Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Góp ý kiến về đề nghị của ông Vũ Mão
23:01
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trong bài « Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946 » *, ông Vũ Mão
nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng nên giữ Điều 4 Hiến pháp và
ông bổ sung thêm đề nghị thực hiện Luật hóa việc Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Luật này cần quy định rõ nội dung, cách thức Đảng lãnh đạo và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Kiến nghị của ông Vũ Mão có mặt hợp lý ở chỗ vì bộ máy của Đảng hoạt động bằng tiền đóng thuế của dân nên phải chịu sự giám sát của dân, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp. Nhưng mặt khác, kiến nghị này khó có thể biến thành hiện thực bởi các lý do :
Nói Đảng « Chịu sự giám sát của dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình » nghĩa là tối thiểu phải thực hiện được các yêu cầu :
1- Đảng phải công khai các hoạt động của mình trước dân, chịu sự chất vấn của dân, kiểu như Quốc hội đã làm, tức có thể truyền hình trực tiếp các cuộc họp của Đảng, lãnh đạo Đảng trực tiếp trả lời chất vấn của dân.
2- Dân có quyền định kỳ bầu ra, bỏ phiếu tín nhiệm và bãi miễn lãnh đạo Đảng, như đối với Quốc hội và Chính phủ.
Trên thực tế, chúng ta không có khả năng thực hiện hai yêu cầu tối thiểu nói trên bởi các lẽ sau :
1- Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, đảng là « một nhóm người kết với nhau để hoạt động đối lập với những người hoặc nhóm người khác mục đích với mình » . Đã hoạt động đối lập với nhau thì bất cứ chính đảng nào đều không thể công khai hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, hoạt động của Đảng chủ yếu là hoạch định đường lối chủ trương và bố trí nhân sự, chứ không cụ thể như hoạt động của Quốc hội hoặc Chính phủ, cho nên rất khó có thể công khai để dân nắm được mà giám sát.
2- Nhân dân hành xử quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước (gồm Quốc hội và Chính phủ) bằng cách định kỳ bầu ra họ và có thể chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bãi miễn họ. Nhưng dân không thể làm như thế với Đảng hoặc ban lãnh đạo. Vì Đảng (cụ thể là ban lãnh đạo Đảng) không do dân định kỳ bầu ra nên dân không nắm được tình hình họ để mà giám sát và thực thi quyền làm chủ. Vả lại cũng không tồn tại một diễn đàn nào (như diễn đàn Quốc hội) để dân chất vấn Đảng. Nếu có một diễn đàn như vậy thì ai chủ trì ? Rõ ràng việc chất vấn có thể hạ thấp uy tín của Đảng, chẳng hạn khi một quyết định nào đó của Đảng có sai lầm. Và khi đó thì xử lý thế nào ? Chả lẽ bỏ phiếu tín nhiệm hay bãi miễn ư ? Đã gọi là luật hóa tức là phải có chế tài xử lý bằng luật khi luật bị vi phạm.
Tóm lại, dân chưa có cách nào thực hiện yêu cầu Đảng « chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ».
Hiến pháp là bản thỏa thuận chung, lâu dài của nhân dân cả nước nhằm bảo đảm dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do dân chủ cũng như quyền con người sau khi dân trao cho Nhà nước quyền quản lý (tức cai trị) xã hội, và nhằm xác định rạch ròi mối quan hệ giữa dân với bộ máy nhà nước, tức giữa người bị trị với người cai trị. Đảng lãnh đạo không thuộc phạm trù được dân trao quyền này, cho nên rất khó đưa ra một đạo luật để nhân dân dựa vào đó giám sát Đảng. Thực chất Điều 4 là trao vô thời hạn cho Đảng quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đã vô thời hạn thì dân không thể hành xử quyền làm chủ đối với Đảng.
Nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương Bùi Đức Lại nói : Nếu quả tình không thể xây dựng được Luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng thì liệu có lý do gì chính đáng để bảo lưu một điều khoản về vấn đề này trong Hiến pháp?
Kết luận : cái gì không thể luật hóa được, thí dụ Điều 4, thì không nên đưa vào Hiến pháp.
* http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/108600/can-tro-lai-tinh-than-hien-phap-1946.html
Hồ Anh Hải
Kiến nghị của ông Vũ Mão có mặt hợp lý ở chỗ vì bộ máy của Đảng hoạt động bằng tiền đóng thuế của dân nên phải chịu sự giám sát của dân, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp. Nhưng mặt khác, kiến nghị này khó có thể biến thành hiện thực bởi các lý do :
Nói Đảng « Chịu sự giám sát của dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình » nghĩa là tối thiểu phải thực hiện được các yêu cầu :
1- Đảng phải công khai các hoạt động của mình trước dân, chịu sự chất vấn của dân, kiểu như Quốc hội đã làm, tức có thể truyền hình trực tiếp các cuộc họp của Đảng, lãnh đạo Đảng trực tiếp trả lời chất vấn của dân.
2- Dân có quyền định kỳ bầu ra, bỏ phiếu tín nhiệm và bãi miễn lãnh đạo Đảng, như đối với Quốc hội và Chính phủ.
Trên thực tế, chúng ta không có khả năng thực hiện hai yêu cầu tối thiểu nói trên bởi các lẽ sau :
1- Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, đảng là « một nhóm người kết với nhau để hoạt động đối lập với những người hoặc nhóm người khác mục đích với mình » . Đã hoạt động đối lập với nhau thì bất cứ chính đảng nào đều không thể công khai hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, hoạt động của Đảng chủ yếu là hoạch định đường lối chủ trương và bố trí nhân sự, chứ không cụ thể như hoạt động của Quốc hội hoặc Chính phủ, cho nên rất khó có thể công khai để dân nắm được mà giám sát.
2- Nhân dân hành xử quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước (gồm Quốc hội và Chính phủ) bằng cách định kỳ bầu ra họ và có thể chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bãi miễn họ. Nhưng dân không thể làm như thế với Đảng hoặc ban lãnh đạo. Vì Đảng (cụ thể là ban lãnh đạo Đảng) không do dân định kỳ bầu ra nên dân không nắm được tình hình họ để mà giám sát và thực thi quyền làm chủ. Vả lại cũng không tồn tại một diễn đàn nào (như diễn đàn Quốc hội) để dân chất vấn Đảng. Nếu có một diễn đàn như vậy thì ai chủ trì ? Rõ ràng việc chất vấn có thể hạ thấp uy tín của Đảng, chẳng hạn khi một quyết định nào đó của Đảng có sai lầm. Và khi đó thì xử lý thế nào ? Chả lẽ bỏ phiếu tín nhiệm hay bãi miễn ư ? Đã gọi là luật hóa tức là phải có chế tài xử lý bằng luật khi luật bị vi phạm.
Tóm lại, dân chưa có cách nào thực hiện yêu cầu Đảng « chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình ».
Hiến pháp là bản thỏa thuận chung, lâu dài của nhân dân cả nước nhằm bảo đảm dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do dân chủ cũng như quyền con người sau khi dân trao cho Nhà nước quyền quản lý (tức cai trị) xã hội, và nhằm xác định rạch ròi mối quan hệ giữa dân với bộ máy nhà nước, tức giữa người bị trị với người cai trị. Đảng lãnh đạo không thuộc phạm trù được dân trao quyền này, cho nên rất khó đưa ra một đạo luật để nhân dân dựa vào đó giám sát Đảng. Thực chất Điều 4 là trao vô thời hạn cho Đảng quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đã vô thời hạn thì dân không thể hành xử quyền làm chủ đối với Đảng.
Nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương Bùi Đức Lại nói : Nếu quả tình không thể xây dựng được Luật về Đảng và sự lãnh đạo của Đảng thì liệu có lý do gì chính đáng để bảo lưu một điều khoản về vấn đề này trong Hiến pháp?
Kết luận : cái gì không thể luật hóa được, thí dụ Điều 4, thì không nên đưa vào Hiến pháp.
* http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/108600/can-tro-lai-tinh-than-hien-phap-1946.html
Hồ Anh Hải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét