Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013
NGƯỜI VIỆT CÓ TRUYỀN THỐNG BẤT TUÂN PHÁP LUẬT?
23:38
Hoàng Phong Nhã
No comments
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.(Tản Đà)
Cách đây vài năm không ít người Trung Quốc đã từng bị sốc khi cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” của nhà văn Bá Dương ra đời. Sốc là phải thôi bởi từ lâu người ta đã quá quen với “những từ có cánh” để cho “cả nhà đều vui” khi nói về dân tộc mình .Thói thường “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” là cách ứng xử đã trở thành chuẩn mực giữa người với người và giữa mình với chính mình. Thế nhưng, một dân tộc mạnh phải biết nhìn thấy và dũng cảm thừa nhận những nhược điểm của mình. Nói cách khác, biết mình yếu ở chỗ nào tức là đã mạnh thêm được một ít. Còn thói xấu của người Việt mình không phải là không có chỉ có điều nó chưa được chỉ mặt đặt tên chính xác thôi. Bất tuân pháp luật – là một thói xấu như vậy.
Pháp luật- chắc nó trừ mình ra
** Biểu hiện của việc bất tuân pháp luật trước hết có thể tìm trong lịch sử. Đó là những cuộc khởi nghĩa nông dân liên miên của người Việt chống lại sự thống trị của ngoại bang trong đêm dài Bắc thuộc, trong những giai đoạn mà triều đình phong kiến đang suy vong và lòng dân không yên…Ngay cả bây giờ, tuy không phải là trào lưu nhưng ý thức tuân thủ pháp luật của dân mình còn kém lắm- có thể kể cả ngày không hết. Nhẹ thì vi phạm luật giao thông, mắt trước mắt sau không thấy cảnh sát đâu là vượt đền đỏ. Cao hơn tý nữa là lấn chiếm đất đai, rồi xây dựng trái phép… Điều đáng buồn nhất là người ta coi việc vi phạm ấy là cái gì đó có vẻ hay ho. Có chị mấy lần vượt đèn đỏ bị công an bắt hụt coi đó là chiến tích âm ỉ sung sướng mấy ngày chưa hết gặp ai cũng khoe. Những người nghành toà án có lẽ không ai là không cảm thấy chua chát khi đương sự của mình gọi mãi không đến hỏi tại sao thì họ bảo các cụ dạy “vô phúc đáo tụng đình” bởi “chờ được vạ thì má đã sưng”. Người ta đã đồng nghĩa pháp luật và toà án với xử phạt và trừng trị. Chính vì vậy, có làm ngành toà mới* có thể chia sẻ với Chánh án TANDTC đương nhiệm khi ông bày tỏ mơ ước trước Quốc hội có một ngày, ngành toà có* những “đương sự tốt, bị cáo tốt”. Có nghĩa là người dân thay vì chống đối hãy coi toà án là người bảo vệ công lý. Cho dù toà có phạt ai đi chăng nữa cũng không ngoài mục đích đem đến sự an toàn pháp lý cho xã hội và bảo vệ con người. Nghe nói ở một số nước, luật bảo vệ môi trường và động vật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của họ cao đến mức chim bồ câu có thể thanh thản dạo chơi và kiếm ăn hàng đàn trên các quảng trường thành phố và được con người coi ngươi đối xử như những người bạn. Trộm nghĩ nếu như ở nước mình quảng trường có nuôi chim là mơ ước của mấy ông ông bợm nhậu . Chỉ có thịt chim ngon và bổ là có thật còn pháp luật này nọ – chắc nó trừ mình ra.
Nguyên nhân- tìm trong lịch sử
Một giáo sư nổi tiếng đã dày công nghiên cứu lịch sử và pháp luật Việt Nam sau khi quả quyết về cái “truyền thống” không quý báu nói trên của người Việt mình đã lý giải thuyết phục nguyên nhân của nó. Đó là do dân ta phải sống quá lâu trong chế độ đô hộ, phong kiến, thực dân . Pháp luật theo họ là công cụ của kẻ thống trị, của ngoại bang chỉ để trấn áp, trừng trị và phục vụ thiểu số người. Bất tuân pháp luật là sự phản ứng của người Việt* trước kiểu pháp luật ấy. Chính vì vậy họ không tìm thấy trong pháp luật những giá trị phản ánh lợi ích của mình nên đã hình thành nên một phản xạ luôn đặt pháp luật trong tư thế đối lập với mình. Pháp luật là của nhà nước, nhà nước không phải của dân. Còn người dân Việt, họ đã quay về cố thủ sau luỹ tre làng và bằng lòng với những lệ làng, hương ước tuy giản dị đơn sơ và có phần hoang dã nhưng lại phản ánh được ý chí của họ. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng đã hơn một lần khẳng định. “người Việt mất nước chứ không mất làng” là vì thế. Phải chăng cái tâm lý coi pháp luật luôn là một giá trị đối lập vớI mình còn rơi rớt đến bây giờ?
**** Để người dân không còn bất tuân pháp luật cần phải khẳng định đó là kiểu pháp luật gì. Tôi nghĩ rằng người Việt mình sẽ không có truyền thống bất tuân pháp luật khi họ nhận thấy cái pháp luật hiện hữu đang điều chỉnh họ là kiểu pháp luật phù hợp với quy luật khách quan, khi nó “vang vọng tiếng dân” chứ không phải là sự áp đặt của thiểu số người trong xã hội. Để kết bài viết này chúng tôi xin phép được nhắc lại một câu của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa- Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà NộI trong bài viết của ông đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2001 đó là : Trong một xã hội phương Đông như Việt Nam, thiếu luật chưa hẳn là* một điều gì* đó đáng lo ngại, điêù nguy hiểm nhất là người dân thờ ơ với pháp luật.
SOURCE: Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu. NXB Thanh Niên 2009
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.(Tản Đà)
Cách đây vài năm không ít người Trung Quốc đã từng bị sốc khi cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” của nhà văn Bá Dương ra đời. Sốc là phải thôi bởi từ lâu người ta đã quá quen với “những từ có cánh” để cho “cả nhà đều vui” khi nói về dân tộc mình .Thói thường “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” là cách ứng xử đã trở thành chuẩn mực giữa người với người và giữa mình với chính mình. Thế nhưng, một dân tộc mạnh phải biết nhìn thấy và dũng cảm thừa nhận những nhược điểm của mình. Nói cách khác, biết mình yếu ở chỗ nào tức là đã mạnh thêm được một ít. Còn thói xấu của người Việt mình không phải là không có chỉ có điều nó chưa được chỉ mặt đặt tên chính xác thôi. Bất tuân pháp luật – là một thói xấu như vậy.
Pháp luật- chắc nó trừ mình ra
** Biểu hiện của việc bất tuân pháp luật trước hết có thể tìm trong lịch sử. Đó là những cuộc khởi nghĩa nông dân liên miên của người Việt chống lại sự thống trị của ngoại bang trong đêm dài Bắc thuộc, trong những giai đoạn mà triều đình phong kiến đang suy vong và lòng dân không yên…Ngay cả bây giờ, tuy không phải là trào lưu nhưng ý thức tuân thủ pháp luật của dân mình còn kém lắm- có thể kể cả ngày không hết. Nhẹ thì vi phạm luật giao thông, mắt trước mắt sau không thấy cảnh sát đâu là vượt đền đỏ. Cao hơn tý nữa là lấn chiếm đất đai, rồi xây dựng trái phép… Điều đáng buồn nhất là người ta coi việc vi phạm ấy là cái gì đó có vẻ hay ho. Có chị mấy lần vượt đèn đỏ bị công an bắt hụt coi đó là chiến tích âm ỉ sung sướng mấy ngày chưa hết gặp ai cũng khoe. Những người nghành toà án có lẽ không ai là không cảm thấy chua chát khi đương sự của mình gọi mãi không đến hỏi tại sao thì họ bảo các cụ dạy “vô phúc đáo tụng đình” bởi “chờ được vạ thì má đã sưng”. Người ta đã đồng nghĩa pháp luật và toà án với xử phạt và trừng trị. Chính vì vậy, có làm ngành toà mới* có thể chia sẻ với Chánh án TANDTC đương nhiệm khi ông bày tỏ mơ ước trước Quốc hội có một ngày, ngành toà có* những “đương sự tốt, bị cáo tốt”. Có nghĩa là người dân thay vì chống đối hãy coi toà án là người bảo vệ công lý. Cho dù toà có phạt ai đi chăng nữa cũng không ngoài mục đích đem đến sự an toàn pháp lý cho xã hội và bảo vệ con người. Nghe nói ở một số nước, luật bảo vệ môi trường và động vật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của họ cao đến mức chim bồ câu có thể thanh thản dạo chơi và kiếm ăn hàng đàn trên các quảng trường thành phố và được con người coi ngươi đối xử như những người bạn. Trộm nghĩ nếu như ở nước mình quảng trường có nuôi chim là mơ ước của mấy ông ông bợm nhậu . Chỉ có thịt chim ngon và bổ là có thật còn pháp luật này nọ – chắc nó trừ mình ra.
Nguyên nhân- tìm trong lịch sử
Một giáo sư nổi tiếng đã dày công nghiên cứu lịch sử và pháp luật Việt Nam sau khi quả quyết về cái “truyền thống” không quý báu nói trên của người Việt mình đã lý giải thuyết phục nguyên nhân của nó. Đó là do dân ta phải sống quá lâu trong chế độ đô hộ, phong kiến, thực dân . Pháp luật theo họ là công cụ của kẻ thống trị, của ngoại bang chỉ để trấn áp, trừng trị và phục vụ thiểu số người. Bất tuân pháp luật là sự phản ứng của người Việt* trước kiểu pháp luật ấy. Chính vì vậy họ không tìm thấy trong pháp luật những giá trị phản ánh lợi ích của mình nên đã hình thành nên một phản xạ luôn đặt pháp luật trong tư thế đối lập với mình. Pháp luật là của nhà nước, nhà nước không phải của dân. Còn người dân Việt, họ đã quay về cố thủ sau luỹ tre làng và bằng lòng với những lệ làng, hương ước tuy giản dị đơn sơ và có phần hoang dã nhưng lại phản ánh được ý chí của họ. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng đã hơn một lần khẳng định. “người Việt mất nước chứ không mất làng” là vì thế. Phải chăng cái tâm lý coi pháp luật luôn là một giá trị đối lập vớI mình còn rơi rớt đến bây giờ?
**** Để người dân không còn bất tuân pháp luật cần phải khẳng định đó là kiểu pháp luật gì. Tôi nghĩ rằng người Việt mình sẽ không có truyền thống bất tuân pháp luật khi họ nhận thấy cái pháp luật hiện hữu đang điều chỉnh họ là kiểu pháp luật phù hợp với quy luật khách quan, khi nó “vang vọng tiếng dân” chứ không phải là sự áp đặt của thiểu số người trong xã hội. Để kết bài viết này chúng tôi xin phép được nhắc lại một câu của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa- Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà NộI trong bài viết của ông đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2001 đó là : Trong một xã hội phương Đông như Việt Nam, thiếu luật chưa hẳn là* một điều gì* đó đáng lo ngại, điêù nguy hiểm nhất là người dân thờ ơ với pháp luật.
SOURCE: Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu. NXB Thanh Niên 2009
0 nhận xét:
Đăng nhận xét