Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Hiến pháp Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết 1977

Cách mạng tháng Mười vĩ đại của công nhân và nông dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Lênin đứng đầu đã lật đổ sự cai trị của tầng lớp tư sản và địa chủ, phá bỏ gông cùm áp bức, hình thành nên nền chuyên chính vô sản, và tạo ra nhà nước Xô viết, một nhà nước kiểu mới, công cụ cơ bản để bảo vệ thành quản cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Bằng cách đó nhân loại đã mở ra một kỷ nguyên mới chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.
Sau khi giành được thắng lợi trong Nội chiến và đẩy lùi sự can thiệp của bọn phong kiến, chính quyền Xô viết đã hoàn thành việc cải biến xã hội và kinh tế một cách mạnh mẽ, đặt dấu chấm hết cho chế độ người bóc lột người, sự đối lập giữa các giai cấp, và sự đấu tranh giữa các dân tộc. Sự thống nhất của các nước Cộng hòa Xô viết trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết đã làm tăng sức mạnh và cơ hội của dân tộc các quốc gia trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội lên bội phần. Sở hữu toàn dân các phương tiện sản xuất và nền dân chủ thực thụ dành cho lực lượng lao động đã được hình thành. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một xã hội xã hội chủ nghĩa đã được tạo ra.
Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội còn thể hiện rực rỡ với chiến công bất diệt của nhân dân Liên Xô và Hồng quân trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Chiến thắng này đã củng cố tầm ảnh hưởng và vị thế quốc tế của Liên Xô và tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, giải phóng quốc gia, dân chủ, và hòa bình trên khắp thế giới.
Tiếp nối những nỗ lực sáng tạo đó, nhân dân lao động Liên Xô đã đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của đất nước và sự phát triển vững chắc của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Họ đã củng cố khối liên minh của giai cấp lao động, giai cấp nông dân nông trang tập thể, và tầng lớp trí thức nhân dân, cùng tình hữu nghị của giữa các quốc gia và dân tộc trong Liên Xô. Sự thống nhất về chính trị-xã hội và lý tưởng của xã hội Liên Xô, trong đó giai cấp lao động là lực lượng tiên phong, đã được thực hiện. Những mục tiêu của nền chuyên chính vô sản đã hoàn tất, nhà nước Xô viết đã trở thành nhà nước của toàn dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong của mọi dân tộc, đã lớn mạnh.
Ở Liên Xô, một xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển đã được hình thành. Vào giai đoạn này, khi chủ nghĩa xã hội đang phát triển tại nơi nó khởi nguồn, những lực lượng sáng tạo của hệ thống mới và ưu điểm của lối sống xã hội chủ nghĩa đang trở nên ngày càng rõ rệt, và nhân dân lao động đang ngày càng hưởng thụ nhiều hơn những thành quả của cuộc cách mạng vĩ đại mang lại.
Đó là một xã hội đã tạo ra các lực lượng sản xuất hùng mạnh và nền khoa học và văn hóa tiên tiến, trong đó, hạnh phúc của nhân dân ngày càng cao, và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cá nhân một cách toàn diện.
Đó là một xã hội của những mối quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa trưởng thành, trong đó, trên cơ sở liên kết mọi giai cấp và tầng lớp xã hội và sự công bằng pháp lý và thực tế của mọi quốc gia và dân tộc cùng sự hợp tác anh em, một cộng đồng dân tộc mới trong lịch sử đã được hình thành -- dân tộc Xô viết.
Đó là một xã hội có năng lực tổ chức cao, kiên định ý tưởng, và hiểu biết về nhân dân lao động, những con người ái quốc và có tính quốc tế.
Đó là một xã hội trong đó quy luật của cuộc sống là mọi người một người, một người vì mọi người.
Đó là một xã hội với một nền dân chủ thực thụ, một hệ thống chíng trị đảm bảo quản lý hiệu quả mọi vấn đề xã hội, có sự tham gia của nhân dân lao động vào nhà nước nhiều hơn bao giờ hết, và kết hợp các quyền lợi và quyền tự do thực sự của công dân với bổ phận và trách nhiệm của họ đối với xã hội.
Xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển là một giai đoạn tự nhiên, lôgic trên con đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu cao nhất của nhà nước Xô viết là xây dựng một xã hội cộng sản không phân chia giai cấp với một chính phủ độc lập cộng sản của toàn dân. Những mục tiêu chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa nhân dân là: đặt nền móng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa cộng sản, hoàn thành các mối quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa và chuyển chúng thành các mối quan hệ cộng sản, hình thành công dân của một xã hội cộng sản, nâng cao đời sống và văn hóa của người dân, bảo vệ an ninh quốc gia, và góp phần củng cố hòa bình và phát triển hợp tác quốc tế.
Nhân dân Xô viết,
dưới sự dẫn dắt của lý tưởng chủ nghĩa cộng sản khoa học và trung kiên với truyền thống cách mạng,
dựa trên lợi ích xã hội, kinh tế và chính trị vĩ đại của chủ nghĩa xã hội,
đấu tranh cho sự phát triển ngày càng cao dân chủ xã hội chủ nghĩa,
có tính đến vị thế quốc tế của Liên Xô như một bộ phận của hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới, và nhận thức được trách nhiệm quốc tế của mình,
tiếp nối lý tưởng và nguyên tắc của Hiến pháp Xô viết đầu tiên năm 1918, Hiến pháp Liên Xô năm 1924 và Hiến pháp Liên Xô năm 1936,
khẳng định các nguyên tắc cấu trúc xã hội và chính trị của Liên Xô, định nghĩa các quyền lợi, quyền tự do và nghĩa vụ của công dân, và các nguyên tắc tổ chức một nhà nước xã hội chủ nghĩa toàn dân, và các mục tiêu của nó, và tuyên bố điều này trong bản Hiến pháp này.

I. Cấu trúc xã hội và chính trị của Liên Xô

 

Chương 1. Hệ thống chính trị

Điều 1. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là một nhà nước xã hội của toàn dân, thể hiện ý chí và quyền lợi của công nhân, nông dân, và tầng lớp trí thức, nhân dân lao động của toàn quốc gia và dân tộc của đất nước.
Điều 2. Mọi quyền lực tại Liên Xô thuộc về nhân dân.
Nhân dân thực thi quyền lực nhà nước thông qua các Xô viết nhân dân, hình thành nên nền tảng chính trị của Liên Xô.
Mọi cơ quan nhà nước khác nằm dưới sự điều hành, và có trách nhiệm phải giải thích cho Xô viết nhân dân.
Điều 3. Nhà nước Xô viết được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tức là mọi cơ quan quản lý nhà nước từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đều được bầu lên, trách nhiệm của các cơ quan đó với nhân dân, và nghĩa vụ của các cơ quan thấp hơn trong việc giám sát các nghị quyết của cơ quan cao hơn. Sự tập trung dân chủ kết hợp sự lãnh đạo trung ương với những sáng kiến địa phương và hoạt động sáng tạo và với trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và công chức đối với công việc được tin tưởng giao cho họ.
Điều 4. Nhà nước Xô viết và các tổ chức của nó vận hành trên cơ sở quy tắc xã hội chủ nghĩa, đảm bảo duy trì pháp luật và trật tự, và bảo vệ lợi ích của xã hội và quyền lợi và sự tự do của công dân.
Các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và công chức sẽ giám sát Hiến pháp Liên Xô và luật pháp Xô viết.
Điều 5. Các vấn đề hệ trọng của nhà nước sẽ được đệ trình để thảo luận trên toàn quốc và trưng cầu dân ý.
Điều 6. Lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết và hạt nhân của hệ thống chính trị, của tất cả các tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội, là Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng là của dân, và vì dân.
Đảng Cộng sản, được trang bị bằng Chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định mô hình chung cho sự phát triển của xã hội và đường lối đối nội và đối ngoại của Liên Xô, chỉ đạo các kế hoạch lớn của nhân dân Xô viết, và có vai trò lên kế hoạch, hệ thống hóa và chứng minh lý thuyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô.
Điều 7. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin toàn Liên bang, hợp tác xã, và các tổ chức xã hôi khác, thể theo đường lối hoạt động của tổ chức, tham gia vào việc quản lý nhà nước và các vấn đề xã hội, trong việc quyết định các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội.
Điều 8. Các tập thể lao động tham gia vào việc thảo luận và quyết định các vấn đề nhà nước và xã hội, lập kế hoạch sản xuất và phát triển xã hội, đào tạo và cất nhắc cán bộ, thảo luận và quyết định các vấn đề có liên hệ đến việc quản lý xí nghiệp và tổ chức, và sử dụng nguồn tiền cấp phát để phát triển sản xuất lẫn cho các mục đích xã hội và văn hóa và khích lệ tài chính.
Các tập thể lao động thúc đẩy thi đua xã hội chủ nghĩa, lan truyền các phương pháp lao động tiên tiến, và tăng cường kỷ luật sản xuất, giáo dục các thành viên tư tưởng đạo đức chủ nghĩa cộng sản, và phấn đấu nâng cao nhận thức chính trị và tầm văn hóa, kỹ năng và phẩm chất.
Điều 9. Phương hướng chủ đạo trong sự phát triển hệ thống chính trị của xã hội Xô viết là sự mở rộng tập trung dân chủ, tức là việc tham gia sâu rộng hơn bao giờ hết của công dân trong việc điều hành các vấn đề xã hội và nhà nước, cải thiện liên tục bộ máy nhà nước, nâng cao hoạt động của các tổ chức xã hội, củng cố hệ thống điều hành của nhân dân, củng cố nền tảng pháp lý để điều hành nhà nước và đời sống xã hội, tính mở và công cộng ngày càng lớn, và đáp ứng liên tục nguyện vọng của nhân dân.

Chương II. Hệ thống kinh tế

Điều 10. Nền tảng của hệ thống kinh tế Liên Xô là quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa các phương tiện sản xuất dưới hình thức sở hữu nhà nước (thuộc về toàn dân), và sở hữu tập thể và nông trang tập thể.
Sở hữu xã hội chủ nghĩa cũng bao gồm tài sản của công đoàn và các tổ chức xã hội khác cần dùng để thực hiện mục đích do tổ chức quy định.
Nhà nước bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện để nó phát triển.
Không ai có quyền sử dụng tài sản xã hội chủ nghĩa vì lợi ích cá nhân hoặc các mục đích ích kỷ khác.
Điều 11. Tài sản nhà nước, tức là tài sản chung của nhân dân Xô viết, là dạng chủ yếu của tài sản xã hội chủ nghĩa.
Đất đai, khoáng sản, nước, và rừng là tài sản độc quyền của nhà nước. Nhà nước sở hữu các phương tiện sản xuất cơ bản trong công nghiệp, xây dựng, và nông nghiệp; các phương tiện giao thông và liên lạc; ngân hàng; tài sản của các tổ chức thương mại nhà nước và các tiện ích công cộng, và các doanh nghiệp nhà nước khác; phần lớn nhà cửa thành thị; và các tài sản khác cần thiết cho mục đích của nhà nước.
Điều 12. Tài sản của các nông trang tập thể và các tổ chức hợp tác khác, và của doanh nghiệp hợp tác của họ, bao gồm các phương tiện sản xuất và các tài sản khác cần cho mục đích của tổ chức theo quy định.
Đất đai do nông trang tập thể nắm giữ được giao cho họ sử dụng tự do vĩnh viễn.
Nhà nước khuyến khích phát triển tài sản nông trang tập thể và hợp tác và đưa lên ngang hàng với tài sản nhà nước.
Các nông trang tập thể, cũng như những người sử dụng đất khác, có bổn phận khai thác một cách hiệu quả và tiết kiệm đất đai để tăng độ màu mỡ.
Điều 13. Thu nhập kiếm được là nền tảng của tài sản cá nhân của công dân Xô viết. Tài sản cá nhân của công dân Xô viết bao gồm hàng hóa sử dụng hàng ngày, tiêu dùng và tiện nghi cá nhân, đồ đạc và những đối tượng như mảnh ruộng nhỏ, căn nhà, và tiền tiết kiệm. Tài sản cá nhân của công dân và quyền thừa kế được nhà nước bảo hộ.
Công dân có thể được trao quyền sử dụng mảnh đất, theo pháp luật quy định, dành cho việc canh tác phụ trợ (bao gồm việc cất giữ thú nuôi và chim muông), để trồng hoa quả hoặc để xây dựng nhà ở cá nhân. Công dân bắt buộc phải sử dụng đất đai được giao cho họ một cách hợp lý. Nhà nước, và nông trang tập thể hỗ trợ công dân canh tác trên mảnh đất nhỏ đó.
Tài sản do công dân sở hữu hoặc sử dụng không được xem là phương tiện tạo ra thu nhập không kiếm mà có hoặc dùng làm phương hại đến lợi ích của xã hội.
Điều 14. Nguồn gốc để tăng sự giàu có của xã hội và hạnh phúc của con người, và của mỗi cá nhân, là lao động, không bị bóc lột, của người dân Xô viết.
Nhà nước thực thi quản lý mức độ lao động và tiêu thụ theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: "Làm việc theo năng lực, hưởng thụ theo lao động". Nhà nước quy định mức thuế đối với thu nhập tính thuế.
Hiệu quả xã hội của công việc và kết quả của nó quyết định địa vị của một người trong xã hội. Với việc kết hợp khuyến khích vật chất và tinh thần và khích lệ sáng tạo và thái độ sáng tạo trong công việc, nhà nước giúp biến đổi lao động thành nhu cầu hàng đầu của mọi công dân Xô viết.
Điều 15. Mục tiêu cao nhất của sản xuất xã hội dưới chủ nghĩa xã hội là sự thỏa mãn cao nhất các đòi hỏi ngày càng cao về vật chất, văn hóa và tri thức của con người.
Dựa trên các sáng kiến sáng tạo của nhân dân lao động, thi đua xã hội chủ nghĩa, và tiến bộ khoa học và công nghệ, và bằng cách nâng cao các hình thức và phương pháp quản lý kinh tế, nhà nước bảo đảm phát triển năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng công việc, và sự phát triển năng động, có kế hoạch, cân đối của nền kinh tế.
Điều 16. Nền kinh tế của Liên Xô là một phức hệ kinh tế tích hợp bao gồm tất cả yếu tố sản xuất xã hội, phân phối, và trao đổi trên lãnh thổ.
Nền kinh tế được quản lý dựa trên nền tảng các kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội, có tính đến các nguyên tắc khu vực và lãnh thổ, và bằng cách phối hợp sự chỉ đạo trung ương với tính độc lập quản lý và sáng tạo của cá nhân và phối hợp với doanh nghiệp và các tổ chức khác, với mục tiêu tính toán quản lý, lợi nhuận, chi phí, và các đòn bẩy và động cơ kinh tế khác.
Điều 17. Ở Liên Xô, luật pháp thừa nhận lao động cá nhân trong các ngành thủ công, trồng trọt, nguồn dịch vụ công ích, và các dạng hoạt động khác dựa chủ yếu trên công việc cá nhân của từng công dân và thành viên gia đình. Nhà nước sẽ quy định các dạng công việc này để đảm bảo nó phục vụ cho lợi ích của xã hội.
Điều 18. Vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau, các bước cần thiết đã được tiến hành tại Liên Xô để bảo vệ và sử dụng đất đai, tài nguyên, nguồn nước, cây trồng và vật nuôi một cách khoa học và hợp lý, để bảo tồn sự trong lành của không khí và nước, bảo đảm tái sản xuất nguồn tài nguyên thiên nhiên, và nâng cao môi trường sống của con người.

Chương 3. Phát triển xã hội và văn hóa

Điều 19. Nền tảng xã hội của Liên Xô là liên minh không thể tách rời của giai cấp công nhân, nông dân, và đội ngũ trí thức.
Nhà nước giúp đỡ nâng cao tính thuần nhất của xã hội, tức là triệt tiêu sự khác biệt giai cấp, sự phân biệt bản chất giữa thành thị và nông thôn và giữa lao động chân tay và trí óc, đồng thời phát triển về mọi mặt và liên kết mọi quốc gia và dân tộc trong Liên Xô.
Điều 20. Theo lý tưởng cộng sản -- "Sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của toàn dân" -- nhà nước theo đuổi mục tiêu cung cấp cho công dân ngày càng nhiều cơ hội để cống hiến năng lực sáng tạo, khả năng, và tài năng, và để phát triển cá nhân về mọi mặt.
Điều 21. Nhà nước quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo hộ lao động và tổ chức công việc một cách có khoa học. Nhà nước còn quan tâm đến việc giảm thiểu rồi triệt tiêu tất cả lao động chân tay gian khổ thông qua cơ giới hóa và tự động hóa quy trình sản xuất trong mọi nhánh kinh tế.
Điều 22. Hiện có một chương trình đang được thực hiện nhất quán tại Liên Xô để chuyển ngành nông nghiệp sang một số ngành công nghiệp khác, để mở rộng mạng lưới giáo dục, văn hóa, y tế, và thương mại, phân phối lương thực, dịch vụ và các cơ sở tiện ích công trong các khu vực nông thôn, và biến đổi làng xã thành những khu dân cư được quy hoạch và trang bị tốt.
Điều 23. Nhà nước theo đuổi chính sách nhất quán là tăng mức lương và mức thu nhập thức sự của nhân nhân dân thông qua nâng cao năng suất.
Để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân Xô viết, đã có nhiều quỹ tiêu dùng xã hội được tạo ra. Nhà nước, cùng với sự tham gia sâu rộng của các tổ chức xã hội và hợp tác xã, bảo đảm sự tăng trưởng và phân phối công bằng các quỹ này.
Điều 24. Tại Liên Xô, các hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, các dịch vụ thương mại và phân phối lương thực, dịch vụ công cộng và tiện nghi, cùng các tiện ích công cộng của nhà nước đang được vận hành và mở rộng.
Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã và tổ chức xã hội khác cung ứng mọi loại dịch vụ cho dân chúng. Nhà nước khuyến khích sự phát triểm văn hóa thể dục và thể thao.
Điều 25. Ở Liên Xô có một hệ thống giáo dục công thống nhất, được cải thiện liên tục, cung cấp nền giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp cho công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển giáo dục cộng sản, tri thức, và thể chất của tuổi trẻ, và đào tạo họ cho công việc và các hoạt động xã hội.
Điều 26. Theo nhu cầu của xã hội, nhà nước hỗ trợ sự phát triển có kế hoạch của khoa học và đào tạo các cá nhân khoa học, tổ chức giới thiệu các thành quả nghiên cứu trong kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống.
Điều 27. Nhà nước quan tâm đến việc bảo vệ, tăng cường và sử dụng tối đa văn hóa phong phú của xã hội để giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho nhân dân Xô viết, nâng cao tầm văn hóa của họ.
Tại Liên Xô sự phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp, nghiệp dư và dân gian được khuyến khích về mọi mặt.

II. Nhà nước và cá nhân

III. Cấu trúc quốc gia dân tộc của Liên Xô

IV. Các Xô viết và Quy trình bầu cử

V. Các cơ quan cấp cao quản lý và điều hành Liên Xô

VI. Nguyên tắc cơ bản về cấu trúc các cơ quan quản lý và điều hành các nước cộng hòa

VII. Tòa án, xét xử và kiểm sát

VIII. Quốc huy, quốc kỳ, quốc ca của Liên Xô

IX. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

Bản dịch này có thông tin cấp phép khác với văn kiện gốc. Tình trạng bản dịch áp dụng cho phiên bản này.
Bản gốc:
PD-icon.svg Tác phẩm này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền theo Phần IV của Bộ luật Dân sự số 230-FZ của Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 12, 2006. Điều 1259. Các đối tượng bảo hộ bản quyền
Khoản 5
Bản quyền không áp dụng cho ý tưởng; khái niệm; nguyên lý; phương pháp; quy trình; hệ thống; phương tiện; giải pháp kỹ thuật, tổ chức hay những vấn đề khác; phát minh; sự kiện; ngôn ngữ lập trình.
Khoản 6
Không là đối tượng bản quyền:
  • Văn bản chính thức của các cơ quan chính quyền liên bang và địa phương các huyện thị, bao gồm luật pháp, các văn bản pháp quy khác, quyết định của tòa án, những tài liệu mang tình lập pháp, hành chính và tòa án, các văn bản chính quy của các tổ chức quốc tế, cũng như các bản dịch chính thức của họ;
  • Các biểu trưng và dấu hiệu quốc gia (cờ, huy hiệu, huân chương, tiền giấy, và những thứ tương tự), cũng như biểu trưng và dấu hiệu của các chính thể địa phương;
  • Các tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể;
  • Các thông báo về sự kiện và sự việc, chỉ đơn thuần mang tính thông tin (các thông báo tin tức trong ngày, chương trình truyền hình, lịch trình tàu xe, và những thứ tương tự).
Toàn văn Bộ luật bằng tiếng Nga.
Chú thích – Theo các hiệp ước liên quốc gia và quốc tế, thì Liên bang Nga là chính thể kế thừa hợp pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang NgaLiên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết; do đó, thẻ quyền này cũng áp dụng được cho những biểu tượng chính thức và các văn bản chính quy của CHXHCNXV LB Nga và Liên Xô (cấp liên bang) (Cấp liên bang có nghĩa là việc sử dụng các biểu tượng chính thức và văn bản chính quy của 14 nước Cộng hòa Xô viết khác thuộc quyền bảo hộ của luật pháp của chính thể kế thừa hợp pháp của chúng).
Cảnh báo – Thẻ quyền này không thể áp dụng cho các dự thảo của các biểu tượng và văn bản chính thức, do chúng vẫn có thể vẫn được bảo hộ bản quyền.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét