(PGVN) Nhằm thể hiện lý tưởng nhất thừa, noi gương ngài Dược Vương Bồ Tát và kế tục truyền thống giữ nước, vệ đạo không ít nhà sư đã tử đạo trong nền Phật giáo nước nhà.
Vào ngày 20/4 (nhuận) năm Quý Mão (nhằm ngày 11/6/1963), sau buổi lễ cầu siêu tại chùa Phật Bửu. Hàng ngàn Tăng Ni đang diễn hành trên các đường phố để đòi chính phủ thực thi 5 nguyện vọng chân chính của Phật Giáo Việt Nam và đòi phải chấm dứt chính sách kỳ thị tôn giáo. Khi đi đến ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt, Ngài từ trên xe ung dung bước xuống dổ xăng lên người, đến ngồi kiết già tại giữa ngã tư, rồi tự tay mình quẹt lửa châm vào y hậu.
Bồ Tát Thích Quảng Đức |
Kim thân của Bồ Tát Quảng Đức quàn lại chùa Xá Lợi 5 ngày. Đến ngày 16/6/1963, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo cùng đông đảo Tăng Ni và Phật Tử đưa Ngài về An Dưỡng Địa cử hành trọng thể lễ Trà Tỳ.
Sau khi hỏa thiêu suốt ngày, xương thịt đều tiêu hết nhưng trái tim Bồ Tát vẫn còn y nguyên, mặc dù đã thiêu bằng lửa điện trên 6 tiếng đồng hồ. Hiện nay trái tim Bồ Tát tôn thờ tại chùa Ấn Quang trụ sở tạm của GHPG VN Thống Nhất.
Đại đức Thích Nguyên Hương (1940 - 1963)
Năm vừa lên 6, lòng mến đạo đã thấm nhuần trong tâm tưởng, Đại Đức được cha mẹ cho xuất gia học đạo, làm chú tiểu theo hầu HT Quang Chí, trụ trì chùa Linh Quang tại quê nhà (Bình Thuận).
Từ ngày Phật Giáo bị đại nạn, ĐĐ đã thấu triệt sự tồn vong của Đạo pháp là vấn đề trọng đại, còn tấm thân ngũ uẩn này là tạm bợ. Vì vậy, sau 2 ngày tuyệt thực tại chùa Tỉnh hội Phật Giáo Bình Thuận, ĐĐ noi gương Bồ Tát Quảng Đức, dũng cảm hiến thân cho Đạo pháp bằng cách tự thiêu hồi 12 giờ ngày 4/8/1963 (tức là ngày rằm tháng 6 âm lịch) trước tòa Tỉnh Trưởng Bình Thuận.
Tục danh là Nguyễn Ngọc Kỳ, đạo hiệu Bảo Châu, sinh ngày 28/7/1926 tại xã An Ninh, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vì thấy Phật Giáo gặp đại nạn nên Đại Đức phát nguyện tự thiêu vào lúc 12 giờ 25 phút ngày 5/10/1963, tại bùng binh Chợ Bến Thành (Sài gòn) để tranh thủ cho 5 nguyện vọng chân chính của Phật Giáo Việt Nam.
Đại Đức Thích Thiện Mỹ (1940 - 1963)
Sinh tại Bình Định trong một gia đình nhiều đời kính tin Tam Bảo. Ngài được song thân cho vào chùa làng xuất gia từ bé thơ, theo chư Tăng để hầu cận và học tập thời khóa thiền môn ngõ hầu kế tục truyền đăng, xiển dương chánh pháp.
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 27/10/1963, cùng giờ phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc trên đường tới thăm chùa Ấn Quang thì Ngài ngồi kiết già, tự tẩm xăng và châm lửa đốt mình cúng dường Tam Bảo. Cầu nguyện Phật Giáo Việt Nam thoát khỏi pháp nạn ngay tại công trường Hòa Bình (đối diện Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn).
Hành động quên mình cao cả và phi thường của Đại Đức Thích Thiện Mỹ đã gây xúc động mạnh toàn thế giới. Đồng thời gây khó khăn cho chính quyền Diệm và thúc đẩy phái đoàn điều tra Liên hiệp Quốc mau chóng hoàn tất nhiệm vụ, để cứu vớt Dân tộc Việt Nam.
Thượng Tọa Thích Tiêu Diêu (1892 - 1963)
Pháp danh là Tâm Nguyện, tục danh là Đoàn Mễ, sinh năm Nhâm Thìn (1892) tại làng An Tuyền (tức làng Chuồn), huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại Đức Thích Thanh Tuệ (1946 - 1963)
Sinh tại làng Ba Khê, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, gia đình của Đại đức có truyền thống theo Phật giáo.
Đại Đức Thích Thanh Tuệ đã tự thiêu ngày 13/8/1963, để đẩy mạnh lòng bất khuất, kiên cường đấu tranh của Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam, kế tục ngọn lửa đại hùng của Bồ Tát Thích Quảng Đức, Đại đức Thích Nguyên Hương.
Đại Đức tự nguyện chết cho mọi người được sống trong tự do tín ngưỡng, Đại Đức tự nguyện chết để yêu cầu chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm đáp ứng 5 nguyện vọng của Phật Giáo Đồ Việt Nam.
Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang 1936 - 1963
Sinh tại xã Phù Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và nơi đây cũng là nơi chánh quán. Năm 1963, Ni Cô được 27 tuổi, vì thấy Đạo pháp lâm nguy, Sư Cô tự mình tẩm xăng tự thiêu để cảnh tỉnh sự mê muội của nhà Ngô và cứu nguy Đạo pháp.
Ni Cô đã tự thiêu vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 15/8/1963, tại cạnh trường Hòa Xuyên, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngọn đuốc Diệu Quang là ngọn đuốc thứ tư của Pháp Nạn 1963.
Bùi Hiền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét