Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Vấn đề hiến pháp : nền cộng hòa dân chủ
14:58
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trương Nhân Tuấn
Phong trào « sửa đổi hiến pháp 1992 » ở VN hiện đang diễn ra rất
sôi nổi. Từ hơn tháng nay, nhiều trí thức đã cổ động việc sửa đổi hiến
pháp, đề nghị một « hiến pháp mới » và kêu gọi mọi người ký tên vào bộ
« hiến pháp » mới này.
Theo tôi, qua những kinh nghiệm học hỏi từ các quốc gia tương đồng
(như Đài Loan và Đại Hàn), có cùng văn hóa và hoàn cảnh lịch sử trong
khu vực, quá trình dân chủ hóa VN bắt buộc phải đi qua đoạn đường « sửa
đổi » hiến pháp và nền cộng hòa. Thời gian của tiến trình « dân chủ
hóa » dài hay ngắn tùy theo nội dung các điều được đề nghị sửa đổi từ
hiến pháp cũ và việc thay đổi nền cộng hòa có thực hiện được hay không.
Thử nhìn thí dụ Đại Hàn Dân Quốc (Republic of Korea), từ năm 1948
đến năm 1987, có đến 9 lần sửa hiến pháp, 6 lần thay nền cộng hòa, mới
có được một chế độ chính trị dân chủ bền vững hôm nay. Tôi nghĩ rằng VN,
trước khi dân chủ hóa thực sự, sẽ có một cuộc khủng hoảng lâu dài về
« hiến pháp ».
Nhưng trước hết là về « nền cộng hòa ».
Mới đây, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, vừa phát biểu trên BBC
về vấn đề sửa đổi hiến pháp. Ông này đề nghị việc trở lại nền « dân chủ
cộng hòa ». Điều này trùng hợp với nội dung « hiến pháp mới » mà các
trí thức VN đề nghị.
Không có ai giải thích thuyết phục việc vì sao trở lại nền « cộng hòa dân chủ ».
Tôi cho rằng ý kiến này là một bước lùi lớn, sẽ làm cho tiến trình dân chủ hóa VN càng thêm mất thời giờ.
Vấn đề phải hiểu thế nào là « cộng hòa » và thế nào là « dân chủ ».
Dân chủ có nhiều cách hiểu, tùy theo ý thức hệ chính trị. Nhưng « cộng hòa » chỉ có một nghĩa.
Thế nào là « cộng hòa » ? Tránh những định nghĩa hàn lâm dài dòng,
mơ hồ và trừu tượng. Thử lấy thí dụ Hàn Quốc và Đài Loan : Republic of
Korea, Republic of China, các nước này dịch là Đại hàn Dân quốc và Trung
Hoa Dân quốc. Như thế « Cộng hòa » được dịch là « dân quốc ». Cách dịch
này sát nghĩa từ nguyên, lãnh thổ thuộc chủ quyền của dân (république),
trái nghĩa với « vương quyền » (monarchique), lãnh thổ thuộc chủ quyền
của vị chủ tể (vua, hoàng đế).
Cộng hòa là danh từ dùng để chỉ chế độ chính trị dựa trên mối liên
hệ giữa dân chúng (nation) trong một nước đối với lãnh thổ (territoire)
của nước đó. Mối liên hệ đó chủ quyền lãnh thổ thuộc về toàn dân. (Cụ
Phan Bội Châu có viết đâu đó ( ?) : Dân là dân nước (nation), nước là
nước dân (république)).
Chữ « cộng hòa » cần được hiểu như vậy.
Tất cả các nền « cộng hòa » trên thế giới đa phần là theo chế độ
« dân chủ ». Nhưng các nước « dân chủ » chưa chắc là « cộng hòa ». Các
nước quân chủ (lập hiến) như Anh, Hòa Lan, Nhật… là các nước quân chủ
nhưng sinh hoạt chính trị lại theo các qui tắc dân chủ. Quyền chủ tể
của « vua » chỉ là tượng trưng, quyền lực thực sự tập trung vào quốc hội
(mà quốc hội được thành lập qua thể thức bầu cử tự do).
Thế nào là dân chủ ? Có hai quan niệm chính về « dân chủ ». Quan
niệm « dân chủ tự do » của « tư bản chủ nghĩa » và « dân chủ nhân dân »
của ý thức hệ cộng sản. Người ta nói rất nhiều về « dân chủ », nếu không
xác định được các dân chủ đang nói đó đặt trên nền tảng mác-xít hay nền
tảng « tự do », ta có thể tranh luận cho tới chết mà không đưa đến kết
quả nào.
Khi đề nghị trở lại nền tảng « dân chủ cộng hòa » thì « dân chủ » ở đây dặt trên nền tảng nào ?
Muốn biết nền tảng nào ta thử xét qua danh sách « tên » các « nước » trên quan hệ quốc tế (tức danh sách các nước của LHQ).
Ta thấy tất cả, không có ngoại lệ nào, các nước theo chủ nghĩa cộng
sản đều có tên « cộng hòa xã hội chủ nghĩa », « cộng hòa dân chủ » hay
« dân chủ nhân nhân ». Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, Cộng hòa Nhân dân
Triều tiên… là các nước cộng sản. Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ),
Cộng hòa Dân chủ Congo, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… cũng là các nước cộng
sản. Các nước Cộng hòa (không có nhân dân hay dân chủ đi kèm) đều là
các nước dân chủ (tự do).
Nền « cộng hòa dân chủ » hay nền « cộng hòa nhân dân », đều là nền
cộng hòa « xã hội chủ nghĩa », tức nền cộng hòa do giai cấp vô sản dựng
lên, vì giai cấp vô sản và cho giai cấp vô sản.
Vì sao có bước lùi, từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ?
Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trong bài phỏng vấn
cho thấy ông này vẫn muốn giữ « nội hàm » xã hội chủ nghĩa. Ông này có
lý của ông ta. Rượu vẫn là rượu cũ mà bình cũng cũ. Không có gì để nói.
Ý kiến của các vị trí thức thì như thế nào khi đề nghị tên nước là « Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ?
Theo tôi, VN có được dân chủ hóa thực sự hay không trước hết phải
thay nền cộng hòa. VN nên lập nền cộng hòa mới. Ở đây không phải tái
dựng lại đệ nhị cộng hòa. Nếu kị tiếng Việt Nam Cộng Hòa thì gọi là Việt
Nam Dân Quốc (Republic of Viêt Nam). Phải lập nền cộng hòa mới, thực sự
của mọi người dân, mọi giai cấp, mọi thành phần, mọi chủng tộc trên
khắp miền đất nước. Đất nước là của mọi người chứ không phải của riêng
của « giai cấp vô sản ».
Sau đó thì hãy nói đến hiến pháp. Cộng hòa là nền. Không ngôi nhà nào bền vững nếu không được xây trên một nền tảng vững chắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét