Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương của Trung Quốc, Nhật và một số nước trong khu vực ASEAN

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương của Trung Quốc và một số nước trong khu vực
§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Trung Quốc

Có thể nói các nước XHCN trước đây và hiện nay vẫn duy trì nguyên tắc tập quyền trong tổ chức chính quyền địa phương. Theo cơ chế này các cơ quan hành chính địa phương không chỉ phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật mà còn phải chấp hành mọi quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan hành chính ở cấp trên.

Tổ chức bộ máy hành chính địa phương của Trung Quốc cũng như các quốc gia khác là chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để cai quản. ở Trung Quốc Chính phủ nhân dân các cấp ở địa phương là cơ quan hành chính được lập ra theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, gồm có 4 cấp, ở tất cả các cấp đều thành lập Đại hội đại biểu nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu nên, còn Chính phủ nhân dân do Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bầu ra.

Trung Quốc hiện có 32 đơn vị hành chính cấp tỉnh (23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương). Việc phân chia các đơn vị hành chính ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào truyền thống lịch sử mà không có sự tính toán đến quy mô lãnh thổ, dân số. Do đó tỉnh của nước này rất lớn, như một quốc gia nếu xét ở quy mô dân số.

Dưới cấp tỉnh là cấp khu. Từ 1983 đến nay, tại một số khu vực phát triển ở Trung Quốc đã thành lập Chính phủ nhân dân thành phố cấp khu. Ngoài ra ở Trung Quốc hiện nay còn có các châu tự trị, tương đương cấp địa khu, châu tự trị được thành lập ở những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đây là các địa phương tự trị dân tộc. Chính phủ nhân dân châu tự trị có quyền hạn như Chính phủ địa khu, ngoài ra còn có những quyền hạn khác do Hiến pháp và Luật tự trị khu vực dân tộc quy định/.

Cấp thứ ba là cấp huyện, chủ yếu chỉ Chính phủ huyện, huyện tự trị, thành phố cấp huyện và khu thuộc thành phố cấp tỉnh. Hiện nay ở Trung Quốc có 2826 Chính phủ nhân dân cấp huyện và tương đương.
Bốn là cấp hương, trấn. Chính phủ nhân dân hương, trấn là cơ quan chính quyền cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo của Chính phủ nhân dân huyện, đồng thời cũng là cấp chính quyền gần dân, là nền móng của hệ thống hành chính nhà nước.

Chính phủ nhân dân các cấp ở địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chính những quy định này tạo nên cơ chế “song trùng trực thuộc” của các Chính phủ địa phương một mặt trực thuộc vào Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp, mặt khác trực thuộc Chính phủ địa phương cấp trên và tất cả chịu sự lãnh đạo thống nhất của Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung hoa.

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Trung Quốc về cơ bản cũng giống như ở Việt Nam đều được thiết lập trên cở sở nguyên tắc tập quyền, tập trung quyền quản lý vào các cơ quan nhà nước ở trung ương. Mô hình này chứa đựng những mâu thuẫn nội tại của nó là trung ương muốn quản lý tập trung nhưng dễ dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, còn địa phương lại ỷ nại vào cấp trên và cũng ít phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình vì đã có cấp trên bảo trợ về mọi mặt.

§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Brunây

Mọi quyền lực của nhà nước trung ương đều thuộc về vua, quyền lực ở các địa phương được phân chia cho các địa phương. Cấp địa phương của Brunây chia thành 4 khu: brunây muara (trong đó có thủ đô Banđa seri begaoan), belait (khu vựclớn nhất cả về diện tích và nền công nghiệp khí đốt, dầu mỏ ở Brunây), tutông và tembu rông.
Bộ máy hành chính địa phương gồm các uỷ ban thành phố và uỷ ban mặt trận. Các uỷ ban này có chức năng duy trì hoạt động ở các địa phương như một khu tự trị nhằm bảo đảm các dịch vụ xã hội, kỹ thuật và hành chính, bao gồm cấp giấy phép kinh doanh, đường xá, cầu cống, môi trường, bảo vệ thiên nhiên, hệ thống điện, nước… Người đứng đầu uỷ ban là Chủ tịch uỷ ban, làm việc với các trưởng làng và người đứng đầu các cơ quan hành chính địa phương. Các uỷ ban duy trì quyền lực của mình với những thẩm quyền do Bộ Nội vụ giao, được thực hiện bởi hoạt động và sự giúp đỡ của các trường làng.

§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Inđônêxia

Chính quyền địa phương Inđônêxia được chia thành 4 cấp: Tỉnh (thành phố); huyện (thành phố thuộc tỉnh); xã (thị trấn); làng (phường).
Người đứng đầu cấp hành chính và chính quyền địa phương là người chấp hành cao nhất của chính quyền địa phương và là đại diện của Chính phủ với thẩm quyền điều hành các hoạt động tại địa phương đó. Những vấn đề cụ thể về cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương được thể hiện ở các cấp sau:
Tỉnh là cấp thứ nhất của chính quyền địa phương. Inđônêxia có 27 tỉnh, các tỉnh khác nhau rất lớn về diện tích và dân số. Chính quyền do tỉnh trưởng đứng đầu, được Tổng thống bổ nhiệm trong thời hạn 5 năm theo đề nghị của Hội đồng tư vấn nhân dân tỉnh. Hội đồng tư vấn nhân dân tỉnh làm việc với tỉnh trưởng trong lĩnh vực lập pháp và ngân sách.
Tỉnh trưởng có một số các cơ quan giúp việc như: cơ quan kế hoạch hoá của tỉnh, nhằm tư vấn cho tỉnh trưởng trong công tác kế hoạch, tổ chức và điều phối tất cả kế hoạch trong tỉnh; cơ quan phát triển có trách nhiệm thực hiện các chương trình phát triển tương tự, cơ quan tài chính có trách nhiệm về ngân sách của tỉnh.
Chính phủ trung ương quản lý cấp tỉnh thông qua các ban. Các ban này báo cáo đồng thời trước bộ chủ quản và tỉnh trưởng. Quan hệ giữa các cơ quan đầu ngành cấp tỉnh và các cơ quan đại diện của các bộ, trên thực tế, thông qua bộ chủ quản.

Huyện
là cấp thứ hai trong hệ thống cơ quan chính quyền địa phương có cơ cấu chính quyền và công việc hành chính gắn chặt với tỉnh. Giống như cơ cấu tỉnh, ở huyện có văn phòng huyện, cơ quan kế hoạch huyện, cơ quan tài chính và một số cơ quan khác. Một số cơ quan được thành lập ở cấp chính quyền này, cùng với cơ quan đại diện cho ngành của cấp tỉnh cung cấp một số dịch vụ cho huyện. Các cơ quan này báo cáo trước Huyện trưởng, đồng thời báo cáo cho cơ quan chủ quản của mình ở cấp tỉnh.

là cấp thứ ba trong hệ thống cơ quan chính quyền địa phương. Mỗi xã có khoảng từ 20 đến 40 thôn, làng, người đứng đầu là xã trưởng và là công chức nhà nước do huyện trưởng bổ nhiệm.
Xã cũng có một số cơ quan như y tế, nông nghiệp… Phụ trách các cơ quan này báo cáo trước xã trưởng, đồng thời trước cơ quan chủ quản của mình ở cấp huyện.

Làng
là cấp thư tư trong hệ thống chính quyền địa phương. Mỗi làng và mỗi khu phố có một người đứng đầu, là một công chức do huyện trưởng bổ nhiệm.
Hệ thống chính quyền địa phương Inđônêxia hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc phân quyền, tản quyền và cùng quản lý.
Chức năng của chính quyền địa phương được quy định trong các văn bản pháp luật. Luật số 5 của Inđônêxia quy định trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền. Từ năm 1993, có nhiều chức năng được trao cho các cơ quan địa phương, công tác giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, đường giao thông tỉnh, huyện, canh nông, chăn nuôi, đánh bắt cá, trồng rừng…đã phân quyền cho chính quyền tỉnh. Cấp huyện cũng được trao quyền hạn. chính quyền cấp xã được giao một số công tác như bảo vệ sức khoẻ, ánh sáng, vệ sinh, nước dùng…
Uỷ ban kế hoạch hoá phát triển quốc gia chịu trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch, dự án phát triển của địa phương. Bộ tài chính xem xét, chấp thuận kế hoạch, dự án phát triển của địa phương do Chính phủ trung ương quyết định. Một số thẩm quyền do chính quyền địa phương đảm nhiệm gồm phân bổ thuế, phân chia lợi nhuận của các xí nghiệp trực thuộc địa phương, vấn đề tín dụng…
Trong cải cách hành chính hiện nay, Chính phủ Inđônêxia đẩy mạnh sự phân quyền thể hiện ở việc chuyển giao một số chức năng của cơ quan trung ương và chính quyền cấp tỉnh cho huyện và thành phố. chính quyền địa phương cấp tỉnh nhận thi hành các nhiệm vụ cụ thể cho chính quyền địa phương cấp huyện. Sự phân quyền trách nhiệm đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền địa phương các cấp.


§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Malayxia

Nhà nước Malayxia tổ chức theo chế độ liên bang với bộ máy chính quyền được phân cấp theo các cấp: Liên bang, bang và địa phương.
Hiến pháp phân chia rõ ràng quyền lập pháp giữa Chính phủ liên bang và chính quyền, đối ngoại, đối nội, an ninh, quyền công dân, luật dân sự và hình sự, tài chính, thương mại, và công nghiệp vận tải, truyền thống, y tế và lao động. Các bang có quyền địa phương và các vấn đề đạo Hồi; đồng thời quản lý phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, quy hoạch đô thị và nông thôn.
Bộ máy hành chính bang thể hiện ở 4 cấp: Bang, quận –huyện, xã và thôn.Nói tới chính quyền địa phương là nói tới: hội đồng thành phố và thị xã (đối với khu vực đô thị) và hội đồng quận, huyện (đối với khu vực nông thôn).

Chính quyền địa phương có quyền tự chủ về tài chính và hành chính. Các chức năng truyền thống của chính quyền địa phương là kiểm soát, phát triển, kế hoạch hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng phân phối dịch vụ và quản lý dịch vụ đô thị. Các dự án kế hoạch ở cấp bang và liên bang được thực thi ở cấp quận huyện. Bộ máy hành chính cấp quận, huyện có nhiệm vụ về đất đai, phát triển và điều phối các thôn.

Thôn là cấp hành chính thấp nhất. Mỗi thôn có trưởng thôn đứng đầu là Trưởng thôn do chính quyền bang bổ nhiệm và được hỗ trợ của Uỷ ban an ninh và phát triển làng xã.
Cũng giống như hầu hết các nước châu á, chính quyền trung ương Malayxia được tập trung hoá cao độ. Chi phí của Chính phủ liên bang hàng năm chiếm khoảng 80% toàn bộ chi phí cho cả liên bang và các bang.

§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Philippine

Bộ luật chính quyền địa phương năm 1991 phản ánh quyền lực của mỗi cấp chính quyền. Bộ máy chính quyền địa phương bao gồm: Tỉnh, thành phố, khu tự trị, các phưỡng, xã.
Tỉnh là đơn vị hành chính và chính trị lớn nhất trong cơ cấu chính quyền địa phương. Tỉnh bao gồm các Khu tự trị và các thành phố hợp thành.
Tỉnh phải thực hiện đầy đủ cả vai trò phát triển và giám sát, bao gồm giám sát các Khu tự trị; giám sát các mối liên hệ có tính nguyên tắc giữa chính quyền địa phương và trung ương; giám sát các viên chức được bổ nhiệm trong tỉnh.
Thành phố: đóng trên địa bàn của tỉnh, trực thuộc tỉnh về mặt địa lý nhưng không chịu sự kiểm soát hành chính của tỉnh. Thành phố được xếp hạng là đã “đô thị hoá cao” (mức độ đô thị hóa được đánh giá theo chỉ tiêu thu nhập và dân số, về mặt này thành phố hoàn toàn độc lập với tỉnh). Hoạt động của chính quyền thành phố hướng tới việc cung cấp và điều phối thưỡng xuyên và trực tiếp các dịch vụ cơ bản trong phạm vi thẩm quyền của mình. Khu tự trị: là cấp tiếp theo của hệ thống hành chính địa phương, khu tự trị gồm một nhóm các xã. Tuy khu tự trị là các cộng đồng phát triển và đô thị hoá thấp hơn các thành phố, nhưng cơ cấu chính quyền thì giống nhau. Hoạt động định hướng vào việc cung cấp và điều phối thường xuyên và trực tiếp các dịch vụ cơ bản trong phạm vi lãnh thổ của khu tự trị. Các dịch vụ thường xuyên của khu tự trị bao gồm: phòng chữa bệnh, điều kiện vệ sinh, chợ, nước ngọt và các lĩnh vực an ninh, giáo dục, y tế… , phường, thị trấn là cấp thấp nhất và cấp cơ sở của chính quyền địa phương, quản lý các gia đình và dân cư thực hiện các công việc của cộng đồng, các dự án công cộng như bảo vệ môi trường, các chương trình nhằm giảm tỷ lệ tội phạm hoặc tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Đây là một đơn vị chính quyền địa phương với tư cách liên kết các lợi ích của cộng đồng dân cư.
Chính phủ thông qua Bộ tài chính, Bộ ngân sách, thực hiện kiểm soát và giám sát đối với các chức năng tài chính của địa phương.

§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Thái Lan

Cơ quan hành chính của Vương quốc Thái Lan chia thành 4 cấp: Tỉnh, huyện (quận), xã (phường), làng.
Sự kết hợp giữa quyền lực trung ương của bộ chủ quản với cơ quan hành chính các cấp có nghĩa là quyền lực của trung ương có thể duy trì ở hầu hết các cấp chính quyền hành chính. chính quyền địa phương muốn giải quyết một vấn đề gì cần phải báo cáo với chính quyền trung ương.
Mô hình hành chính tự quản: Hành chính địa phương Thái Lan có những khu vực đặc biệt, với quyền lực bán tự trị. Các cơ quan này báo cáo tới cơ quan trung ương hoặc cơ quan đặc biệt của chính quyền trung ương về các vấn đề quan trọng. Điều này lý giải những cơ quan này thường được gọi là “hành chính địa phương” hơn là “chính quyền địa phương”. Thái Lan có 5 mô hình quyền lực tự quản địa phương.
Hành chính Thủ đô Băng Cốc: hội đồng thành phố là cơ quan lập pháp, các thành viên được bầu ra theo nhiệm kỳ 4 năm. Họ có quyền bàn bạc về các nhiệm vụ để bảo đảm thực hiện kế hoạch. Hành chính thành phố Pattaya: Năm 1978 do mở rộng các khu du lịch, thành phố này được đổi thành khu vực hành chính đặc biệt. Cơ quan hành pháp gồm có 9 thành viên được bầu và 8 thành viên được bổ nhiệm. Chủ tịch cơ quan hành pháp là Thị trưởng thành phố – người được tuyển chọn trong số thành viên đó với nhiệm kỳ là 2 năm. Cơ quan quyền lực hành chính tỉnh tự quản: Cơ quan này được thành lập ở những tỉnh và thành phố tự trị, được gọi là Hội đồng. Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng là điều hành và quản lý những hoạt động hành chính trong tỉnh. Chính quyền tự quản vùng: chính quyền tự quản ở các vùng được phân ra 3 cấp: thành phố, thị trấn và xã. Sự phân chia đó phù hợp với mật độ dân số và nguồn thu nhập của địa phương. chính quyền tự quản gồm hai cơ quan: cơ quan chịu trách nhiệm lập pháp và cơ quan hành pháp. Tổ chức bộ máy hành chính huyện tự quản: Đây là một tổ chức trong hệ thống Hội đồng do dân bầu và được cơ quan trung ương bổ nhiệm. Hoạt động của chính quyền địa phương gồm việc vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh…Hiện nay, đã có một số hoạt động do chính quyền địa phương và chính quyền trung ương cùng chịu trách nhiệm.
Tóm lại, mô hình hành chính Thái Lan có sự hoạt động uyển chuyển, đan xen giữa các cấp từ trung ương đến địa phương, các khu tự trị, từ các bộ xuống các cơ quan cấp dưới. Mô hình đó nói lên rằng, muốn quản lý hành chính tốt cần phải có sự hoạt động đồng bộ thống nhất giữa các cấp, dưới sự điều hành của chính quyền trung ương và không hề xem nhẹ tính tự quản của chính quyền địa phương.
Tóm lại, mô hình hành chính Thái Lan có sự hoạt động uyển chuyển, dân xen giữa các cấp từ trung ương đến địa phương, các khu tự trị, từ các bộ xuống các cơ quan cấp dưới. Mô hình đó nói lên rằng, muốn quản lý hành chính tốt cần phải có sự hoạt động đồng bộ thống nhất giữa các cấp, dưới sự điều hành của chính quyền trung ương và không hề xem nhẹ tính tự quản của chính quyền địa phương.

§ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Nhật Bản

Nhật có 47 địa phương cấp tỉnh và thành phố (sau đây gọi là tỉnh), trong đó có 43 tỉnh, 3 thành phố (Tokyo, Kyoto, Osaka), và 1 huyện đảo Hokkaido được coi tương đương với một tỉnh.
Nói chung, mọi hoạt động của tỉnh đều đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh trưởng. Các quyền lực của Tỉnh trưởng bao gồm quyền lập ra các điều luật địa phương, chuẩn bị ngân sách, quy định mức thuế, thu thuế địa phương, lệ phí và các khoản thu khác. Tỉnh trưởng có quyền bổ nhiệm và điều hành các viên chức công cộng, tổ chức và điều hành mọi cơ quan hành chính của tỉnh kể cả việc sở hữu và quản lý các công trình công cộng. Đồng thời cũng có thể ký hợp đồng hoặc thiết lập và chỉ đạo các xí nghiệp công cộng tiến hành công việc sản xuất kinh doanh.
Trong cơ cấu bộ máy hành chính của tỉnh có các Uỷ ban sau: Uỷ ban an ninh công cộng có chức năng chỉ đạo lực lượng cảnh sát; Uỷ ban giáo dục có chức năng quản lý hệ thống trường học và các vấn đề về giáo dục văn hoá và khoa học; Uỷ ban bầu cử độc lập do Hội đồng nhân dân tỉnh bổ nhiệm; Uỷ ban kiểm tra và thanh tra; Trưởng ban ngân sách và kế toán trưởng do tỉnh trưởng bổ nhiệm nhưng hoạt động một cách độc lập và không chịu sự bãi miễn của tỉnh trưởng.
Các chính quyền địa phương quản lý và điều hành nhiều chương trình công cộng hoặc trực tiếp của địa phương hoặc do chính quyền nhà nước uỷ nhiệm. Chức năng của các chính quyền địa phương có thể phân thành 3 loại.
- Một là hoạt động của chính quyền địa phương để phục vụ đời sống hàng ngày của công dân;
- Hai là công việc nhà nước uỷ thác cho các chính quyền địa phương nhưng chính quyền địa phương có quyền từ chối.
- Ba là công việc nhà nước uỷ thác cho các chính quyền địa phương một cách bắt buộc.
Các chức năng này có thể được phân thành các nhóm cơ bản sau:
- Quản lý luật pháp và trật tự công cộng
- Chăm sóc sức khỏe và phúc lợi công cộng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Giáo dục và văn hoá

Tuy nhiên, chính quyền địa phương ở Nhật ở địa vị rất hạn chế và phức tạp trong việc chỉ đạo và điều hành hoạt động hành chính địa phương vì có sự can thiệp của các bộ trung ương trong hầu hết mọi lĩnh vực; ngoài ra còn bị khống chế và kiểm soát ngặt nghèo về ngân sách và chi tiêu tài chính. Nhiều quyền hạn khác vẫn thuộc sự quản lý của Chính phủ trung ương bao gồm việc lựa chọn và đánh giá các dự án lớn, quyền tiến hành các cuộc điều tra, thanh tra, và kiểm tra các hoạt động của chính quyền địa phương, và quyền ban hành các biện pháp để khắc phục những thiếu sót trong việc thi hành hoặc làm trái với các điều luật quốc gia và các mệnh lệnh của nội các.

Thêm vào đó, các nhà chức trách địa phương phải được sự chấp hành của chính quyền nhà nước về kế hoạch chi tiết, các thủ tục và các hoạt động.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét