Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Giám đốc tài chính (CFO) là gì ? (Chief Financial Officer)


 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhX8JWbyXzOCTudiv-CwUMA-UGf7YYGeQjZbcJSmSeS1c6CLjmnTcCFY7osujFOFHYpzirDiBCgFJf04kA9aAYAfxfNjy2DE0P80nJClcIQYbPxRNpcA8TIrmt9BvUsSW6yzG64ihUz2IE/s1600/giam-doc-tai-chinh.jpg
CFO là gì ?

Tiếng Anh: Chief Financial Officer, viết tắt là CFO
Giám đốc tài chính là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

Vai trò của CFO có giống Kế toán trưởng ?
Vai trò của giám đốc tài chính hoàn toàn khác với kế toán. Rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được.
Doanh nghiệp muốn vững mạnh thì ko thể không vững mạnh về tài chính vì vậy vị trí CFO đòi hỏi là người rất tài giỏi về các lĩnh vực tài chính và phải có tầm nhìn tư duy chiến lược tốt, nhạy bén về các khoản đầu tư của doanh nghiệp.

Theo thông lệ quốc tế, CFO là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong DN; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; cảnh báo các nguy cơ đối với DN thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai...Nói một cách khác, công việc của một CFO có thể gói gọn lại trong việc chịu trách nhiệm đưa ra ba quyết định chủ yếu:



- Quyết định về chính sách đầu tư.


- Quyết định về chính sách tài trợ .


- Quyết định về chính sách phân phối.


(Tiêu chuẩn chung để làm căn cứ đưa ra ba quyết định này là làm sao để tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông)

Có thể hiểu một cách nôm na : CFO được mệnh danh là cánh tay phải của lãnh đạo doanh nghiệp, là "bác sỹ", chuyên chẩn đoán "sức khỏe" công ty rồi kê "đơn thuốc" với những dự báo tài chính dài hạn, ngắn hạn.


Và để trở thành một CFO , bạn cần có :



Bạn cần có những kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính, kế toán cũng như những hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác, chẳng hạn như tài chính quốc tế, tín dụng, ngân hàng...

Bạn cần phải là một nhà hoạch định chiến lược kinh doanh và bắt đầu suy nghĩ như là thành viên của hội đồng quản trị.

Bạn còn phải làm quen với các thuật ngữ chuyên môn cũng như quan tâm tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Tính kỷ luật và tính tổ chức cộng với khả năng trình bày những thông tin tài chính một cách khoa học, trung thực rất cần thiết cho một CFO....


Những điều kiện ngặt nghèo nêu trên đã khiến nhiều người từ bỏ ước mơ của mình và đó cũng chính là một trong những lý do vì sao mà chỉ có số ít người Việt Nam có khả năng trở thành một CFO. Thế nhưng, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu sắc và toàn diện, việc có CFO trong doanh nghiệp là một đòi hỏi khách quan và cấp bách. Chính vì thế, việc đào tạo những CFO trong tương lai bổ sung lực lượng cho sự phát triển của nền kinh tế nên cần được quan tâm hơn và đầu tư nhiều hơn nữa




Làm thế nào để trở thành CFO ?

CFO là sân chơi cho những người bản lĩnh và việc trở thành một CFO yêu cầu ở bạn những điều kiện hết sức ngặt nghèo, nếu không quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực thì bạn sẽ không thể thực hiện được ước mơ của mình. Đó là hiểu biết rộng không chỉ kiến thức chuyên ngành mà còn các lĩnh vực khác. Một tầm nhìn chiến lược và kỹ năng công việc sắc bén cùng với lương tâm nghề nghiệp cũng là một đòi hỏi công việc đối với một Giám đốc tài chính.

Hiểu biết sâu sắc kiến thức nghề nghiệp: Nghề CFO yêu cầu tính chuyên nghiệp cao và kiến thức ngành sâu sắc. Bạn cần phải nắm vững nghiệp vụ kế toán và hiểu rõ kế toán để có thể điều phối các dòng tiền và nghiệp vụ kinh doanh liên quan đúng pháp luật và hợp lý. Bạn cần phải thạo nghề tài chính: thành thục các kỹ năng tính toán, phân tích tài chính, đảm bảo đánh giá định lượng nhanh và chính xác các thông số tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải hiểu biết rộng các kiến thức ở các lĩnh vực khác như: Tài chính quốc tế, Tín dụng, Ngân hàng...

Có các kỹ năng công việc: Ở CFO cần một khả năng truyền thông tốt vì công việc này đòi hỏi khả năng tổ chức và trình bày các thông tin tài chính một cách minh bạch và khoa học. Hơn nữa, công việc của CFO phải giao tiếp với rất nhiều bộ phận bên trong và đối tác bên ngoài doanh nghiệp, lại thường đề cập vấn đề rất nhạy cảm là quyền lợi kinh tế và ngân sách, do vậy, truyền thông và giao tiếp tốt có vai trò quan trọng, có thể nói là bậc nhất, với người giữ vị trí CFO.

Có tầm nhìn chiến lược: Bạn cần phải có khả năng quan sát tốt và phân tích nhạy bén. Điểm này chú trọng tới quan sát vận động của môi trường kinh doanh (bên trong và bên ngoài doanh nghiệp), đánh giá đúng tình hình, dự báo điều gì sắp xảy và có quyết định hành động hợp lý.

Có đạo đức nghề nghiệp: Làm nghề CFO yêu cầu ở con người tính kỷ luật rất cao và lương tâm đạo đức nghề nghiệp vì CFO nắm rất nhiều thông tin trọng yếu, tuyệt mật trong doanh nghiệp. Nếu hành xử thiếu đạo đức và thiếu chuyên nghiệp có thể mang lại thiệt hại rất lớn với doanh nghiệp. (Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét