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
12:21
Hoàng Phong Nhã
No comments
Cũng
giống như Socrate và Khổng Tử, Jesus không viết sách và không ra khỏi đất nước
mình. Tất cả những gì chúng ta biết về Ngài đều do bốn cuốn sách phúc âm của
Matthew, Luke, Mark, và John. Các cuốn
này chỉ kể những gì liên quan đến 3 năm cuối đời của Ngài mà thôi. Ba mươi năm đầu của
cuộc đời Jesus không có một sách nào nói tới, ngoại trừ huyền thoại Giáng sinh
và chuyện Jesus bị lạc cha mẹ trong dịp lễ Passover ở đền thánh Jerusalem vào năm Jesus lên 12 tuổi.
Tóm lại, một khoảng thời gian lớn lao trong cuộc đời Jesus, kéo dài tới 30 năm,
cho đến nay vẫn là một ẩn số lịch sử.
Chúng ta chỉ biết rõ
một điều là Ngài đã sinh ra và lớn lên với tư cách một công dân Do Thái dưới
thời lệ thuộc La Mã, triều đại hoàng đế Augustus.
Tuy là người Do Thái nhưng Ngài nói tiếng Aramic của dân tộc Syria
là nước ở phía bắc Do
Thái. Ngài giảng đạo bằng tiếng
Aramic chứ không phải bằng tiếng Hebrew của Do Thái. Khi thân xác còn bị
treo trên thập giá,
Jesus kêu cứu Thiên Chúa mà ngài gọi bằng Cha
"Abba,Abba" là tiếng Aramic. Nhưng điều trớ trêu là không
có
một cuốn sách phúc âm nào được viết bằng ngôn ngữ chính thức và
duy nhất của ngài là tiếng Aramic !. Các bản gốc của các sách phúc âm
đều được
viết bằng tiếng Hy Lạp từ 35 năm đến 70 năm sau khi Ngài "lên trời". Các
tác giả viết về Jesus đều là những người sống xa Ngài cả về
không gian lẫn thời gian và hoàn toàn mù tịt về 30 năm cuộc đời son trẻ
của
Chúa. Người ta gọi thời gian
này là "30 năm bí ẩn" hoặc "30 năm thất lạc của Jesus" (The lost years
of
Jesus).
Phúc âm đầu tiên do
Mark viết*: "Đây mở đầu phúc âm của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa" (Here begin the
Gospel of Christ, the Son of God) và chuyện mở đầu là lễ rửa tội của Chúa do
John the Baptist chủ lễ trên sông Jordan, lúc đó Ngài vừa tròn 30
tuổi.
Thông thường, khi
tay
chúng ta bị dính dơ thì chúng ta rửa tay. Mọi tín đồ tin mình
có tội nên mới xin chịu phép rửa tội. Sau này nghi lễ
rửa tội trở thành một thủ tục bắt buộc để nhập đạo. Vào lúc đó, John
Baptist (tức Thánh Gioan Baotixita) đang là vị giáo chủ nổi tiếng của giáo phái
Essene là một trong ba giáo phái lớn của đạo Do Thái. Trụ sở chính của giáo phái
này đặt tại Qumran ở gần Biển Chết (The Dead
Sea) và chỉ cách 5 cây số từ trụ sở này đến chỗ Jesus được Gioan Baotixita ban
phép rửa tội trên sông Jordan để được chính thức công nhận đã bỏ giáo phái
Pharisees để gia nhập giáo phái Essenes (tương tự như người Công giáo đổi đạo
sang Tin Lành ngày nay). Sau mỗi đợt thuyết pháp, nhiều tân tín đồ xin
theo
đạo Essenes đều kéo nhau xuống sông Jordan để cho Gioan Baotixita
làm phép rửa tội. Sau đó, các tân tín đồ trở thành những đệ tử chính thức của
Gioan Baotixita. Jesus là một trong số những tân tín đồ đó.
Sự kiện Jesus được
Gioan Baotixita ban phép rửa tội trên sông Jordan vào lúc Jesus 30 tuổi đã xác
nhận chính Jesus cũng tin mình là kẻ có tội tổ tông như niềm tin của mọi người
Do Thái khác cùng thời. Jesus, cũng như mọi tín đồ Do Thái, chẳng bao giờ có ý
nghĩ sẽ dùng cái chết của mình để xóa
tội tổ tông cho chính mình và cho cả loài người. Mọi lý thuyết thần học Ki Tô
Giáo về sự Cứu Chuộc (Salvation )
của Jesus đều là chuyện bịa đặt để lường gạt những người nhẹ dạ dễ tin mà thôi.
Phúc âm của John (Gioan Thánh Sử) thì mở đầu bằng cách giới thiệu
Jesus là Ngôi Lời và đặc biệt chú trọng đến sự chết và sự sống lại của Jesus.
John tuyệt nhiên không đả động gì đến 30 năm tuổi trẻ của Jesus.
Chỉ có Phúc Âm của Matthew và Luke thêm phần "Huyền Thoại Giáng
Sinh" mâu thuẫn nhau như đã trình bày nơi chương 3.
Riêng một sách Phúc âm của Luke kể thêm: Vào năm lên 12 tuổi, Jesus được
cha mẹ dẫn đến đền Thánh Jerusalem dự lễ Vượt Qua
(Passover). Nguyên vì gia đình của
Jesus từ trước đến lúc đó là tín đồ của giáo phái Pharisees là giáo phái độc
quyền chiếm giữ đền thánh Jerusalem. Do đó, mỗi khi đi dự lễ do giáo phái
Pharisees tổ chức, cha mẹ Jesus đều dẫn con tới đền thánh này. Theo phúc âm của
Luke thì trong dịp này, Jesus đã tỏ ra rất khôn ngoan trong cuộc tranh luận về
giáo lý đạo Do Thái với các tu sĩ ở đền thánh Jerusalem (Luke 1: 41-52). Căn cứ theo các phúc âm, chúng ta có thể xác quyết một điều là gia
đình Joseph-Maria-Jesus vốn là những tín đồ theo đạo Do Thái thuộc giáo phái
Pharisees.
Từ đầu thế kỷ II Trước Công Nguyên (TCN), đạo Do Thái bị phân
hóa thành 3 giáo phái chính :
1) Pharisees độc quyền chiếm giữ đền thánh
Jerusalem, có số tín đồ đông nhất,
lập trường chính trị nói chung là ôn hòa.
2) Sadducess ít tín đồ nhất nhưng rất bảo thủ và cuồng tín cực đoan, chỉ tôn
trọng luật viết (written law) của đạo Do Thái và phủ nhận giá trị mọi tục lệ cổ
truyền bất thành văn. Judas Escariot theo
giáo phái cực đoan này. Về chính trị, Judas và Phê Rô đều là các du kích quân
thuộc tổ chức chính trị Zealot với chủ trương tiêu diệt đế quốc La Mã bằng biện
pháp quân sự.
3) Essenes giáo phái đông thứ nhì sau Pharisees. Giáo phái này cấp tiến nhất vì đứng về
phía người nghèo, chủ trương cộng đồng tài sản giống như kiểu lý thuyết Cộng
Sản. Giáo phái này kịch liệt đả kích hai giáo phái trên và kết tội họ là những
kẻ đạo đức giả, bóc lột dân nghèo. Sau khi Gioan Baotixita bị vua Herod chém đầu
theo
lời yêu cầu của bà mẹ người đẹp Salomé, Jesus bắt đầu đi lang thang giảng đạo để
tiếp nối con đường của sư phụ. Jesus cũng chửi rủa các giáo
phái đối lập với luận điệu y hệt như vị tiền bối quá cố của mình.
Sự kiện Jesus được cha
mẹ dẫn đến đền thánh Jerusalem đủ cho ta thấy gia đình
Joseph thuộc giáo phái Pharisees của đạo Do Thái.
Như vậy, Jesus đã theo giáo phái Pharisees từ nhỏ theo
nếp cũ của gia đình cho đến khi trưởng thành mới cải đạo sang giáo phái Essenes
của John the Baptist.
Jesus cũng như mọi tín đồ Pharisees khác đã được các tu sĩ của giáo phái
này dạy dỗ các điều căn bản của giáo lý trong các nhà hội (synagogue) vào các
ngày lễ Sabbath. (thứ bảy hàng
tuần). Các điều căn bản là: Luật 10
điều răn của Moises (Mai-sen), sách Leviticus tương tự như Sách Bổn Công Giáo,
Thiên Chúa Jehovah cao hơn các tà thần khác như Molech, Jupiter, Appollo của
Babylon, Ai Cập, La Mã và Hy Lạp v.v...
Jesus tin tuyệt đối vào Kinh Thánh Do Thái. Jesus tuyên bố: "Cho tới khi trời đất hư
mất, một dấu chấm trong Kinh Thánh Do Thái cũng không hư mất". (Matthew 5: 18).Riêng
lời xác nhận này cũng đủ cho ta thấy trình độ tâm linh của Jesus cũng chẳng khá
hơn mấy so với các tín đồ Do Thái cùng thời vì Jesus cũng tin mọi chuyện nhảm
nhí trong Cựu ước là những chân lý tuyệt đối !. Jesus tin xác loài người sẽ sống lại
vào ngày tận thế. Trong thời gian đi theo John the Baptist
sống ở nơi hoang dã, Jesus mặc áo dài trắng giống như các tu sĩ thuộc giáo phái
Essenes và tất nhiên đã học hỏi thêm được nhiều điều khác của đạo Do Thái qua sự
giải thích của giáo phái này. Do đó, bài giảng nổi tiếng nhất của Jesus được
mệnh danh là Bài Giảng Trên Núi (The Sermons on the Mount) tức "Kinh Phúc Thật
Tám Mối", là những điều đã được rút ra từ nhiều sách của đạo Do Thái: Genesis,
Deuteromony, Exodus, Psalms, Prophets và các sách của giáo phái Essenes đã được
các nhà khảo cổ tìm thấy tại Qumran năm 1947. Các tài liệu này gồm hàng trăm
cuốn sách bằng da lừa, bằng những thanh gỗ hoặc thanh đồng. Các học giả quốc tế
gọi những tài liệu này là "The Dead Sea
Scrolls", hiện đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng.
Khoảng năm 25 sau Công
nguyên, John the Baptist bị bắt và bị chém đầu do lệnh
của vua Herod. Trong lúc còn bị giam
trong tù, John đã viết một bức thư
và nhờ một lính gác ngục tốt bụng chuyển cho Jesus.
Trong thư này, John Baptist gọi Jesus là "kẻ đến sau mọi người" (the coming one
after all
- Mark 1: 14-15). Sau khi nhận được tin John đã chết, Jesus
bắt đầu giảng đạo thay John.
Nơi đầu tiên được diễm phúc nghe Ngài giảng là quê hương Gallilee
của Ngài. "Bây giờ, sau khi John bị bắt và bị giết,
Jesus đến Gallilee rao giảng tin mừng của Thiên Chúa" (Mark 1: 14-15).
Jesus cố gắng thực hiện các lời tiên tri của Isaiah và Daniel để tỏ ra mình là
Chúa Cứu Thế (Kitô) mà cả nước Do Thái đã mong đợi từ lâu.
"Isaiah là ngọn đèn sáng của Do Thái cho toàn thể loài người. Cuộc đời của Chúa Jesus
là để hoàn thành các lời tiên tri của Isaiah về Chúa Cứu Thế" (John 8:12).
Tuy nhiên, có một điều
hết sức quan trọng mà Jesus chẳng bao giờ làm hoặc làm không nổi để trở thành
Chúa Cứu Thế đúng theo định nghĩa của tiên tri Isaiah là :
"Chúa Cứu Thế là Đấng đến để giải cứu mọi kẻ bị áp bức" (to let the oppressed go
free - Isaiah 6: 9 và 61 :1- 2). Thực tế cho thấy Jesus chưa bao giờ cứu những người bị áp bức.
Vậy Jesus không thể là Chúa Cứu Thế chân chính mà chỉ là Chúa
Bịp ! Số người trên thế gian bị đầy ải áp bức sau khi
Jesus "cứu chuộc" lại còn đông hơn gấp bội so với số người bị áp bức trước khi
Jesus có mặt trên đời này. Chẳng những Jesus đã không giải phóng cho một
ai thoát khỏi sự áp bức, trái lại Jesus đã trở thành một tấm bình phong để những
thế lực tội ác núp bóng giết hại trên hai trăm triệu người trong hai ngàn năm
qua !. Riêng một sự kiện hiển nhiên này cũng đã đủ để đập tan cái luận điệu láo
khoét cho rằng Jesus là Chúa Cứu Thế Ki-Tô !.
Jesus đi theo con đường của John
Baptist nên Jesus cũng tự biết sớm muộn thế nào cũng bị bắt và bị giết. Ngài tuyển mộ 12 môn đệ để sau này lãnh
đạo 12 bộ lạc Do Thái. Về niềm tin tôn giáo, Jesus cũng giống
như sư phụ John Baptist, luôn luôn chú trọng kêu gọi mọi người ăn
năn tội lỗi và chuẩn bị đón nhận ngày tận thế đã đến gần trong tầm tay (the end
of the world is at hand). Ngài hăm dọa mọi người: "Cơn thịnh nộ của
Thiên Chúa sẽ đến bất thần như kẻ trộm". Jesus đã tiếp nối con đường của John the
Baptist với chủ đích tạo lập một khối quần chúng đông đảo gồm toàn những người
trong sạch khao khát "nước Chúa trị đến" (purified individuals expecting the
kingdom of God). Một khi mạng lưới
quần chúng lan rộng trên toàn Do Thái, cuộc nổi dậy
thần thánh sẽ giải phóng đất nước Do Thái thoát khỏi ách thống trị của La Mã và
bọn chính quyền Do Thái bù nhìn. Bọn bù nhìn gồm có
triều đình Herod và Hội Đồng Tối Cao Do Thái (Shanderin) đặc trách các vấn đề
tôn giáo và tục lệ. Các tín đồ theo
John và Jesus đều tin tưởng rằng: Nước Chúa sẽ phá tan quyền lực của La Mã.
Sức mạnh vật chất của dân tộc Do Thái không đủ để lật đổ bạo quyền nếu
không có sự can thiệp của Thiên Chúa.
Mọi người cần phải giữ linh hồn trong sạch để được xứng đáng đón nhận nước Chúa
sắp đến. Một khi nước Chúa trị đến, cuộc sống
thanh bình hạnh phúc của toàn dân tự nhiên sẽ được thực hiện. John the Baptist
và Jesus là những nhà tiên tri dỏm về ngày tận thế (False
apocalyptic prophets) có tham vọng khôi phục vương quốc Do Thái với chủ thuyết
ngày tận thế sắp đến để kích động tâm lý quần chúng. Cái ngày
tận thế "sẽ đến trong tầm tay" của hai thầy trò Jesus chưa bao giờ xảy ra và sẽ
chẳng bao giờ xảy ra. Thế gian này vẫn sống mãi cho đến khi nào mặt trời nguội đi.
Nếu có một ngày nào đó sẽ là ngày tận thế thì đó chính là ngày tận thế của cái
giáo hội ác ôn bịp bợm tôn thờ Jesus!.
Jesus không hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng vì
cũng có lúc Jesus đã hình dung ra một sự rối loạn và phân tán của dân tộc Do
Thái. Jesus nói: "Các ngươi tưởng rằng ta đến
để mang hòa bình cho trái đất sao?
Không đâu, ta bảo thật, ta chỉ mang đến sự phân tán" (Do you think
that I have come to bring peace to the earth?
No, I
tell you, but rather division! - Luke 12: 51-53).
John the Baptist và Jesus không phải là những người đầu tiên
dùng chủ thuyết "ngày tận thế" để kích động quần chúng, Tám thế kỷ trước Jesus,
Isaiah đã dùng chủ thuyết này với mục đích cải tạo xã hội và bản thân Isaiah đã
được dân Do Thái tôn kính như Messiah (Chúa Kitô). Đến khi John và Jesus xuất hiện, nhiều
người Do Thái đã coi John và Jesus là Messiah hoặc "Isaiah tái thế". Chính vì vậy, khi Jesus cưỡi con ngựa nhỏ
về Jerusalem, một đám đông quần chúng đã tung hô "Vinh danh Đấng đã nhân danh
Thiên Chúa mà đến" (Blessing on Him who comes in the name of God - Mark 11:
9-10). Trong phiên xử tại đền thờ
Jesuralem (người Do Thái chỉ được phép xét xử các tội liên quan đến tôn giáo),
tu sĩ cao cấp của đền thờ hỏi Jesus: "Ông có phải là Chúa Kitô không?" (Are
you the Messiah?) Jesus trả lời: "Phải" (yes, I am - Mark 14: 61).
Tội của Jesus đã được xác định về phương diện tôn giáo vì
Jesus đã dám mạo nhận là Con Trai Duy Nhất của Thiên Chúa (The Only Son Of God)
.
Theo giáo lý và tục lệ Do Thái thì sự mạo nhận này là một tội xúc phạm nặng nề
đến đạo Do Thái. Tuy nhiên, các tu
sĩ Do Thái không có quyền đưa ra một hình phạt hình sự nào đối với Jesus, do đó
họ đã giao Jesus cho quan toàn quyền La Mã Poncius Pilate xét xử.
Vào lúc này, tại
Jerusalem đang cử hành đại lễ Vượt
Qua
(Passover) là một ngày lễ kỷ niệm trọng đại, vừa có tính cách lễ trọng của tôn
giáo, vừa là ngày quốc khánh của Do Thái.
Số dân chúng từ khắp nơi đổ về thủ đô Jerusalem hết sức đông, đến nỗi các
bải trống chung quanh thủ đô cũng không có đủ chỗ cho khách hành hương dựng lều
trại. Quan toàn quyền Pilate phải
đem quân từ thành phố Cesarea về tăng cường bảo vệ an
ninh cho thủ đô. Đã từ lâu, Pilate
để tâm theo dõi nhóm tôn giáo mới của John the Baptist
và Jesus, coi nhóm này là một nhóm chính trị chống La Mã (Anti-Roman Political
group). Trong số
các môn đệ của Jesus có nhiều người là du kích quân của đảng chính trị Zealot
như Judas Iscariot và Peter (Phêrô).
Peter có tục danh là "Simon the Zealot"- Mark 3:18). Jesus tự nhận là Messiah
đồng nghĩa với "Vua của Do Thái" và công khai chống lại La Mã. Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái đã định nghĩa
Messiah như sau: Messiah là Vua David Mới, Ngài sẽ chiến thắng mọi kẻ thù của Do
Thái và tái lập trật tự ở
Jerusalem" (Messiah is New King David.
He would subdue Israrel's enemies and set up his rule in Jerusalem).
La Mã và chính quyền
Do Thái chỉ nhìn Jesus trên khía cạnh chính trị của truyền thuyết Kitô (the
political view of messiah). Họ cho
rằng Jesus và phe nhóm đã lợi dụng lúc đồng bào Do Thái qui tụ đông đảo tại Jerusalem trong dịp lễ Pasover (Lễ Vượt Qua) để dấy
lên cuộc đảo chánh núp dưới chiêu bài tôn giáo.
Jesus cưỡi ngựa vào Jerusalem, tự xưng là Messiah vua Do Thái. Hơn nữa, Jesus còn công khai vào đền thờ
Jerusalem đánh đuổi những người bán hương liệu và các thứ lễ vật cho khách hành
hương, lật đổ các bàn ghế của những người đổi tiền vì khách hành hương đến đây
từ nhiều nước khác cần phải đổi tiền của nước họ để có tiền Do Thái chi tiêu
trong ngày lễ. Tất cả các sự việc trên đã dẫn đến cái chết của Jesus với tội danh
"âm mưu lật đổ chính quyền".
Trên cây thập giá, lính La Mã đã ghi rõ cái ý nghĩa chính trị của huyền
thoại Kitô (the political view of Messiah):
Jesus Nazareth, vua Do Thái (Mark 15: 26). Trong các ảnh tượng Chúa ở nhà thờ, dòng
chữ này thường được ghi vắn tắt là "INRI".
Trong tác phẩm nghiên cứu công phu về cuộc đời thật của Jesus
mang tựa đề ngắn gọn chỉ một chữ: JESUS (Humphrey Carpenter, Oxford University
Press, second edition 1983) tác giả đã đi đến hai nhận định sau đây:
1. Jesus cũng như John đã bị giết chết không vì một lý do nào
khác ngoài lý do chính trị.
2. Jesus và những kẻ theo
ông ta không phải là những kẻ có tinh thần nhân đạo vì họ không lo phục vụ con
người mà chỉ lo phục vụ cho cái quan niệm sai lầm về Thiên Chúa của họ.
Họ làm như vậy vì họ tin theo các luật đạo Do Thái và
lời nói của các thánh tiên tri (mà thực chất chỉ là những huyền thoại không có
thật). Họ không hề tự hỏi tại sao phải làm như
vậy, họ chỉ biết tuân theo các luật đạo một cách mù
quáng máy móc vì họ chẳng bao giờ chịu vận dụng tới trí tuệ của họ." (Jesus and
his fellow Jews were not humanists because they serve not man but God. They did this by obeying the
Commandements of the Law and the words of their prophets, without questioning
why. Their obedience was blind and mechanical,
for their intellect was not involved in it).
Tại sao chúng ta không có lãnh đạo? (Người Việt Thầm Lặng)
12:06
Hoàng Phong Nhã
No comments
“…hễ người nào đấu tranh có uy tín một chút cũng bị một đám người chuyên dùng Internet dèm phá, đánh phá, bơi móc, hạuy tín mà chúng ta lại tiếp tay với đám người ấy bằng cách tin họ một cách ngây thơ, không cần kiểm chứng?...”
Để
đấu tranh, phải có người đấu tranh. Không có người đấu tranh thì không
có cuộc đấu tranh. Đấu tranh quá ít người thì không có sức mạnh để thay
đổi được cục diện. Đó là yếu tố nhân sự. Nhưng đông người mà không đoàn
kết, không thống nhất được ý chí và đường lối đấu tranh, thì chỉ là một
đám người ô hợp, không sức mạnh. Muốn đám đông ấy liên kết thành một
khối, cùng chung một ý chí, cùng theo một đường lối, thì phải có tổ
chức. Muốn có tổ chức thì phải có người đứng ra xây dựng tổ chức, quy tụ
người vào tổ chức, đồng thời điều hành những người trong tổ chức, tóm
lại là phải có người lãnh đạo.
Một tập thể không có lãnh đạo tương tự như rắn không đầu. Không đầu thì thân thể dù lành mạnh cường tráng đến đâu cũng chẳng làm được gì ra hồn.
Cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản hiện nay, muốn chiến thắng, muốn thành công, các lực lượng hay tổ chức đấu tranh dù trong nước hay hải ngoại đều cần có lãnh đạo.
Lãnh đạo một tổ chức ở trong nước quả là khó, vì bất kỳ ai xuất đầu lộ diện lãnh đạo cuộc đấu tranh cũng đều bị cộng sản tìm cách tiêu diệt, khai trừ, bỏ tù, nếu không được thì cô lập, vô hiệu hóa các hoạt động, hay ít nhất là hạn chế khả năng hoạt động. Dù đức độ tài ba đến đâu, hễ đã bị hạn chế hay vô hiệu hóa hoạt động thì khó mà lãnh đạo.
Còn ở hải ngoại tuy không có những khó khăn ấy, nhưng có những khó khăn khác khiến cho lực lượng đấu tranh ở hải ngoại hiện nay chưa xuất hiện được người nào có khả năng quy tụ được đại đa số quần chúng, được quần chúng nể phục, tín nhiệm và chấp nhận quy phục. Biết bao người mong mỏi một lãnh đạo xuất chúng đưa cuộc đấu tranh tại hải ngoại đi đến thành công! Nhưng cho tới nay, sau mấy chục năm đấu tranh, lãnh đạo ấy vẫn chưa xuất hiện. Người Việt hết nhân tài rồi sao?
Để đi vào vấn đề, trước hết cần tìm hiểu xem người lãnh đạo cần có những đặc tính nào.
Lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải tài giỏi hơn người về mọi phương diện, mà phải làm sao để những người tài giỏi hơn mình sẵn sàng cộng tác hầu cùng đạt đến mục tiêu chung. Điều mà người lãnh đạo có thể làm được trong khi những người tài giỏi kia không làm được, đó là liên kết các cá nhân hay các nhóm người khác biệt nhau lại thành một tổ chức, đồng thời thống nhất được những đường lối vốn rất đa dạng của những nhóm ấy thành một đường lối duy nhất. Người lãnh đạo giỏi dùng sự khôn khéo, tế nhị, mềm dẻo để thống nhất hơn là dùng những biện pháp mạnh. Cưỡng chế chỉ được sử dụng một cách hạn chế và bất đắc dĩ trong những trường hợp "chẳng đặng đừng" mà thôi.
Biết bao người cho rằng người lãnh đạo lý tưởng mà mọi người mong đợi phải là người gương mẫu, chính trực, biết hy sinh, có nghị lực, tự tin, thông minh, có khả năng phân tích và tổng hợp, vừa sắc bén, nhạy cảm, sẵn sàng ra tay hành động, vừa tập hợp được quần chúng, tạo niềm tin tưởng, cổ vũ và động viên những người cộng tác, đồng thời có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, quyết tâm và bền bỉ theo đuổi, lại quyết đoán và tạo được những thay đổi, v.v...
Nếu cứ kỳ vọng và đòi hỏi người lãnh đạo phải được như thế thì chúng ta rất dễ thất vọng, vì cả thế giới từ xưa đến nay không chắc có vị lãnh đạo nào có đầy đủ những đức tính ấy. Nhìn lại những anh hùng của dân tộc ta cũng như của thế giới, hoặc những người nổi tiếng là những minh quân trên thế giới, chúng ta thấy các vị cũng có khá nhiều khuyết điểm. Người được mặt này thì mất mặt kia. Người điều hành giỏi thì nhiều khi lại rất độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng; người được mọi người quý mến thì lại thiếu quyết đoán; người đạo đức thì lại dễ tin người nên hay bị qua mặt; người nhân hậu thì không đủ cứng rắn đối với người xấu…
Nhìn lại lịch sử, ta thấy những người lãnh đạo giỏi có thể là người bình dân, không giỏi về chữ nghĩa, như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… nhưng có khả năng làm cho những nhân tài xuất chúng như Nguyễn Trãi, La Sơn Phu Tử… cộng tác với mình. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử "Hán Sở Tranh Hùng", Lưu Bang cho quần thần thấy ông không giỏi bằng những quan, tướng dưới quyền ông, nhưng ông có khả năng sử dụng họ, làm cho họ hết lòng vì mình... (*)
Saint Bernard nói: "Hỡi những người thông thái, xin hãy dạy dỗ chúng tôi. Hỡi những người đạo hạnh, xin hãy làm gương để chúng tôi bắt chước. Và hỡi những người khôn ngoan, xin hãy lãnh đạo chúng tôi". Như thế, theo Saint Bernard, người lãnh đạo giỏi không nhất thiết là người nổi bật về thông thái hay đạo hạnh, mà phải hơn người về khôn ngoan. Vì thế chúng ta đừng đòi hỏi người lãnh đạo phải là trí thức, thông thái, có bằng cấp, hay có đời sống luân lý thật gương mẫu… Người lãnh đạo chỉ cần đạt được mức trung bình hoặc trên trung bình về hai phương diện ấy là đủ (**).
Người lãnh đạo có thể không giỏi về một số mặt, nhưng để là một lãnh đạo tốt, thì phải có những đặc tính hơn người sau đây: có lòng yêu nước, biết đặt đại cuộc (quyền lợi đất nước) trên tiểu cuộc (quyền lợi riêng của đảng phái, gia đình, cá nhân), lòng quảng đại (không chấp nhất những chuyện tiểu tiết), tính đàn anh (biết bảo vệ và quan tâm đến những người dưới quyền), biết lắng nghe, tính tình cao thượng…
Lãnh đạo có thể có những sai lầm, có thể còn một số những khuyết điểm. Vì thế chúng ta cần có cái nhìn tổng thể mang tính tương đối. Người tốt là người có nhiều điều tốt hơn điều xấu, và người xấu là người có nhiều điều xấu hơn điều tốt. Chứ không phải người tốt là người không có điều xấu, và người xấu là người không có điều tốt. Đừng nhìn vào phần ít hơn mà đánh giá cả toàn thể. Đừng vì một vết đen trong một tờ giấy trắng mà bảo đó là tờ giấy đen! Hiện nay có khá nhiều người đánh giá con người và sự việc theo kiểu ấy!
Thật ra, trên đời, chúng ta rất khó kiếm được sự gì hoàn hảo, lý tưởng, đúng như mình muốn. Những gì chúng ta có thể có được trong tầm tay thường không hoàn hảo. Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải chọn và chấp nhận cái tương đối tốt nhất hoặc cái ít xấu nhất, chứ không phải cái mình mong muốn. Nếu cứ đòi phải có được cái hoàn hảo và chê bỏ những cái tốt nhất (nhưng không được như ý) đến với mình, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Chúng ta sẽ rơi vào trường hợp "già kén, kẹn hom" của những người vì chỉ muốn kết duyên với người như ý muốn nên từ chối những người tương đối xứng đáng, để rồi khi không thể chờ đợi được nữa thì phải lập gia đình với những người còn dở hơn rất nhiều so với những người mình đã từ chối.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy những trường hợp "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" không chỉ của một cá nhân hay một đoàn thể mà của cả một dân tộc. Người dân vì không hài lòng với một chính phủ tương đối tốt, nhưng không vừa ý mình nên lật đổ để rồi sau đó phải chấp nhận những chính phủ còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Trong các lãnh vực, chúng ta đều phải chấp nhận tính tương đối của con người cũng như sự việc và hoàn cảnh. Trong chính trị cũng thế, thậm chí còn hơn thế nữa.
Muốn lãnh đạo thì trước tiên phải thu phục được quần chúng và có được những người cộng tác chặt chẽ với mình. Vào những thời đại trước, các nhà lãnh đạo tương đối dễ dàng được quần chúng tin tưởng và nể phục hơn là thời đại "bùng nổ thông tin" hiện nay. Và những người lãnh đạo nơi những dân tộc khác dường như dễ xuất hiện hơn nơi người Việt chúng ta!
Tâm thức của người Việt chúng ta dường như vẫn nặng tinh thần "nho quan" do ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa. Ngay từ trong gia đình, cha mẹ thường khuyến khích con cái chịu khó học hành để mai sau ra làm quan hay có địa vị cao trong xã hội hầu có thể "ăn trên ngồi trốc" trong thiên hạ... Tâm lý đó khiến chúng ta thích điều khiển người khác, thích đứng trên đầu trên cổ người khác, và không muốn hay không chấp nhận cho ai lãnh đạo mình cả, trừ trường hợp bị áp lực hay ở trong cái thế phải chấp nhận.
Một lý do khác là chúng ta khó chấp nhận người lãnh đạo mình có khuyết điểm; chỉ cần có một vài khuyết điểm nào đó bất lợi cho ta là ta không còn nể phục, không còn muốn ủng hộ nữa. Nhưng thử hỏi: có ai trên trần này không khuyết điểm? Những anh hùng cái thế trong lịch sử mà chúng ta hết sức cảm phục cũng đều có những khuyết điểm. Nếu phải sống gần họ hay sống chung với họ, có thể chúng ta sẽ bực mình vì tính tình của họ và không phục họ nữa. Nhưng ngày xưa, những khiếm khuyết của họ ít ai biết đến vì họ không sống trong thời đại bùng nổ thông tin như chúng ta hiện nay. Những khiếm khuyết của họ được những người thân chung quanh họ, kể cả những người viết lịch sử, che dấu hay nói nhẹ đi (***). Còn những ưu điểm của họ thì được trưng ra hay thổi phồng lên: "đẹp khoe, xấu che" mà! Cứ xem cách CSVN viết về Hồ Chí Minh thì chúng ta có thể suy ra được phần nào tâm trạng ấy! Đương nhiên những nhà viết sử trong chế độ Cộng sản thì thổi phồng (thậm chí bịa đặt) những ưu điểm và ém nhẹm những khuyết điểm gấp hàng trăm lần những nhà viết sử thời phong kiến!
Còn thời đại internet hiện nay, cả thế giới giống như một làng nhỏ. Khiếm khuyết chỉ có thể che dấu một thời gian, không lâu được. "Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra", thời nay thì lòi ra rất sớm!
Có những người sẵn sàng tung lên mạng, hoặc phổ biến trên mạng những lời nói xấu (chuyện có thực), vu khống (chuyện không có). Chỉ cần một cái bấm chuột vi tính là những lời nói hành nói xấu, những lời vu khống được phổ biến đến hàng trăm người. Trong số hàng trăm người nhận được thì lại có 5, 10 người tiếp tục phổ biến đến hàng trăm người khác, và cứ thế tiếp tục. Có những người coi việc chê bai, đánh phá người khác như một thú tiêu khiển: Bất kỳ ai tương đối tạo được một thành tích hay uy tín nào đó hơn người một chút là bị họ đánh phá, chửi bới, thậm chí "cạn tàu ráo máng", dù chẳng biết nhau hay chẳng có chút thù oán gì với nhau! Tiếc thay biết bao người tin vào những thông tin ấy và phản ứng bất lợi cho nạn nhân!
Ngày nay nhiều người không còn có khái niệm về khẩu nghiệp hay không còn cho việc nói hành nói xấu hay vu khống người khác là một tội lỗi nữa! Nói xấu hay vu khống bằng miệng thì lời nói bay mất hoặc quên đi dễ dàng và chỉ một vài người nghe được. Còn nói xấu hay vu khống trên internet thì không chỉ được phổ biến đến hàng trăm, ngàn hay hàng triệu người, mà nó còn được lưu lại trong hàng trăm, hàng ngàn máy vi tính cũng như trên mạng Internet và có thể lưu truyền tới thế hệ sau. Cho nên cái "khẩu nghiệp" (nói theo từ ngữ Phật giáo) được tạo trên các diễn đàn Internet chắc chắn nặng nề gấp ngàn lần hơn so với khẩu nghiệp chỉ bằng lời nói thường. Những người hay phổ biến hoặc tiếp tay phổ biến những lời nói xấu hay vu khống bằng Internet thường không nghĩ tới cái ngày họ phải trả nghiệp, trả cái "nghiệp internet" hay cái "‘mạng’ nghiệp" ấy!
Nếu cứ để tình trạng mọi khuyết điểm, mọi cái xấu của những người tương đối có uy tín trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ chống độc tài cộng sản đều được trưng bày hoặc thổi phồng lên trên mạng Internet thì chẳng bao giờ chúng ta có được một người lãnh đạo xuất chúng nổi lên cả. Uy tín của những người ấy đã bị giập tắt "từ trong trứng nước" như thế thì làm sao họ quy tụ được quần chúng? Làm sao họ có được người sẵn sàng cộng tác với họ?
Đất nước của chúng ta khó mà thoát ách độc tài và sẽ không bao giờ trở thành một "con rồng châu Á" vươn lên từ đống đổ nát hiện nay do chế độ cộng sản gây nên nếu không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng làm sao những nhà lãnh đạo xuất chúng ấy xuất hiện được nếu chúng ta cứ để cho họ bị triệt đường xuất hiện? Nếu chúng ta chỉ chấp nhận những người lãnh đạo phải thật lý tưởng, phải hoàn hảo đủ mọi mặt, thì làm sao chúng ta có được? Hoặc hễ người nào đấu tranh có uy tín một chút cũng bị một đám người chuyên dùng Internet dèm phá, đánh phá, bơi móc, hạ uy tín mà chúng ta lại tiếp tay với đám người ấy bằng cách tin họ một cách ngây thơ, không cần kiểm chứng?
Hãy chấp nhận tính tương đối và hãy nhận định sáng suốt trước những bài viết bêu xấu, mạ lị hay vu khống!
"ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI! HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM!"
Người ta cứ dấu này mà nhận biết những ai đang làm lợi cho cộng sản, đang phá hoại đất nước, đó chính là NHỮNG NGƯỜI GÂY CHIA RẼ!
Một tập thể không có lãnh đạo tương tự như rắn không đầu. Không đầu thì thân thể dù lành mạnh cường tráng đến đâu cũng chẳng làm được gì ra hồn.
Cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản hiện nay, muốn chiến thắng, muốn thành công, các lực lượng hay tổ chức đấu tranh dù trong nước hay hải ngoại đều cần có lãnh đạo.
Lãnh đạo một tổ chức ở trong nước quả là khó, vì bất kỳ ai xuất đầu lộ diện lãnh đạo cuộc đấu tranh cũng đều bị cộng sản tìm cách tiêu diệt, khai trừ, bỏ tù, nếu không được thì cô lập, vô hiệu hóa các hoạt động, hay ít nhất là hạn chế khả năng hoạt động. Dù đức độ tài ba đến đâu, hễ đã bị hạn chế hay vô hiệu hóa hoạt động thì khó mà lãnh đạo.
Còn ở hải ngoại tuy không có những khó khăn ấy, nhưng có những khó khăn khác khiến cho lực lượng đấu tranh ở hải ngoại hiện nay chưa xuất hiện được người nào có khả năng quy tụ được đại đa số quần chúng, được quần chúng nể phục, tín nhiệm và chấp nhận quy phục. Biết bao người mong mỏi một lãnh đạo xuất chúng đưa cuộc đấu tranh tại hải ngoại đi đến thành công! Nhưng cho tới nay, sau mấy chục năm đấu tranh, lãnh đạo ấy vẫn chưa xuất hiện. Người Việt hết nhân tài rồi sao?
Để đi vào vấn đề, trước hết cần tìm hiểu xem người lãnh đạo cần có những đặc tính nào.
Lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải tài giỏi hơn người về mọi phương diện, mà phải làm sao để những người tài giỏi hơn mình sẵn sàng cộng tác hầu cùng đạt đến mục tiêu chung. Điều mà người lãnh đạo có thể làm được trong khi những người tài giỏi kia không làm được, đó là liên kết các cá nhân hay các nhóm người khác biệt nhau lại thành một tổ chức, đồng thời thống nhất được những đường lối vốn rất đa dạng của những nhóm ấy thành một đường lối duy nhất. Người lãnh đạo giỏi dùng sự khôn khéo, tế nhị, mềm dẻo để thống nhất hơn là dùng những biện pháp mạnh. Cưỡng chế chỉ được sử dụng một cách hạn chế và bất đắc dĩ trong những trường hợp "chẳng đặng đừng" mà thôi.
Biết bao người cho rằng người lãnh đạo lý tưởng mà mọi người mong đợi phải là người gương mẫu, chính trực, biết hy sinh, có nghị lực, tự tin, thông minh, có khả năng phân tích và tổng hợp, vừa sắc bén, nhạy cảm, sẵn sàng ra tay hành động, vừa tập hợp được quần chúng, tạo niềm tin tưởng, cổ vũ và động viên những người cộng tác, đồng thời có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, quyết tâm và bền bỉ theo đuổi, lại quyết đoán và tạo được những thay đổi, v.v...
Nếu cứ kỳ vọng và đòi hỏi người lãnh đạo phải được như thế thì chúng ta rất dễ thất vọng, vì cả thế giới từ xưa đến nay không chắc có vị lãnh đạo nào có đầy đủ những đức tính ấy. Nhìn lại những anh hùng của dân tộc ta cũng như của thế giới, hoặc những người nổi tiếng là những minh quân trên thế giới, chúng ta thấy các vị cũng có khá nhiều khuyết điểm. Người được mặt này thì mất mặt kia. Người điều hành giỏi thì nhiều khi lại rất độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng; người được mọi người quý mến thì lại thiếu quyết đoán; người đạo đức thì lại dễ tin người nên hay bị qua mặt; người nhân hậu thì không đủ cứng rắn đối với người xấu…
Nhìn lại lịch sử, ta thấy những người lãnh đạo giỏi có thể là người bình dân, không giỏi về chữ nghĩa, như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… nhưng có khả năng làm cho những nhân tài xuất chúng như Nguyễn Trãi, La Sơn Phu Tử… cộng tác với mình. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử "Hán Sở Tranh Hùng", Lưu Bang cho quần thần thấy ông không giỏi bằng những quan, tướng dưới quyền ông, nhưng ông có khả năng sử dụng họ, làm cho họ hết lòng vì mình... (*)
Saint Bernard nói: "Hỡi những người thông thái, xin hãy dạy dỗ chúng tôi. Hỡi những người đạo hạnh, xin hãy làm gương để chúng tôi bắt chước. Và hỡi những người khôn ngoan, xin hãy lãnh đạo chúng tôi". Như thế, theo Saint Bernard, người lãnh đạo giỏi không nhất thiết là người nổi bật về thông thái hay đạo hạnh, mà phải hơn người về khôn ngoan. Vì thế chúng ta đừng đòi hỏi người lãnh đạo phải là trí thức, thông thái, có bằng cấp, hay có đời sống luân lý thật gương mẫu… Người lãnh đạo chỉ cần đạt được mức trung bình hoặc trên trung bình về hai phương diện ấy là đủ (**).
Người lãnh đạo có thể không giỏi về một số mặt, nhưng để là một lãnh đạo tốt, thì phải có những đặc tính hơn người sau đây: có lòng yêu nước, biết đặt đại cuộc (quyền lợi đất nước) trên tiểu cuộc (quyền lợi riêng của đảng phái, gia đình, cá nhân), lòng quảng đại (không chấp nhất những chuyện tiểu tiết), tính đàn anh (biết bảo vệ và quan tâm đến những người dưới quyền), biết lắng nghe, tính tình cao thượng…
Lãnh đạo có thể có những sai lầm, có thể còn một số những khuyết điểm. Vì thế chúng ta cần có cái nhìn tổng thể mang tính tương đối. Người tốt là người có nhiều điều tốt hơn điều xấu, và người xấu là người có nhiều điều xấu hơn điều tốt. Chứ không phải người tốt là người không có điều xấu, và người xấu là người không có điều tốt. Đừng nhìn vào phần ít hơn mà đánh giá cả toàn thể. Đừng vì một vết đen trong một tờ giấy trắng mà bảo đó là tờ giấy đen! Hiện nay có khá nhiều người đánh giá con người và sự việc theo kiểu ấy!
Thật ra, trên đời, chúng ta rất khó kiếm được sự gì hoàn hảo, lý tưởng, đúng như mình muốn. Những gì chúng ta có thể có được trong tầm tay thường không hoàn hảo. Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải chọn và chấp nhận cái tương đối tốt nhất hoặc cái ít xấu nhất, chứ không phải cái mình mong muốn. Nếu cứ đòi phải có được cái hoàn hảo và chê bỏ những cái tốt nhất (nhưng không được như ý) đến với mình, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Chúng ta sẽ rơi vào trường hợp "già kén, kẹn hom" của những người vì chỉ muốn kết duyên với người như ý muốn nên từ chối những người tương đối xứng đáng, để rồi khi không thể chờ đợi được nữa thì phải lập gia đình với những người còn dở hơn rất nhiều so với những người mình đã từ chối.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy những trường hợp "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" không chỉ của một cá nhân hay một đoàn thể mà của cả một dân tộc. Người dân vì không hài lòng với một chính phủ tương đối tốt, nhưng không vừa ý mình nên lật đổ để rồi sau đó phải chấp nhận những chính phủ còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Trong các lãnh vực, chúng ta đều phải chấp nhận tính tương đối của con người cũng như sự việc và hoàn cảnh. Trong chính trị cũng thế, thậm chí còn hơn thế nữa.
Muốn lãnh đạo thì trước tiên phải thu phục được quần chúng và có được những người cộng tác chặt chẽ với mình. Vào những thời đại trước, các nhà lãnh đạo tương đối dễ dàng được quần chúng tin tưởng và nể phục hơn là thời đại "bùng nổ thông tin" hiện nay. Và những người lãnh đạo nơi những dân tộc khác dường như dễ xuất hiện hơn nơi người Việt chúng ta!
Tâm thức của người Việt chúng ta dường như vẫn nặng tinh thần "nho quan" do ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa. Ngay từ trong gia đình, cha mẹ thường khuyến khích con cái chịu khó học hành để mai sau ra làm quan hay có địa vị cao trong xã hội hầu có thể "ăn trên ngồi trốc" trong thiên hạ... Tâm lý đó khiến chúng ta thích điều khiển người khác, thích đứng trên đầu trên cổ người khác, và không muốn hay không chấp nhận cho ai lãnh đạo mình cả, trừ trường hợp bị áp lực hay ở trong cái thế phải chấp nhận.
Một lý do khác là chúng ta khó chấp nhận người lãnh đạo mình có khuyết điểm; chỉ cần có một vài khuyết điểm nào đó bất lợi cho ta là ta không còn nể phục, không còn muốn ủng hộ nữa. Nhưng thử hỏi: có ai trên trần này không khuyết điểm? Những anh hùng cái thế trong lịch sử mà chúng ta hết sức cảm phục cũng đều có những khuyết điểm. Nếu phải sống gần họ hay sống chung với họ, có thể chúng ta sẽ bực mình vì tính tình của họ và không phục họ nữa. Nhưng ngày xưa, những khiếm khuyết của họ ít ai biết đến vì họ không sống trong thời đại bùng nổ thông tin như chúng ta hiện nay. Những khiếm khuyết của họ được những người thân chung quanh họ, kể cả những người viết lịch sử, che dấu hay nói nhẹ đi (***). Còn những ưu điểm của họ thì được trưng ra hay thổi phồng lên: "đẹp khoe, xấu che" mà! Cứ xem cách CSVN viết về Hồ Chí Minh thì chúng ta có thể suy ra được phần nào tâm trạng ấy! Đương nhiên những nhà viết sử trong chế độ Cộng sản thì thổi phồng (thậm chí bịa đặt) những ưu điểm và ém nhẹm những khuyết điểm gấp hàng trăm lần những nhà viết sử thời phong kiến!
Còn thời đại internet hiện nay, cả thế giới giống như một làng nhỏ. Khiếm khuyết chỉ có thể che dấu một thời gian, không lâu được. "Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra", thời nay thì lòi ra rất sớm!
Có những người sẵn sàng tung lên mạng, hoặc phổ biến trên mạng những lời nói xấu (chuyện có thực), vu khống (chuyện không có). Chỉ cần một cái bấm chuột vi tính là những lời nói hành nói xấu, những lời vu khống được phổ biến đến hàng trăm người. Trong số hàng trăm người nhận được thì lại có 5, 10 người tiếp tục phổ biến đến hàng trăm người khác, và cứ thế tiếp tục. Có những người coi việc chê bai, đánh phá người khác như một thú tiêu khiển: Bất kỳ ai tương đối tạo được một thành tích hay uy tín nào đó hơn người một chút là bị họ đánh phá, chửi bới, thậm chí "cạn tàu ráo máng", dù chẳng biết nhau hay chẳng có chút thù oán gì với nhau! Tiếc thay biết bao người tin vào những thông tin ấy và phản ứng bất lợi cho nạn nhân!
Ngày nay nhiều người không còn có khái niệm về khẩu nghiệp hay không còn cho việc nói hành nói xấu hay vu khống người khác là một tội lỗi nữa! Nói xấu hay vu khống bằng miệng thì lời nói bay mất hoặc quên đi dễ dàng và chỉ một vài người nghe được. Còn nói xấu hay vu khống trên internet thì không chỉ được phổ biến đến hàng trăm, ngàn hay hàng triệu người, mà nó còn được lưu lại trong hàng trăm, hàng ngàn máy vi tính cũng như trên mạng Internet và có thể lưu truyền tới thế hệ sau. Cho nên cái "khẩu nghiệp" (nói theo từ ngữ Phật giáo) được tạo trên các diễn đàn Internet chắc chắn nặng nề gấp ngàn lần hơn so với khẩu nghiệp chỉ bằng lời nói thường. Những người hay phổ biến hoặc tiếp tay phổ biến những lời nói xấu hay vu khống bằng Internet thường không nghĩ tới cái ngày họ phải trả nghiệp, trả cái "nghiệp internet" hay cái "‘mạng’ nghiệp" ấy!
Nếu cứ để tình trạng mọi khuyết điểm, mọi cái xấu của những người tương đối có uy tín trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ chống độc tài cộng sản đều được trưng bày hoặc thổi phồng lên trên mạng Internet thì chẳng bao giờ chúng ta có được một người lãnh đạo xuất chúng nổi lên cả. Uy tín của những người ấy đã bị giập tắt "từ trong trứng nước" như thế thì làm sao họ quy tụ được quần chúng? Làm sao họ có được người sẵn sàng cộng tác với họ?
Đất nước của chúng ta khó mà thoát ách độc tài và sẽ không bao giờ trở thành một "con rồng châu Á" vươn lên từ đống đổ nát hiện nay do chế độ cộng sản gây nên nếu không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng làm sao những nhà lãnh đạo xuất chúng ấy xuất hiện được nếu chúng ta cứ để cho họ bị triệt đường xuất hiện? Nếu chúng ta chỉ chấp nhận những người lãnh đạo phải thật lý tưởng, phải hoàn hảo đủ mọi mặt, thì làm sao chúng ta có được? Hoặc hễ người nào đấu tranh có uy tín một chút cũng bị một đám người chuyên dùng Internet dèm phá, đánh phá, bơi móc, hạ uy tín mà chúng ta lại tiếp tay với đám người ấy bằng cách tin họ một cách ngây thơ, không cần kiểm chứng?
Hãy chấp nhận tính tương đối và hãy nhận định sáng suốt trước những bài viết bêu xấu, mạ lị hay vu khống!
"ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI! HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM!"
Người ta cứ dấu này mà nhận biết những ai đang làm lợi cho cộng sản, đang phá hoại đất nước, đó chính là NHỮNG NGƯỜI GÂY CHIA RẼ!
Người Việt Thầm Lặng
(*) "Hán Sở Tranh Hùng" hồi 41 có đoạn: "Mùa hạ tháng năm, Hán đế đặt tiệc ở cung Nam thành Lạc Dương thết đãi quần thần. Rượu được mấy tuần, Hán đế hỏi: - Trẫm muốn hỏi câu này, liệt hầu và các tướng ai biết cứ trả lời. Quần thần đều để ý lắng nghe. - Trẫm sở dĩ có thiên hạ là vì sao? Họ Hạng mất thiên hạ là vì sao? Cao Khởi, Vương Lăng thưa: - Bệ hạ chuộng nghĩa thi nhân, được thiên hạ cảm mến, còn Hạng Vũ tuy có sức mạnh tuyệt năng, song thiếu đạo đức. Do đó trời đã dành sẵn sự thành bại này. Hán đế nói: - Các khanh chỉ thấy được một phần, chưa thấy được toàn diện. Ðành rằng nhân đạo là gốc, song việc lãnh đạo còn phải ở những yếu tố cần thiết mới thành công được. Như vận trù ở trung quân, quyết thắng ra ngoài nghìn dặm, ta không bằng Tử Phòng. Trấn giữ quốc gia, vỗ về trăm họ, vận tải lương thực cho chu toàn, ta không bằng Tiêu Hà. Cầm quân trăm vạn, đánh đâu được đấy, phá đâu lấy đấy, ta không bằng Hàn Tín. Ba người ấy đều là bậc nhân kiệt, mà ta biết dùng, vì thế nên lấy được thiên hạ. Còn Hạng Vũ có một mình Phạm Tăng mà không biết dùng, cho nên bị chết về tay ta. Quần thần nghe Hán đế nói đều bái phục." (Bản dịch của Mộng Bình Sơn, Hồi 41,
http://www.thaichilibrary.com/ebooks/trunghoa/hansotranhhung.pdf)
(**) Trang Wikipedia về "Lãnh Đạo" có đoạn viết: "Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải "vừa có tài năng, vừa có đức độ". Tuy nhiên, chính Jack Welch đã khẳng định bằng các tri thức mà ông có được và kinh nghiệm bản thân từ thực tế vô cùng sinh động rằng đó chỉ là mong muốn có tính lý tưởng mà thôi. Trên thực tế gần như không có loại lãnh đạo này.
Những người "có đức độ" thường là người có thiên hướng hoạt động xã hội, phi lợi nhuận và thiếu động lực cần thiết để theo đuổi mục đích mà một lãnh đạo giỏi cần có. Nhiều người trong số này có thể là lãnh đạo song không bao giờ giỏi hoặc chỉ dừng ở mức là các nhà quản lý bình thường.
Trong khi đó, theo Jack Welch, đại đa số các nhà lãnh đạo lại bị thúc đẩy bởi các động lực, thậm chí là các dục vọng (gần trùng với tư tưởng về dục vọng thúc đẩy (libido) trong trường phái phân tâm học của Sigmund Freud). Các động lực này có thể là quyền lực, là tiền, là của cải, các quyền lợi... hay là danh tiếng. Jack Welch cũng bác bỏ mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng và cho thấy theo tổng kết của ông, có đến khoảng 70% số lãnh đạo giỏi bị thúc đẩy và thành công bởi động lực hay dục vọng."
(xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Lãnh_đạo)
(***) Thiết tưởng chúng ta không nên dẫn chứng những khuyết điểm ấy ở đây, vì lòng tôn kính đối với các vị tiền nhân anh hùng.
ÔNG TRỜI TRONG TÂM THỨC VIỆT - Cư Sĩ Nguyên Giác
12:04
Hoàng Phong Nhã
No comments
ÔNG TRỜI TRONG TÂM THỨC VIỆT
Cư Sĩ Nguyên Giác
Cư Sĩ Nguyên Giác
Khái niệm Ông Trời đã có từ lâu trong kho tàng văn chương dân gian Việt, nhưng hình ảnh Ông Trời không hề mang ý nghĩa một đấng sáng tạo vũ trụ, mà chỉ là một chúng sinh, một người rất người trên cõi trời.
Ngay cả khi ca dao nói lên lời dân gian xin cho mưa xuống – như, “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp...” – cũng không có nghĩa là xin một Ông Trời có quyền lực toàn năng của Đấng Sáng Tạo, mà chỉ là xin cho sự vận hành bốn mùa mưa thuận, gió hòa. Như thế nghĩa là tin vào lý tuần hoàn “thành, trụ, hoại, không” của nhà Phật, chứ không hề có lời cầu nguyện cho mưa trái mùa, cho gió nghịch hướng.
Và thậm chí, khi thấy đất trời không thuận, ông bà mình còn mắng cho vị cõi trên những câu như, ”Trời già cay độc,” hay như, “Trời xanh ghen phận má hồng.” Nghĩa là, ông bà mình tin rằng có nếu có một Đấng Thượng Đế, một Đấng Sáng Tạo, thì có những lúc vị trời này hẳn là bất nhân, độc ác.
Cho nên văn học dân gian Việt Nam mới có những chuyện như “Con cóc là cậu ông Trời.”
Niềm tin về những chúng sinh trên cõi trời có đầy tham sân si như thế, và cũng bất toàn như thế... cho thấy dân tộc Việt cổ thời đã thấm nhuần triết lý Phật Giáo. Bởi vì, Đức Phật dạy rằng không hề có Đấng Sáng Tạo nào hết.
Một số nhà truyền giáo nước ngoài ưa nhắc tới những lúc Đức Phật im lặng, từ chối trả lời một số câu hỏi; họ diễn giải rằng, khi Đức Phật im lặng, không có nghĩa là Đức Phật bác bỏ kháí niệm vũ trụ vĩnh hằng (câu hỏi: vũ trụ này thường hằng?) hay khái niệm vũ trụ không vĩnh hằng (câu hỏi: vũ trụ này là đoạn, là không thường hằng?). Và các nhà truyền giáo này diễn giải tiếp rằng, khái niệm vũ trụ vĩnh hằng là căn bản thần học của niềm tin vào một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, kẻ được họ tin là “vĩnh hằng, toàn năng, sinh ra vũ trụ và con người...”
Thực tế, những khái niệm như thế đã bị Đức Phật phủ nhận ngay từ những bài kinh đầu tiên: Tất cả các pháp đã là vô ngã, thì lấy ngã nào mà thường hằng? Tất cả các pháp đều do duyên khởi, khi duyên hợp thì pháp hiện ra, và khi duyên tan thì pháp biến mất, dù có nói về “thường hay đoạn” đều là trật cả.
Đó là lý do Đức Phật giữ im lặng trong Bài Kinh 63 của Trung Bộ Kinh, “Cula-Malunkyovada Sutta: The Shorter Instructions to Malunkya” (Bản dịch của HT Thích Minh Châu: Tiểu Kinh Malunkyaputta). (1)
Chuyện này dễ hiểu, cũng tương tự như một giáo sư toán bậc Đại Học, khi giải thích một bài toán cho nhiều học sinh ở nhiều trình độ khác nhau, sẽ dùng nhiều cách giải thích tùy trình độ các lớp của các học sinh, và có khi thì giữ im lặng.
Những điểm rất căn bản đã được Đức Phật nêu ra ngay từ những bài kinh đầu tiên: vô ngã, và duyên khởi. Đó là những nền tảng để phủ bác khái niệm về cái gọi là Đấng Thượng Đế Vĩnh Hằng, Đấng Thượng Đế Sáng Tạo.
Nhưng cũng có lần Đức Phật đã trả lời minh bạch rằng có những vị Bà-la-môn “luận bàn về phía quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ... chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn” đều là sai lầm. Lời Đức Phật nơi đây rất minh bạch, rằng không hề có cái gì gọi là Đấng Sáng Tạo, và đó chỉ là chấp kiến.
Đức Phật đã diễn giải chi tiết câu trả lời đó trong Bài Kinh 1 của Trường Bộ Kinh, “Brahmajāla Sutta: The All-embracing Net of Views” (Bản dịch của HT Thích Minh Châu: Kinh Phạm Võng). (2)
Có thể trích như sau từ Kinh Phạm Võng để làm sáng tỏ rằng, Đức Phật đã bác bỏ khái niệm về một Nước Trời Vĩnh Hằng, nơi tà kiến tin là có một Bản Ngã và Nước Trời Thường Trú:
“...Này các Tỷ-kheo có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, với mười tám luận chấp...
...Người ấy nói rằng: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú. Tại sao vậy? Vì rằng tôi do nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm... còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".
Này các Tỷ-kheo đó là lập trường thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những vị Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn...
36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai biết như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm chứng được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
37. Những chấp pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy, Như Lai đã thắng tri, giác ngộ và tuyên thuyết; và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.”(hết trích)
Không chỉ bác bỏ khái niệm Thượng Đế Sáng Tạo, trong Kinh Phật còn có một số nơi chế giễu các vị Vua Cõi Trời. Nghĩa là, không hề có một Đấng Thượng Đế Toàn Năng nào, mà thực ra chỉ có một số chúng sinh trên nhiều cõi trời khác nhau, và họ cũng theo nghiệp thọ sinh mà thôi.
Và chúng ta hãy tin rằng, khi đã chế giễu khái niệm Thượng Đế Toàn Năng, có nghĩa là không tin rằng có cái gọi là Thượng Đế Toàn Năng đó. Cũng tương tự như dân tộc Việt Nam thời xưa khi kể chuyện “Con cóc là cậu ông Trời” để chế giễu khái niệm Thượng Đế Toàn Năng đó.
Ấn Độ Giáo tin vào Đấng Thượng Đế (vua các cõi trời), có khi gọi là Sakka (Thiên Chủ), có khi gọi là Mahabrahmanah (Đại Phạm Thiên).
Một thí dụ tìm thấy trong Kinh 37 trong Trung Bộ Kinh, “Culatanhasankhaya Sutta: The Major Discourse on the Destruction of Craving” (Bản dịch của HT Thích Minh Châu: Tiểu kinh Ðoạn tận ái). (3)
Trích từ bản dịch của HT Thích Minh Châu:
“...Tôn giả Maha Moggallana liền thị hiện thần thông lực, dùng ngón chân cái làm cho lầu Vejayanta rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Thiên chủ Sakka, đại vương Sessavana và chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba, tâm cảm thấy kỳ diệu, hy hữu: "Thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay đại thần thông lực, đại oai lực của Tôn giả Sa-môn! Với ngón chân cái, vị này làm cho thiên cung này rung động, chuyển động, chấn động mạnh!"...” (hết trích)
Chúng ta thấy rằng, chưa cần tới Đức Phật, mà một học trò của Đức Phật như ngài Maha Moggallana (Đại Mục Kiền Liên) cũng đủ sức làm chấn động 33 cõi trời, và làm Đấng Vua Trời phải chấn động.
Hay như khi vị Vua Cõi Trời bế tắc trước câu hỏi về bốn đại chủng, Đấng Vua Nước Trời này đã phải chịu thua, và khuyên người hỏi rằng nên tìm câu trả lời từ Đức Phật, vị có trí tuệ toàn mãn.
Chuyện này ghi ở Kinh thứ 11 trong Trường Bộ Kinh, “Kevatta (Kevaddha) Sutta: To Kevatta” (Bản dịch của HT Thích Minh Châu: Kinh Kiên Cố). (4)
Trích từ kinh này như sau:
“...81. Này Kevaddha, không bao lâu, Ðại Phạm thiên xuất hiện. Lúc bấy giờ, này Kevaddha, Tỷ-kheo ấy đến Ðại Phạm thiên. Khi đến xong, liền hỏi Phạm thiên: "Này Hiền giả, bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?" - Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Ðại Phạm thiên nói với Tỷ-kheo ấy: "Này Tỷ-kheo, Ta là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh".
82. Này Kevaddha, lần thứ hai Tỷ-kheo ấy nói với Phạm thiên: "Này Hiền giả, tôi không hỏi: "Ngài có phải là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh". Này Hiền giả, tôi hỏi: "Này Hiền giả, bốn đại chủng này - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?"...
...Này Kevaddha, khi bấy giờ Ðại Phạm thiên cầm tay Tỷ-kheo ấy, kéo ra một bên rồi nói với Tỷ-kheo: "Này Tỷ-kheo, chư Thiên Brahmà Kayikà xem rằng không có gì Phạm thiên không thấy, không có gì Phạm thiên không hiểu, không có gì Phạm thiên không chứng. Do vậy, trước mặt chúng, ta không có trả lời: "Này Tỷ-kheo, ta không được biết bốn đại chủng ấy - địa đại... phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn". Do vậy, này Tỷ-kheo, Ngươi đã làm sai, Ngươi đã lầm lẫn, khi Ngươi bỏ qua Thế Tôn, hướng đến người khác để trả lời câu hỏi ấy. Này Tỷ-kheo, Ngươi hãy đi đến Thế Tôn hỏi câu hỏi ấy, và hãy thọ trì những gì Thế Tôn trả lời"...”(hết trích)
Chúng ta cũng có thể dẫn ra một số nơi khác trong Kinh Phật, khi Vua Cõi Trời phải tới xin học với Đức Phật. Thí dụ, như khi Vua Cõi Trời thấy vòng hoa trên người bắt đầu héo, nên phải tới xin vấn pháp Đức Phật.
Như thế, rõ ràng rằng Đức Phật đã nói rất minh bạch, không hề có cái gì gọi là Thượng Đế Sáng Tạo. Và Đức Phật cũng nói rõ rằng, chính các Vua Cõi Trời vẫn phải tới xin học với Đức Phật.
Tương tự, kháí niệm ông Trời trong ca dao tục ngữ Việt Nam cũng là cháu của con cóc thôi.
GHI CHÚ:
(1) Nối kết ở: Tiểu kinh Màlunkyà, http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-781_5-50_6-1_17-27_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
(2) Nối kết ở: Kinh Phạm Võng, http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-108_5-50_6-1_17-41_14-1_15-1/.
(3) Nối kết ở: Tiểu kinh Ðoạn tận ái, http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-718_5-50_6-1_17-27_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
(4) Nối kết ở: Kinh Kiên Cố, http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-118_5-50_6-1_17-35_14-1_15-1/
Phim truyền hình: Hai phía chân trời
10:50
Hoàng Phong Nhã
No comments
Phim truyền hình: Hai phía chân trời (tập 1-36) HẾTTên Phim:Hai Phía Chân Trời - VTV1
Đạo diễn:Trần Quốc Trọng, Vũ Trường Khoa,
Diễn viên:NSƯT Mạnh Cường, NSƯT Lê Vi, Xuân Bắc, Lê Vũ Long, Kiều Thanh, Kiều Anh,Lâm Vissay
Thể loại:Phim Tình Cảm,Phim Tâm Lý
Quốc gia:Phim Việt Nam
Thời lượng:33 Tập
Năm phát hành:2013
Nội dung: Bộ phim "Hai Phía Chân Trời" - Bộ phim truyền hình Việt đầu
tiên được quay ở châu Âu: Hai phía chân trời sắp lên sóng VTV vào giờ
vàng với rất nhiều hy vọng của nhà làm phim và một chút lấn cấn: Khán
giả sẽ đón nhận việc lồng tiếng Việt cho các diễn viên nước ngoài như
thế nào?
Hai phía chân trời là bộ phim truyền hình được đầu tư lớn nhất trong năm
của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Truyền hình Việt Nam (VFC),
kèm theo ưu ái: đội ngũ làm phim là ê-kíp lành nghề nhất của VFC, phim
lên sóng VTV1 trong khung giờ vàng (20h05) vào thứ Năm và thứ Sáu, bắt
đầu từ 8/11. Phim dài 36 tập, tức là sẽ chiếu qua Tết - khoảng thời gian
thu hút khán giả truyền hình nhất trong năm.
Trong buổi họp báo diễn ra chiều 29/10, nhà sản xuất cũng tiết lộ, kinh
phí tạm chốt ở con số 300 triệu đồng mỗi tập, tức tổng kinh phí là 10,8
tỷ đồng.
Hai phía chân trời lấy bối cảnh chính là Trung tâm thương mại SAPA hay
còn gọi là khu chợ người Việt tại Praha, CH Czech. Nói về cuộc sống của
người Việt xa xứ ở CH Czech, phim cũng sử dụng nhiều diễn viên nước
ngoài trong các vai thứ chính và phụ.
Hầu hết các diễn viên nước ngoài không thể nói tiếng Việt, theo lời Xuân
Bắc thì "ngoại ngữ họ còn kém hơn mình" vì anh đã tập được mấy câu
tiếng Czech. Cũng theo Xuân Bắc, anh diễn với bạn diễn Tây theo kiểu ra
hiệu, người nào nói xong thì ra hiệu để người kia nói tiếp, vì không
hiểu thoại của nhau.
Giải pháp của nhà làm phim là lồng tiếng. Trong đoạn phim chiếu tại buổi
họp báo, có cảnh nhân vật Hường (Kiều Thanh đóng) nói chuyện với người
chồng Tây thì khán giả thấy rằng diễn viên Pavel vai người chồng có khẩu
hình tiếng nước ngoài nhưng âm thanh phát ra là tiếng Việt. Có nhà báo
góp ý, đây là một "hạt sạn", vì ép khẩu hình quá lộ, khiến người xem
không thích thú cho lắm.
Đạo diễn Quốc Trọng giải thích thêm, ban đầu đoàn phim định để diễn viên
nước ngoài nói tiếng nước ngoài rồi chạy phụ đề tiếng Việt, nhưng sau
đó lại nghĩ: Phim làm cho người Việt xem, nên quyết định chọn cách lồng
tiếng. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải thể hiện sự đồng tình bằng phát biểu: "Khi
đóng phim Người Mỹ trầm lặng (hướng đến khán giả nước ngoài) thì diễn
viên Đỗ Hải Yến cũng nói tiếng Anh".
Hai phía chân trời không chỉ sản xuất cho khán giả trong nước mà còn
hướng đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là châu Âu và
CH Czech. Phim quay bằng công nghệ HD, hứa hẹn sẽ có chất lượng hình ảnh
tốt hơn các phim truyền hình Việt Nam từ trước đến nay.
nói chung bộ fim mới xem mấy tập thấy cũng bình thường, diễn viên đóng
gượng gạo một vài diễn viên vẫn theo lối diễn xuất trên sân khấu (điều
này tối ki với điện ảnh) cốt truyện rườm rà nhiều trường đoạn thái quá
và dở hơn hết đó là nêu lên những mặt tiêu cực của người việt xa xứ
(buôn lậu, tổng tiên vi phạm PL - có thể trên thực tế là có) nhưng việc
đầu tư một số tiền không nhỏ để SX & đưa lên màn ảnh cho quảng đại
quần chúng xem có phải là việc khôn ngoan?
Phong cách rất "khẩn trương" của đoàn làm phim. Ảnh: Dương Văn Đạt - Vietinfo.eu. |
Nội
dung chính của phim được chuyển thể từ truyện ngắn "Máu của tuyết” của
nhà văn Trần Hoài Văn. Đó là câu chuyện cảm động về thân phận những
người Việt phải rời bỏ quê hương.
Nhiều nguồn tin
cho biết, vì nhiều lý do khác nhau (kể cả tính chất thương mại), kịch
bản phím đã bị thay đổi khá nhiều làm cho tác giả Trần Hoài Văn "mất
vui, mất ngủ".
Một trong những cảnh "ngớ ngẩn" nhất của
đoàn làm phim là lính biên phòng đông Âu đuổi, bắn chết người vượt biên
(ngay trong đầu phim). Việc này chỉ có thể xảy ra tại CHXHCNVN chứ
không ở các nước tôn trọng quyền sống của con người như đông Âu!!! Với
kinh nghiệm "mạng sống bèo bọt" của người dân ở Việt Nam áp dụng vào
phim, cho thấy trình độ hiểu biết văn hóa và luật pháp tại đây của đoàn
còn quá non yếu.
Chủ chợ và Bộ chủ quản của nhà nước, ai "to" hơn?
Một trong những cảnh "đắt" nhất là khi
chạy hải quan và công an tại chợ (được đóng trong chợ Sapa). Đắt không
phải vì cát sê, diễn xuất hay hoặc mấy diễn viên quần chúng chạy hải
quan "lạch bạch" như vịt, mà vì một số công chức tham gia trong màn diễn
vài chục giây. Theo một số nguồn tin không chính thức, trong phim có
mặt một số cảnh sát nước sở tại. Tuy nhiên, họ tham gia diễn xuất lại
chưa có sự đồng ý của Bộ nội vụ nước này. Việc này đang gây phiền toái
không ít đến những cảnh sát tham gia đóng phim...
Phim quá nặng nề về cảm ơn một vài
cá nhân, mặc dù có nhiều người tâm huyết khác đã đóng góp và ủng hộ vào
sự thành công của bộ phim.
Bộ phim đã cho ta thấy nhiều cảnh
mới bớt nhàm chán hơn trên truyền hình Việt lâu nay. Qua đây cũng thấy
rõ, cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung và tại Séc nói riêng, rất
thích "oai" trước ống kính.
Lê Thê - Vietinfo.eu
Đường xa tuyết trắng (Nhạc phim Hai phía chân trời)
Bấm vào các đường linh sau để xem các tập của phimCanh tân và tri thức từ phía người dân
10:49
Hoàng Phong Nhã
No comments
Theo Curtis Carlson (Giám đốc
điều hành Công ty SRI International của Mỹ), trong một thế giới mà nhiều
người được học hành và có các phương tiện công nghệ với giá thấp thì
tri thức, sự canh tân từ phía dưới, từ người dân tuy có xu hướng hỗn
độn, thiếu trật tự logic, nhưng thông minh. Còn tri thức, sự canh tân từ
trên xuống thường trật tự hơn, nhưng sơ cứng và vô hiệu quả.
Gần đây, trước những biến động xã hội
lớn trên thế giới với sự tham gia của công nghệ và đổi mới (technology
and innovation), Curtis Carlson, Giám đốc điều hành của công ty SRI
International ở Thung lũng Silicon ở Mỹ, vừa đưa ra định luật Carlson.
Nội dung chính của định luật này là: trong một thế giới mà nhiều người
được học hành và có được các phương tiện công nghệ với giá thấp (cheap
innovation tools) thì tri thức, sự canh tân từ phía dưới, từ người dân
(bottom-up innovation) tuy có xu hướng hỗn độn, thiếu trật tự logic,
nhưng thông minh. Còn tri thức, sự canh tân từ trên xuống (top-down
innovation) thường trật tự hơn, nhưng sơ cứng và vô hiệu quả.
Theo Carlson, ngày nay, sự canh tân, dòng chảy của tri thức nên “đi xuống” chứ không “đi lên” (moving down, not up). Canh tân, tri thức phải từ phía người dân vì toàn dân thông minh hơn một nhóm người nhỏ và vì ngày nay, họ đã có các công cụ để sáng tạo và kết nối, hợp tác với nhau.
Lý do
Công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) phát triển bùng nổ từ cuối thế kỷ 20 đến nay đã biến đổi hoàn toàn hoạt động sáng tạo, hợp tác và tương tác xã hội của con người. Nó trở thành cơ sở hạ tầng cần thiết nhất để đem tri thức, tư tưởng canh tân đến cho từng con người, ngoài ý muốn, sự bưng bít của từng nhà nước. Ban đầu CNTT-TT phát triển mang tính thị trường, nhưng về sau, tác dụng truyền bá tri thức, canh tân ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy, ngoài các CNTT-TT chuyên dụng, đắt tiền cho nghiên cứu-sản xuất, người ta chú trọng tạo ra các công nghệ giá rẻ để hầu như ai cũng có thể có được. Họ không kinh doanh trên giá rẻ của sản phẩm CNTT-TT mà chú trọng đến các thông tin mà CNTT-TT đem đến cho con người cái gì. Các nhà nước chuyên chế, thường là nước đang phát triển, hấu như bắt buộc phải sử dụng và không thể từ bỏ được các CNTT-TT này. Ngày nay, thông tin, tri thức vượt qua mọi rào cản do con người đặt ra.
Chỉ vài năm nữa, công nghệ đám mây (cloud computing) sẽ còn đưa tri thức, sự canh tân thăng hoa và làm các nền toàn trị bất lực hơn nữa. Internet lúc đó, một mặt, như một máy tính ảo khổng lồ về cả khả năng xử lý và lượng thông tin. Mặt khác, giá truy cập sẽ rất rẻ vì đã được chế tạo dùng chung cho cả thế giới. Người dân chỉ cần mua một thiết bị truy cập internet với giá rất rẻ, có thể gọi là công cụ “lên mây”, để có thể đứng trên vai các khổng lồ của tri thức nhân loại và tung tăng tương tác với nhau.
Sự toàn cầu hóa của trí tuệ, sự tương ngộ của các tư duy khác biệt, sự tương tác rộng khắp, sự hội lưu của tri thức, ý tưởng của cả loài người sẽ tạo ra một sự cộng năng (synergy) chưa từng có, cả về khối lượng và về thuộc tính mới, mà con người chưa tiên lượng được. Một điều chắc chắn rằng: cho đến “vụ nổ lớn” đó (Big Bang), các thể chế, dù quốc gia hay quốc tế, chưa đủ cơ sở vật chất và năng lục để quản lý được khối tri thức và dẫn dắt được tư duy như vậy. Bàn tay vô hình (invisible hand) lúc này chơi xúc xắc với loài người. Nhưng ván xúc xắc của cả loài người nhất định sẽ thông minh hơn ván bài của vài cá nhân hay nhà nước chuyên chế đơn lẻ.
Gợi suy
Định luật Carlson đem lại một số gợi suy về khoa học-công nghệ-đổi mới (science-technology-innovation) và đặc biệt là tác dụng xã hội của nó.
Các thể chế sơ cứng, e dè cái mới, bưng bít thông tin, đừng ngăn cản canh tân công nghệ từ phía người dân. Nếu không hoạch định được sự canh tân từ trên xuống một cách hiệu quả thì tạo điều kiện tốt nhất để người dân, doanh nghiệp của người dân, tiếp cận thông tin, tri thức, đặc biệt là tri thức chung của nhân loại.
Các nhà nước, các định chế quốc tế hoạt động đúng theo tôn chỉ, ngày nay cũng trở nên sơ cứng, chưa theo kịp được sự bùng nổ về tri thức, ý chí canh tân của người dân, của xã hội. Họ chưa quản lý, định hướng, dẫn dắt được, chứ chưa nói đến khai tâm, khai lộ và thổi hồn cho thời kỳ phục hưng của tri thức, khoa học-công nghệ-đổi mới rộng khắp đang diễn ra.
Ngày nay, quốc gia, vùng miền hay khu vực, muốn phát triển phải dựa vào công nghệ và đổi mới. Sự phát triển trong giai đoạn này không còn đơn thuần là sự gia tăng về số lượng, ví dụ: phần trăm tăng trưởng, mà là sự thay đổi về triết lý, quan niệm về phát triển, về việc trả lời câu hỏi như: thế nào là phát triển? Phát triển để làm gì? Hoàn cảnh đang bắt loài người tái tư duy về con đường của mình. Chúng ta đang bước nhanh, nhưng cần biết đi về đâu. Chuyển đổi căn bản về mô thức đang thách thức loài người. Để làm được điều này, sự canh tân, mà ở đây chủ yếu là canh tân công nghệ (technological innovation), phải là một hoạt động, một lối sống của xã hội loài người. Cách mạng khoa học-công nghệ, công cuộc canh tân, không còn ở phạm vi quốc gia như ở các thế kỷ trước mà của cả loài người để mang lại sự biến đổi xã hội sâu rộng trên quy mô toàn cầu.
Định luật Carlson đem lại thông điệp rằng: tri thức, sự canh tân từ phía người dân là thông minh, tất yếu và không một nền chuyên chế nào ngăn cản nổi.
ĐINH THẾ PHONG (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN)
Theo Carlson, ngày nay, sự canh tân, dòng chảy của tri thức nên “đi xuống” chứ không “đi lên” (moving down, not up). Canh tân, tri thức phải từ phía người dân vì toàn dân thông minh hơn một nhóm người nhỏ và vì ngày nay, họ đã có các công cụ để sáng tạo và kết nối, hợp tác với nhau.
Lý do
Công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) phát triển bùng nổ từ cuối thế kỷ 20 đến nay đã biến đổi hoàn toàn hoạt động sáng tạo, hợp tác và tương tác xã hội của con người. Nó trở thành cơ sở hạ tầng cần thiết nhất để đem tri thức, tư tưởng canh tân đến cho từng con người, ngoài ý muốn, sự bưng bít của từng nhà nước. Ban đầu CNTT-TT phát triển mang tính thị trường, nhưng về sau, tác dụng truyền bá tri thức, canh tân ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy, ngoài các CNTT-TT chuyên dụng, đắt tiền cho nghiên cứu-sản xuất, người ta chú trọng tạo ra các công nghệ giá rẻ để hầu như ai cũng có thể có được. Họ không kinh doanh trên giá rẻ của sản phẩm CNTT-TT mà chú trọng đến các thông tin mà CNTT-TT đem đến cho con người cái gì. Các nhà nước chuyên chế, thường là nước đang phát triển, hấu như bắt buộc phải sử dụng và không thể từ bỏ được các CNTT-TT này. Ngày nay, thông tin, tri thức vượt qua mọi rào cản do con người đặt ra.
Chỉ vài năm nữa, công nghệ đám mây (cloud computing) sẽ còn đưa tri thức, sự canh tân thăng hoa và làm các nền toàn trị bất lực hơn nữa. Internet lúc đó, một mặt, như một máy tính ảo khổng lồ về cả khả năng xử lý và lượng thông tin. Mặt khác, giá truy cập sẽ rất rẻ vì đã được chế tạo dùng chung cho cả thế giới. Người dân chỉ cần mua một thiết bị truy cập internet với giá rất rẻ, có thể gọi là công cụ “lên mây”, để có thể đứng trên vai các khổng lồ của tri thức nhân loại và tung tăng tương tác với nhau.
Sự toàn cầu hóa của trí tuệ, sự tương ngộ của các tư duy khác biệt, sự tương tác rộng khắp, sự hội lưu của tri thức, ý tưởng của cả loài người sẽ tạo ra một sự cộng năng (synergy) chưa từng có, cả về khối lượng và về thuộc tính mới, mà con người chưa tiên lượng được. Một điều chắc chắn rằng: cho đến “vụ nổ lớn” đó (Big Bang), các thể chế, dù quốc gia hay quốc tế, chưa đủ cơ sở vật chất và năng lục để quản lý được khối tri thức và dẫn dắt được tư duy như vậy. Bàn tay vô hình (invisible hand) lúc này chơi xúc xắc với loài người. Nhưng ván xúc xắc của cả loài người nhất định sẽ thông minh hơn ván bài của vài cá nhân hay nhà nước chuyên chế đơn lẻ.
Gợi suy
Định luật Carlson đem lại một số gợi suy về khoa học-công nghệ-đổi mới (science-technology-innovation) và đặc biệt là tác dụng xã hội của nó.
Các thể chế sơ cứng, e dè cái mới, bưng bít thông tin, đừng ngăn cản canh tân công nghệ từ phía người dân. Nếu không hoạch định được sự canh tân từ trên xuống một cách hiệu quả thì tạo điều kiện tốt nhất để người dân, doanh nghiệp của người dân, tiếp cận thông tin, tri thức, đặc biệt là tri thức chung của nhân loại.
Các nhà nước, các định chế quốc tế hoạt động đúng theo tôn chỉ, ngày nay cũng trở nên sơ cứng, chưa theo kịp được sự bùng nổ về tri thức, ý chí canh tân của người dân, của xã hội. Họ chưa quản lý, định hướng, dẫn dắt được, chứ chưa nói đến khai tâm, khai lộ và thổi hồn cho thời kỳ phục hưng của tri thức, khoa học-công nghệ-đổi mới rộng khắp đang diễn ra.
Ngày nay, quốc gia, vùng miền hay khu vực, muốn phát triển phải dựa vào công nghệ và đổi mới. Sự phát triển trong giai đoạn này không còn đơn thuần là sự gia tăng về số lượng, ví dụ: phần trăm tăng trưởng, mà là sự thay đổi về triết lý, quan niệm về phát triển, về việc trả lời câu hỏi như: thế nào là phát triển? Phát triển để làm gì? Hoàn cảnh đang bắt loài người tái tư duy về con đường của mình. Chúng ta đang bước nhanh, nhưng cần biết đi về đâu. Chuyển đổi căn bản về mô thức đang thách thức loài người. Để làm được điều này, sự canh tân, mà ở đây chủ yếu là canh tân công nghệ (technological innovation), phải là một hoạt động, một lối sống của xã hội loài người. Cách mạng khoa học-công nghệ, công cuộc canh tân, không còn ở phạm vi quốc gia như ở các thế kỷ trước mà của cả loài người để mang lại sự biến đổi xã hội sâu rộng trên quy mô toàn cầu.
Định luật Carlson đem lại thông điệp rằng: tri thức, sự canh tân từ phía người dân là thông minh, tất yếu và không một nền chuyên chế nào ngăn cản nổi.
ĐINH THẾ PHONG (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN)