Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
Giải pháp nào cho việc tiếp cận nguồn vốn?
00:11
Hoàng Phong Nhã
No comments
Vốn là vấn đề muôn thuở của
doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mới thành lập, cần vốn; khi mở rộng sản
xuất kinh doanh cũng cần vốn; khi khủng hoảng… lại càng cần vốn. Tuy
nhiên, không phải ông chủ doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận được
với nguồn vốn của các ngân hàng, mặc dù lãi suất không dễ chịu chút nào.
Nhất là trong thời điểm các ngân hàng đang siết chặt cho vay như hiện
nay.
Nhiều dự án nằm chờ, nhiều công ty đóng
cửa, một số hoạt động cầm chừng vì thiếu vốn. Sự thực đó nghe rất quen,
song nếu đi sâu vào bên trong vấn đề nội tại của doanh nghiệp, không hẳn là do thiếu
vốn, cũng không hẳn là cần rất nhiều vốn mới có thể bắt đầu hoặc khởi
động kinh doanh. “Mọi nguồn lực về vốn đều ở quanh ta, doanh nghiệp cần
biết tận dụng những nguồn lực khác với truyền thống để biến thành vốn”
Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ.
Tiếp cận nguồn vốn cần “biết mình, biết người”
Tiến sĩ Alan Phan cho rằng mỗi ngày có
400 đến 500 ngàn tỷ USD lưu thông trên thị trường tài chính thế giới.
Với dung lượng tiền giao dịch lớn như vậy thị trường tài chính không
thiếu tiền cho bất kỳ một doanh nghiệp hay một dự án nào. Tuy nhiên, để
tiếp cận được với nguồn vốn doanh nghiệp cần xác định được bản thân
doanh nghiệp mình như thế nào. Xác định nội tại doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn.
Sau khi đã biết mình cần gì và muốn gì
thì mới đi tìm hiểu và tiếp cận với các nguồn vốn. Vay ngân hàng, huy
động bạn bè hoặc tiếp cận với các qũy đâu tư
“Có những quỹ đầu tư mạo hiểm, chấp
nhận rủi ro cao sẵn sàng đầu tư cho các dự án, các doanh nghiệp trẻ song
các nguồn vốn này cũng tính đến giá trị lợi nhuận cao, nên khi tiếp cận
với các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải chứng tỏ cho chủ đầu tư thấy
tiềm năng lớn từ các dự án, hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó,
cũng có nhiều nguồn quỹ mà ưu tiên là sự bảo toàn vốn. Họ sẽ hướng đến
đối tượng doanh nghiệp đã phát triển mang tính bền vững để đầu tư. Biết
mình là ai, chính là yếu tố đầu tiên để tiếp cận được với nguồn vốn
thích hợp, giống như mình đi mua quần áo, cái mình mặc vừa, cái phù hợp
với mình mới quan trọng. Tránh tình trạng cầm hồ sơ chạy khắp nơi”. TS
Alan Phan chia sẻ.
Một lý do các doanh nghiệp Việt Nam
khó tiếp cận được với các nguồn vốn là doanh nghiệp không nhìn về phía
nhà đầu tư, mà chỉ quan tâm đến mình, đến ý tưởng và dự án của mình. Khi
nhà đầu tư quyết định đầu tư hoặc “rót tiền” vào đâu đó, vấn đề đầu
tiên họ quan tâm đó là doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Vì vậy, doanh
nghiệp phải chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy năng lực quản lý cuả người
lãnh đạo và sản phẩm cạnh tranh như thế nào trong thị trường. Đây là hai
yếu tố quan trọng quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp, cũng chính
là yếu tố giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.
Nguồn vốn có ở khắp nơi.
Khi cần vốn để khởi nghiệp, hoặc mở rộng
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không nhất thiết cứ phải trông chờ
vào nguồn vay ngân hàng hoặc tìm một quỹ đầu tư nào đó để bổ sung và huy
động vốn. Vốn hiện hữu xung quanh doanh nghiệp. Có thể là một tài sản
chưa cần dùng đến như nhà, đất, xe cộ, hàng tồn kho. Những gì chưa thật
cần thiết trong thời điểm huy động vốn có thể bán để tạo vốn. Vốn từ bạn
bè, người thân, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, hợp đồng nguyên liệu.
Quỹ đầu tư cũng là nơi khởi đầu tốt
nhất cho việc huy động vốn, vì khi tiếp cận với quỹ đầu tư, doanh nghiệp
sẽ được tư vấn. Những doanh nghiệp có mức độ ổn định hơn, có nhiều cơ
hội huy động vốn trên thị trường chứng khoán Mỹ nếu đảm bảo được sự minh
bạch về tài chính. Phát hành trái phiếu cũng là một trong những hình
thức huy động vốn đối với các doanh nghiệp dạng này. Liên doanh là một
hướng huy động vốn rất hiệu quả giúp doanh nghiệp tận dụng được mối quan
hệ cuả đối tác thông qua hình thức hợp tác chiến lược hay tài chánh.
Các công ty cho thuê tài chính cũng là một hướng ra cho doanh nghiệp khi
cần huy động vốn.
TS Alan Phan phân tích: Thực ra khi
một doanh nghiệp lập dự án cần đến 10 tỷ tiền vốn thì nhu cầu thực sự
của doanh nghiệp cần có thể không đến một phân nửa số đó. Chẳng hạn,
việc đầu tư vốn cho mặt bằng, cơ sở hạ tầng thường là chiếm rất nhiều
vốn, nhưng khoản đầu tư này lại đi thuê được. Càng ngày xã hội càng có
nhiều nguồn cung cấp, vậy nên, cái gì đi thuê được thì thuê để giảm tỷ
suất đầu tư. Hãng Nike bán nhiều hàng thể thao nhất thế giới nhưng không
sở hửu một nhà máy sản xuất nào. Doanh nghiệp cứ kêu thiếu vốn nhưng
thực tế chưa chắc đã thiếu nhiều đến như vậy. Quan trọng là doanh nghiệp
phải biết tận dụng tất cả mọi nguồn lực xung quanh mình để tạo vốn
trước khi nghĩ đến vay ngân hàng với lãi suất không khả thi.
Cũng theo TS Alan Phan, hiện tại lãi
suất ngân hàng đang cao, nhưng sẽ giảm trong tương lai. Về lâu dài,
Việt Nam vẫn là một thị trường tốt, có nhiều tiềm năng nhờ dân số trẻ và
các hoạt động trong lĩnh vực tư rất năng động. Tuy nhiên Chính phủ cần
phải điều chỉnh những chính sách lỗi thời để thị trường có cơ hội đột
phá mạnh hơn.
Thiên Tùng
(Bài xuất bản trên báo Đất Việt ngày 20/11/2012)
TS. Alan Phan, chuyên gia phân tích
kinh tế xã hội, đã xuất bản 7 cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt về
tài chính của các quốc gia mới nổi. Ông hiện là Chủ tịch Quỹ đầu tư
Viasa tại HongKong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc
tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty
Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá
hơn 700 triệu USD. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. Từ năm
2006 đến nay, ông về Việt Nam thường xuyên để tiếp lửa cho thế hệ doanh
nhân trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét