Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Mô hình phi tập trung


Mỹ là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám sát Hiến pháp của Tòa án tư pháp và đã xây dựng nên một mô hình cơ quan bảo hiến riêng được gọi l�mô hình bảo hiến kiểu Mỹ.
Đây là mô hình giám sát tư pháp Hiến pháp (Judicial review) và là mô hình bảo hiến phi tập trung (Decentralised constitutional control). Trong mô hình này, thẩm quyền giám sát Hiến pháp được giao cho các Tòa án có thẩm quyền chung thực hiện. Theo đó, bất kỳ Tòa án nào cũng có thể ra phán quyết về tính hợp Hiến của các đạo luật. Hoạt động bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án (giám sát cụ thể).
Kể từ khi xuất hiện ở nước Mỹ năm 1803 đến nay, mô hình này đã được nhiều nước áp dụng như Canada, Mexico, Thụy Điển, Argentina, Hy Lạp… Tư tưởng tam quyền phân lập chính là nguồn gốc cho sự hình thành mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, nên phần lớn các quốc gia áp dụng học thuyết tam quyền phân lập “cứng” đều lựa chọn mô hình bảo hiến này.

Cổng của Hội đồng Lập hiến Pháp
Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ có các đặc điểm sau đây:
- Tất cả các Tòa án đều có quyền xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật. Tòa án xem xét tính hợp Hiến của một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Tòa án;
- Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đó, việc kiện tụng chính là tiền đề để Tòa án xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật;
- Quyền bảo hiến chỉ được các Tòa án sử dụng trong trường hợp có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu quả;
- Một đạo luật chỉ bị tuyên bố là vi Hiến khi Tòa án có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo luật đó mâu thuẫn hoặc không phù hợp với Hiến pháp;
- Phán quyết của Tòa án về tính hợp Hiến thường chỉ có hiệu lực bắt buộc trong phạm vi các bên của vụ việc được giải quyết, trừ những trường hợp được áp dụng nguyên tắc tiền lệ (Stare decisis);
- Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi Hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án tư pháp không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu như trong hệ thống giám sát Hiến pháp tập trung. Tòa án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên thực tế. Phán quyết của Tòa án cấp trên có hiệu lực bắt buộc đối với các tòa án cấp dưới, phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như vậy, về hình thức đạo luật vẫn còn hiệu lực, nhưng thực tế không được áp dụng nữa;
- Phán quyết của Tòa án về tính hợp Hiến của đạo luật không có hiệu lực chung thẩm như trong mô hình Hội đồng bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp, mà có thể bị xem xét lại bởi một Tòa án cấp trên
Một số nước khi áp dụng mô hình bảo hiến kiểu Mỹ đã có những thay đổi nhất định phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Vì vậy, nếu như ở Mỹ, Argentina…, bất kỳ tòa án nào cũng có quyền kiểm tra tính hợp Hiến của văn bản quy phạm pháp luật thì ở một số nước như Ấn Độ, Manta… thẩm quyền này chỉ thuộc về Tòa án Tối cao. Ở một số  nhà nước liên bang, bên cạnh Tòa án cấp cao nhất của quốc gia (Tòa án Tối cao liên bang), Tòa án cấp cao nhất của các chủ thể liên bang (Tòa án Tối cao tiểu bang ở Ấn Độ, Tòa án cao nhất của các tỉnh Canada…) cũng có quyền giám sát Hiến pháp.
Tú Khôi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét