Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Góp ý kiến về đề nghị của ông Vũ Mão

Trong bài « Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946 » *, ông Vũ Mão nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng nên giữ Điều 4 Hiến pháp và ông bổ sung thêm đề nghị thực hiện Luật hóa việc Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Luật này cần quy định rõ nội dung, cách thức Đảng lãnh đạo và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Kiến nghị của ông Vũ Mão có mặt hợp lý ở chỗ vì bộ máy của Đảng hoạt động bằng tiền đóng thuế của dân nên phải chịu sự giám sát của dân, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp. Nhưng mặt khác, kiến nghị này khó có thể biến thành hiện thực bởi các lý do :
Nói Đảng « Chịu sự giám sát của dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình » nghĩa là tối thiểu phải thực hiện được các yêu cầu :
1- Đảng phải công khai các hoạt động của mình trước dân, chịu sự chất vấn của dân, kiểu như Quốc hội đã làm, tức có thể truyền hình trực tiếp các cuộc họp của Đảng, lãnh đạo Đảng trực tiếp trả lời chất vấn của dân.
2- Dân có quyền định kỳ bầu ra, bỏ phiếu tín nhiệm và bãi miễn lãnh đạo Đảng, như đối với Quốc hội và Chính phủ.
Trên thực tế, chúng ta không có khả năng thực hiện hai yêu cầu tối thiểu nói trên bởi các lẽ sau :
1- Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, đảng là « một nhóm người kết với nhau để hoạt động đối lập với những người hoặc nhóm người khác mục đích với mình » . Đã hoạt động đối lập với nhau thì bất cứ chính đảng nào đều không thể công khai hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, hoạt động của Đảng chủ yếu là hoạch định đường lối chủ trương và bố trí nhân sự, chứ không cụ thể như hoạt động của Quốc hội hoặc Chính phủ, cho nên rất khó có thể công khai để dân nắm được mà giám sát.
2- Nhân dân hành xử quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước (gồm Quốc hội và Chính phủ) bằng cách định kỳ bầu ra họ và có thể chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bãi miễn họ. Nhưng dân không thể làm như thế với Đảng hoặc ban lãnh đạo. Vì Đảng (cụ thể là ban lãnh đạo Đảng) không do dân định kỳ bầu ra nên dân không nắm được tình hình họ để mà giám sát và thực thi quyền làm chủ. Vả lại cũng không tồn tại một diễn đàn nào (như diễn đàn Quốc hội) để dân chất vấn Đảng. Nếu có một diễn đàn như vậy thì ai chủ trì ? Rõ ràng việc chất vấn có thể hạ thấp uy tín của Đảng, chẳng hạn khi một quyết định nào đó của Đảng có sai lầm. Và khi đó thì xử lý thế nào ? Chả lẽ bỏ phiếu tín nhiệm hay bãi miễn ư ? Đã gọi là luật hóa tức là phải có chế tài xử lý bằng luật khi luật bị vi phạm.
Tóm lại, dân chưa có cách nào thực hiện yêu cầu Đảng « chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ».
Hiến pháp là bản thỏa thuận chung, lâu dài của nhân dân cả nước nhằm bảo đảm dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do dân chủ cũng như quyền con người sau khi dân trao cho Nhà nước quyền quản lý (tức cai trị) xã hội, và nhằm xác định rạch ròi mối quan hệ giữa dân với bộ máy nhà nước, tức giữa người bị trị với người cai trị. Đảng lãnh đạo không thuộc phạm trù được dân trao quyền này, cho nên rất khó đưa ra một đạo luật để nhân dân dựa vào đó giám sát Đảng. Thực chất Điều 4 là trao vô thời hạn cho Đảng quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đã vô thời hạn thì dân không thể hành xử quyền làm chủ đối với Đảng.
Nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương Bùi Đức Lại nói : Nếu quả tình không thể xây dựng được Luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng thì liệu có lý do gì chính đáng để bảo lưu một điều khoản về vấn đề này trong Hiến pháp?
Kết luận : cái gì không thể luật hóa được, thí dụ Điều 4, thì không nên đưa vào Hiến pháp.
*   http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/108600/can-tro-lai-tinh-than-hien-phap-1946.html
Hồ Anh Hải

Sửa hiến pháp: Bất khả thi

Đảng và chính quyền đang tung chiến dịch kêu gọi toàn dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Nhưng qua nội dung bản dự thảo và những ý kiến được phát biểu trên cả báo lề phải cũng như lề trái cho tới nay, người ta thấy việc sửa hiến pháp sắp tới sẽ khó thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân. Có ba lý do để các  chuyên gia pháp lý nghĩ như vậy: 1-Thời hạn ba tháng góp ý quá ngắn. 2-Đảng và chính quyền chưa tỏ thực tâm sửa đổi (incentive problem). 3-Cán bộ pháp lý cao cấp của Đảng và chính quyền chưa cho thấy đầy đủ kiến thức pháp lý để thực hiện cải tổ (knowledge problem).
I-Thời gian góp ý được Đảng qui định là ba tháng đã được một số trí thức hàng đầu cho biết là không đủ. Đây là trở ngại thứ nhất khiến cho công cuộc sửa đổi hiến pháp sắp tới có tính cách “bất khả thi”, trong ý nghĩa khó đạt hiệu quả đa số nhân dân mong muốn.
II-Đảng và chính quyền chưa tỏ thực tâm sửa đổi (incentive problem).
Theo lý thuyết chính trị & kinh tế dĩ công vi tư (Public choice theory, chữ dịch của tác giả) (2), chính quyền, gồm những con người, tự bản chất, luôn luôn giống như mọi con người bình thường khác (rational people), luôn muốn có những đạo luật, những chính sách, những quyết định có lợi cho mình, đi ngược lại quyền lợi của người dân. Kẻ cầm quyền sẽ không phục vụ lợi ích của nhân dân nếu không có lý do thúc đẩy họ làm như thế. Tại những quốc gia dân chủ, các chính trị gia không thể tham nhũng, cho nên lợi ích của họ là lấy lòng cử tri để được tái cử trong nhiệm kỳ kế tiếp. Trong một chế độ mà các người lãnh đạo công quyền không phải do người dân bầu ra, việc tái đắc cử hay được tiếp tục giữ chức vụ hoàn toàn do đảng quyết định, người dân không có tiếng nói quyết định vận mạng chính trị của họ, thì họ không quan tâm tới nguyện vọng của người dân. Vì thế không có lý do gì để tin tưởng rằng Đảng và chính quyền hiện nay có thực tâm sửa đổi hiến pháp.  Điều này được chứng minh qua cuộc vấn đáp của nhà báo với Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh trong bài Ngồi trên trời mà làm chính sách” (http://www.tinnongtrongngay.net/2013/01/ngoi-tren-troi-ma-lam-chinh-sach.html) Khi được hỏi:

“* Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thừa nhận có tình trạng thông tư của bộ, ngành thường được soạn thảo theo hướng thuận lợi cho sự quản lý của mình, … ông nghĩ sao?” Đại biểu Minh trả lời:

- Tôi đồng tình với quan điểm của ông Đam.
Sự thiếu tin tưởng rằng Đảng và chính quyền có thực tâm sửa đổi hiến pháp cũng dựa trên mấy hành động thực tế của Đảng như thủ tục thu thập ý kiến của người dân dưới đây:
Đảng để thời gian thu thập ý kiến của người dân quá ngắn khiến người dân nghĩ rằng việc thu thập ý kiến của nhân dân chỉ có tính cách hình thức.
Thủ tục góp ý có tính cách hành chánh quan liêu: chỉ ghi nhận những ý kiến người dân mang tới văn phòng của Ủy Ban, hay gửi vào trang mạng của Ủy Ban Soạn thảo Dự án hoặc được đăng trên các báo nhà nước. Các ý kiến phát biểu trên các trang mạng hay các blog của người dân không được Đảng chấp nhận. Nếu thực tâm muốn thu thập toàn bộ ý kiến của người dân thì bất cứ ý kiến được phát biểu dưới hình thức nào cũng cần được thu thập để đánh giá.
Việc thu thập ý kiến có tính cách đe dọa người dân có ý kiến không hợp ý Đảng. Trong lịch sử cầm quyền của Đảng, đây là lần đầu tiên Đảng kêu gọi người dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến Pháp. Cho tới mới đây những ý kiến kêu gọi Đảng sửa đổi Hiến pháp chẳng những không được đáp ứng mà những người nêu ý kiến còn bị Đảng bỏ tù như Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường (thập niên 1950), Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ mới đây, và không ít người bất đồng chính kiến khác nữa, khiến người  dân sợ không dám đụng chạm tới đề tài cấm kỵ này. Với tâm trạng lo sợ đó mà nay Đảng kêu gọi người dân đóng góp ý kiến phải viết tên, địa chỉ và số điện thoại thì chỉ có những người đóng góp những ý kiến vụn vặt hay thuận theo bản dự thảo của Ủy Ban soạn ra mới dám lên tiếng, chứ những người có những ý kiến liên quan tới những điều quan trọng trái ngược với bản Dự thảo của Ủy ban Soạn Thảo thì chắc chắn không dám. Đây là trở ngại khá lớn để lần sửa đổi này có khả năng đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân.
Một sự kiện nữa khiến người dân chưa tin đảng thực tâm muốn sửa đổi Hiến pháp lần này là phát biểu mới đây nhất của ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên Tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 cho biết Đảng sẽ soạn Luật Đất đai trước rồi sau đó mới soạn Hiến Pháp sao cho Hiến pháp phù hợp với Luật Đất đai. Điều này là trái với nguyên tắc thông thường soạn thảo và sửa đổi Hiến Pháp. Trên thế giới ngoài khối Xã Hội Chủ Nghĩa và Cộng Sản, không nước nào soạn thảo hay sửa đổi Hiến Pháp một cách thiếu hiến tính như vậy.
(Nguyễn Tường Tâm – Sửa Hiến Pháp – Bịp có bằng chứng-
http://danluan.org/tin-tuc/20130203/sua-hien-phap-bip-co-bang-chung-0)
Và quan trọng hơn hết, chính Ô. Nguyễn minh Triết, Chủ tịch nước đã mạnh dạn tuyên bố “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát.” Quan điểm của Đảng đã định trước như thế thì việc sửa đổi hiến pháp trong tương lai nếu có cũng chỉ là bề mặt như nhiều người đã nhận định.
III- Cán bộ pháp lý của Đảng và chính quyền chưa cho thấy đầy đủ kiến thức pháp lý để thực hiện cải tổ (knowledge problem).
Sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo tư pháp của Đảng và Nhà nước trước tiên thể hiện ở việc qui định thời gian góp ý quá ngắn. Như đã trình bày ở mục I (thời gian góp ý quá ngắn). Nếu có kinh nghiệm nghiên cứu một đề án lớn, người ta sẽ không qui định thời gian góp ý ngắn như vậy.
Nhiều báo cáo chính thức của cán bộ đầu ngành tư pháp Việt Nam xác nhận trên 50% thẩm phán, Kiểm sát viên viện kiểm sát thiếu trình độ chuyên môn (báo cáo chính thức quá nhiều nên xét thấy không cần trích dẫn ra đây.) Ngay cả Chánh án tòa án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao cũng bị cán bộ tư pháp trong ngành tố cáo là bằng “rỏm”, tức là bằng thật nhưng không thật vì không biết hai vị đó học lúc nào, tại trường đại học nào (việc tố cáo đã gây rầm rộ một thời nên xét thấy cũng không cần trích dẫn).
Sự thiếu khả năng pháp lý ở cấp cán bộ cao nhất nước đã đưa tới việc soạn thảo những đạo luật phải cần từ 200 tới 400 thông tư, nghị định hướng dẫn như lời Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trong buổi phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trước Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội được  đăng trên báo Lao Động ngày 17-122-2012 (http://laodong.com.vn/Chinh-tri/UB-Thuong-vu-QH-thao-luan-ve-luat-dat-dai-sua-doi-Phai-tiep-tuc-tiep-thu-hoan-thien/95771.bld) Nếu cán bộ lãnh đạo tư pháp có trình độ đúng mức thì không thể có những đạo luật như vậy.
Mới đây nhất, theo báo Pháp Luật, Bộ Công Thương vừa công bố một nghị định hướng dẫn Luật Điện Lực (sửa đổi) theo đó bên mua điện sử dụng lượng điện thấp hơn 50% công suất được đăng ký trong hợp đồng mua bán điện cũng bị xem là vi phạm và sẽ bị phạt. Chỉ có ở Việt Nam mới có những cán bộ tư pháp cấp cao mà thiếu trình độ đề ra luật “điên” như vậy.
(http://phapluattp.vn/20130204124358340p1014c1068/d249ng-dien-237t-cung-bi-phat.htm)
Những dẫn chứng về sự thiếu trình độ tư pháp của cán bộ tư pháp mọi cấp của Việt Nam thì tràn lan hàng ngày trên báo chí của chính quyền.
Chưa nói tới trình độ tư pháp, riêng về trình độ văn hóa phổ thông, cán bộ lãnh đạo ngành tư pháp Việt Nam cho thấy chỉ ở trình độ học hết cấp 1 theo tiêu chuẩn giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Sau khi học hết cấp 1 thì người học sinh không thể viết một bản văn có những từ vô nghĩa, hay tác giả không hiểu nghĩa. Vậy mà trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 hiện nay có những từ vô nghĩa, không ai biết nghĩa là gì, ngay cả giới lãnh đạo khi được hỏi cũng không giải thích được, đó là mấy từ “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; “dân chủ tập trung”; “Pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Thêm nữa, khi học hết cấp 2, học sinh đã biết viết một bài văn luận đề trong đó không được có những ý tưởng mâu thuẫn nhau (thiếu logic). Vậy mà trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp hiện nay có những điều khoản mâu thuẫn với điều 4 của Dự thảo (đã được nhiều người nêu lên).
Ngoài ra, trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp hiện nay cũng còn nhiều điều cho thấy cán bộ lãnh đạo cũng như các chuyên viên soạn thảo thiếu trình độ pháp lý cần thiết, sẽ được trình bày trong các bài chuyên đề tiếp theo sau này.
Trình độ yếu kém của cán bộ cao cấp ngành tư pháp cũng được thể hiện qua cuộc vấn đáp của nhà báo với Đại biểu Quốc hội Ngô Văn Minh trong bài “Ngồi trên trời mà làm chính sách”  nêu trên. Khi được hỏi:

* Nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa, theo ông là từ đâu, do quan liêu hay do trình độ của những người soạn thảo văn bản đó? Đại biểu Quốc Hội Ngô Văn Minh đã trả lời:

- Tôi nghĩ là do cả hai, cả trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu.
Tóm lại, trong ba yếu tố khiến cho công cuộc sửa đổi hiến pháp sắp tới khó đáp ứng được nguyện vọng của người dân thì hai yếu tố quan trọng nhất là Đảng và Chính quyền thiếu thực tâm và thiếu kiến thức luật pháp.
Ghi chú:
-Tác giả sẽ có nhiều bài tiếp theo dựa trên lập luận pháp lý để phân tích những điều khoản thiếu hiến tính trong Bản Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp 1992 đang được nhiều người quan tâm mà chưa được luật gia nào phân tích.
1*Một quyết định xác đáng (an informed decision) là một quyết định sau khi người quyết định được biết tất cả những thông tin quan trọng liên quan tới trọng tâm của quyết định (
An informed decision is a decision made after learning relevant facts (informing oneself) about the focus of the decision. (http://wiki.answers.com/Q/What_is_an_informed_decision)
*2-Lý thuyết “dĩ công vi tư” (Public choice theory) cho rằng mọi người chủ yếu bị hướng dẫn bởi quyền lợi của họ, và quan trọng hơn nữa, lý thuyết này cho rằng động cơ của con người trong tiến trình chính trị (chính trị gia hay người dân bầu cử-chú thích của tác giả) không khác với động cơ của con người khi vào nhà hàng ăn hay mua xe hơi. Sau cùng, tất cả họ cũng là con người như nhau. Như thế, cử tri “bỏ phiếu cho túi tiền của họ”, ủng hộ những ứng cử viên nào và các dự án luật nào mà họ nghĩ sẽ khiến quyền lợi của họ được nhiều hơn; các viên chức nhà nước thì cố gắng để thăng tiến trong nghề nghiệp.
(But public choice, like the economic model of rational behavior on which it rests, assumes that people are guided chiefly by their own self-interests and, more important, that the motivations of people in the political process are no different from those of people in the steak, housing, or car market. They are the same human beings, after all. As such, voters “vote their pocketbooks,” supporting candidates and ballot propositions they think will make them personally better off; bureaucrats strive to advance their own careers; )(http://www.econlib.org/library/Enc/PublicChoice.html)
Nguyễn Tường Tâm (luật gia)

Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
QĐND – Thứ Năm, 17/01/2013, 22:24 (GMT+7)
QĐND – Chiều 17-1, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đồng chí: Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Văn Pha, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Vũ Trọng Kim khẳng định: Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của Nhà nước, là văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Trải qua hơn 60 năm lịch sử lập hiến với nhiều lần ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã cho thấy, hoạt động lập hiến không chỉ dừng lại ở thẩm quyền hiến định của Quốc hội mà đã trở thành sự kiện trọng đại mang tính lịch sử của đất nước, một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng của toàn dân. Mỗi sự thay đổi của Hiến pháp đều mang một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đánh dấu sự “chuyển mình” của cả dân tộc để bước sang một giai đoạn phát triển mới, ở một tầm cao mới.

Tiến sĩ Phan Bích Thiện (người đứng), Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ry phát biểu góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hầu hết đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều bày tỏ vinh dự, phấn khởi khi được tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một sự kiện chính trị – pháp lý trọng đại của đất nước. Điều này đã thể hiện rõ tính dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã góp ý vào hầu hết các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó, tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, sự bảo hộ của Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
Theo Tiến sĩ Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII, Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ry, những nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nâng Hiến pháp năm 1992 lên một tầm cao mới. Quyền công dân đã được cụ thể hóa, mở rộng đối với nhiều lĩnh vực. Dự thảo cũng đã đưa mục bảo vệ, bảo hộ công dân Việt Nam vào Điều 18, Chương II là việc làm mới, thiết thực… Bà Phan Bích Thiện kiến nghị dự thảo cần cụ thể hóa vai trò của MTTQ, đưa thành một chương riêng. Bên cạnh đó, việc tham gia quyền bầu cử và ứng cử đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng cần được thể hiện cụ thể hơn.
Ông Bùi Đình Dĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Nga, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, Hiến pháp cần phải ngắn gọn, dễ hiểu để phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Ông cũng góp ý cần nghiên cứu, cân nhắc thêm về khoản 2 Điều 18 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giao nộp cho nhà nước khác”. Ông dẫn chứng, một công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, có vợ con, gia đình, tài sản, công ăn việc làm ở nước ngoài vi phạm pháp luật ở nước ngoài trốn về Việt Nam, bên nước bạn yêu cầu ta giao nộp. Nếu quy định như vậy sẽ dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng luật và có thể ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao.
Ông Châu Văn Chi, Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Cam-pu-chia nêu ý kiến, Hiến pháp sửa đổi cần quy định rõ chính sách của Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể như, hiện nay, rất nhiều người Việt Nam sinh sống nhiều đời tại Cam-pu-chia muốn về Việt Nam, nhưng không còn giấy tờ, nguồn gốc chứng minh thì cần có điều kiện gì để giúp họ hồi hương.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung cấp nghề Việt Nam – Ca-na-đa, lại quan tâm đến Điều 19, khoản 1 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo ông Bắc, quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” là chưa thể hiện hết ý nghĩa đóng góp của bà con Việt kiều đối với đất nước. Vì vậy, nên chăng cần bổ sung thêm: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân Việt Nam…
Ông Tài Phương, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Đối ngoại và Kiều bào bày tỏ mong muốn bên cạnh việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cần bổ sung thêm điểm Nhà nước bảo hộ người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, đầu tư vào xây dựng phát triển đất nước. Điều đó khẳng định rõ người Việt Nam đầu tư làm ăn, góp phần xây dựng đất nước được Nhà nước bảo hộ, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch hội doanh nhân Việt kiều tại Ô-xtrây-li-a kiến nghị, dự thảo chưa có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người Việt Nam ở nước ngoài, như quy định thông thoáng hơn về mặt đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài cho họ có chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam giống người trong nước một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, cần quy định rõ ràng người Việt Nam ở nước ngoài được hưởng mọi quyền lợi công dân khi đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam như sở hữu đất đai, nhà cửa tại Việt Nam hoặc được quyền tham gia vào chính quyền địa phương khi hồi hương, đóng góp cho quê hương…
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần yêu nước, tâm huyết với Tổ quốc, quê hương của các đại biểu đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một việc hệ trọng của quốc gia. Đồng chí Huỳnh Đảm khẳng định, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tiếp thu, tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác ý kiến của các đại biểu; đồng thời mong muốn các đại biểu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiếp tục gửi những ý kiến tâm huyết, đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Bài và ảnh: Đào Hồng – Lâm Toàn
Nguồn: QĐND online http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/412/414/414/225059/Default.aspx

Học thuyết tập quyền XHCN và vị trí của Chính phủ trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

Học thuyết tập quyền XHCN
Tư tưởng về chế độ tập quyền XHCN đã được hình thành trên nền tảng yêu cầu xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ nghiên cứu và phân tích về Công xã Pari – hiện thực đầu tiên của nhà nước chuyên chính vô sản, C.Mác đã chỉ ra rằng Công xã là một chính quyền của giai cấp công nhân, là công cụ xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản và là mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước kiểu mới. Công xã không phải là một cơ quan đại nghị mà là một cơ quan công tác vừa lập pháp, vừa hành pháp, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào công xã. Công xã có quyền chủ động trong tất cả những lợi ích chung và những lợi ích quốc dân. Mô hình công xã chính là biểu hiện của thiết chế thực sự dân chủ và là một hình thức tổ chức chính trị hết sức linh hoạt. Công xã là chính phủ của giai cấp công nhân, là hình thức chính trị để thực hiện việc giải phóng lao động về mặt kinh tế. Công xã là tổ chức chính quyền hành động thật sự, kết hợp lập pháp và hành chính.
Từ những phân tích nói trên, C.Mác đã đưa ra quan điểm mới cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất và phải tập trung về tay nhân dân với cách thức thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất và không phân chia. Tiếp tục phát triển quan điểm trên, V.I.Lênin khẳng định yêu cầu cần xây dựng một bộ máy vững mạnh thích ứng được với mọi sự biến đổi. Muốn ứng biến một cách mềm dẻo thì bộ máy phải cứng rắn và hoàn toàn phục tùng chính trị. Thành phần tổ chức bộ máy phải đảm bảo để đông đảo quần chúng kiểm tra được mọi công việc nhà nước. Từ đó, ông đã tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo quan điểm này vào quá trình tổ chức bộ máy nhà nước kiểu mới ở Nga sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền với chủ trương: Phế bỏ chế độ đại nghị – chế độ tách rời công tác lập pháp và công tác hành pháp, hợp nhất công tác lập pháp và hành pháp của nhà nước. Các xôviết là cơ quan đại diện của chính quyền nhà nước tập trung trong tay quyền lập pháp, kiểm soát việc chấp hành các luật lệ, đồng thời trực tiếp thực hiện các luật lệ thông qua tất cả các uỷ viên của các xôviết. Điểm sáng tạo của Lênin trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là ở chỗ: các cơ quan trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Học thuyết tập quyền XHCN tại Việt Nam
Lý luận của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những nét cơ bản của học thuyết tập quyền XHCN như sau: Để đảm bảo xây dựng nhà nước chuyên chính mà hạt nhân của nó là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, người dân là người chủ thực sự trên tất các các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, quyền lực nhà nước là thống nhất và được tập trung ở cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân (Xô viết tối cao hay Quốc hội). Việc tập trung quyền lực nhà nước vào cơ quan đại diện của nhân dân giúp quyền lực bảo đảm tính thống nhất của nó. Quốc hội là “cơ quan mẹ”, Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước chỉ là cơ quan phái sinh do Quốc hội thành lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát tối cao của Quốc hội. Ở đây không có sự phân chia quyền lực cũng như không có sự kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực. Tính chịu trách nhiệm và luôn bị giám sát bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và của nhân dân chính là cơ sở để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hoá.
Tại Việt Nam, trong một thời gian dài, nguyên tắc tập quyền XHCN đã giúp nhà nước làm tốt chức năng của một “nhà nước kháng chiến”, quyền lực nhà nước được bảo đảm tập trung, các quyết định và việc thực thi quyền lực được bảo đảm nhanh chóng, thống nhất. Nhưng khi đất nước ta bước sang giai đoạn đổi mới, hệ thống chính trị chuyển từ hệ thống chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thì nguyên tắc này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là sự thiếu phân định giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, là sự phủ nhận tính độc lập tương đối của các quyền, là thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực với quyền lập pháp, từ đó tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước được trao quyền. Để khắc phục những hạn chế nói trên, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã công nhận các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và yêu cầu sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền này. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định yêu cầu phân công, phối hợp, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Vị trí, tính chất của Chính phủ trong định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Kết luận Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo và yêu cầu duy trì những hạt nhân hợp lý của học thuyết tập quyền XHCN trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Kế thừa quy định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992, Quốc hội tiếp tục được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Ví trí, tính chất này của Quốc hội tiếp tục được khẳng định bởi Quốc hội là cơ quan duy nhất gồm các đại biểu do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của toàn dân. Quy định Quốc hội là “Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” thể hiện những chức năng được toàn dân uỷ quyền cho Quốc hội như ban hành Hiến pháp, ban hành luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thiết lập nên các cơ quan hiến định trong bộ máy nhà nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Văn bản và quyết định của Quốc hội có hiệu lực pháp luật cao nhất. Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi, huỷ bỏ hay thay thế các văn bản quyết định của mình.
Nhận thức về vị trí, tính chất của Quốc hội với các nội dung nói trên đã quyết định vị trí, tính chất của Chính phủ trong định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Những nguyên lý cơ bản của học thuyết tập quyền XHCN như Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thành lập Chính phủ, bầu Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn thành viên Chính phủ, Chính phủ tổ chức thực hiện luật, các nghị quyết của Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội chính là những căn cứ cơ bản để  xác định vị trí của Chính phủ trong phân công lao động quyền lực tại Việt Nam. Từ đó, vị trí, tính chất của Chính phủ được xác định theo trật tự như sau: Chính phủ là (1) Cơ quan chấp hành của Quốc hội, (2) Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và (3) Cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Như vậy, vị trí của Chính phủ tiếp tục được xác định là cơ quan có quyền lực “phái sinh” từ quyền lực của Quốc hội, là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính, cơ quan thực hiện quyền hành pháp dưới sự giám sát của Quốc hội. Học thuyết tập quyền XHCN tiếp tục được xác định là một trong những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản để tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước trong giai đoạn tới.
Ths. Nguyễn Xuân Tùng – Trưởng phòng Công tác cán bộ Bộ Tư pháp
Nguồn: http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?ItemID=5211

Khẩu khí “ông chủ” trong Hiến Pháp

trưng cầu dân ý
Ngôn ngữ hiến pháp phải là của “ông chủ”
Cụ Hồ, sau khi khẳng định chế độ ta là dân chủ – tức dân là chủ – đã suy luận: Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Quả là một danh ngôn… ở dạng bình dân, để cả chủ – tớ nhập tâm suốt đời.
Vâng, nếu nuôi đầy tớ mà cứ như “nuôi ong tay áo” thì “đuổi cổ đi” cũng đáng. Từ câu của Cụ, quá đủ để suy ra Hiến Pháp phải là của ai. Ông chủ nào cũng đủ khôn để soạn luật khẳng định quyền của mình. Chưa cần xét nội dung, cứ coi văn phong cũng nhận ra khẩu khí ông chủ bộc lộ đâu đó trong các điều khoản của văn bản. Mẫu mực là Hiến Pháp 1946. Nếu văn phong của bản Hiến Pháp này xuyên quán suốt 4 lần nước ta thay hiến pháp thì có lẽ đến nay hiến pháp nước nhà đã toàn mỹ – không cần sửa nữa – mà tồn tại đến tận khi (như Mác đoán) “nhà nước tự tiêu vong”.
Có thể dựa vào văn phong để đánh giá hiến pháp?
Hiến pháp là Luật, do vậy phải có lời lẽ thích hợp. Nhưng luật này do ông chủ (dân) thảo ra, mà một mục đích là phân rõ ngôi CHỦ – TỚ, để chỉ quan hệ giữa nhân dân và nhà nước. Khẩu khí ông chủ tất nhiên ít nhiều thể hiện trong văn bản, dựa vào đó chúng ta có cách đơn giản để coi ông chủ có thực quyền không. Dễ nhất, cứ thử thay các từ “nhân dân” bằng từ ÔNG CHỦ và thay từ “nhà nước” bằng từ CÔNG BỘC… là có thể bước đầu NÓI: Quý vị chấp bút đã nhân danh ai để viết nên cái bản Dự Thảo này.
Đoạn mở đầu trong Dự Thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992
Về văn phong, nó không ra lời lẽ ông chủ, trước hết vì lê thê. Một ông chủ ý thức đầy đủ về thực quyền sẽ không cần nói vòng vo, rào đón, trước đầy tớ của mình như thế. Về nội dung, cứ như ai đó kể lể công lao và ơn huệ, hoặc muốn giáo huấn ông chủ…
Trừ Hiến Pháp 1946 (mẫu mực về văn phong) nói chung các bản hiến pháp về sau đều mắc bệnh giảng giải dài dòng… Nguyên nhân nào khiến chúng ta khó sửa vậy?
Do vậy, lần này nên sửa triệt để. Khó gì chuyện nhân danh Nhân Dân mà viết?
Thử xét vài câu trong Dự Thảo trên
- Điều 3 ở Dự thảo sửa đổi (nguyên văn) là: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu… (để nhân dân) có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Nếu thay “nhà nước” bằng đầy tớ, và thay “nhân dân” bằng ông chủ, ta có: Đầy tớ bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của ông chủ, thực hiện mục tiêu dân giàu… (để ông chủ) có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Ơ hay! Sao cái câu “đảo địa vị” này có thể nhảy vào hiến pháp?
- Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69) (nguyên văn): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Liệu có ông chủ nào dại dột viết thêm cái đoạn cuối (theo quy định của pháp luật) để tự hạn chế tới 6 quyền của mình?
Liệu có nên rà soát lại lời văn hiến pháp trước khi bàn nội dung và tinh thần của nó?.
Những câu “vĩ mô” liên quan tới hiến pháp
- Hiến pháp là “luật mẹ”. Câu không sai, nhưng chưa đủ. Nó rất hay được dùng, nhưng ai (ông chủ hay đầy tớ?) ưa dùng? Còn tùy nội dung và tinh thần hiến pháp. Do vậy, phải có NẾU. a) Nếu hiến pháp thật sự của dân, được dân thông qua, dân sẽ ham dùng câu trên để hạn chế sự lộng quyền của đầy tớ. b) Ngược lại, nếu hiến pháp dân chủ nửa vời, thậm chí dân chủ giả hiệu… thì đầy tớ lại rất ưa dùng câu trên để… cưỡi chủ.
- Vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ. Dự thảo có câu “Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ”. Xin hãy cẩn thận. Coi đó là khẩu hiệu đã không ổn, nay còn đưa vào Luật thì chuyện phải cẩn thận là không thừa.
Xin đưa một ví dụ, ai cũng biết. Hàng chục lần bầu quốc hội, lần nào chúng ta cũng trương cao khẩu hiệu: Đi bầu vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ. Khẩu hiệu này khiến các cháu học sinh cấp II từ lâu hiểu đúng, nay thành hiểu sai. Đã là quyền, đương nhiên được hưởng, nhưng thích thì hưởng (quyền thật), còn chán thì vứt (quyền rơm) chớ đâu cần mượn ai hối thúc mình phải hưởng. Còn đóng thuế là nghĩa vụ (không tuân không xong). Nếu dân thấy cuộc bầu chỉ là dân chủ hình thức, định không đi bầu, sẽ bị công bộc coi là trốn nghĩa vụ. Ông chủ gì mà khốn khổ thế?
- Nhà Nước do dân, của dân, vì dân… Câu danh ngôn bất hủ, xuất xứ tận bên Mỹ, được chúng ta cắt ra đoạn đầu, sử dụng, mà không nói xuất xứ. Đây chính là lúc cần học cụ Hồ. Khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập, Cụ rất minh bạch chuyện trích dẫn: nói rõ nguồn và trích nguyên văn. Những tác phẩm của Cụ có trích danh ngôn của Mỹ đều trường tồn.
Ngoài ra, không phải cứ tô đậm hoặc hô lớn cái đoạn do dân, của dân, vì dân… mà danh ngôn sẽ thành hiện thực đâu. Cuộc cải cách hành chính của chúng ta – để công bộc đỡ hành hạ ông chủ – cứ chật vật 20 năm nay, đủ nói lên điều đó.
Sửa đổi lần này, hiến pháp của ta phải do dân, của dân, vì dân tới mức khiến toàn dân reo hò nhảy múa như thời Tháng 8-45, mới bõ công sức hy sinh, chịu đựng của dân.
Câu hỏi: Sửa chữa vặt, hay là nhân đây – cơ hội cuối – ta viết lại hiến pháp mới, dựa trên nội dung và tinh thần bản Hiến Pháp 1946?
- Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, dân làm chủ. Câu nổi tiếng của cụ Lê Duẩn nay hầu như không được nhắc tới. Có lẽ, một phần do thứ tự của các chủ thể (ông chủ xếp hạng bét, lại không viết hoa). Nhưng nội dung câu đó mới thật quan trọng. Đời thuở nào lại có thứ “chủ” vừa bị dẫn dắt, vừa bị quản lý?. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu khác để câu này vẫn còn dùng được. Nhà Nước (đầy tớ) tất nhiên không được phép quản lý thân thể, thân phận của ông chủ, mà được ông chủ thuê mượn để quản lý công việc của chủ (vai trò quản gia). Họ sẽ bị chủ “đuổi” nếu “làm hại” chủ (câu của cụ Hồ).
Do vậy, hiến pháp phải viết thế nào để đầy tớ đọc, thấy sợ (tai họa bị đuổi là hiện thực chứ không “trên giấy” đâu); còn ông chủ đọc thấy yên tâm, vì quyền dân cũng không chỉ “trên giấy” – như từ 50 năm nay – mà trong tay dân còn thật sự có cái roi. Viết như Dự Thảo chưa toát lên tinh thần đó.
- Trung và Hiếu của quân đội. DÂN sinh ra và nuôi quân đội. Quân đội là con đẻ của dân. Vậy phải trung và hiếu với ai? Cụ Hồ đã có câu trả lời – vừa trí tuệ vừa đạo đức. Hình tượng tiêu biểu và bao trùm của quốc gia chỉ có thể là Nước và Dân; trong đó Nước đặt trên Dân (Dân sẵn sàng hy sinh tất cả bảo vệ Nước).
Không thể kêu gào học tập Cụ bằng cách tự tiện sửa lại danh ngôn của Cụ.
Tuổi đảng của tôi cao hơn tuổi đảng của mỗi quý vị ủy viên Bộ Chính Trị; nếu cần quỳ xuống lạy từng vị để phục hồi câu của cụ Hồ, tôi cũng quỳ.
Nguyễn Ngọc Lanh

Vì một bản Hiến pháp của nhân dân

TTXuân – Với nghị quyết được thông qua ngày 23-11-2012, Quốc hội đã kêu gọi mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước đóng góp ý kiến xây dựng bản Hiến pháp “thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân”.
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng “việc làm ra Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng nhất trong các vấn đề hệ trọng của đất nước”.
Hiến pháp hướng đến mục tiêu cao cả là đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, xây dựng đất nước hùng cường. Trong ảnh: Công trình cải tạo, nâng cấp kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP.HCM) cải thiện rõ rệt cuộc sống người dân – Ảnh: Minh Đức
Tiến sĩ Vũ Đức Khiển - Ảnh: Việt Dũng
Tuổi Trẻ trò chuyện đầu xuân Quý Tỵ 2013 với tiến sĩ VŨ ĐỨC KHIỂN – nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Cuộc trao đổi xoay quanh những suy nghĩ sâu sắc của ông về Hiến pháp, về tư tưởng Hồ Chí Minh và về khát vọng của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hiến pháp phải do nhân dân làm ra và quyết định Việc làm ra Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, theo tôi, là việc hệ trọng nhất trong các vấn đề hệ trọng của đất nước. Do vậy Hiến pháp phải do nhân dân làm ra và quyết định. Nói cách khác, nhân dân phải là chủ thể của quyền lập hiến.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp HÀ HÙNG CƯỜNG
* Thưa ông, nhìn vào các quốc gia phát triển chúng ta có thể thấy trong hiến pháp của họ, bên cạnh các giá trị phổ quát là tự do, dân chủ, nhân quyền, thì tính dân tộc là đặc trưng nổi trội, là chất kết dính cả dân tộc đồng lòng hướng về một phía, phát huy cao nhất sức mạnh một quốc gia?
- Đó là một thực tế mang tính chân lý, vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chúng ta không cần nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chính lịch sử của dân tộc mình trong các cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ, nếu không có sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc thì không thể thắng lợi.
Lịch sử cũng cho thấy rằng cứ khi nào có sự chia rẽ các dân tộc, sức lao động, sáng tạo của nhân dân bị kìm hãm, thì lúc ấy đất nước lâm nguy. Từ những suy nghĩ đó, tôi tha thiết đề nghị sửa đổi, bổ sung điều 2 Hiến pháp năm 1992 bằng cách thay cụm từ “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” bằng cụm từ: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung; tăng cường đồng thuận xã hội”.
Tôi cho rằng nếu xác định “liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” là nền tảng quyền lực nhà nước của nhân dân thì sẽ không đầy đủ. Thử hỏi, nông dân, công nhân ở nước ta bây giờ là những ai? Những người nông dân, công nhân ưu tú nhất đã biết tổ chức sản xuất, kinh doanh, trở thành những chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước, góp phần làm dân giàu, nước mạnh, được Nhà nước và xã hội tôn vinh.
Vậy họ có phải là chỗ dựa cho việc thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân hay không? Vậy họ có còn là người nông dân, công nhân như cách gọi trước đây nữa không? Trả lời những câu hỏi này đã dẫn tôi đến đề nghị sửa đổi trên đây.
* Giai cấp, tầng lớp là tạm thời và luôn biến động, chỉ có dân tộc là mãi mãi…
- Như trên tôi đã nói, thành phần giai cấp của một người thì có thể thay đổi, nhưng người đó thuộc dân tộc nào thì không bao giờ thay đổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người trực tiếp chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã ghi rõ: “Hiến pháp Việt Nam phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Với suy nghĩ đó, tôi đề nghị Hiến pháp phải đặt vấn đề đại đoàn kết, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và phát huy sức mạnh ấy thì chúng ta mới có lực lượng, mới thực hiện được những mục tiêu cao cả là đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, xây dựng đất nước hùng cường.
* Về điểm này, theo ông, Việt Nam có thể tham khảo được gì từ các bản hiến văn nổi tiếng trên thế giới, chẳng hạn như Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ?
- Hồ Chủ tịch đã mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 bằng cách trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và gọi đó là “những lời bất hủ”. Chế độ chính trị của Việt Nam khác với Mỹ và khác với nhiều nước, chúng ta cần một bản Hiến pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam và của người Việt Nam, nhưng những giá trị phổ quát đã được thừa nhận thì chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu, phát triển như cách Bác Hồ đã làm.
Phải nói thẳng rằng nếu so với tư tưởng của các nhà lập hiến Hoa Kỳ thì chúng ta vẫn còn khoảng cách khá xa. Cách đây 226 năm, khi Việt Nam còn là một nước phong kiến thì người Mỹ đã có một bản hiến pháp của nhân dân với câu mở đầu: “Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Tôi xin dẫn ví dụ đó để thấy rằng sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa như thế nào. Câu hỏi đặt ra là trong điều kiện của mình, chúng ta có làm được như vậy không? Tôi có niềm tin là chúng ta sẽ làm được. Hãy nhìn vào cách Chủ tịch Hồ Chí Minh tập hợp lực lượng và sử dụng tài năng, trí tuệ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thì sẽ tìm được câu trả lời.
* Những lời đầu tiên trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch là những lời nói về quyền con người. Điều quan trọng ấy nay được trình bày ở chương 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Xin được hỏi ông, quyền con người là giá trị phổ quát, được nhiều quốc gia cùng đặt bút ký vào những tuyên bố, công ước chung, vậy tại sao nó vẫn cứ gây tranh cãi?
- Ở đây có vấn đề về nhận thức. Có một thời chúng ta phê phán và cho rằng có sự đối lập giữa việc đề cao quyền cá nhân của con người (tức là nhân quyền) với tính cộng đồng. Dần dần về sau chúng ta mới hiểu rằng đề cao tập thể mà bỏ qua cá nhân theo chủ nghĩa nhất tự công thì không tạo ra được động lực phát triển xã hội vì đã kìm hãm sự vươn lên của những người có tài năng và đạo đức. Tôi đặc biệt hoan nghênh chủ trương quy định quyền con người trong Hiến pháp mà cụ thể là dự thảo đã quy định tại chương 2.
Trước đây, chúng ta chỉ quy định quyền công dân mà không quy định quyền con người trong Hiến pháp. Cần phải hiểu rằng công dân là một khái niệm pháp lý giữa người dân với nhà nước, còn quyền con người là quyền tự nhiên được tạo hóa ban cho mọi người từ khi sinh ra trên đời này. Đó là quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền có tài sản… Tạo hóa ban cho con người những quyền đó chứ không phải nhà nước ban phát cho họ, vì vậy nhà nước phải có trách nhiệm ghi nhận và bảo hộ những quyền đó của con người.
* Một bản hiến văn tốt không chỉ là bản hiến văn có nội dung tiến bộ, câu chữ sang trọng, mỹ miều, mà phải là bản hiến văn đi sâu vào lòng người, được thực thi triệt để trong xã hội. Thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu e ngại rằng có những quy định trong Hiến pháp có thể bị “treo” như đã từng bị “treo”, đó là quy định về quyền biểu tình, quyền lập hội và việc trưng cầu ý dân. Ông suy nghĩ gì về chuyện này?
- Trong các văn kiện của Đảng gần đây đều nói rõ hai ý, hai phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của mình là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dân chủ đại diện được thực hiện thông qua quyền bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là những người được nhân dân ủy quyền thực hiện một số quyền lực nhà nước của mình. Còn dân chủ trực tiếp là gì? Đó là người dân giữ lại một số vấn đề, chủ trương, quyết sách đặc biệt quan trọng của đất nước để trực tiếp quyết định, Nhà nước phải căn cứ vào ý kiến đó để thực hiện. Đó là việc nhân dân trực tiếp quyết định, Nhà nước thi hành, chứ không phải Nhà nước đưa ra lấy ý kiến nhân dân để tham khảo.
Để thực hiện được thì trước hết Hiến pháp phải quy định rõ về những vấn đề, chủ trương, quyết sách nào phải đưa ra trưng cầu ý dân. Do đó quy trình trưng cầu ý dân phải được luật hóa. Biểu tình cũng vậy, là một hình thức dân chủ trực tiếp để người dân biểu lộ chính kiến của mình (ủng hộ hoặc phản đối) với những chủ trương hoặc để giải quyết một tình hình đặc biệt của đất nước. Tôi cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra và đưa những quy định như vậy vào cuộc sống và thực hiện thì chỉ có tốt mà thôi. Nếu không những ấm ức, bức xúc của người dân sẽ bị dồn nén lại, trở thành nguy cơ rất lớn cho sự bất ổn của đất nước.
Nhiều cơ hội để người dân tham gia xây dựng Hiến pháp
TS Đinh Xuân Thảo, viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thành viên ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho rằng với quan điểm Hiến pháp là bản khế ước của toàn dân thì việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân càng sâu rộng, càng nhiều ý kiến càng tốt. Nghị quyết của Quốc hội đã nêu rõ: “Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc”.

Theo quyết định của Quốc hội, các hình thức lấy ý kiến nhân dân phải đa dạng, phong phú, người dân có thể góp ý trực tiếp bằng văn bản gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua trang thông tin điện tử của Quốc hội http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng.
Quốc hội đề nghị: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các thành viên tổ chức mình, ý kiến của các tổ chức xã hội khác, ý kiến của các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, các tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài và tổng hợp ý kiến, xây dựng báo cáo kết quả đóng góp ý kiến gửi đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”. Các cuộc thảo luận chuyên đề cũng sẽ được tổ chức tại các tỉnh, thành phố dưới sự chủ trì của hội đồng nhân dân.
Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí, Quốc hội yêu cầu “tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; mở chuyên trang, chuyên mục về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đưa tin, đăng tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan ý kiến đóng góp của nhân dân”.
Ý kiến của nhân dân sẽ được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tập hợp, tổng hợp để báo cáo Quốc hội; đồng thời sẽ nghiên cứu tiếp thu, giải trình để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, quyết định.
L.K.
LÊ KIÊN thực hiện
______________________
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh:  Việt Dũng
Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN SINH HÙNG, trưởng ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992:
Mong rằng Hiến pháp sẽ chứa đựng ý kiến của toàn thể nhân dân
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là công việc hệ trọng của quốc gia. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác định rõ mọi quyền lực đều nằm ở nơi dân. Dân ủy quyền cho Quốc hội, dân cũng đặt ra các định chế cho Nhà nước và do đó tất cả đều phải chịu sự giám sát của nhân dân, kể cả các tổ chức Đảng và đảng viên.
Một điểm mới đáng chú ý là dự thảo đưa chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị trí thứ hai, chỉ sau chương chế độ chính trị. Đây là một chương rất quan trọng trong Hiến pháp, trước đây chúng ta quy định quyền và nghĩa vụ của công dân thì nay mở rộng hơn theo hướng tăng thêm và mở rộng quyền con người. Chắc chắn rằng sau khi Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành, Quốc hội sẽ phải tập trung xây dựng pháp luật nhằm cụ thể hóa những quy định trong Hiến pháp để những quy định đó được thực thi.
Sau khi tổ chức lấy ý kiến nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được tiếp thu, hoàn chỉnh, công bố và sẽ báo cáo Quốc hội ý kiến của toàn dân. Tôi mong rằng một năm nữa, cuối năm 2013, khi đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp thì bản Hiến pháp đó đúng thật sự chứa đựng ý kiến của toàn thể nhân dân.
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/532287/vi-mot-ban-hien-phap-cua-nhan-dan.html

Sửa đổi hiến pháp trước hết cần làm gì?

Câu hỏi này tuy nhỏ nhưng mà rất lớn, không những thế mà nó còn là gốc của ván đề sửa đổi Hiến pháp mà chúng ta đang đặt ra. Đó là việc chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp. Rõ ràng là giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp có sự khác nhau. Quyền lập hiến là quyền lập quyền nó phải khác với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, tức là nó phải khác với những quyền, mà chúng ta vẫn thường gọi là tam quyền, những quyền mà quyền lập hiến đã thành lập ra. Quyền lập hiến như là cái quyền gốc, nó khác với các cành quyền là con nó và do nó sinh ra.
Hiến pháp năm 1946 không quy định như vậy. Giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp của những hiến pháp này có sự khác nhau. Quyền lập pháp được Hiến pháp năm 1946 quy định ch Nghị viện nhân dân ở Điều 23:
“Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.” 
Chính Quốc Hội thông qua Hiến pháp  được gọi là Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ làm Hiến pháp, chỉ làm nhiệm vụ lập pháp trong trường hợp cáp bách trong khỏang thời gian làm hiến pháp.  Nhưng trong điều kiện đặc bietj của chiến tranh đang lan rộng nên: “Việc bầu Nghị viện nhân dân theo quy định của Hiến pháp chưa thể tổ chức được. Quốc hội chưa hết nhiệm vụ mà cần phải tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Nghị viện nhân dân.”[1] Như vậy trong điều kiện khó khăn của chiến tranh chúng ta đã lấy Quốc hội lập hiến thay cho Quốc hội lập pháp. Quyền lập hiến  bao gồm sang quyền lập hiến và cách thức sửa đổi Hiến pháp dc Hiến pháp 1946 quy định thành một chương riêng được gọi là Chương VII Sửa đổi Hiến pháp. Điều 70 quy định:
“Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
A, Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu
B, Nghị viện bầu ra một ủy ban dự thảo những ddieuf thay đổi,
Những điều thay đổi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”
Việc quy định Quốc hôi có quyền lập hiến chỉ có từ Hiến pháp sau này 1959.  Điều 50 của Hiến pahps 1959 đơn giản chỉ quy định:
Quốc hội có những quyefn hạn sau đây:
  1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
  2. Làm pháp luật
  3. ….

Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 không như Hiến pháp 1959, khẳng định rõ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền Lập hiến và lập pháp. Chúng ta đã nhập quyền lập hiến vào quyền lập pháp – không có sự phân biệt.   Điều 75 sửa đổi, bổ sung Điều 83 của dự thảo Hiến pháp quy định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Việc quy định  như vậy đã kế thừa quy định của Hiến pháp 1980, 1992 thể hiện được vị thế của Quốc hội của Quốc hội với tính chất là cơ quan duy nhất gồm các đại biểu do cử tri của toàn quốc bầu ra, đồng thời thể hiện được chức năng quan trọng được nhân dân ủy quyền cho Quốc hội. Đó là ban hành Hiến pháp, ban hành luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thiết lập nên các cơ quan hiến định trong bộ máy nhà nước, giám sát tối cáo hoạt động của toàn bộ các cơ quan nhà nước.
Một số ý kiến cho rằng, để thể hiện rõ tính chất, vị trí vai trò của Quốc hội đề nghị trên cơ sở của Hiến pháp 1992, Hiến pháp sửa đổi lần này có thể quy định theo hướng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lập pháp. Quy định như vậy là kế thừa Hiến pháp 1946, chỉ rõ mối quan hệ quyền lực của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và thể hiện Quốc hội là cơ quan chủ yếu thực hiện quyền lập pháp theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng lần thứ mười một. Cách thể hiến này không làm thay đổi vị trí, tính chất của Quốc hội mà thể hiện chính xác, đúng đắn hơn bản chất của Quốc hội và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước  trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.[2]
Về nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội, Điều 76 (sửa đổi, bổ sung Điều 84) quy định  Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách trung ương; xem xét báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và chính quyền địa phương;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
10. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và phê chuẩn việc ký kết hiệp ước hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, thương mại quốc tế và các nội dung được quy định trong luật. 
15. Quyết định việc trưng cầu ý dân.
 Bằng quy định trên Dự thảo tiếp tục khẳng định quyền của Quốc hội trong việc lập hiến, lập pháp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời làm rõ làm rõ một số nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội đã được quy định trong Hiến pháp 1992. Đó là:
-                         Trong việc quyết định ngân sách nhà nước: Xác định rõ thẩm quyền của Quốc hội quyết định ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách trung ương và hiến định nguyên tắc bất kỳ khoản chi nào thuộc ngân sách nhà nước  cũng đều phải được Chính phủ dự toán, trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định.
-                         Trong việc quyết định chính sách quan trọng của quốc gia: Các chính sách quốc gia quan trọng do Quốc hội quyết định theo đề nghị của các cơ quan tổ chức
-                         Trong việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp: Khẳng định nguyên tắc việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính lãnh thổ  đều thuộc thẩm quyền của Quốc hội
-                         Trong việc giám sát tối cao: Dự thảo làm rõ đối tượng của giám sát tối cao của Quốc hội; đổi mới phương thức,  hình thức giám sát, đặc biệt là hình thức chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm; bổ sung quyền giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện các điều ước của quốc tế  mà Việt Nam là thành viên.
Một chuyên gia trên cơ sở nghiên cứu 160 Hiến pháp trên thế giới viết :
“Nếu hiến pháp là nguồn hình thành ra quyền lực của chính quyền, thì đương nhiên chính quyền không thể làm ra nó.Logic này rất dễ hiểu nếu chúng ta mường tượng nhân dân là một cộng đồng chính trị lần đầu tiên có nhu càu xây dựng một mô hình chính quyền cho họ.  Hiến pháp của một cộng đồng như vậy không thể là một hành động của một chính quyền, cái được hình thành từ Hiến pháp. Cái gì chưa được xây dựng, và chưa tồn tại thì không thể hành động. Như một hành động xây dựng khuôn khổ chính quyền cho nhan dân, vì thế là một hành động nguyên thủy. Vì vậy nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, là người chấp thuận và thông qua hiến pháp. ”[3]
Như vậy quyền lập hiến là quyền nguyên thủy phải thuộc về nhân dân. Thay vì nhân dân rát khó làm  vấn đề này, thường là ủy quyền cho một Quốc Hội do nhân dân bầu ra có quyền lập hiến. Trong trường hợp khác có thể dự thảo Hiến pháp do Quốc hội – lập pháp thực hiện, và bản dự thảo Hiến pháp được Quốc hội lập pháp thông qua phải qua công đoạn toàn dân bỏ phiếu phúc quyết. Hoặc trong trường hợp thứ ba Hiến pháp sửa đỏi được giao hoàn toàn cho Quốc Hội lập pháp đảm nhiệm, như trường hợp của chúng ta hiện nay thì vẫn phải có một Chương riêng của Hiến pháp quy định về việc sửa đổi Hiến pháp. Quyền lập pháp của Quốc hộ vẫn là chức năng vốn có của Quốc hội lập được quy định cho Quốc hội ở chwong Quốc hộ nói về quyền lập pháp của Quốc hội.
Làm như vậy chí ít cũng có tác dụng phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp, mà không có sự lẫn lộn như hiện nay.
Tháng 12 năm 2012
GS.TS Nguyễn Đăng Dung



[1] Xem, Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960, Nxb. Chính trị quốc gia 1994 tr.110
[2] Xem, Ủy Ban dự thảo sửa đỏi Hiến pháp 1992, tháng 10 năm 2012: Báo cáo những nội dung cơ bản về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tr. 14
[3] Xem, B.O. Nwabueze , S.A.N. Ideas and Facts in Constitution Making. Book Limited, 1993, p.22 /Bùi Ngọc Sơn Góp bàn về sửa đổi Hiến pháp ở Việt nam, Nxb, Hồng Đức, 2012 tr.15

Tại sao hiến pháp năm 1946 lại dân chủ nhất?


Nguyễn Đắc Kiên

Điều 70 – Hiến pháp năm 1946 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi. c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.
Hiến pháp năm 1959 đã sửa điều khoản quan trọng bậc nhất này và trao toàn quyền sửa đổi hiến pháp cho quốc hội. Điều 112, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.
Không có toàn dân nào phúc quyết cho những sửa đổi hiến pháp năm 1959. Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ 11, thông qua trong phiên họp ngày 31/12/1959, lúc 15h50. Ngay ngày hôm sau, 1/1/1960, Chủ tịch nước khi đó, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh SL/01 ban hành[1].
Cũng trong tháng 12/1959, NXB Sự Thật phát hành cuốn “Hiến Pháp” Mỹ – Diệm, một công cụ nô dịch nhân dân miền Nam[2]. Trong cuốn sách này, tác giả Đinh Gia Trinh cho rằng bản Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa là bất hợp pháp vì “một hiến pháp phải có cơ sở là nhà nước hợp pháp. Nhà nước riêng biệt mà Mỹ – Diệm thiết lập ở miền Nam Việt Nam là bất hợp pháp, vì nó là sản phẩm trực tiếp của sự vi phạm trắng trợn những điều khoản chính trị của hiệp nghị Giơ-ne-vơ”[3].
Vậy bản Hiến pháp năm 1959, một sản phẩm của sự vi phạm Hiến pháp năm 1946 thì sao? Đây là một câu hỏi mà cần phải nhìn lại hoàn cảnh ra đời của bản Hiến pháp năm 1946 mới thấy hết ý nghĩa hệ trọng của nó.
Ông Hồ là một trong 7 người soạn thảo ra Dự án Hiến pháp đầu tiên đăng báo Cứu quốc số 88, ngày 10/11/1945[4]. Những thay đổi về quyền phúc quyết toàn dân trong bản hiến pháp năm 1959, thực ra là sự trở lại với dự án hiến pháp đầu tiên do nhóm của ông Hồ dự thảo. Theo ông Võ Nguyên Giáp thì Hồ Chí Minh là trưởng ban dự thảo và trực tiếp chủ tọa nhiều phiên họp của ban[5].
Tuy nhiên, nhà thơ Huy Cận (Cù Huy Cận) cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn về việc này, trước khi có nhóm 7 người nói trên đã có một nhóm khác dự thảo hiến pháp được lập ra[6]. Cũng theo ông Cù Huy Cận, bên cạnh Ủy ban Hiến pháp lại có Ủy ban kiến thiết quốc gia (Ủy ban kiến quốc), tập hợp những nhân sỹ có tiếng ở Hà Nội và trong cả nước như: luật sư Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Trần Văn Chương; các giáo sư khoa học như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Xiển… Ủy ban kiến quốc cũng đề xuất một dự thảo Hiến pháp riêng. Tinh thần cơ bản của dự thảo này là một chế độ đại nghị với hai viện dân biểu (Hạ nghị viện và Thượng nghị viện) phỏng theo mô bản chế độ đại nghị phương Tây. Cù Huy Cận viết trong hồi ký: “Ủy ban kiến quốc đã tập trung bàn nhiều về chính thể và chế độ, vì một số vị trong Ủy ban cho rằng điểm này là mấu chốt, là cơ bản… Thật ra, đây cũng là một cuộc tranh luận về chính trị, với hai quan điểm khác nhau, nếu không nói là đối lập thì cũng tranh chấp ảnh hưởng”.
Không có quá nhiều thay đổi so với dự án hiến pháp đầu tiên đăng công báo Cứu quốc số 88, nhưng kết quả của những cuộc tranh luận và dự án hiến pháp của Ủy ban kiến quốc cũng mang lại hai thay đổi quan trọng trong bản dự thảo cuối cùng trình Quốc hội: Dự án hiến pháp đầu tiên để quốc hội toàn quyền sửa hiến pháp thì dự thảo cuối cùng đưa vào điều khoản toàn dân phúc quyết; Dự thảo trình quốc hội ghi rõ: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” khác với ghi nhận chung chung trước đó “Nhà ở và tài sản của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm đến”[7].
Dự thảo cuối cùng sau đó được quốc hội lập hiến thông qua và trở thành bản Hiến pháp năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (thêm phần Lời nói đầu)[8].
Ủy ban kiến quốc khi đó chỉ là một sản phẩm chính trị của ông Hồ. Nhưng tiếng nói Ủy ban kiến quốc sở dĩ mạnh vì sau lưng họ có sự hậu thuẫn của cả quốc dân đồng bào. Hồ Chí Minh và phe phái của ông đã nắm thế chủ động trong việc soạn thảo hiến pháp nhưng tất cả đều dưới một áp không nhỏ từ các phe phái khác và từ tầng lớp tri thức tiến bộ. Ông Hồ và phe phái của ông không dễ gì thể hiện hết tham vọng cộng sản hóa đất nước ở thời điểm đó[9].
Ông Hồ sợ mang tiếng cộng sản
Những ngày cuối năm 1945, dưới sự bảo trợ của 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 đến biên giới Việt – Trung, Việt Quốc do ông Vũ Hồng Khanh đứng đầu và Việt Cách do ông Nguyễn Hải Thần đứng đầu đã chiếm giữ một số địa bàn Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Đặc biệt, Việt Quốc, được coi là đảng phái lớn nhất khi đó đã hợp nhất với Đại Việt Quốc dân đảng và Đại Việt dân chính đảng, xuất bản báo, in truyền đơn tuyên tuyền chống thực dân – cộng sản. Việt Quốc lập một lực lượng vũ trang 2.000 người và mở các lớp sơ, trung cấp, cao đẳng quân sự, chính trị; chia miền Bắc và miền Trung thành 7 chiến khu đảng bộ[10].
Sau mấy chục năm cùng nhau làm cách mạng, Việt Minh là đảng phái chiếm ưu thế lớn nhất sau sự kiện 19/8/1945, nhưng công lao của Việt Quốc, Việt Cách và các đảng phái khác không dễ gì bị lu mờ trong một sớm một chiều.
GS Hoàng Xuân Hãn kể lại một cuộc tiếp kiến với Hồ Chí Minh vào thời điểm cuộc đảng tranh đang hồi căng thẳng, ngày 13/10/1945[11].
“Hai lần xin cáo biệt, nhưng cụ giữ lại. Ban đầu bình phẩm về chính quyền. Tôi có nói: (Nay ta chưa độc lập, đang cần dư luận ngoại bang bênh vực. Nếu tỏ ra bất lực, hoặc có thái độ độc tài, thì khó lòng họ giúp mình). Cụ bảo rằng ủy ban địa phương làm bậy, chứ chính phủ không có ý chuyên quyền. Cụ hỏi đi hỏi lại: “Thế ra họ nói chính phủ cộng sản, thực chăng?”[12]. Tôi đáp: (Cụ đã nghe vậy thì có thật). Cụ nói: “Còn nói chính phủ độc tài, thì có đâu. Trong nội các có nhiều người không phải ở trong mặt trận Việt Minh…”
Cụ lại phân trần lâu việc bài xích hạng trí thức. Cụ nói chính phủ không làm điều ấy; nhưng có người làm thì chính phủ phải nhận lỗi. Rồi nói sang chuyện đảng tranh làm dân chúng hoang mang. Chủ tịch rất chăm chú nghe, cặp mắt sáng trương to như rót vào mặt tôi. Cụ hỏi: “Trí thức theo cụ Nguyễn Hải Thần nhiều phải không? Ông giao thiệp rộng chắc biết”. Trong trả lời tôi có nói: “Hình như khi ở nước ngoài các cụ đã trù tính việc chung. Nay đều về, lại thấy các cụ chia rẽ, cho nên họ hoang mang. Nếu cụ Nguyễn Hải Thần chỉ kéo bè đảng thôi, thì chắc họ không theo. Cụ Nguyễn có tìm gặp tôi, tôi đã thưa rằng người tri thức chân chính không tìm địa vị. Các cụ già cứ hòa hiệp với nhau, rồi thì hạng trẻ như chúng tôi theo. Các cụ có cần gọi ra quét đường, họ cũng nhận”.
Nét mặt không di chuyển, Chủ tịch đặt câu hỏi thẳng: “Đối với ông, thì cụ Nguyễn là thế nào?” Tôi đáp: “Tôi không được biết rõ. Nhưng cảnh huống bây giờ thì tuy là bậc cách mệnh lão thành nhưng trở về chậm nước, cụ phải ép vào thế non,… xem ra thế nào!” Cụ hỏi gặn: “Thế nào?” Tôi nói: “Thế nào… tôi không tiện nói, chỉ có thể nói thế cụ Nguyễn không được thuận. Tuy nhiên, làm cách mạng trong bốn mươi năm nay, cụ ấy có thanh thế. Vả hạng tri thức ai cũng sẵn sàng làm việc nước, mà bị chính phủ đem lòng ngờ vực, thì họ đi theo cụ Nguyễn, cũng là người ái quốc, đó cũng không nên lấy làm lạ!””.
Sau đó Hồ Chí Minh hỏi thêm: “Đối với cụ Nguyễn Hải Thần nên làm thế nào?” Hoàng Xuân Hãn trả lời: “Nếu cụ Nguyễn có thể làm dễ cho sự ngoại giao, thì nên dùng cụ. Tuy không nên cải tổ hấp tấp ra đang sợ áp lực, nhưng nên cải tổ chính phủ để hợp tác. Sự hợp tác phải thành thật, đừng để có cảm tưởng lấy danh mà thôi”.
Tinh thần bản Hiến pháp
Ông Hồ dường như đã nghe thấy một nửa lời khuyên của GS Hoàng Xuân Hãn. Sau đó, 70 đại biểu của các đảng phái khác Việt Minh đã bổ sung vào quốc hội năm 1946 mà không qua tổng tuyển cử[13]. Một “Chính phủ liên hiệp kháng chiến” đã được Hồ Chí Minh lập ra ngày 2/3/1946 với Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch, Vũ Hồng Khanh là phó Chủ tịch Quân ủy trung ương và Phan Anh Bộ trưởng Quốc phòng. Nhưng sau này Phan Anh thừa nhận với GS Hoàng Xuân Hãn, chức Bộ trưởng Quốc phòng của ông chỉ là tượng trưng, quân đội thực chất nằm trong tay tướng Giáp[14].
Chính phủ này chỉ tồn tại được 10 tháng, ngày 3/11/1946, một Chính phủ mới không còn người đối lập đã được lập ra[15], chấm dứt thời kỳ có thành phần đối lập trong chính phủ và quốc hội[16], lịch sử Việt Nam bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ cộng sản[17].
Nếu non tay chính trị ông Hồ đã có thể đưa những điều khoản “đỏ” hơn vào bản Hiến pháp năm 1946, nhưng ông là một chính trị gia lão luyện đến kẻ thù của ông cũng phải khâm phục.
Hồ sơ của Louis Marty ghi nhận một sự việc như vậy. Năm 1927, ở Maxcova, Nguyễn Ái Quốc tuyên bố: “sự thành lập đảng Cộng sản tại Đông Dương không thể thực hiện được hồi đó, “bởi vì chưa ai thấu hiểu nghĩa của tiếng “cộng sản”””. Tuyên bố này giải thích cho chiến thuật thận trọng trước đó của Nguyễn Ái Quốc. Kể từ ngày 20/6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã cho xuất bản tại Quảng Châu tờ tuần báo “Thanh Niên”. Trong những số đầu, ông nhấn mạnh nhiều về tinh thần đoàn kết, kêu gọi tinh thần độc lập và ý thức quốc gia. Kế đó ông cung cấp cho độc giả các tài liệu về các phong trào quốc tế. Lâu lâu, một câu hay một bài báo ngắn cố tình cho độc giả hiểu về sự hiện hữu của Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc đã không ngần ngại sử dụng 60 số báo để sửa soạn tinh thần độc giả trước khi bộ lộ ý định của ông khi viết: “chỉ có đảng Cộng sản là có thể đảm bảo hạnh phúc cho Annam”. Khi đó tờ tuần báo của Nguyễn Ái Quốc đã được tất cả đảng viên trong và ngoài nước cùng nhiều cảm tình viên đọc và chép đi chép lại nhiều lần[18].
Nhưng những thủ đoạn chính trị dù có được bày đặt tinh vi đến đâu thì cuối cùng cũng chỉ là cái xác bị đè dưới bánh xe lịch sử.
Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 bắt đầu bằng “cuộc Cách mạng tháng Tám”, xóa bỏ đô hộ thực dân, chế độ vua quan cũ, cũng đồng thời xóa bỏ toàn bộ công tích của các phong trào đấu tranh của các nhà yêu nước trước đó. Lịch sử khởi đầu một thời kỳ mới bắt đầu từ “Cách mạng tháng Tám” được viết bởi người Cộng sản[19].
Nhưng lịch sử là cái đã diễn ra chứ không phải là cái được kể lại, nó lưu giấu trong những thực thể mà sự tồn tại của những thực thể đó nằm ngoài hết thảy những dự tính, những âm mưu, thủ đoạn. Bản Hiến pháp năm 1946 là một thực thể như thế, người ta có thể bóp méo tất cả, nhưng chẳng có cách nào bóp méo bản thể tinh thần đã sinh ra nó. Người ta không thể giấu giếm tinh thần dân chủ của bản Hiến pháp năm 1946, cũng như không thể giấu giếm tính toàn trị của những bản hiến pháp sau đó, được viết từ sức mạnh tuyệt đối của Đảng Cộng sản.
Hà Nội, ngày 12/2/2013
N.Đ.K
Chỉ dẫn:
[1] – Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Dân Trí, năm 2011; Xem thêm: Lịch sử quốc hội Việt Nam 1946 – 1960, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1994. Hình dưới là ảnh Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 01/SL ban hành Hiến pháp năm 1959 ngày 1/1/1960. Ảnh Tư liệu

[2] – Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa, do Quốc hội Lập hiến biểu quyết ngày 20/10/1956, được Tổng thống Ngô Đình Diệm ký ban hành ngày 26/10/1956.
[3] Xem thêm: Đinh Gia Trinh,  “Hiến pháp” Mỹ – Diệm, một công cụ nô dịch nhân dân miền Nam, NXB Sự Thật, năm 1959.
[4] – Đặng Thanh Xuân (Phan Đăng Thanh), Tư tưởng lập hiến thế kỷ XX và sự ra đời Hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ lịch sử, năm 2003.
[5] – Hồi ký đại biểu Quốc hội khóa I, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2000, tr.20-21.
[6]- Trong Sắc lệnh số 34 ngày 20/9/1945 lập ủy ban dự thảo Hiến pháp thì danh sách 7 người không có tên ông Cù Huy Cận và có tên ông Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại). Tuy nhiên, theo Huy Cận, trước khi ra Sắc lệnh số 34, ngày 13/9/1945, Hội đồng Chính phủ lâm thời đã quyết định lập một Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người trong đó Hồ Chí Minh giữ vai trò cố vấn và có mặt ông Cù Huy Cận trong thành phần ủy ban. Ủy ban họp mỗi tuần một lần ở phòng hóa học của trường Đại học Đông Dương cũ. Bản dự thảo hiến pháp này theo tinh thần dân chủ mới: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và giống chế độ đại nghị phương Tây, nêu rõ 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Còn theo biên bản buổi họp toàn thể đại hội lần thứ nhất, ngày 2/3/1946 thì ông Cù Huy Cận là thành viên của nhóm 11 người trong Ban dự thảo Hiến pháp của quốc hội.
[7] – Xem thêm: Phan Đăng Thanh, sđd, phụ lục 5-11.
[8] – Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với 240 đại biểu tán thành trên 242 đại biểu; hai đại biểu không tán thành là Nguyễn Sơn Hà và Phạm Gia Đỗ. Ông Phạm Gia Đỗ, đại biểu của Việt Quốc trước đó, phát biểu tranh luận, không tán thành chế độ một viện mà cần có chế độ hai viện vì ông cho rằng, chế độ một viện là “độc tài của đa số”.
Về bất đồng của đại biểu Nguyễn Sơn Hà, nhà tư sản, được coi như người mở đường cho ngành sơn dầu Việt Nam, ông Hà không tán thành vì Hiến pháp không có điều quy định công nhận cho công dân có quyền tự do kinh doanh[Xem thêm: Phan Đăng Thanh, sđd, chú thích 8].
Bản Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua và Quốc hội cũng đã quyết định không cần phải đưa Hiến pháp ra trưng cầu dân ý trong toàn quốc nữa. Bản Hiến pháp đã trở thành chính thức từ 9/11/1946. Việc bầu Nghị viện nhân dân cũng chưa thể tổ chức được, Quốc hội lập hiến, tiếp tục hoạt động và trở thành Quốc hội lập pháp. [Xem thêm: Lịch sử quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1994].
[9] – Khi đó, Điều 126, Hiến pháp Liên Xô năm 1936 đã viết: “Những người công dân hoạt động nhất và giác ngộ nhất thuộc gia cấp công nhân, nông dân lao động và lao động trí thức kết hợp cùng nhau trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng là đội tiên phong của những người lao động trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội cộng sản và là hạt nhân lãnh đạo của mọi tổ chức lao động, mọi tổ chức xã hội cũng như mọi cơ quan nhà nước”.
[10] Xem thêm: Nguyễn Văn Khánh, GS.TS Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN, Việt Nam Quốc dân đảng trong thời kỳ thoái trào và biến chất (từ 1930 đến 1954), Nghiên cứu lịch sử, số 6 – năm 2010.
[11] Đoạn khá dài này được trích nguyên văn vì tính chất quan trọng của nó. Đoạn trích được dẫn từ bài viết: “Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt” của GS Hoàng Xuân Hãn trên Tập san Sử Địa, Số 23-24, năm 1971. Tập san Sử Địa là một tập san sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí. Toàn bộ Tập San Sử Địa gồm có 29 số (22 tập), được phát hành từ năm 1966 cho tới sự kiện 30/4/1975 thì ngừng lại.
[12] – Xem thêm: Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản
[13] – Ông Cù Huy Cận ghi lại sự việc đó như sau: “Ngày 3/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên. Có một sự kiện mà chỉ có Quốc hội ta mới có. Đó là việc ngoài các đại biểu chính thức được bầu qua tổng tuyển cử trong cả nước, Hồ Chí Minh đề nghị Quốc hội chấp nhận thêm 70 đại biểu của Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) vì vừa rồi các vị ấy không có điều kiện ra ứng cử. Quốc hội biểu quyết thông qua”.
[14] – Vũ Đình Hòe, Hồi ký Thanh Nghị,  NXB Văn Học, năm 1997, tr.620. Vũ Đình Hòe trích lại bài viết Tưởng nhớ Phan Anh của GS Hoàng Xuân Hãn trên báo Hồng Lĩnh số 6. Thanh Nghị: Nghị luận trong trẻo của kẻ trí thức, là tờ báo ra một số từ 1/5/1941, rồi mỗi tháng ra hai số từ 1/5/1942. Báo Thanh Nghị do một nhóm thanh niên trí thức chủ trương gồm có các giáo sư, luật gia, bác sỹ… Trong đó Phan Anh đóng góp chủ yếu những bài lập hiến. Trong chuỗi bài về lập hiến, có một đoạn viết về vai trò của đảng như sau: “Chính phủ Trung Hoa hiện thời là Chính phủ của một đảng, giống như Chính phủ Nga Xô viết, Đức hoặc Ý (phát xít). Những cơ quan của Đảng và của Chính phủ thâm nhập lẫn nhau, khó mà phân biệt được… Từ ngày một Hiến pháp lâm thời được thực hiện, hoạt động của Quốc dân đảng dần dân lu mờ đi trước hoạt động của Chính phủ. Đảng tuyên bố hoạt động của Đảng sẽ thôi hẳn, khi nào Hiến pháp chính thức được ban bố để thi hành. Khác hẳn với những chính thể Nga Xô viết, Đức và Ý, ở ba nước này, người ta không hề dự định giải tán đảng vì nhiệm vụ của đảng giống hệt như nhiệm vụ của Chính phủ”. Còn trong bài Tưởng nhớ Phan Anh của GS Hoàng Xuân Hãn đã dẫn ở trên, có một chi tiết khác khá thú vị là khi đi cùng Hồ Chí Minh sang dự hội nghị Fontainebleau, Phan Anh đã mang về một cuốn sách của A.Koestler, “cuốn sách đã gây một tiếng giội lớn ở Âu châu Âu vì chỉ trích thâm trầm chế độ và tư tưởng của Xtalin trong các vụ giết các bạn hữu đồng chí”.
[15] – Trong 70 đại biểu vào Quốc hội không qua Tổng tuyển cử cuối cùng “chỉ có Trần Văn Cầu (Việt Quốc), Lê Viết Cường, Đinh Chương Dương, Lý Đào, Ngô Văn Hợp, Nguyễn Văn Lưu, Trần Tân Thọ (Việt Cách) là đủ tư cách đại biểu Quốc hội, còn hầu hết là bị Quốc hội truất quyền đại biểu”. Theo ghi nhận của tướng Võ Nguyên Giáp, Quốc hội khóa I, kỳ 2 khai mạc ngày 28/10/1946: “Số ghế dành cho các tổ chức này trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên, nay để trống gần một nửa”. Cũng tướng Giáp ghi lại, trả lời chất vấn của các đại biểu ngày 31/10/1946 về việc Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời Quốc hội, Hồ Chí Minh nói: “Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, về ông Phó Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh… Các ông ấy không có mặt ở đây… Lúc nhà nước đương gặp bước khó khăn, quốc dân tin ở người nào trao người ấy công việc lớn mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy phải hỏi lương tâm thế nào? Những người đã bỏ việc kia, họ không muốn gánh vác việc nước nhà hoặc họ cũng không đủ năng lực gánh vác; nay chúng ta không có họ ở đây, chúng ta cứ gánh vác như thường”. Xem thêm: Hồi ký đại biểu Quốc hội khóa I, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2000, phần hồi ký của tướng Võ Nguyên Giáp.
Còn theo Phan Đăng Thanh, trong sách đã dẫn ở trên, ngày 11/3/1946 Hội đồng Chính phủ đã cử Vĩnh Thụy sang giao hảo với Trung Hoa, nhân chuyến đi này ông đã ở lại luôn Trung Quốc và sau đó sang Hồng Kông. Sau Hiệp ước Pháp – Hoa, ngày 28/2/1946, quân đội Tưởng Giới Thạch rút về nước, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh… “bỏ nhiệm vụ” trốn theo[Xem thêm: Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản]. Vệ quốc quân của Chính phủ đã đồng loạt tấn công các “dư đảng” còn lại. Đến “ngày 7/11/1946, nhiều phần tử Việt Quốc, Việt Cách bị bắt giam ở Hà Nội. Các nhóm chính trị phản động tiếp tục bị khám phá, tém dẹp”.
[16] – Phan Đăng Thanh, sđd, tr.161
[17] – Đến lần sửa đổi Hiến pháp năm 1980, Đảng chính thức đưa quyền lãnh đạo của mình vào Điều 4. Điều 4, Hiến pháp năm 1980 ghi: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”
[18] – Tập san Sử địa, số 14-15, tr.178-182, trích đăng Tài liệu của Sở mật thám Đông Dương về “Đông Dương cộng sản đảng” do trùm mật thám Louis Marty chủ trương biên soạn.
[19] – Việc có một bản Hiến pháp, một Quốc hội, một Chính phủ khi đó có ý nghĩa hệ trọng trong việc tuyên bố với thế giới về một nước Việt Nam độc lập. Đó là điều mà lịch sử của Đảng Cộng sản nhấn mạnh như một công lao không thể chối cãi thuộc về đảng. Tuy nhiên, có một sự kiện liên quan đến việc thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ được người cộng sản tuyên truyền là bù nhìn, tay sai cho Nhật, có thể cho người ta một góc nhìn khác. Trong bài trả lời phỏng vấn của Stein Tonnessson, một nhà sử học Na Uy, cuối năm 1989, luật sư Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Thanh Niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim và sau này giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ của Đảng Cộng sản cho biết, ngay từ khi lập ra chính phủ, vua Bảo Đại, Trần Trọng Kim đã xác định tính chất “lâm thời” của chính phủ. Việc thành lập chính phủ chỉ là bước đệm để toàn dân vươn tới mục tiêu độc lập. Hoàn cảnh lịch sử khi đó, cần phải có một chính phủ để tuyên bố với quốc tế, khẳng định sự độc lập của người Việt Nam, ngăn cản sự trở lại của người Pháp. Trong đó một việc có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng là Chính phủ Trần Trọng Kim đã đòi lại cho Việt Nam những mảnh đất mà chế độ thuộc địa Pháp đã tách ra là: Nam Kỳ, Đà Nẵng, Hà Nội. Đó là những mảnh đất trước đó được gọi là thuộc địa[Xem thêm: Vũ Đình Hòe, sđd, Phụ lục 7]. GS Hoàng Xuân Hãn, một Bộ trưởng khác trong Chính phủ Trần Trọng Kim cũng xác nhận điều này. Theo GS Hãn, Trần Trọng Kim và những nhân sỹ trí thức trong chính phủ chỉ có một mục tiêu chung là “gấp rút trong khoảng một năm, tập cho quốc dân quen với tính cách độc lập tự tin để đến khi hòa bình trở lại, Đồng Minh không có cớ đặt ách ngoại trị vào cổ dân ta”. Nhưng điều các ông không lường trước được là biến cuộc bất ngờ ở chiến trường Thái Bình Dương, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật và đảng Việt Minh ra lệnh tổng khởi nghĩa. Tin đồn “đoàn quân Việt – Mỹ” sắp về, làm cho toàn dân say sưa[Xem thêm: Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản]. Chính phủ Trần Trọng Kim đã đánh điện cho chủ tịch 5 nước Đồng Minh, yêu cầu nhìn nhận sự độc lập đã thành của nước và đề nghị hợp tác với quân Việt Minh. Nhưng ngày 21/8/1945, Việt Minh lại ra yêu cầu Bảo Đại thoái vị, giải tán Chính phủ Trần Trọng Kim. Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị (ngày 24/8) để Chính phủ của Việt Minh dễ thương thuyết độc lập với Đồng Minh. Theo GS Hãn, sở dĩ có việc này vì vua Bảo Đại và những Bộ trưởng của ông tin rằng khi đó chỉ có Việt Minh có quân đội đủ mạnh để gìn giữ độc lập cho đất nước[Xem thêm: Vũ Đình Hòe, sđd, phụ lục 8]. Còn Việt Minh thì đã tuyên truyền Chính phủ Trần Trọng Kim là bù nhìn, việc để Bảo Đại làm cố vấn và thu nhận một số thành viên cũ của Chính phủ Trần Trọng Kim như Phan Anh là do chính sách đại đoàn kết và trọng dụng tri thức. Tuy nhiên, như đã thấy, số phận của từng người sau đó khác nhau, tùy thuộc vào việc họ có đồng ý hay không với ý thức hệ cộng sản.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Hiến pháp Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết 1977

Cách mạng tháng Mười vĩ đại của công nhân và nông dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Lênin đứng đầu đã lật đổ sự cai trị của tầng lớp tư sản và địa chủ, phá bỏ gông cùm áp bức, hình thành nên nền chuyên chính vô sản, và tạo ra nhà nước Xô viết, một nhà nước kiểu mới, công cụ cơ bản để bảo vệ thành quản cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Bằng cách đó nhân loại đã mở ra một kỷ nguyên mới chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.
Sau khi giành được thắng lợi trong Nội chiến và đẩy lùi sự can thiệp của bọn phong kiến, chính quyền Xô viết đã hoàn thành việc cải biến xã hội và kinh tế một cách mạnh mẽ, đặt dấu chấm hết cho chế độ người bóc lột người, sự đối lập giữa các giai cấp, và sự đấu tranh giữa các dân tộc. Sự thống nhất của các nước Cộng hòa Xô viết trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết đã làm tăng sức mạnh và cơ hội của dân tộc các quốc gia trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội lên bội phần. Sở hữu toàn dân các phương tiện sản xuất và nền dân chủ thực thụ dành cho lực lượng lao động đã được hình thành. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một xã hội xã hội chủ nghĩa đã được tạo ra.
Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội còn thể hiện rực rỡ với chiến công bất diệt của nhân dân Liên Xô và Hồng quân trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Chiến thắng này đã củng cố tầm ảnh hưởng và vị thế quốc tế của Liên Xô và tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, giải phóng quốc gia, dân chủ, và hòa bình trên khắp thế giới.
Tiếp nối những nỗ lực sáng tạo đó, nhân dân lao động Liên Xô đã đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của đất nước và sự phát triển vững chắc của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Họ đã củng cố khối liên minh của giai cấp lao động, giai cấp nông dân nông trang tập thể, và tầng lớp trí thức nhân dân, cùng tình hữu nghị của giữa các quốc gia và dân tộc trong Liên Xô. Sự thống nhất về chính trị-xã hội và lý tưởng của xã hội Liên Xô, trong đó giai cấp lao động là lực lượng tiên phong, đã được thực hiện. Những mục tiêu của nền chuyên chính vô sản đã hoàn tất, nhà nước Xô viết đã trở thành nhà nước của toàn dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong của mọi dân tộc, đã lớn mạnh.
Ở Liên Xô, một xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển đã được hình thành. Vào giai đoạn này, khi chủ nghĩa xã hội đang phát triển tại nơi nó khởi nguồn, những lực lượng sáng tạo của hệ thống mới và ưu điểm của lối sống xã hội chủ nghĩa đang trở nên ngày càng rõ rệt, và nhân dân lao động đang ngày càng hưởng thụ nhiều hơn những thành quả của cuộc cách mạng vĩ đại mang lại.
Đó là một xã hội đã tạo ra các lực lượng sản xuất hùng mạnh và nền khoa học và văn hóa tiên tiến, trong đó, hạnh phúc của nhân dân ngày càng cao, và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cá nhân một cách toàn diện.
Đó là một xã hội của những mối quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa trưởng thành, trong đó, trên cơ sở liên kết mọi giai cấp và tầng lớp xã hội và sự công bằng pháp lý và thực tế của mọi quốc gia và dân tộc cùng sự hợp tác anh em, một cộng đồng dân tộc mới trong lịch sử đã được hình thành -- dân tộc Xô viết.
Đó là một xã hội có năng lực tổ chức cao, kiên định ý tưởng, và hiểu biết về nhân dân lao động, những con người ái quốc và có tính quốc tế.
Đó là một xã hội trong đó quy luật của cuộc sống là mọi người một người, một người vì mọi người.
Đó là một xã hội với một nền dân chủ thực thụ, một hệ thống chíng trị đảm bảo quản lý hiệu quả mọi vấn đề xã hội, có sự tham gia của nhân dân lao động vào nhà nước nhiều hơn bao giờ hết, và kết hợp các quyền lợi và quyền tự do thực sự của công dân với bổ phận và trách nhiệm của họ đối với xã hội.
Xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển là một giai đoạn tự nhiên, lôgic trên con đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu cao nhất của nhà nước Xô viết là xây dựng một xã hội cộng sản không phân chia giai cấp với một chính phủ độc lập cộng sản của toàn dân. Những mục tiêu chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhân dân là: đặt nền móng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa cộng sản, hoàn thành các mối quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa và chuyển chúng thành các mối quan hệ cộng sản, hình thành công dân của một xã hội cộng sản, nâng cao đời sống và văn hóa của người dân, bảo vệ an ninh quốc gia, và góp phần củng cố hòa bình và phát triển hợp tác quốc tế.
Nhân dân Xô viết,
dưới sự dẫn dắt của lý tưởng chủ nghĩa cộng sản khoa học và trung kiên với truyền thống cách mạng,
dựa trên lợi ích xã hội, kinh tế và chính trị vĩ đại của chủ nghĩa xã hội,
đấu tranh cho sự phát triển ngày càng cao dân chủ xã hội chủ nghĩa,
có tính đến vị thế quốc tế của Liên Xô như một bộ phận của hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới, và nhận thức được trách nhiệm quốc tế của mình,
tiếp nối lý tưởng và nguyên tắc của Hiến pháp Xô viết đầu tiên năm 1918, Hiến pháp Liên Xô năm 1924 và Hiến pháp Liên Xô năm 1936,
khẳng định các nguyên tắc cấu trúc xã hội và chính trị của Liên Xô, định nghĩa các quyền lợi, quyền tự do và nghĩa vụ của công dân, và các nguyên tắc tổ chức một nhà nước xã hội chủ nghĩa toàn dân, và các mục tiêu của nó, và tuyên bố điều này trong bản Hiến pháp này.

I. Cấu trúc xã hội và chính trị của Liên Xô

 

Chương 1. Hệ thống chính trị

Điều 1. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là một nhà nước xã hội của toàn dân, thể hiện ý chí và quyền lợi của công nhân, nông dân, và tầng lớp trí thức, nhân dân lao động của toàn quốc gia và dân tộc của đất nước.
Điều 2. Mọi quyền lực tại Liên Xô thuộc về nhân dân.
Nhân dân thực thi quyền lực nhà nước thông qua các Xô viết nhân dân, hình thành nên nền tảng chính trị của Liên Xô.
Mọi cơ quan nhà nước khác nằm dưới sự điều hành, và có trách nhiệm phải giải thích cho Xô viết nhân dân.
Điều 3. Nhà nước Xô viết được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là mọi cơ quan quản lý nhà nước từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đều được bầu lên, trách nhiệm của các cơ quan đó với nhân dân, và nghĩa vụ của các cơ quan thấp hơn trong việc giám sát các nghị quyết của cơ quan cao hơn. Sự tập trung dân chủ kết hợp sự lãnh đạo trung ương với những sáng kiến địa phương và hoạt động sáng tạo và với trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và công chức đối với công việc được tin tưởng giao cho họ.
Điều 4. Nhà nước Xô viết và các tổ chức của nó vận hành trên cơ sở quy tắc xã hội chủ nghĩa, đảm bảo duy trì pháp luật và trật tự, và bảo vệ lợi ích của xã hội và quyền lợi và sự tự do của công dân.
Các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và công chức sẽ giám sát Hiến pháp Liên Xô và luật pháp Xô viết.
Điều 5. Các vấn đề hệ trọng của nhà nước sẽ được đệ trình để thảo luận trên toàn quốc và trưng cầu dân ý.
Điều 6. Lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết và hạt nhân của hệ thống chính trị, của tất cả các tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội, là Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng là của dân, và vì dân.
Đảng Cộng sản, được trang bị bằng Chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định mô hình chung cho sự phát triển của xã hội và đường lối đối nội và đối ngoại của Liên Xô, chỉ đạo các kế hoạch lớn của nhân dân Xô viết, và có vai trò lên kế hoạch, hệ thống hóa và chứng minh lý thuyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô.
Điều 7. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin toàn Liên bang, hợp tác xã, và các tổ chức xã hôi khác, thể theo đường lối hoạt động của tổ chức, tham gia vào việc quản lý nhà nước và các vấn đề xã hội, trong việc quyết định các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội.
Điều 8. Các tập thể lao động tham gia vào việc thảo luận và quyết định các vấn đề nhà nước và xã hội, lập kế hoạch sản xuất và phát triển xã hội, đào tạo và cất nhắc cán bộ, thảo luận và quyết định các vấn đề có liên hệ đến việc quản lý xí nghiệp và tổ chức, và sử dụng nguồn tiền cấp phát để phát triển sản xuất lẫn cho các mục đích xã hội và văn hóa và khích lệ tài chính.
Các tập thể lao động thúc đẩy thi đua xã hội chủ nghĩa, lan truyền các phương pháp lao động tiên tiến, và tăng cường kỷ luật sản xuất, giáo dục các thành viên tư tưởng đạo đức chủ nghĩa cộng sản, và phấn đấu nâng cao nhận thức chính trị và tầm văn hóa, kỹ năng và phẩm chất.
Điều 9. Phương hướng chủ đạo trong sự phát triển hệ thống chính trị của xã hội Xô viết là sự mở rộng tập trung dân chủ, tức là việc tham gia sâu rộng hơn bao giờ hết của công dân trong việc điều hành các vấn đề xã hội và nhà nước, cải thiện liên tục bộ máy nhà nước, nâng cao hoạt động của các tổ chức xã hội, củng cố hệ thống điều hành của nhân dân, củng cố nền tảng pháp lý để điều hành nhà nước và đời sống xã hội, tính mở và công cộng ngày càng lớn, và đáp ứng liên tục nguyện vọng của nhân dân.

Chương II. Hệ thống kinh tế

Điều 10. Nền tảng của hệ thống kinh tế Liên Xô là quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa các phương tiện sản xuất dưới hình thức sở hữu nhà nước (thuộc về toàn dân), và sở hữu tập thể và nông trang tập thể.
Sở hữu xã hội chủ nghĩa cũng bao gồm tài sản của công đoàn và các tổ chức xã hội khác cần dùng để thực hiện mục đích do tổ chức quy định.
Nhà nước bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện để nó phát triển.
Không ai có quyền sử dụng tài sản xã hội chủ nghĩa vì lợi ích cá nhân hoặc các mục đích ích kỷ khác.
Điều 11. Tài sản nhà nước, tức là tài sản chung của nhân dân Xô viết, là dạng chủ yếu của tài sản xã hội chủ nghĩa.
Đất đai, khoáng sản, nước, và rừng là tài sản độc quyền của nhà nước. Nhà nước sở hữu các phương tiện sản xuất cơ bản trong công nghiệp, xây dựng, và nông nghiệp; các phương tiện giao thông và liên lạc; ngân hàng; tài sản của các tổ chức thương mại nhà nước và các tiện ích công cộng, và các doanh nghiệp nhà nước khác; phần lớn nhà cửa thành thị; và các tài sản khác cần thiết cho mục đích của nhà nước.
Điều 12. Tài sản của các nông trang tập thể và các tổ chức hợp tác khác, và của doanh nghiệp hợp tác của họ, bao gồm các phương tiện sản xuất và các tài sản khác cần cho mục đích của tổ chức theo quy định.
Đất đai do nông trang tập thể nắm giữ được giao cho họ sử dụng tự do vĩnh viễn.
Nhà nước khuyến khích phát triển tài sản nông trang tập thể và hợp tác và đưa lên ngang hàng với tài sản nhà nước.
Các nông trang tập thể, cũng như những người sử dụng đất khác, có bổn phận khai thác một cách hiệu quả và tiết kiệm đất đai để tăng độ màu mỡ.
Điều 13. Thu nhập kiếm được là nền tảng của tài sản cá nhân của công dân Xô viết. Tài sản cá nhân của công dân Xô viết bao gồm hàng hóa sử dụng hàng ngày, tiêu dùng và tiện nghi cá nhân, đồ đạc và những đối tượng như mảnh ruộng nhỏ, căn nhà, và tiền tiết kiệm. Tài sản cá nhân của công dân và quyền thừa kế được nhà nước bảo hộ.
Công dân có thể được trao quyền sử dụng mảnh đất, theo pháp luật quy định, dành cho việc canh tác phụ trợ (bao gồm việc cất giữ thú nuôi và chim muông), để trồng hoa quả hoặc để xây dựng nhà ở cá nhân. Công dân bắt buộc phải sử dụng đất đai được giao cho họ một cách hợp lý. Nhà nước, và nông trang tập thể hỗ trợ công dân canh tác trên mảnh đất nhỏ đó.
Tài sản do công dân sở hữu hoặc sử dụng không được xem là phương tiện tạo ra thu nhập không kiếm mà có hoặc dùng làm phương hại đến lợi ích của xã hội.
Điều 14. Nguồn gốc để tăng sự giàu có của xã hội và hạnh phúc của con người, và của mỗi cá nhân, là lao động, không bị bóc lột, của người dân Xô viết.
Nhà nước thực thi quản lý mức độ lao động và tiêu thụ theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: "Làm việc theo năng lực, hưởng thụ theo lao động". Nhà nước quy định mức thuế đối với thu nhập tính thuế.
Hiệu quả xã hội của công việc và kết quả của nó quyết định địa vị của một người trong xã hội. Với việc kết hợp khuyến khích vật chất và tinh thần và khích lệ sáng tạo và thái độ sáng tạo trong công việc, nhà nước giúp biến đổi lao động thành nhu cầu hàng đầu của mọi công dân Xô viết.
Điều 15. Mục tiêu cao nhất của sản xuất xã hội dưới chủ nghĩa xã hội là sự thỏa mãn cao nhất các đòi hỏi ngày càng cao về vật chất, văn hóa và tri thức của con người.
Dựa trên các sáng kiến sáng tạo của nhân dân lao động, thi đua xã hội chủ nghĩa, và tiến bộ khoa học và công nghệ, và bằng cách nâng cao các hình thức và phương pháp quản lý kinh tế, nhà nước bảo đảm phát triển năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng công việc, và sự phát triển năng động, có kế hoạch, cân đối của nền kinh tế.
Điều 16. Nền kinh tế của Liên Xô là một phức hệ kinh tế tích hợp bao gồm tất cả yếu tố sản xuất xã hội, phân phối, và trao đổi trên lãnh thổ.
Nền kinh tế được quản lý dựa trên nền tảng các kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội, có tính đến các nguyên tắc khu vực và lãnh thổ, và bằng cách phối hợp sự chỉ đạo trung ương với tính độc lập quản lý và sáng tạo của cá nhân và phối hợp với doanh nghiệp và các tổ chức khác, với mục tiêu tính toán quản lý, lợi nhuận, chi phí, và các đòn bẩy và động cơ kinh tế khác.
Điều 17. Ở Liên Xô, luật pháp thừa nhận lao động cá nhân trong các ngành thủ công, trồng trọt, nguồn dịch vụ công ích, và các dạng hoạt động khác dựa chủ yếu trên công việc cá nhân của từng công dân và thành viên gia đình. Nhà nước sẽ quy định các dạng công việc này để đảm bảo nó phục vụ cho lợi ích của xã hội.
Điều 18. Vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau, các bước cần thiết đã được tiến hành tại Liên Xô để bảo vệ và sử dụng đất đai, tài nguyên, nguồn nước, cây trồng và vật nuôi một cách khoa học và hợp lý, để bảo tồn sự trong lành của không khí và nước, bảo đảm tái sản xuất nguồn tài nguyên thiên nhiên, và nâng cao môi trường sống của con người.

Chương 3. Phát triển xã hội và văn hóa

Điều 19. Nền tảng xã hội của Liên Xô là liên minh không thể tách rời của giai cấp công nhân, nông dân, và đội ngũ trí thức.
Nhà nước giúp đỡ nâng cao tính thuần nhất của xã hội, tức là triệt tiêu sự khác biệt giai cấp, sự phân biệt bản chất giữa thành thị và nông thôn và giữa lao động chân tay và trí óc, đồng thời phát triển về mọi mặt và liên kết mọi quốc gia và dân tộc trong Liên Xô.
Điều 20. Theo lý tưởng cộng sản -- "Sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của toàn dân" -- nhà nước theo đuổi mục tiêu cung cấp cho công dân ngày càng nhiều cơ hội để cống hiến năng lực sáng tạo, khả năng, và tài năng, và để phát triển cá nhân về mọi mặt.
Điều 21. Nhà nước quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo hộ lao động và tổ chức công việc một cách có khoa học. Nhà nước còn quan tâm đến việc giảm thiểu rồi triệt tiêu tất cả lao động chân tay gian khổ thông qua cơ giới hóa và tự động hóa quy trình sản xuất trong mọi nhánh kinh tế.
Điều 22. Hiện có một chương trình đang được thực hiện nhất quán tại Liên Xô để chuyển ngành nông nghiệp sang một số ngành công nghiệp khác, để mở rộng mạng lưới giáo dục, văn hóa, y tế, và thương mại, phân phối lương thực, dịch vụ và các cơ sở tiện ích công trong các khu vực nông thôn, và biến đổi làng xã thành những khu dân cư được quy hoạch và trang bị tốt.
Điều 23. Nhà nước theo đuổi chính sách nhất quán là tăng mức lương và mức thu nhập thức sự của nhân nhân dân thông qua nâng cao năng suất.
Để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân Xô viết, đã có nhiều quỹ tiêu dùng xã hội được tạo ra. Nhà nước, cùng với sự tham gia sâu rộng của các tổ chức xã hội và hợp tác xã, bảo đảm sự tăng trưởng và phân phối công bằng các quỹ này.
Điều 24. Tại Liên Xô, các hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, các dịch vụ thương mại và phân phối lương thực, dịch vụ công cộng và tiện nghi, cùng các tiện ích công cộng của nhà nước đang được vận hành và mở rộng.
Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã và tổ chức xã hội khác cung ứng mọi loại dịch vụ cho dân chúng. Nhà nước khuyến khích sự phát triểm văn hóa thể dục và thể thao.
Điều 25. Ở Liên Xô có một hệ thống giáo dục công thống nhất, được cải thiện liên tục, cung cấp nền giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp cho công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển giáo dục cộng sản, tri thức, và thể chất của tuổi trẻ, và đào tạo họ cho công việc và các hoạt động xã hội.
Điều 26. Theo nhu cầu của xã hội, nhà nước hỗ trợ sự phát triển có kế hoạch của khoa học và đào tạo các cá nhân khoa học, tổ chức giới thiệu các thành quả nghiên cứu trong kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống.
Điều 27. Nhà nước quan tâm đến việc bảo vệ, tăng cường và sử dụng tối đa văn hóa phong phú của xã hội để giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho nhân dân Xô viết, nâng cao tầm văn hóa của họ.
Tại Liên Xô sự phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp, nghiệp dư và dân gian được khuyến khích về mọi mặt.

II. Nhà nước và cá nhân

III. Cấu trúc quốc gia dân tộc của Liên Xô

IV. Các Xô viết và Quy trình bầu cử

V. Các cơ quan cấp cao quản lý và điều hành Liên Xô

VI. Nguyên tắc cơ bản về cấu trúc các cơ quan quản lý và điều hành các nước cộng hòa

VII. Tòa án, xét xử và kiểm sát

VIII. Quốc huy, quốc kỳ, quốc ca của Liên Xô

IX. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

Bản dịch này có thông tin cấp phép khác với văn kiện gốc. Tình trạng bản dịch áp dụng cho phiên bản này.
Bản gốc:
PD-icon.svg Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006. Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền
Khoản 5
Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.
Khoản 6
Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tình lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).
Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.
Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).
Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.