Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

THỂ CHẾ NHÂN BẢN VÀ DÂN CHỦ ( 2 )

( 3 )  
NGUYỄN HỌC TẬP
III - Thể chế dân chủ trong Hiến Pháp.
1) Dân chủ Hy Lạp.
Thể chế " Dân Chủ" ( Demokratía) được áp dụng ở Cộng Hoà Athène vào thế kỷ IV trước Thiên Chúa Giáng Sinh.
Demokratía, danh từ kép của Hy Lạp, gồm Demos: dân chúng; Krátos: quyền hành.
Nhý vậy, Demokratía, quyền hành của dân chúng hay dân chúng là chủ nhân của quyền hành quốc gia, là từ ngữ ðược dịch ra nhiều ngôn ngữ Tây Âu: Democratia, La ngữ; Democrazia, Ý ngữ; Démocratie, Pháp ngữ; Democracy, Anh ngữ, có cùng nghĩa Dân Chủ của Việt ngữ chúng ta: quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân.
Ai trong chúng ta cũng biết những ýu ðiểm và khuyết ðiểm của lối tổ chức Demokratía của Cộng Hoà Athène.
Các Thị Xã ( Polis ) của Cộng Hoà Athène là những tổ chức tập hợp không quá một vài ngàn người:

- mỗi khi có chuyện cần, dân chúng ðýợc triệu tập ra các công trường thành phố, ðược giới cầm quyền ðýõng nhiệm trình bày vấn đề và lấy biểu quyết bằng cách hô to hay giõ tay ðồng thuận hay bác bỏ.
Dân chúng tự mình tham gia vào các quyết định liên quan đến đời sống Thị Xã. Đó là lối hành xử dân chủ trực tiếp.

Những ngýời cầm quyền trong Thị Xã được thay đổi luân phiên mau chóng, bằng cách rút thăm. Ai được rút thăm thì lên nắm quyền cho đến kỳ rút thăm tới.
Ưu điểm của dân chủ trực tiếp là ai cũng tham dự vào quyết định đường lối lãnh đạo Thị Xã.

Một ưu ðiểm khác là thể thức luân phiên, không ai có thể cố giữ lấy quyền lực ðể tác oai tác quái tùy hỷ, trở thành ðộc tài.
Như vậy, dân chủ trực tiếp, dân chủ luân phiên, dân chủ tham dự là ðặc tính của Dân Chủ.
Rút thãm ðể cử người lãnh đạo thay thế giới đương quyền là một hình thức bình đẳng, để ai cũng có thể có cơ hội đứng lên cầm quyền, nhýng cũng là khuyết ðiểm so với cách thức bầu cử bằng cách bỏ thãm của chúng ta.
Bởi lẽ ngýời ðýợc rút thãm có thể là ngýời không có khả năng lãnh đạo, không có trình độ hiểu biết tương xứng, không được đào tạo về chính trị và quản trị, có thể gây thiệt hại cho Thị Xã.

Một khuyết điểm khác của thể chế dân chủ trực tiếp là thể thức chỉ có thể áp dụng cho những cộng đồng có tầm vóc nhỏ bé như các Thị Xã thời Cộng Hoà Athène.
Quốc Gia của chúng ta hiện đại là những cộng đồng của vài chục triệu ngýời, nếu không nói là vài trãm triệu. Việc triệu tập ðồng loạt mọi ngýời ra công trýờng thành phố ðể biểu quyết các vấn ðề chính trị của Quốc Gia là ðiều khó có thể thực hiện ðược.
Có chãng còn có thể được dùng ở những Quốc Gia nhỏ bé nhý Thụy Sĩ, Cộng Hoà San Marino, Lãnh Địa Quận Tước Monaco.
Ngoài ra hình thức dân chủ trực tiếp hiện nay, chúng ta có thể áp dụng một đôi khi trong các cuộc trưng cầu dân ý.
Dân Chủ hiện đại của chúng ta phải tìm những phýõng thức khác ðể áp dụng tinh thần "quyền tối thýợng của Quốc Gia thuộc về dân " ( Demokratía) của Hy Lạp, ðể có thể gọi là Dân Chủ.
2 ) Dân Chủ hiện ðại.
Qua những gì chúng ta vừa trình bày về Dân Chủ của Cộng Hoà Athène, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của từ ngữ Dân Chủ theo nguyên ngữ và nguyên thuỷ.

Nhýng nền Dân Chủ và thể thức hành xử của Cộng Hoà Athène, chúng ta không thể áp dụng ðýợc cho cộng ðồng Quốc Gia rộng lớn thập bội của chúng ta, cũng nhý rút thãm ðể chỉ ðịnh ngýời lãnh đạo của họ không phải là phýõng thức ðáng noi theo cho việc chọn ngýời tài nãng, ðức ðộ ðể lãnh đạo cộng đồng Quốc Gia hiện đại.
Chúng ta phải nghĩ ra phương thức khác để thực hiện thể chế Dân Chủ trong các điều kiện hiện tại của chúng ta, nhưng luôn luôn chúng ta nhằm đến áp dụng tinh thần Dân Chủ Hy Lạp, " chủ quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về Dân", nếu chúng ta muốn gọi thể chế chính trị của chúng ta là thể chế Dân Chủ.

Phương thức nào các Quốc Gia Dân Chủ Hiện Ðại ðã nghĩ ra?
" Dân Chủ Đại Diện".
Bằng cách nào?

Bằng
a) cách thức tự do lựa chọn những ngýời lãnh đạo,
b) quyền hành giao phó phải được kiểm soát và hạn chế.

Nói cách khác, phương thức thực hiện thể chế Dân Chủ hiện ðại là một hệ thống chính trị ðược suy nghĩ ra ðể quyền hành luôn ðýợc dân chúng còn giữ lấy trong tay ( Dân Chủ).
Dân Chủ có nghĩa là dân chúng có quyền tối thượng
- trýớc khi giao phó,
- đang khi bỏ phiếu lựa chọn,

- và ðang khi những ngýời ðại diện thừa hành theo luật lệ ấn ðịnh, hiệu nãng và không thiên vị bè phái : luôn luôn ðược kiểm soát không vượt quá lằn mức hiến ðịnh và giới hạn ðịnh kỳ.
A - Cách thức chọn những người lãnh đạo.
Một trong những đặc tính không thể thiếu cho nền Dân Chủ của một Quốc Gia, nếu muốn được gọi là Dân Chủ thực sự, là những ngýời thay mặt Dân Chúng hành xử quyền lực nói chung và Chính Quyền nói riêng, phải là những ngýời Ðại Diện "ðýợc lựa chọn do sự ðồng thuận của ða số Dân Chúng ".
Trong một thể chế Dân Chủ, không ai có thể tự cho mình là

- " đội ngũ tiền phong của toàn giai cấp công nhân ", "đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ", ,"lực lượng lãnh đạo nhà nýớc và xã hội "( Điều 4 Hiến Pháp 1992 CSVN).
Những tước hiệu cao cả và ngoạn mục nhý vừa kể, trong thể chế Dân Chủ phải ðýợc ða số dân chúng ðồng thuận phong týớc cho.
Quyền hành của thể chế Dân Chủ là quyền hành phát xuất từ hạ cấp, ðýợc dân chúng bị trị ở hạ cấp phong cho; ngýợc lại với quyền hành của trong thể chế quân chủ hay ðộc tài, ðảng trị, ðộc tôn là quyền hành thừa kế từ họ tộc, cha truyền con nối, tự mình hay đảng phái dùng bạo lực chiếm được, tự tôn cho là do thiên mệnh hay do dân chúng mặc nhiên đồng thuận giao cho không cần kiếm chứng.
Quyền hành quân chủ, độc tài, đảng trị, tự tôn là quyền hành phát xuất từ bên trên.

Nhý vậy, quyền hành không do Ða Số Dân Chúng tự do ðồng thuận phong cho, không phải là quyền hành Dân Chủ.
Quyền hành trong thể chế Dân Chủ ðýợc Ða Số Dân Chúng ðồng thuận phong cho, hàm chứa nguyên tắc hành quyền của Ða Số và sự tôn trọng Thiểu Số Ðối Lập.
Ðó là ðiều mà Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức tuyên bố, ðể quy ðịnh thể thức chọn ngýời Ðại Diện:
- " Các Dân Biểu Hạ Viện ( Bundestag) ðýợc tuyển chọn qua một cuộc phổ thông ðầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" ( Điều 38, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Các tĩnh từ " phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và kín" nêu lên những đặc tính khá minh bạch, có lẽ chúng ta không cần hay chưa cần đề cập, nếu chúng ta chưa xác định được thoả đáng tĩnh từ " tự do".
Tĩnh từ " tự do" ở đây, không chỉ được dùng để đề cập đến
- động tác bỏ phiếu không bị giới hạn, áp chế của người dân trong lúc bầu cử,
- mà còn hàm chứa những điều kiện phải có trước đó.
Bởi lẽ không có những điều kiện phải có ( sine qua non) trước đó, động tác được coi là " tự do" trong ngày bỏ phiếu, sẽ không thể hiện " tự do" đích thực để được tuyên bố là Dân Chủ và bảo đảm Dân Chủ.
Đó là chýa kể ðến hình thức " tự do giả tạo" của chính động tác bỏ phiếu.
Những điều kiện tiên quyết không thể thiếu, trýớc khi có cuộc bầu cử " tự do", có khả nãng phong týớc một cách Dân Chủ của Ða Số Dân Chúng ðồng thuận, cho nhýng ai ðại diện hành xử quyền lực Quốc Gia là trong thời gian chuẩn bi,
- quyền tự do tý týởng,
- tự do ngôn luận,
- tự do truyền bá tý týởng,
- tự do lập hội và gia nhập hội
phải ðýợc tôn trọng.
Nói cách khác, trong thời gian chuẩn bị bầu cử và ngay cả trýớc ðó, ngýời dân phải có quyền gia nhập chính ðảng. Các chính ðảng ðýợc tự do thành lập và hoạt ðộng,ðýợc tự do phổ biến ðến dân chúng
- lý týởng Dân Chủ,
- các bậc thang giá trị về con ngýời và cuộc sống xã hội phải được tôn trọng,
- chính sách lãnh đạo Quốc Gia và các chương trình khả thi mà mình muốn thực hiện cho Quốc Gia.

Muốn cho cuộc bầu cử có ý nghĩa " tự do" thực sự, các chính đảng phải có thời gian phổ biến và thuyết phục dân chúng về những điều vừa đề cập.
Các chính đảng phải được tự do xử dụng các phương tiện truyền thông để chuyển đạt đến Dân Chúng chủ trương và chýõng trình thực hiện của mình cho đất nước.
Các chính đảng phải được tự do thành lập, hoạt động, tự do xử dụng các phương tiện truyền thông và không bị hăm dọa:
" Các chính đảng phải được tự do tạo ra dư luận quần chúng".
Bởi vì, nếu chúng ta đồng ý rằng đặc tính không thể thiếu của thể chế Dân Chủ là:

- " Chính Quyền của thể chế Dân Chủ là Chính Quyền được phát sinh do sự đồng thuận của Dân Chúng" ( Giovanni Sartori, Democrazia, Che Cosa è?, Milano, Rizzoli, 1994, 61),
thì
" …nền tảng của Chính Quyền Dân Chủ là sự đồng thuận của Dân chúng" ( Dicey. A.V., Lectures on the Relation Between Law and Public Opinion in England during the XIX Century, London; Mac Milan, 1905, 3).
Trong câu nói của Giáo sư Giovanni Sartori, cũng như của Dicey, các vị đã dùng danh từ "sự đồng thuận" thay vì " ý kiến " của Dân Chúng.

Dân chúng " đồng thuận" ( consensus, do từ ngữ La Tinh cum (với nhau) và sensus (sentire, cảm thấy). Nhý vậy consensus cùng cảm thấy nhý nhau, từ ðó ðồng ý, liên kết nhau, chung nhiệm vụ với nhau:
- đồng thuận với nhau về lý tưởng phải hướng đến và các bậc thang giá trị phải tôn trọng, trong khi thiết định thể chế và cơ chế quốc Gia,
- ðồng thuận với nhau về ðịnh chế thực hiện các lý týởng và tôn trọng các giá trị ðó vào cuộc sống thực tế của cộng ðồng Quốc Gia,
- ðồng thuận với nhau về các chýõng trình khả thi và chọn ngýời cùng chí hướng ðể ðứng ra thi hành.
Nhýng muốn có " sự ðồng thuận" với nhau, chúng ta phải có ý kiến. Đồng thuận về vấn đề gì?

Ý kiến là đối tượng của " sự đồng thuận".
Muốn cho Dân Chúng thật sự tự do có ý kiến, trong thể chế Dân Chủ, chúng ta cần có ba điều kiện:
- tự do tư tưởng,
- tự do truyền bá tư tưởng,
các nguồn tin đa nguyên được tự do truyền đạt.
Người dân phải được tự do thu thập các nguồn tư tưởng và có quyền kiểm chứng những gì được nói ra, viết ra xem có phù hợp với sự thật hay không.

Đó là điều Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức đừng ra bảo đảm:
- " Mọi người đều có quyền phát biểu và truyền bá một cách tự do ý kiến của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh và tự do được thông tin, không bị cản trở, từ những nguồn truyền thông mà ai cũng có thể tham dự được…Tự do báo chí và tự do truyền thông bằng đài phát thanh ( phương tiện tân tiến nhứt cho ðến nãm 1949) và ðiện ảnh ðýợc bảo ðảm. Không có một sự kiểm duyệt nào có thể ðýợc chấp nhận.
Các quyền vừa ðýợc kể có những giới hạn do các ðiều khoản luật pháp tổng quát xác ðịnh và các ðạo luật liên hệ nhằm bảo vệ tuổi trẻ và quyền của con ngýời trong danh dự của mình" ( Điều 5, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Thiếu quyền căn bản kiểm chứng được sự thật làm bảo chứng, tự do tý týởng và tự do truyền bá tư tưởng sẽ biến thành tự do lýờng gạt, tự do mạ lỵ, tự do truyền bá những ðiều thất thiệt.
Tự do tý týởng và tự do truyền bá tý tưởng phải ðýợc " bầu không khí an ninh" che chở. Ðýợc pháp luật che chở trên lý thuyết, chưa ðủ. Cần có môi trýờng sống an ninh không làm cho người dân sợ sệt.
Một tổ chức cõ chế với hệ thống công an dày ðặc, từ thành thị ðến thôn quê có là môi trýờng " bầu không khí an ninh che chở " cho những ai suy nghĩ và phát biểu tý týởng không phù hợp với giới lãnh đạo không?
" Chính Phủ Nhân Dân" với chế
- độ độc quyền về giáo dục,
- độc quyền kiểm soát phương tiện truyền thông,
- độc tôn về ý thức hệ chính trị,
- nghiêm cấm văn hóa và tư tưởng, tin tức của " các người nước ngoài",
có là hành ðộng của Chính Quyền Dân Chủ hay cổ võ Dân Chủ không?


- " một khi sợ không dám nói ra những điều mình suy nghĩ, dần dần người ta cũng sẽ không còn muốn suy nghĩ những điều mình không dám nói ra nữa" ( G. Sartori, op. cit., 69).
Thể chế độc tài toàn trị của Hitler, Stalin, Mao và Hồ Chí Minh ngày nay dường nhý không còn nữa, nhưng chúng ta ðừng quên rằng các thể chế trên ðã hiện hữu trong một thời gian khá dài trong lịch sử nhân loại, đã làm băng hoại, triệt hạ tư tưởng công chính và luân lý con ngýời ðến dýới số không.Với
1) - Việc thu tóm mọi cõ chế truyền thông ðại chúng vào tay một chính ðảng và tuyên truyền ðộc ðiệu cho một ý thức hệ, các phương tiện truyền thông chỉ còn nói có một giọng nói: giọng nói của chế độ.
2) - Việc biến cải mọi yếu tố xã hội con ngýời, nhý học ðýờng, tổ chức xã hội, văn hóa, nghệ thuật…thành dụng cụ để truyền bá cho Đảng và Nhà Nước, thì sự phân biệt giữa tuyên truyền và giáo dục trở thành vô nghĩa.

3) - Việc " bế quan toả cảng" các nguồn truyền thông đối với thế giới bên ngoài, người dân trong nýớc không còn có tiêu chuẩn nào để so sánh những gì đã và đang xãy ra trên thế giới.
4) - Việc luôn luôn tuyên truyền và xách động, những ai bất đồng chính kiến với chế độ, không những bị xách nhiểu bởi mạn lưới công an, mà còn bởi các đảng viên trong việc nhồi sọ " học tập, cải tạo".
5) - Việc thể chế toàn trị thâm nhập vào bất cứ nõi nào, tổ chức công cộng hay ðời sống riêng tý, cuộc sống xã hội hay đời sống tín ngưỡng tâm linh cũng vậy.
Với những gì vừa kể, Stalin, Mao và Hồ Chí Minh không những nhằm tạo ra " con người mới ", mà còn nhằm tiêu diệt con ngýời tự do và lòng ýớc muốn tự do tý týởng của họ.
Từ lúc sinh ra cho ðến khi xuống mồ, ngýời dân luôn luôn bị nhồi sọ bằng tuyên truyền. Mọi dối trá ðược Ðảng và Nhà Nước nhồi vào óc nhý là sự thật, và ngýời dân tin là thật, bởi lẽ sống trong bưng bít, không có cách gì kiểm chứng.

Ngýời dân bị lường gạt và bị dóng khung trong lường gạt, có cách suy tý theo kiểu cách dối trá và quen dần với dối trá và coi dối trá như là sự thật, thì Đảng và Nhà Nước ðã đạt đến tuyệt đỉnh của thành công.
Ai đứng ra lãnh đạo một đất nước như vừa kể, sau khi Cộng Sản cút đi, là kẻ phải bắt đầu xây dựng đất nước lại từ dưới số không.
Chúng ta phải khởi đầu lại công cuộc tái thiết đất nước bằng việc giáo huấn lại con người bị hủy hoại, bệ rạc hơn con người trong quan niệm của Đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử huấn dạy con người bằng Tam Cương Ngũ Thường, với xác tín rằng con người
- " Nhân chi sơ tính bản thiện".
Người dân mà chúng ta thừa nhận trong tay, sau khi ý thức hệ Cộng Sản không còn nữa, là người dân có lối suy nghĩ lệch lạc, có nói không không nói có, không có tâm ðịa ngay chính ðể cùng nhau bắt ðầu xây dựng lại ðất nýớc trong thành tín, vị tha, hy sinh và lẽ phải.
Một xã hội như vậy có lẽ không còn phải là xã hội con ngýời nữa, chớ ðừng nói là xã hội Dân Chủ.

Chế độ Cộng Sản có phải là chế độ Dân Chủ không, hỏi để chúng ta trả lời và để chúng ta lo lắng tìm phýõng thức xây dựng ðất nước, bắt ðầu từ con người ở dưới lằn mức " nhân chi sõ tính bản thiện", con ngýời ở dưới số không. 

  ( 4 )  
NGUYỄN HỌC TẬP
B - Tự do ðối lập.
Ai trong chúng ta cũng biết, trong một thể chế Dân Chủ, sau mỗi bầu cử " phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" nhý vừa kể, chắc chắn có kẻ thắng, ngýời thua.
Nhưng thua, không có nghĩa là " bị loại khỏi vòng chiến".
- " Thành phần thiểu số không thắng cử cũng cần thiết cho cuộc sống Dân Chủ nhý những ai ðắc cử ðương quyền" ( G. Sartori, op. cit., 59.78).
Ngýời Anh thường gọi "thành phần thiểu số ðối lập" , thành phần thất cử trong Quốc Hội là Chính Phủ Trong Bóng Tối ( Shadow Government).
Chính Phủ Trong Bóng Tối ðang chờ ðể chuẩn bị ra ánh sáng lãnh đạo Quốc Gia trong nhiệm kỳ tới, với chương trình hiệu năng hơn, hấp dẫn hơn những gì giới đương nhiệm đang làm.
Sự hiện diện của "thành phần thiểu số đối lập" là tiếng chuông cảnh tỉnh luôn gióng lên bên tai rằng thời gian hành quyền của Chính Phủ hiện hành là thời gian được tính từng ngày một.
Cuộc đời của Chính Phủ đương nhiệm sẽ cáo chung vào dịp tuyển cử tới, nếu họ không hành xử theo luật pháp, đi ngược lại nhu cầu và ước vọng của người dân, nếu họ quản trị không hiệu nãng tài nguyên ðất nýớc và vì lợi ích chung, thay vì bè phái, đảng trị như họ đang làm.
"Thiểu số đối lập" còn là một bảo chứng khác, ngoài ra bảo chứng của phương thức Quốc Gia Pháp Trị ( Quản trị ðất nýớc theo luật pháp), ðối với quyền và tự do của ngýời dân, cũng nhý ðối với lợi ích chung của ðất nýớc, chống lại các lối hành xử tác oai tác quái tùy hỷ, quản trị không hiệu nãng và bè phái.
Hiến Pháp 1949 CHLBÐ còn chính xác hõn những gì chúng ta vừa trình bày. Thành phần thiểu số đối lập không những thi hành quyền và nhiệm vụ của họ đối với Quốc Gia khi họ trở thành Chính Phủ đương quyền sau kỳ bầu cử tới.
Hiến Pháp còn giao cho họ "thực quyền" để bảo vệ con người và bảo vệ đất nước ngay trong thời gian còn là "thiểu số đối lập".
Và đây là thực quyền của họ:
- " Viện Bảo Hiến Liên Bang sẽ quyết định trong trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn về các vấn đề hợp hiến hay không giữa luật pháp Liên Bang hay luật pháp Tiểu Bang với Hiến Pháp hiện tại, hoặc giữa luật pháp của Tiểu Bang với các đạo luật Liên Bang, nếu được Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ của Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" ( Điều 93 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Đoạn văn "… Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ của Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" cho thấy Hiến Pháp nâng cao khả năng đối lập của thành phần thiểu số lên mức "khả thi " thiết thực.
Trong một Quốc Gia Liên Bang như Ðức hay Hoa Kỳ, thành phần ða số ðang chiếm ða số ghế trong Quốc Hội và ðang lãnh đạo Chính Phủ Liên Bang.
Nhưng thành phần thiểu số ðối lập có thể
- ðang lãnh đạo Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang nào đó,
- cũng như đang chiếm đến 1/3 hay hơn nữa số ghế trong Hạ Viện Liên Bang.
Hiến Pháp xác nhận rằng mỗi khi có một Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ Hạ Viện Liên Bang yêu cầu là Viện Bảo Hiến sẽ duyệt xét tính cách hợp hiến hay vi hiến đạo luật của thành phần đa số đưa ra.
Quyết định như vậy là Hiến Pháp trao cho thành phần thiểu số đối lập khả năng thực hữu kiểm soát tính cách hợp hiến hay vi hiến của luật pháp được ban hành, hoạt động của Chính Phủ và thành phần đa số trong Quốc Hội.
Sau khi nhận được phúc trình đối kháng của phe "thiểu số đối lập", chính Viện Bảo Hiến, một cơ chế trung hoà và độc lập, đứng giữa và đứng trên ( super partes) sẽ quyết định.
Chính Phủ đương quyền cũng như thành phần đa số trong Quốc Hội thân Chính Phủ khó lòng mà " cậy quyền, ỷ thế ", dựa vào số đông " cả vú lấp miệng em".
"Thành phần thiểu số đối lập" trong Hiến Pháp 1949 CHLBĐ " có thực quyền" để thi hành " quyền và nhiệm vụ đối lập " của mình, bênh vực quyền lợi cho xứ sở, bênh vực quyền và tự do của ngýời dân nói riêng và của con ngýời nói chung.
"Thành phần thiểu số ðối lập" trong Hiến Pháp 1949 CHLBÐ không phải chỉ là " nghị gù, nghị gật" ngồi ở Toà Nhà Quốc Hội nhý những bóng ma không hồn, chờ hết tháng lãnh lýõng, mà là những vị Dân Biểu, ðại diện cho xứ sở, nói lên lý týởng, ýớc vọng và nhu cầu của ðất nýớc.
Mặc dầu thất cử, các vị cũng có " quyền và nhiệm vụ" ðýợc Dân Chúng ủy thác cho và Hiến Pháp cung cấp cho "thực quyền" với phýõng tiện khả thi ðể thực hiện.
" Ðối Lập", có nghĩa là thành phần thiểu số thất cử trong Quốc Hội có quyền và nhiệm vụ
- " ðiều chỉnh, thắng bớt, cắt tỉa và phản ðối, loại trừ "
những chính sách và hoạt ðộng quá lố hay sai lầm của ða số ðýõng quyền.
Chính khả nãng có thực quyền của "thành phần thiểu số ðối lập" trong việc kiểm soát hợp hiến hay vi hiến các ðiều khoản luật pháp, nghị ðịnh và hành ðộng của ða số ðương quyền khiến cho giới cầm quyền phải tôn trọng nghiêm chỉnh khi soạn thảo luật pháp cũng nhý lúc hành quyền.
Khả nãng có thực quyền hiến ðịnh của "thành phần thiểu số ðối lập" luôn giữ cho giới cầm quyền thi hành quyền lực Quốc Gia trong khuôn khổ hiến ðịnh và luật ðịnh: trong tinh thần tôn trọng nhân bản, dân chủ và tự do ðược Hiến Pháp xác ðịnh ở ðiều 1 và ðiều 20.
Kế ðến thể chế Liên Bang của CHLBÐ là một yếu tố quan trọng kế tiếp tăng cường thực quyền ðối lập của "thành phần thiểu số ðối lập".
Thể chế Liên Bang của CHLBÐ tạo ra cõ hội cho "thành phần thiểu số ðối lập" có thể lãnh đạo Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang, mặc dầu Chính Quyền cũng như Hạ Viện Liên Bang ( Bundestag) do thành phần đa số lãnh đạo.
Lãnh đạo Chính Quyền ở một hay nhiều Tiểu Bang, "thành phần thiểu số đối lập" có cơ hội cho dân chúng thấy, không những dân chúng ở Tiểu Bang nơi họ đương nhiệm mà cả dân chúng toàn quốc, tài lãnh đạo, đường lối đúng đắn và phýõng thức hiệu năng lợi ích cho xứ sở.
Ðó là món tiền ðặt cọc cho kỳ tuyển cử tới ðể thành phần thiểu số ðối lập có cõ hội tiến ðến lãnh đạo Chính Quyền và Hạ Viện Liên Bang ( Friedrich A., Landparlament in der Bundesrepublik, Berlin, 1975).
Và rồi nếu "thành phần thiểu số đối lập" chiếm được đa số đáng kể Chính Quyền các Tiểu Bang, họ sẽ trở thành đa số trong Thượng Viện Liên Bang ( Bundesrat), theo tinh thần của điều 51 Hiến Pháp 1949:
- " Thượng Viện Liên Bang ( Bundesrat) được cấu tạo bằng các thành viên của các Chính Phủ các Tiểu Bang ( Laender). Các thành viên đó được các Chính Phủ họ tuyển chọn và thu hồi. Các Chính Phủ Tiểu Bang có thể đặc phái những thành viên khác đại diện mình" (Điều 51 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Và nhý vậy các ðại diện của các Chính Phủ các Tiểu Bang hợp nhau thành Thượng Viện Liên Bang.
Ở ðây họ có quyền " sửa ðổi, cắt xén, giảm bớt, chuẩn y hay bát bỏ" với tư cách là dân biểu Quốc Hội ( Thýợng Viện Liên Bang là một Viện Quốc Hội) ðối với những dự án luật hay nghị ðịnh ðýợc Chính Quyền Liên Bang ðề ra và Hạ Viện Liên Bang ( tức thành phần ða số thắng cử vừa qua) ðồng thuận chuẩn y:
Ðiều 50 ( Tu Chính Án cho Thỏa Ýớc Maastricht):
- " Qua Thýợng Viện Liên Bang, các Tiểu bang cộng tác trong việc lập pháp, quản trị và trong những vấn ðề liên quan ðến Cộng Ðồng Âu Châu" ( Ðiều 50 Hiến Pháp 1949 CHLBÐ).
Ðiều 77:
- " Luật pháp Liên Bang ðýợc Hạ Viện Liên Bang chuẩn y. Và sau khi ðýợc Hạ Viện Liên bang chấp thuận, các ðiều khoản luật ðó phải ðược Chủ Tịch Hạ Viện Liên Bang lập tức chuyển ðến Thượng Viện" ( Ðiều 77 , id.).
Những chặn ðường vừa kể là những chặn ðường hiến ðịnh bắt buộc ðể dự án luật luật trở thành luật có hiệu lực ðầy ðủ , trýớc khi ðem ra áp dụng.
Thành phần ða số ðương nhiệm (Chính Phủ và Hạ Viện Liên Bang) không thể coi thường các ðiều khoản của Hiến Pháp vừa kể , ðể tự tung tự tác " tuỳ hỷ lập luật và thi hành luật".
"Thành phần thiểu số ðối lập" có mặt ở Chính Quyền các Tiểu Bang và Thượng Viện Liên Bang có thể vạch trần những mưu ðồ bất chính " vi hiến " và " phạm pháp" của giới ðương quyền.
Ðàng khác, có mặt ở Chính Quyền các Tiểu Bang, thành phần thiểu số ðối lập không những có cõ hội chứng tỏ cho dân chúng thấy chương trình lãnh đạo tốt đẹp hơn, hợp lý hơn và hiệu năng hơn những gì thành phần đa số đương làm, họ còn
- " có cõ hội ðào tạo cho cấp lãnh đạo sẵn sàng lãnh nhận chức vụ điều khiển Quốc Gia trong một ngày gần đây " (Schneider F., " Konkurrenz oder Konfrontation, Entwicklungtendenzen des Foederalismus in der Bundesrepublik", in Kloenne, Lebendige Verfassung, Tubingen, 1981, 91).
Như vậy, thiểu số đối lập, ngoài ra khả năng thực hữu để " sửa đổi, cắt xén, giảm bớt, chuẩn ý hay bác bỏ" còn có khả năng đem lại cho Dân Chủ đặc tính " Dân Chủ Luân Phiên" ( Alternanzdemokratie), một đặc tính không thể thiếu của thể chế Dân Chủ, khác với lối
- " hành xử độc tài ( diktature), tự tôn ( autokratie), tự phong týớc cho mình hay cho bè đảng của mình và cố bám lấy quyền lực ( Schneider F. - Zeh., Parlamentsrecht und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik Deutschland, Berlin-New York, 1989, 1063-1064).
Không có "thiểu số đối lập",
- không có thực quyền đối lập để kiểm soát,
không có "dân chủ luân phiên", sẽ không có Dân Chủ.
Sự hiện diện của thành phần thiểu số đối lập là hình thức bảo vệ dân chủ và làm cho
" Dân Chủ cầu tiến, Dân Chủ hiệu năng",thay vì " Dân Chủ ngủ gà ngủ gật, Dân Chủ bè phái, Dân Chủ đảng trị và Dân Chủ giả dạng" ( Gherig C., " Gewalentleitung zwissen Regierung un parlamentarische Opposition, in DVBL, 1971, 663).
C - Quyền hạn giao phó phải được kiểm soát.
Trước những đàn áp, hành xử quyền lực Quốc Gia một cách độc đoán tạo nên bao nhiêu bất hạnh, máu và nýớc mắt của các thể chế quân chủ, cũng nhý của hai chế ðộ ðộc tài của Hitler và Mussolini ở Âu Châu, chúng ta hiểu ðược câu nói ý đầy ý nghĩa của Giáo Sư Gioavanni Sartori được trích dẫn ở phần đầu:
- " Hiến Pháp là một văn bản bảo chứng ( Garantismo). Ở Tây Âu, người dân đòi buộc phải có Hiến Pháp, nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn bản nền tảng hay một loạt các nguyên tắc cõ bản, thể hiện một thể chế Quốc Gia, nhằm giới hạn cách xủ dụng quyền hành tự tung tự tác và bảo ðảm cho một Chính Quyền có giới hạn" ( G. Sartori, Elementi di Teoria Politica, II ed., Bologna, il Mulino, 1995, 18).
Một số phương thức ðặt lằn mức giới hạn và kiểm soát quyền lực ðược giao phó, chúng ta ðã có dịp nói đến ở trên, từ
- cách tuyên bố các quyền bất khả xâm phạm dýới hình thức tiêu cực,
- đặt giới mức cho luật pháp,
- tuyên bố Hiến Pháp dưới hình thức cứng rắn với một số điều khoản bất di dịch,
- cung cấp cho thành phần thiểu số đối lập phương tiện khả thi để " sửa đổi, cắt xén, giảm bớt, chuẩn y hay bát bỏ" luật lệ, nghị định và hành động của giới đương quyền vi hiến hay phạm pháp.
Nhưng phương thức để các chủ nhân " quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân" kiểm soát cách hành xử của giới đương quyền không phải chỉ có vậy.
Tinh thần Nhân Bản và Dân Chủ của ngýời dân Tây Âu ðã tiến xa hơn những gì được Hiến Pháp tuyên bố dưới hình thức tiêu cực, giới hạn và kiểm soát, như là những bảo chứng tối thiểu cho ngýời dân trong câu nói của Giáo Sý G. Sartori vừa trích dẫn.
Quan niệm cỗ truyền về mối tương quan giữa giới hành quyền và người dân là quan niệm ðýợc biểu thị bằng hai danh từ " quyền hành - tự do", thoát xuất từ
- giai ðoạn lấn dần quyền hạn của dân chúng Anh Quốc ðối với nhà vua, " No taxation, without representation"( Nếu nhà vua không cho làng xã cử thêm đại diện vào Quốc Hội,làng xã nhứt định không chịu trả thêm thuế),
- của Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776
- và của Cách Mạng Pháp Quốc 1789.
Quan niệm vừa kể cho rằng Quốc Gia chỉ đạt được mục tiêu bảo đảm cho cuộc sống chung khang trang và vững chắc của mọi người bằng cách xử dụng quyền hành, ngay cả khi Chính Quyền xử dụng ngược lại quyền và tự do của cá nhân.
Và từ ðó, quyền và tự do của cá nhân chỉ có thể ðược bảo ðảm bằng cách hạn chế việc hành xử quyền bính của Quốc Gia trong giới mức.
Quan niệm tổ chức Quốc Gia hiện tại ở Tây Âu, nhứt là ở Âu Châu, quyền hành chỉ là một trong những phương tiện ðể ðạt ðược mục ðích tổ chức cuộc sống an khang và vững chắc cho mọi ngýời.
Một ðôi khi Quốc Gia dùng ðến quyền hành của mình để áp đặt trong giới mức hiến định và luật định, ngược lại tự do và lợi thú của người dân, nhýng trong cuộc sống thýờng nhật nhiệm vụ thông thường của Quốc Gia là cung cấp cho ngýời dân sản phẩm ( goods) và phục vụ ( services) hơn là dùng quyền lực ðể áp ðặt.
Ðiều quan trọng của các cơ chế Quốc Gia không phải là dùng quyền lực mà là ðạt ðến kết quả phục vụ thoả mãn nhu cầu và lợi thú của người dân, bằng những hoạt ðộng ðýợc Hiến Pháp và luật pháp quy trách cho, hoạt ðộng phục vụ một cách " hiệu năng và vô tư ".
Trong quan niệm cỗ truyền về Dân Chủ, mối tương quan giữa tổ chức Quốc Gia và ngýời Dân là mối týõng quan ðược biểu thị bằng " quyền hành - tự do", người dân nhìn các cõ chế Quốc Gia ( nhứt là Chính Quyền) nhý là những mối ðe dọa ðối với quyền và tự do của mình.
Trái lại trong thể chế Dân Chủ hiện tại của Tây Âu, mối tương quan ðýợc biểu thị bằng "hiệu năng và vô tý ":
- ngýời dân ðòi buộc Quốc Gia can thiệp để bảo đảm cho họ có mức sống văn minh, xứng đáng với địa vị con người;
- người dân đòi buộc Quốc Gia trong các hoạt động của mình không phí phạm tài nguyên và thời giờ, không ưu ðải ðảng phái, phe nhóm.
Bởi lẽ bình đẳng là một trong những nguyên tắc nền tảng của Dân chủ.
Chính Quyền hoạt động hiệu năng để thoả mãn nhu cầu và lợi thú của người dân. Và muốn phục vụ thoã mãn nhu cầu và lợi thú của người dân một cách có hiệu năng, hoạt ðộng của Chính Quyền phải là những hoạt ðộng không thiên vị.
Nhưng hiệu năng và không thiên vị phần lớn chỉ có thể kiểm soát ðợc ðang lúc Chính Quyền cung cấp phục vụ cho người dân.
Một giấy chứng nhận có thể cung cấp cho người dân trong vòng năm phút, là hoạt động hiệu năng.
Mãnh giấy trên , ngýời dân có ðược sau cả tiếng ðồng hồ sắp hàng chờ ðợi, sau khi những "người có máu mặt" ðến sau ðược cấp trước, chứng tỏ nền hành chánh thiếu hiệu năng và vô tư.
Những gì vừa đề cập cho thấy luật pháp giao cho Chính Quyền trách nhiệm không những phải phục vụ người dân trong những gì được luật pháp ấn định, mà còn phục vụ một cách hữu hiệu và công bằng.
Còn nữa, nếu chúng ta liên kết đặc tính phục vụ hiệu năng và không thiên vị trên, đặc tính hoạt động phải có của tổ chức Quốc Gia với mục đích cao cả mà Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác định như là cùng đích của tổ chức Quốc Gia, chúng ta sẽ thấy rằng sự thiếu sót cung cấp phục vụ vật chất cho người dân có thể đưa đến những tai hại khó lường.
- " Bổn phận của nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chýớng ngại, trong khi giảm thiểu thực sự tự do và bình đẳng của cá nhân, không cho phép họ triển nở hoàn hảo con ngýời của mình và tham dự thiết thực vào tổ chức chinh trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Hiểu được mục đích cao cả của bản văn vừa trích dẫn của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng ta sẽ ý thức rằng sự thiếu sót phẩm chất các hoạt động của Chính Quyền, hiệu năng và vô tý, sẽ ðýa ðến những thiệt hại khó lường cho các bậc thang giá trị mà Hiến Pháp ðứng ra bảo vệ, "…phát triển toàn vẹn con người của mình".
Nói cách khác, nhờ có Quốc Gia cung cấp phương tiện vật chất và ðiều kiện thuận lợi, người dân có thể "… phát triển toàn vẹn con ngýời của mình": được trở thành chính mình nhý mình mong muốn, được tự do định đoạt lấy đời sống và cách sống của mỗi cá nhân tùy theo sở thích và năng khiếu của mình.
Trái lại, người dân không " phát triển ðược toàn vẹn con người của mình", do các hoạt động thiếu hiệu năng và thiên vị của Chính Quyền, Chính Quyền phải lãnh trách nhiệm nặng nề của mình trýớc luật pháp: cản trở ngýời dân không phát triển nở ðýợc con ngýời của mình.
Được hưỡng một nền giáo dục thoả đáng; được đề phòng, bảo vệ, chữa trị khi đau yếu và hồi phục lại khả năng sau khi lành bệnh; được có một cuộc sống giao tế xã hội điều hoà; đuợc cung cấp phương tiện di chuyển mau chóng và an toàn; được có nhà cửa khang trang làm nõi cý ngụ; ðýợc bảo ðảm có ðủ nhân cách con ngýời trong cuôc sống thýờng nhật cũng nhý lúc bị tố cáo hay giảm thiểu tự do…
Tất cả những yếu tố ðó giúp cho ngýời dân có ðiều kiện và phýõng tiện "…phát triển hoàn hảo con ngýời của mình", mục đích tối hậu tại sao Quốc Gia được thiết lập.
Còn nữa, nếu chúng ta mở rộng thêm tầm mắt, trách nhiệm của cõ chế Quốc Gia còn nặng nề hõn nữa, nếu chúng ta ráp nối
- mục ðích " phát triển hoàn hảo con ngýời" của cá nhân,
- nhờ ðó mỗi cá nhân có thể " tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở", mýu ích cho chính mình và cho cả Cộng Đồng Quốc Gia.
Nói cách khác, nếu cơ chế Quốc Gia không hữu hiệu và vô tư, việc thiếu bổn phận của Quốc Gia sẽ cản trở ngýời dân ðýợc phát triển hoàn hảo chính mình và cản trở xứ sở phát triển đến thịnh vượng.
Trách nhiệm nặng nề liên quan đến đời sống cá nhân, " phát triển hoàn hảo con ngýời của mình" và hệ trọng đến sự phát triển của cả Cộng Đồng Quốc Gia, " tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của sứ sở " nhý vậy không thể chỉ khoán trắng cho giới ðýõng quyền, ðể họ hành xử cách nào tùy hỷ.
Do ðó, ngoài ra những phương thức giới hạn và kiểm soát quyền lực chúng ta ðã đề cập ở trên, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc cũng như các Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu dành nhiều quyền lực cho Cộng Ðồng Ðịa Phýõng và các Tổ Chức Xã Hội Trung Gian đối với giới đương quyền:
a) quyền đề xướng luật pháp quốc Gia ( Điều 71 và điều 99, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
b) quyền đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ luật Quốc Gia ( Điều 75, id),
c ) quyền đại diện Cộng Đồng địa phương tham dự bầu cử Tổng Thống ( Điều 83, id).
d) quyền Cộng Đồng Địa Phương trưng cầu dân ý thay đổi và bổ túc Hiến Pháp,
e) quyền Chủ Tịch Cộng Đồng Địa Phương tham dự các phiên hợp Hội Đồng Nội Các Chính Phủ.
f) quyền các Cộng Đồng Địa Phương hiện diện trong các cơ quan Quốc Gia.
Và sau cùng là đạo luật 241/90 Ý Quốc bắt buộc Chính Quyền phải tôn trọng sự hiện diện của người dân trong các hoạt động của mình.
Ngýời dân không phải chỉ là một con số, là thần dân của nhà vua, mà Chính Quyền muốn cung cấp hay không cung cấp tài sản và phục vụ cũng ðược, hay cung cấp cách nào tùy hỷ.
Người dân của các Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu có quyền tối thượng trên Chính Quyền, là chủ nhân của mọi quyền lực Quốc Gia bất cứ lúc nào, ðối với bất cứ ai ðại diện hành xử.
Ngýời dân có quyền
a) tham dự vào việc quản trị tài nguyên và phục vụ xứ sở ( Ðiều 7, luật 241/90 Ý Quốc),
b) có quyền được thông báo các quyết định trong việc quản trị ( Điều 3, 7 và 22, id.),
c) được Chính Quyền nghe trình bày ý kiến ( Điều 9 và 10 , id.),
d) được có người đặc trách duy nhứt trong Chính Quyền chịu trách nhiệm để trả lời thoả đáng ( Điều 4, id.),
e) không phải bị Chính Quyền coi rẻ, ngược đãi, chờ đợi ngày nầy qua ngày khác (Điều 1 và 8 , id.),
f) được xác định liên hệ chắc chắn đối với Chính Quyền ( đâu là bổn phận và quyền hạn phải được Chính Quyền tôn trọng) ( Điều 2, 19, 20, id.),
g) được coi là thành phần đáng tin cậy đối với những gì mình tuyên bố, trả lời, tữ chứng ( Điều 18, id.).
Qua những điều khoản vừa kể của đạo luật 241/90 và tinh thần của điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 đã được trích dẫn, chúng ta thấy rằng mối tương quan giữa người dân và Chính Quyền hiện nay là mối tương quan dựa trên khả nãng của Chính Quyền hoạt ðộng hiệu năng và không thiên vị.
Chỉ khi nào Chính Quyền có ðược những ðặc tính ðó trong các hoạt ðộng của mình, người dân mới có ðiều kiện và phương tiện thực hiện quyền " phát triển hoàn hảo con ngýời của mình" hay có quyền trở thành chính mình nhý mình muốn.
Bởi đó người dân có quyền thẩm định kết quả đã nhận được và tuyên bố thoả mãn các nhu cầu và lợi thú của mình hay không.
Hiện nay lý do biện minh cho sự hiện hữu và hoạt động của cơ chế Quốc Gia không phải là các cơ quan quyền lực Quốc Gia ðýợc tuyển chọn một cách chính danh, hoạt ðộng của họ luôn luôn hợp pháp ( nằm trong lằn mức pháp ðịnh), mà là hậu quả của sự hiện hữu và hoạt ðộng của các cõ quan ðó có ðáp ứng lại ðòi hỏi của người dân theo tiêu chuẩn hiệu năng và không thiên vị hay không.
Người dân trong thể chế Dân Chủ Tây Âu là chủ nhân quyền lực Quốc Gia, ðýợc ðiều 3 ðoạn 2 1947 Hiến Pháp Ý Quốc, cũng nhý ðạo luật 241/ 90 xác nhận, có khả nãng phán ðoán Chính Quyền.
Ngýời dân
- không những có quyền phán ðoán hậu quả của những hoạt ðộng cung cấp tài sản và phục vụ của Chính Phủ ðối với nhu cầu và lợi thú của mình,
- mà còn có quyền phán đoán những cơ cấu tổ chức Chính Phủ, nguyên nhân đưa đến sự cung cấp hiệu năng và vô tý cho mình hay không.
Từ nay, với đạo luât 241/90 Ý Quốc, người dân có quyền đứng bên ngoài nhìn vào các dinh thự của các cõ chế Quốc Gia nói chung và Chính Quyền nói riêng,
- không phải với cái nhìn của một du khách để ngắm các vẻ đẹp của lối kiến trúc, càng không phải nhìn để tìm hiểu,
- mà là nhìn để phán đoán.
Dân Chủ, " quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân": người dân là chủ nhân của quyền tối thượng trên Chính Quyền,
- có quyền phán ðoán Chính Quyền
- và quy trách cho Chính Quyền hậu quả của những hoạt ðộng thiếu hiệu nãng và vô tư.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét