Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013
Bản tổng hợp ý kiến thảo luận tại Hội thảo "Pháp luật về đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam"
08:14
Hoàng Phong Nhã
No comments
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian: 8 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2011.
- Địa điểm: Phòng Hội thảo A 1001, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
II. THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1. Thành phần đại biểu:
Ông Huỳnh Thành Lập, UVTV thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh.
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
TS. Nguyễn Văn Cường, Thẩm phán, Phó Viện trưởng Viện KHXX TANDTC.
Ông Nguyễn Văn Thiệp, Bí thư huyện ủy Cần Giuộc, tỉnh Long An.
TS. Lê Văn Hưng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Các đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, Văn phòng luật sư, các doanh nghiệp.
2. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng.
Ths. Võ Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng.
TS. Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng.
Lãnh đạo Khoa và các giảng viên Khoa Luật Thương mại, Luật Dân sự.
Đại diện các Khoa và Phòng của nhà trường.
Các NCS và học viên cao học của Trường.
3. Chủ trì Hội thảo:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng.
TS. Phạm Văn Võ, Phó Trưởng Khoa Luật Thương mại.
TS. Đỗ Văn Đại, Q. Trưởng Khoa Luật Dân sự.
III. NỘI DUNG:
1. Khai mạc Hội thảo: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ phát biểu khai mạc Hội thảo.
2. Phát biểu đề dẫn:
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa trình bày Tham luận “Quyền tài sản đa tầng đối với đất đai ẩn sau Hiến pháp 1992”.
TS. Phạm Văn Võ trình bày Tham luận “Thị trường hóa quan hệ đất đai và vấn đề bảo đảm quyền tài sản của người sử dụng đất”.
3. Thảo luận:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ nêu một số vần đề cần thảo luận:
Qua hai tham luận của PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa và TS. Phạm Văn Võ liên quan đến pháp luật về đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, có hai quan điểm cần tập trung thảo luận:
Thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân và hệ quả của việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai ở đây là gì?
Đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai và hệ quả của việc đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai ở đây là gì?
PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương trao đổi:
Vấn đề đặt ra ở đây là có phải Nhà nước sở hữu đất đai thì người dân mất đi lợi ích hay không? Nếu chúng ta cho rằng Nhà nước sở hữu đất đai mà người dân mất đi lợi ích thì không thuyết phục.
Quan điểm của tôi là giữ nguyên quy định như hiện nay, Nhà nước là chủ sở hữu đất đai. Nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai hoặc đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai thì sẽ dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội ngày càng lớn. Bởi lẽ, người giàu có sẽ mua hết đất của người nghèo, càng ngày người nghèo sẽ mất hết đất và người giàu có sẽ tích tụ càng nhiều đất.
Theo tôi, giải pháp là Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để phân phối các lợi ích giữa Nhà nước và công dân. Nhà nước không nên dùng tất cả các biện pháp hành chính mà phải dân sự hóa trong các quan hệ về đất đai. Ví dụ, Nhà nước hành chính hóa trong quan hệ giao đất và khi đã giao đất rồi, thì cần dân sự hóa trong các quan hệ về đất đai.
TS. Nguyễn Quang Tuyến trao đổi:
Chúng ta không nên tuyệt đối hóa sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bởi lẽ, liên quan đến đất đai, có rất nhiều lợi ích đan xen với nhau. Tham khảo các quốc gia khác có sở hữu tư nhân về đất đai, thì Nhà nước vẫn can thiệp vào một số trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng… để hạn chế nhất định quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai.
Tôi không đồng tình với quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương là đất đai nên theo hình thức sở hữu toàn dân, nếu không thì dân mất hết đất, và đất đai sẽ thuộc sở hữu của những người giàu có. Thực tế sở hữu toàn dân về đất đai thì người dân cũng sẽ mất đất. Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai mà Nhà nước quản lý tốt thì người dân cũng không bị mất đất. Thực tế sở hữu toàn dân về đất đai mà tình trạng lạm quyền, tham nhũng, quan liêu… thì người dân cũng sẽ bị mất hết đất.
Nếu đa dạng hóa hình thức sở hữu hay thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy như mất ổn định chính trị, xáo trộn về pháp lý, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Tính khả thi hiện nay là duy trì sở hữu toàn dân đối với đất đai là sở hữu Nhà nước hoặc sở hữu tập thể. Xác định toàn dân ở đây là gì? Người dân được lợi ích kinh tế gì thông qua hình thức sở hữu này? Nhà nước đại diện ở đây là đại diện cái gì? Đại diện ở mức độ nào? Cơ chế giám sát ra sao?…
TS. Bùi Xuân Hải trao đổi:
Theo tôi, vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai cần được xem lại cơ sở lý luận. Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Nếu không đa dạng hóa hóa hình thức sở hữu về đất đai thì bất bình đẳng xảy ra quá lớn. Ví dụ thực tế, một số cơ quan Nhà nước thông qua hình thức sở hữu toàn dân đã cho thuê đất và thu lợi một khoản tiền rất lớn, đây là quá bất bình đẳng đối với người dân. Hay một số doanh nghiệp được giao đất với giá rất rẻ và sau đó cho thuê lại giá rất cao và thu lợi rất lớn.
Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ giải quyết được một số vấn đề bất hợp lý. Ví dụ, Nhà nước không thể áp đặt giá bất hợp lý khi thu hồi đất làm sân golf, làm khu công nghiệp…
TS. Lê Minh Hùng trao đổi:
Theo tôi, hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là không còn phù hợp. Bởi lẽ, do lịch sử nước ta trước đây, muốn người cày có ruộng, mục đích đảm bảo tính công bằng nên Nhà nước lấy đất giao cho dân, do muốn nhanh chóng xây dựng XHCN nên Nhà nước phân phối lại đất đai sau khi quốc hữu hóa toàn bộ đất đai. Hiện nay, mục đích này không còn phù hợp nữa.
Tư hữu hóa đất đai sẽ đảm bảo nguyện vọng của nhân dân, nhưng sẽ dẫn đến hệ lụy là người giàu tích lũy đất, Nhà nước sẽ khó kiểm tra, kiểm soát.
Cá nhân tôi ủng hộ giải pháp sở hữu đa tầng: Đất đai thuộc sở hữu quốc gia, Nhà nước là chủ thể quản lý đất đai, nhân dân phải có quyền lợi đảm bảo tương lai. Đất ruộng, đất ở thuộc về sở hữu tư nhân nhưng không có quyền sở hữu tuyệt đối. Ví dụ, người nước ngoài có quyền sở hữu không? Phải hạn chế về mặt hạn điền. Nhà nước thu hồi để sử dụng vào những mục đích hết sức cụ thể, rõ ràng thông qua quan hệ dân sự, có đền bù thỏa đáng thì mới đảm bảo được lợi ích xã hội và lợi ích đích thực của người dân.
TS. Lưu Quốc Thái trao đổi:
Vấn đề thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2013 là thu hồi hay tiếp tục gia hạn thì Nghị định của Chính phủ đã quy định rõ. Chỉ cần luật hóa vấn đề này.
Vấn đề đặt ra là có cần thiết phải tư hữu về đất đai hay đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai hay không? Trong khi đó, quyền sử dụng đất cũng có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai.
Nếu thừa nhận quyền tư hữu về đất đai thì dẫn đến hệ quả là có việc chiếm đoạt đất đai rất lớn. Tức là trước đây, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, sau đó Nhà nước chuyển đất đai thành sở hữu toàn dân (tư nhân mất đất), rồi chúng ta lại chuyển đất đai thành sở hữu tư nhân (tư nhân khác có đất). Chúng ta giải quyết hậu quả này như thế nào?
Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện về quản lý đất đai? Thật ra, xét cho cùng, sở hữu là phương tiện chứ không là mục đích cuối cùng.
4. TS. Nguyễn Quang Tuyến trình bày Tham luận “Tìm hiểu quyền con người trong lĩnh vực pháp luật đất đai ở Việt Nam” và trao đổi:
Đất đai giải quyết được cơ bản 4 quyền: ăn, ở, mặc và đi lại. Chúng ta cần định danh cho đúng lại các quyền liên quan đến đất đai. Nhà nước ta còn đang lung túng về vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thì áp đặt giá đất theo hai cơ chế: Cơ chế hành chính thì Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng…; và cơ chế dân sự thì doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân. Bộ TN&MT muốn quay lại tất cả theo cơ chế hành chính. Do vậy, quyền của người dân không được đảm bảo.
Trên thực tế, hiện tượng một số doanh nghiệp đã cấu kết với quan chức để tư lợi từ đất đai.
Tôi đề xuất phân chia lợi ích khi chuyển mục đích sử dụng đất: Nhà nước được hưởng 50%, doanh nghiệp được hưởng 30%, người dân được hưởng 20%. Như vậy mới đảm bảo được công bằng, giải quyết vấn đề quyền con người.
Về thời hạn sử dụng đất, đối với đất nông nghiệp thì thời hạn sử dụng là 50 năm, đất ở thì sử dụng lâu dài.
Cần bỏ quy định về hạn mức trong việc nhận chuyển nhượng từ người khác đối với đất nông nghiệp.
Trong quá trình giải quyết bồi thường, cần phải có đại diện của người bị thu hồi đất để đàm phán. Hiện tại, có đại diện của người bị thu hồi đất nhưng đại diện trong quá trình thực hiện mà thôi.
Hiện tại, việc Nhà nước quản lý đất đai quá dễ dãi, quá nhiêu khê, nhiều quan liêu, nhũng nhiễu.
Cần coi đất đai là tài sản thông thường và Nhà nước có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân, thu phí ít khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cần phải đề cao vai trò của Bộ TN&MT, vai trò của ngành TN&MT. So với các Bộ, ngành khác thì Bộ, ngành TN&MT có vai trò chưa tương xứng.
Nên thành lập Tổ thực thi pháp luật đất đai để kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến thực thi Luật Đất đai.
Nên thành lập cơ quan tài phán hành chính trong lĩnh vực đất đai, tất cả các tranh chấp liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết. Tránh tình trạng Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan hành pháp vừa lại là cơ quan tư pháp.
5. TS. Nguyễn Văn Cường trình bày Tham luận “Bảo đảm quyền con người trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Việt Nam” và trao đổi:
Hiện tại Luật Tố tụng Hành chính đã sửa đổi, tránh sự mâu thuẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, mở rộng thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Chúng ta nên đi sâu vào cơ chế và quy định, tránh khe hở để một số nhóm lợi dụng.
Một số quy định trong Hiến pháp dẫn đến những khó khăn trong quá trình sửa đổi luật.
Cần có cơ chế rõ ràng xác định đâu là nhà, đâu là đất để tránh nhập nhằng trong việc giải quyết tranh chấp.
Theo tôi, cần phải có Tòa chuyên trách giải quyết tranh chấp về đất đai mới đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo quyền con người.
6. Ông Nguyễn Văn Thiệp trao đổi:
Theo tôi, không nên đặt nặng vấn đề sở hữu đất đai, mà cần mở rộng quyền của người sử dụng đất, sửa đổi cơ chế quản lý, sửa đổi luật như thế nào để tránh khe hở.
Theo tôi, muốn sản xuất lớn thì cần phải tích tụ đất đai. Do vậy, cần phải sửa đổi Điều 70 Luật Đất đai và Nghị định 1126 năm 2007 để tăng hạn mức nhận chuyển nhượng mới phù hợp với sản xuất lớn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp nên mở rộng lâu dài thì mới phù hợp, công bằng.
Đặt vấn đề là thế chấp quyền sử dụng đất ở tổ chức nước ngoài có được không?
Giá thị trường trong điều kiện bình thường là gì? Ở các nước tiên tiến, pháp luật đều có quy định định giá đất. Tại sao Việt Nam không làm được?
Vấn đề tái định cư người dân hiện nay là không phù hợp với văn hóa, nông thôn.
Theo tôi, tranh chấp về đất đai nên để Tòa án giải quyết mới phù hợp với lý luận và thực tiễn.
TS. Phạm Văn Võ trao đổi:
Cần phải có hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất với định mức hiện nay là hợp lý.
TS. Nguyễn Thị Thủy trao đổi:
Theo quan điểm đa sở hữu, chuyển đổi sẽ có bất cập nhưng cần nhìn nhận để đưa giải pháp tốt nhất. Luật giao cho Nhà nước quá nhiều quyền, tư duy cán bộ có nhiều quyền, muốn làm gì thì làm. Nội dung quản lý rất quan trọng.
IV. KẾT LUẬN:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ, Chủ trì Hội thảo kết luận:
Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin cảm ơn các cá nhân đã tham gia viết bài và tham gia Hội thảo.
Ban tổ chức Hội thảo sẽ biên tập các bài viết để đưa vào Kỷ yếu Hội thảo, lựa chọn một số bài để đăng trên Số chuyên đề của Tạp chí Khoa học pháp lý.
Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác liên quan về cơ bản đảm bảo quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quy định của pháp luật còn rất nhiều bất cập.
Chế độ sở hữu về đất đai là vấn đề quan trọng, cấp thiết và hết sức nhạy cảm, đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Hội thảo lần này coi như bước đầu nghiên cứu pháp luật về đất đai và nhà ở với vấn đề đảm bảo quyền con người tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu hệ lụy về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng giải pháp của sở hữu toàn dân, hay sở hữu đa tầng, hay sở hữu tư nhân về đất đai.
Hội thảo kết thúc vào lúc 12h00 cùng ngày.
Người tổng hợp
Trần Thị Trúc Minh
Nguyễn Trương Tín
Nguồn:
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=4701:luat-dan-su&catid=330:s-ds-nckh&Itemid=369
- Thời gian: 8 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2011.
- Địa điểm: Phòng Hội thảo A 1001, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
II. THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1. Thành phần đại biểu:
Ông Huỳnh Thành Lập, UVTV thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hồ Chí Minh.
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
TS. Nguyễn Văn Cường, Thẩm phán, Phó Viện trưởng Viện KHXX TANDTC.
Ông Nguyễn Văn Thiệp, Bí thư huyện ủy Cần Giuộc, tỉnh Long An.
TS. Lê Văn Hưng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Các đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, Văn phòng luật sư, các doanh nghiệp.
2. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng.
Ths. Võ Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng.
TS. Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng.
Lãnh đạo Khoa và các giảng viên Khoa Luật Thương mại, Luật Dân sự.
Đại diện các Khoa và Phòng của nhà trường.
Các NCS và học viên cao học của Trường.
3. Chủ trì Hội thảo:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng.
TS. Phạm Văn Võ, Phó Trưởng Khoa Luật Thương mại.
TS. Đỗ Văn Đại, Q. Trưởng Khoa Luật Dân sự.
III. NỘI DUNG:
1. Khai mạc Hội thảo: PGS. TS. Mai Hồng Quỳ phát biểu khai mạc Hội thảo.
2. Phát biểu đề dẫn:
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa trình bày Tham luận “Quyền tài sản đa tầng đối với đất đai ẩn sau Hiến pháp 1992”.
TS. Phạm Văn Võ trình bày Tham luận “Thị trường hóa quan hệ đất đai và vấn đề bảo đảm quyền tài sản của người sử dụng đất”.
3. Thảo luận:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ nêu một số vần đề cần thảo luận:
Qua hai tham luận của PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa và TS. Phạm Văn Võ liên quan đến pháp luật về đất đai và nhà ở với vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, có hai quan điểm cần tập trung thảo luận:
Thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân và hệ quả của việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai ở đây là gì?
Đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai và hệ quả của việc đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai ở đây là gì?
PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương trao đổi:
Vấn đề đặt ra ở đây là có phải Nhà nước sở hữu đất đai thì người dân mất đi lợi ích hay không? Nếu chúng ta cho rằng Nhà nước sở hữu đất đai mà người dân mất đi lợi ích thì không thuyết phục.
Quan điểm của tôi là giữ nguyên quy định như hiện nay, Nhà nước là chủ sở hữu đất đai. Nếu chúng ta thừa nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai hoặc đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai thì sẽ dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội ngày càng lớn. Bởi lẽ, người giàu có sẽ mua hết đất của người nghèo, càng ngày người nghèo sẽ mất hết đất và người giàu có sẽ tích tụ càng nhiều đất.
Theo tôi, giải pháp là Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để phân phối các lợi ích giữa Nhà nước và công dân. Nhà nước không nên dùng tất cả các biện pháp hành chính mà phải dân sự hóa trong các quan hệ về đất đai. Ví dụ, Nhà nước hành chính hóa trong quan hệ giao đất và khi đã giao đất rồi, thì cần dân sự hóa trong các quan hệ về đất đai.
TS. Nguyễn Quang Tuyến trao đổi:
Chúng ta không nên tuyệt đối hóa sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân đối với đất đai. Bởi lẽ, liên quan đến đất đai, có rất nhiều lợi ích đan xen với nhau. Tham khảo các quốc gia khác có sở hữu tư nhân về đất đai, thì Nhà nước vẫn can thiệp vào một số trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng… để hạn chế nhất định quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai.
Tôi không đồng tình với quan điểm của PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài Phương là đất đai nên theo hình thức sở hữu toàn dân, nếu không thì dân mất hết đất, và đất đai sẽ thuộc sở hữu của những người giàu có. Thực tế sở hữu toàn dân về đất đai thì người dân cũng sẽ mất đất. Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai mà Nhà nước quản lý tốt thì người dân cũng không bị mất đất. Thực tế sở hữu toàn dân về đất đai mà tình trạng lạm quyền, tham nhũng, quan liêu… thì người dân cũng sẽ bị mất hết đất.
Nếu đa dạng hóa hình thức sở hữu hay thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy như mất ổn định chính trị, xáo trộn về pháp lý, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Tính khả thi hiện nay là duy trì sở hữu toàn dân đối với đất đai là sở hữu Nhà nước hoặc sở hữu tập thể. Xác định toàn dân ở đây là gì? Người dân được lợi ích kinh tế gì thông qua hình thức sở hữu này? Nhà nước đại diện ở đây là đại diện cái gì? Đại diện ở mức độ nào? Cơ chế giám sát ra sao?…
TS. Bùi Xuân Hải trao đổi:
Theo tôi, vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai cần được xem lại cơ sở lý luận. Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Nếu không đa dạng hóa hóa hình thức sở hữu về đất đai thì bất bình đẳng xảy ra quá lớn. Ví dụ thực tế, một số cơ quan Nhà nước thông qua hình thức sở hữu toàn dân đã cho thuê đất và thu lợi một khoản tiền rất lớn, đây là quá bất bình đẳng đối với người dân. Hay một số doanh nghiệp được giao đất với giá rất rẻ và sau đó cho thuê lại giá rất cao và thu lợi rất lớn.
Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ giải quyết được một số vấn đề bất hợp lý. Ví dụ, Nhà nước không thể áp đặt giá bất hợp lý khi thu hồi đất làm sân golf, làm khu công nghiệp…
TS. Lê Minh Hùng trao đổi:
Theo tôi, hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là không còn phù hợp. Bởi lẽ, do lịch sử nước ta trước đây, muốn người cày có ruộng, mục đích đảm bảo tính công bằng nên Nhà nước lấy đất giao cho dân, do muốn nhanh chóng xây dựng XHCN nên Nhà nước phân phối lại đất đai sau khi quốc hữu hóa toàn bộ đất đai. Hiện nay, mục đích này không còn phù hợp nữa.
Tư hữu hóa đất đai sẽ đảm bảo nguyện vọng của nhân dân, nhưng sẽ dẫn đến hệ lụy là người giàu tích lũy đất, Nhà nước sẽ khó kiểm tra, kiểm soát.
Cá nhân tôi ủng hộ giải pháp sở hữu đa tầng: Đất đai thuộc sở hữu quốc gia, Nhà nước là chủ thể quản lý đất đai, nhân dân phải có quyền lợi đảm bảo tương lai. Đất ruộng, đất ở thuộc về sở hữu tư nhân nhưng không có quyền sở hữu tuyệt đối. Ví dụ, người nước ngoài có quyền sở hữu không? Phải hạn chế về mặt hạn điền. Nhà nước thu hồi để sử dụng vào những mục đích hết sức cụ thể, rõ ràng thông qua quan hệ dân sự, có đền bù thỏa đáng thì mới đảm bảo được lợi ích xã hội và lợi ích đích thực của người dân.
TS. Lưu Quốc Thái trao đổi:
Vấn đề thời hạn sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2013 là thu hồi hay tiếp tục gia hạn thì Nghị định của Chính phủ đã quy định rõ. Chỉ cần luật hóa vấn đề này.
Vấn đề đặt ra là có cần thiết phải tư hữu về đất đai hay đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai hay không? Trong khi đó, quyền sử dụng đất cũng có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai.
Nếu thừa nhận quyền tư hữu về đất đai thì dẫn đến hệ quả là có việc chiếm đoạt đất đai rất lớn. Tức là trước đây, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, sau đó Nhà nước chuyển đất đai thành sở hữu toàn dân (tư nhân mất đất), rồi chúng ta lại chuyển đất đai thành sở hữu tư nhân (tư nhân khác có đất). Chúng ta giải quyết hậu quả này như thế nào?
Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện về quản lý đất đai? Thật ra, xét cho cùng, sở hữu là phương tiện chứ không là mục đích cuối cùng.
4. TS. Nguyễn Quang Tuyến trình bày Tham luận “Tìm hiểu quyền con người trong lĩnh vực pháp luật đất đai ở Việt Nam” và trao đổi:
Đất đai giải quyết được cơ bản 4 quyền: ăn, ở, mặc và đi lại. Chúng ta cần định danh cho đúng lại các quyền liên quan đến đất đai. Nhà nước ta còn đang lung túng về vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thì áp đặt giá đất theo hai cơ chế: Cơ chế hành chính thì Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng…; và cơ chế dân sự thì doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân. Bộ TN&MT muốn quay lại tất cả theo cơ chế hành chính. Do vậy, quyền của người dân không được đảm bảo.
Trên thực tế, hiện tượng một số doanh nghiệp đã cấu kết với quan chức để tư lợi từ đất đai.
Tôi đề xuất phân chia lợi ích khi chuyển mục đích sử dụng đất: Nhà nước được hưởng 50%, doanh nghiệp được hưởng 30%, người dân được hưởng 20%. Như vậy mới đảm bảo được công bằng, giải quyết vấn đề quyền con người.
Về thời hạn sử dụng đất, đối với đất nông nghiệp thì thời hạn sử dụng là 50 năm, đất ở thì sử dụng lâu dài.
Cần bỏ quy định về hạn mức trong việc nhận chuyển nhượng từ người khác đối với đất nông nghiệp.
Trong quá trình giải quyết bồi thường, cần phải có đại diện của người bị thu hồi đất để đàm phán. Hiện tại, có đại diện của người bị thu hồi đất nhưng đại diện trong quá trình thực hiện mà thôi.
Hiện tại, việc Nhà nước quản lý đất đai quá dễ dãi, quá nhiêu khê, nhiều quan liêu, nhũng nhiễu.
Cần coi đất đai là tài sản thông thường và Nhà nước có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân, thu phí ít khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cần phải đề cao vai trò của Bộ TN&MT, vai trò của ngành TN&MT. So với các Bộ, ngành khác thì Bộ, ngành TN&MT có vai trò chưa tương xứng.
Nên thành lập Tổ thực thi pháp luật đất đai để kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến thực thi Luật Đất đai.
Nên thành lập cơ quan tài phán hành chính trong lĩnh vực đất đai, tất cả các tranh chấp liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết. Tránh tình trạng Ủy ban nhân dân vừa là cơ quan hành pháp vừa lại là cơ quan tư pháp.
5. TS. Nguyễn Văn Cường trình bày Tham luận “Bảo đảm quyền con người trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Việt Nam” và trao đổi:
Hiện tại Luật Tố tụng Hành chính đã sửa đổi, tránh sự mâu thuẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, mở rộng thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Chúng ta nên đi sâu vào cơ chế và quy định, tránh khe hở để một số nhóm lợi dụng.
Một số quy định trong Hiến pháp dẫn đến những khó khăn trong quá trình sửa đổi luật.
Cần có cơ chế rõ ràng xác định đâu là nhà, đâu là đất để tránh nhập nhằng trong việc giải quyết tranh chấp.
Theo tôi, cần phải có Tòa chuyên trách giải quyết tranh chấp về đất đai mới đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo quyền con người.
6. Ông Nguyễn Văn Thiệp trao đổi:
Theo tôi, không nên đặt nặng vấn đề sở hữu đất đai, mà cần mở rộng quyền của người sử dụng đất, sửa đổi cơ chế quản lý, sửa đổi luật như thế nào để tránh khe hở.
Theo tôi, muốn sản xuất lớn thì cần phải tích tụ đất đai. Do vậy, cần phải sửa đổi Điều 70 Luật Đất đai và Nghị định 1126 năm 2007 để tăng hạn mức nhận chuyển nhượng mới phù hợp với sản xuất lớn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp nên mở rộng lâu dài thì mới phù hợp, công bằng.
Đặt vấn đề là thế chấp quyền sử dụng đất ở tổ chức nước ngoài có được không?
Giá thị trường trong điều kiện bình thường là gì? Ở các nước tiên tiến, pháp luật đều có quy định định giá đất. Tại sao Việt Nam không làm được?
Vấn đề tái định cư người dân hiện nay là không phù hợp với văn hóa, nông thôn.
Theo tôi, tranh chấp về đất đai nên để Tòa án giải quyết mới phù hợp với lý luận và thực tiễn.
TS. Phạm Văn Võ trao đổi:
Cần phải có hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất với định mức hiện nay là hợp lý.
TS. Nguyễn Thị Thủy trao đổi:
Theo quan điểm đa sở hữu, chuyển đổi sẽ có bất cập nhưng cần nhìn nhận để đưa giải pháp tốt nhất. Luật giao cho Nhà nước quá nhiều quyền, tư duy cán bộ có nhiều quyền, muốn làm gì thì làm. Nội dung quản lý rất quan trọng.
IV. KẾT LUẬN:
PGS. TS. Mai Hồng Quỳ, Chủ trì Hội thảo kết luận:
Thay mặt Ban tổ chức, tôi xin cảm ơn các cá nhân đã tham gia viết bài và tham gia Hội thảo.
Ban tổ chức Hội thảo sẽ biên tập các bài viết để đưa vào Kỷ yếu Hội thảo, lựa chọn một số bài để đăng trên Số chuyên đề của Tạp chí Khoa học pháp lý.
Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác liên quan về cơ bản đảm bảo quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quy định của pháp luật còn rất nhiều bất cập.
Chế độ sở hữu về đất đai là vấn đề quan trọng, cấp thiết và hết sức nhạy cảm, đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Hội thảo lần này coi như bước đầu nghiên cứu pháp luật về đất đai và nhà ở với vấn đề đảm bảo quyền con người tại Việt Nam, liên quan đến vấn đề sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu hệ lụy về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng giải pháp của sở hữu toàn dân, hay sở hữu đa tầng, hay sở hữu tư nhân về đất đai.
Hội thảo kết thúc vào lúc 12h00 cùng ngày.
Người tổng hợp
Trần Thị Trúc Minh
Nguyễn Trương Tín
Nguồn:
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=4701:luat-dan-su&catid=330:s-ds-nckh&Itemid=369
0 nhận xét:
Đăng nhận xét