Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
Góp ý cho Điều 120 Hiến pháp
15:56
Hoàng Phong Nhã
No comments
CHƯƠNG X
HỘI ĐỒNG HIẾN PHÁP, HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 120 (mới)
1. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng Hiến pháp kiểm tra
tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch
nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ; kiến nghị
Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện
có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình
hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp;
kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà
nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội
đồng Hiến pháp do luật định.
= > Có hiến pháp và cần có
cái gì đó bảo vệ hiến pháp là yêu cầu đặt ra trước tiên. Sau đó phải
tính tới việc ai có khả năng để bảo vệ nó và không thể nói rằng tòa án
hay một ủy ban, hội đồng nào đó có thể bảo vệ được vì hoạt động vi hiến
có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi chỗ không thể nói với chỉ một số
người trong các cơ quan được thành lập ra này có thể làm được. Vì chính
yếu tố khả năng xẩy ra vi hiến có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi chỗ
nên cũng đồng nghĩa với việc người có thể, có khả năng, và đặc biệt là
có quyền, cũng như có lợi ích và trách nhiệm bảo vệ hiến pháp. Đó chính
là nhân dân. Nhưng để làm điều gì đó trước tiên cũng phải hình thành ra
khuôn khổ và trật tự cơ bản, không để xuất hiện các trường hợp tự phát,
mất kiểm soát, lại gây nên tình trạng xấu. Do đó phải hình thành ra luật
để bảo vệ nó, cũng giống như trong cuộc sống xuất hiện điều gì thì cần
có luật để quy định cũng như bảo vệ điều đó tránh trường hợp mất kiểm
soát.
Khi có luật rồi thì tất cả các
cơ quan chức năng có trách nhiệm từ địa phương cho tới trung ương đều có
thể theo luật mà tự tổ chức xét xử, gửi kết quả tới cá nhân, tổ chức
sai phạm yêu cầu sửa đổi và bồi thường cho người phát hiện hoặc bị hại…
Hoàn toàn không cần tới tòa án hiến pháp hay ủy ban bảo vệ hiến pháp,
hoặc hội đồng hiến pháp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể sử
dụng một bản hiến pháp chuẩn mực trong hoạt động xét xử thông thường,
luôn lấy hiến pháp ra làm thước đo chuẩn mực và có thể điều chỉnh hay
hủy bỏ các điều khoản của luật pháp khác sao cho tất cả được thống nhất
chung theo hiến pháp nếu thấy nó vi hiến. Làm sao có một bản hiến pháp
chuẩn mực là điều quan trọng nhất đối với dân tộc ta.???
+ Như vậy, vấn đề bảo hiến cũng
sẽ hình thành ra một luật riêng, trong đó nhân dân có một khuôn khổ nhất
định để tự bảo vệ hiến pháp của mình. Hoàn toàn là hoang tưởng khi đi
hình thành ra các cơ quan này hay cơ quan khác mà bảo rằng họ có thể làm
tốt cho nhân dân việc bảo vệ hiến pháp của mình.
+ Luật hiến pháp nêu rõ các hành
vi vi hiến và đưa ra ví dụ cụ thể, ví như các bộ luật đều phải thông
qua hiến pháp, nếu không thì bị coi là vi hiến.v.v… và luật cũng phải
quy định rõ quyền kiểm soát các hoạt động vi hiến của nhân dân, lợi ích
được hưởng, trách nhiệm phải làm. Ví dụ khi phát hiện bất cứ điều gì, to
hay nhỏ mà vi phạm hiến pháp thì đều có quyền tố cáo, hưởng lợi ích qua
việc làm này và cũng chịu trách nhiệm về điều mình làm theo đúng luật
định, không ai có thể can thiệp được. Đồng thời luật cũng phải đảm bảo
làm sao cho người dân hoàn toàn có thể sống được, làm giàu được nhờ hoạt
động tố cáo các hành vi vi hiến này, tức là các khoản được hưởng lợi
ích luôn phải tương xứng một cách rõ ràng nhất, cá nhân hay tổ chức vi
hiến phải chịu trách nhiệm nộp đầy đủ, trong thời gian nhất định nếu
không thi hành thì nhân dân, trực tiếp là người tố cáo hành vi vi hiến
này có quyền cầm quyết định này và tự điều động tất cả các lực lượng vũ
trang cần thiết để hỗ trợ mình thực hiện việc thi hành quyết định. Đồng
thời các lực lượng vũ trang phải thực hiện theo mệnh lệnh của người điều
động, và cũng hoạt động trên các nguyên tắc chung được xây dựng trong
luật về các lực lượng vũ trang.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét